Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 17 tháng 6, 2017

Cực nóng lộ kế hoạch tấn công Việt Nam trong 31 ngày của Trung Quốc.


Hôm nay lang thang trên Google tìm về chiến tranh biên giới 1984-1989 mình thấy có một bài viết khá hay về “kế hoạch A” kế hoạch tấn công Việt Nam trong 31 ngày của trung quốc. Việt Nam là quốc gia có thực lực quân sự mạnh nhất trong khu vực Đông Nam Á, lại là nước nắm giữ kinh nghiệm chiến tranh phong phú đặc biệt là kinh nghiệm tác chiến đối với các cường quốc quân sự, cho nên không quản nhìn từ góc độ nào Việt Nam đều là một cục xương khó nuốt. 
<!>
Theo phát biểu của Mao chủ tịch ” Trong chiến lược chúng ta coi thường đối thủ nhưng trong chiến thuật cần coi trọng đối thủ “. Cho nên hành động quân sự đối với Việt Nam ắt phải có một kế hoạch tác chiến tỉ mỉ khoa học.
Địa hình của Việt Nam rất đặc thù, dùng cách ví von thông thường giống như một con rắn nước kỳ quái nằm trong cái chậu sát về đoạn phía Đông của bán đảo Trung Nam, hướng Nam – Bắc hẹp và dài, còn phía Đông – Tây lại chật hẹp, độ dài giữa Nam và Bắc đạt đến 1 600Km, còn Đông – Tây có nơi hẹp nhất chỉ 50Km. Địa thế của Việt Nam phía Tây cao phía Đông thấp, đồi núi và cao nguyên chiếm tới 3/4 diện tích cả nước. Phía Bắc Bộ Việt Nam do có hệ thống khe suối cắt đứt mà tạo thành hệ thống núi hình bình hành, độ cao so với mực nước biển là 300 đến 1500m, phía Nam Bộ là cao nguyên và đồi, cao hơn so với mặt biển từ 500 đến 1500m, phía giữa núi có rất nhiều sông suối, lòng sông gồ gề dòng chảy phức tạp, vào mùa mưa nước sông dâng cao, rừng nhiệt đới che phủ 40% diện tích lãnh thổ. Cho nên đại bộ phận các khu vực của Việt Nam không thích hợp tác chiến quy mô lớn với khí giới hóa. Dựa vào bài học thất bại của quân Mỹ khi tham chiến ở Việt Nam và kinh nghiệm thành công trong cuộc chiến phản công tự vệ (cuộc chiến 1979) của chúng ta với Việt Nam, sử dụng bộ đội sơn địa và lực lượng trực thăng vũ trang tác chiến tại các vùng núi rừng hiểm trở là biện pháp tốt nhất. Chỉ cần phá vỡ được tuyến phòng thủ vùng núi phía Bắc Việt Nam, lập tức tiến vào đồng bằng sông Hồng, bộ đội tăng thiết giáp sẽ phát huy uy lực tối đa, đánh tan theo hướng đã định. Tuy vậy, trong cuộc chiến tự vệ (1979 ) bộ đội tăng thiết giáp tiến công các tuyến đường theo cách đánh cũ đã được chứng minh là không thành công. Như vậy chỉ có thể mở ra một mặt trận khác, tập chung nhanh chóng hữu hiệu quy mô lớn bộ đội tăng thiết giáp, đột kích bất ngờ hủy diệt vùng đất trung tâm của nước địch là yếu tố then chốt để thu được thắng lợi trên bộ.
Quân đội Trung Quốc
Trung Quốc cho rằng Việt Nam là một con rắn kỳ quái đe dọa đến an ninh của họ
Làm thế nào để chế ngự được con rắn kỳ qoái Việt Nam này, chủ yếu cần giải quyết chính là làm thế nào thật nhanh để chặt đứt đầu của nó. Người Trung Quốc có câu nói đánh rắn phải đánh phần Thất Thốn ( phần cổ phía dưới đầu rắn, hay đốt thứ 7 ), Thất Thốn chính là vị trí cửa mệnh của con rắn, chúng ta chú ý đến khu vực duyên hải Trung Bộ của Việt Nam có một địa điểm gọi là Thanh Hóa, chỗ này vừa khéo là đoạn cuối cực Nam của đồng bằng Sông Hồng, là nơi Việt Nam có một con sông khác đổ nước ra biển, con sông Mã. Từ Thanh Hóa hướng về phía Nam, địa hình Đông Tây đột ngột thu hẹp do đó chỗ này hình thành địa hình giống như cổ của con rắn, khiến toàn bộ Việt Nam chia ra làm hai vùng Nam Bắc không giống nhau. Nối liền Bắc – Nam Việt Nam chủ yếu là hai đoạn đường huyết mạch đường sắt và đường bộ từ Thanh Hóa hướng vào Nam, chỉ như một cái lỗ nhỏ chui ra ngoài, vị trí địa lí vùng này cực kỳ giống vị trí chiến lược ở đường hầm Cẩm Châu ( Trung Quốc ). Cho nên Thanh Hóa rõ ràng chính là chế ngự yết hầu đầu con rắn vùng Bắc Bộ Việt Nam. Bóp nghẹt cái yếu hầu này đồng nghĩa với việc bóp nghẹt Thất Thốn của con rắn này rồi.
Địa hình Thanh Hóa lùn thấp đồng thời lại là vùng đồng bằng được bồi đắp bằng phẳng và rộng lớn, cực kỳ thích hợp tiến hành lưỡng tính (dù và lính thủy đánh bộ ) đổ bộ quy mô lớn, nếu như lựa chọn cách đổ bộ vừa ở dưới nước vừa ở trên cạn, lập tức có thể đưa một lực lượng lớn bộ đội tăng thiết giáp vào chiến trường. Làm như thế khi xe tăng vừa vào bờ có thể tránh phải vượt qua núi cao dốc lớn, lợi dụng tuyệt đối ưu thế đồng bằng tấn tốc hướng về Hà Nội thẳng tiến. Nếu như tiến hành đổ bộ tác chiến tại Thanh Hóa thuận lợi, thì toàn bộ cục diện chiến trường sẽ thay đổi căn bản. Khiến giải quyết nhanh chóng vấn đề Việt Nam của quân đội ta sẽ thành hiện thực. Mặc dù như thế, một điều kiện tốt như vậy cho đổ bộ lưỡng tính, tại sao hồi đó Hoa Kỳ lại không làm như thế? Điều này chủ yếu bởi vì trong thời gian chiến tranh Việt Nam Trung Quốc đã cảnh cáo Hoa Kỳ một câu: ” cấm chỉ vượt qua vĩ tuyến 17 “, Hoa Kỳ thất bại liên tục trong cuộc chiến tranh Triều Tiên nên run sợ, vì vậy cảnh cáo của Trung Quốc đã có tác dụng răn đe, cho đến khi chiến tranh kết thúc, Hoa Kỳ đều không dám vượt qua giới tuyến nửa bước. mà khu vực Thanh Hóa nằm kề sát vĩ tuyến 20, Hoa Kỳ không dám vượt qua vĩ tuyến 17 hiển nhiên việc đổ bộ vào Thanh Hóa không có ý nghĩa gì cả.
Tổng hợp toàn bộ những tính toán ở phía trên, kế hoạch tấn công Việt Nam định ra dưới đây:
1. Bố trí binh lực
Tác chiến với Việt Nam quyết định tấn công theo 3 hướng, theo phương pháp ” hướng tâm bao vây “, và dựa vào phương trâm chiến lược tấn công phía Bắc trước phía Nam sau. Như vậy sẽ sử dụng bộ đội các binh đoàn tổ chức chiến dịch tấn công, phân thành 3 hướng Bắc, Đông và Nam.
– Hướng phía tỉnh Vân Nam, dùng binh toàn bộ binh số 14 đảm nhiệm, nhiệm vụ chủ yếu tấn công phía Bắc, đồng thời chuẩn bị các điều kiện khai chiến tại các vùng núi trong thời gian đầu. Binh đoàn bộ binh số 13, chọn lấy lữ đoàn Sơn – Địa và một đoàn vận tải hàng không tăng cường cho binh đoàn bộ binh số 14. Hướng tấn công Vân Nam tổng cộng binh lực 60 000 quân.
– Hướng phía tỉnh Quảng Tây, dùng binh đoàn bộ binh số 42 đảm nhận nhiệm vụ tấn công, một lữ đoàn tăng thiết giáp, một lữ đoàn hàng không lục chiến thuộc binh đoàn bộ binh số 41 tăng cường cho binh đoàn số 42. Sư đoàn không quân số 2 phụ trách chi viện cho binh đoàn phía Đông, mũi tiến công phía Quảng Tây tổng binh lực 100 000 nghìn quân.
– Phương hướng đổ bộ binh đoàn thủy quân lục chiến phía Nam, dùng 2 lữ đoàn hải quân lục chiến và binh đoàn bộ binh số 1 làm nhiệm vụ tấn công chủ yếu. Sư đoàn không quân 127 thuộc binh đoàn lục quân 54, phân thành hai phi đội đảm nhận việc tấn công các cơ quan đầu não ở Hà Nội, đồng thời lực lượng chủ lực hạm đội Nam Hải và lực lượng hải quân không quân phụ trách đổ bộ binh lực vào trận địa và không quân chi viện yểm trợ. Sư đoàn không quân số 9 phụ trách dùng hỏa lực khống chế tiêu diệt toàn bộ khu vực không phận miền Trung Việt Nam. Hướng tấn công phía Nam tổng binh lực 150 000 quân trong đó 100 000 quân đổ bộ
Binh đoàn số 24 và binh đoàn không quân 25 thuộc quân khu Tề Nam làm tổng quân dự bị.
Như vậy là tổng binh lực quân đội ta tham chiến đã là 520 000 quân ( không tính binh đoàn pháo binh số 2 và sư đoàn không quân chiến lược ). Bộ đội tác chiến sẽ duy trì 310 000 quân, dự kiến đưa vào chiến trường 1 200 xe tăng, 3000 xe bọc thép và 3 200 máy bay chiến đầu các loại.
Bản phác thảo sơ bộ tấn công vào các vị trí trọng yếu của Việt Nam của Trung Quốc, được đăng cùng bài viết.
2. Thực thi tác chiến, thời gian tác chiến dự tính 31 ngày
– giai đoạn tấn công lục địa
*Chiến tranh bất đầu ngày thứ nhất
Binh đoàn pháo binh số 2 bất đầu tấn công vào 300 mục tiêu là cơ quan chính trị quân sự trong toàn bộ nước địch (Việt Nam), tấn công ồ ạt lần thứ nhất bằng tên lửa. Sẽ phóng vào nước địch 500 tên lửa chiến thuật tầm ngắn, một trăm tên lửa chiến thuật tầm trung và hải quân sẽ phóng vào địch 200 tên lửa đạn đạo tấn công lục địa và 100 tên lửa đạn đạo tấn công hải quân, bộ đội điện tử tấn công vào trung tâm chỉ huy của địch, hệ thống thông tin liên lạc,internes, rađa… thực hiện gây nhiễu điện từ cường độ cao. Tiêu diêt các căn cứ chiến lược trọng điểm của địch, các nhà máy công nghiệp lớn, nhà máy điện…
Các tên lửa tầm ngắn của Trung Quốc
*Ngày thứ 2
Lực lượng hàng không binh không quân và hải quân không quân xuất kích 1000 máy bay chiến đấu tập trung hỏa lực tấn công tiêu diệt các mục tiêu quân sự của địch lần 2 dựa vào đánh giá hiệu quả của các cuộc tấn công ngày thứ nhất bằng tên lửa. Hải quân tiếp tục bắn 100 tên lửa tấn công chiến thuật.
*Ngày thứ 3,
hàng không không quân binh và hải quân không quân xuất kích 1500 máy bay tiến hành tấn công, ném bom, không kích quy mô lớn vào các mục tiêu quân sự trọng yếu của địch. Và triệt để hủy diệt toàn bộ tàn quân của không quân và hải quân Việt Nam, hải quân tiếp tục phóng 100 tên lửa đạn đạo, tiến hành định mức độ tiêu diệt.
3. Giai đoạn tấn công chiến thuật
*Ngày thứ 4,
không quân hàng không binh và không quân hải quân xuất kích 1000 máy bay tấn công ném bóm vào các mục tiêu quân sự chủ yếu của địch lần 3, binh đoàn bộ binh tấn công với sự yểm trợ của các tên lửa hành trình và hỏa lực của Rocket vào các mục tiêu trọng yếu phía trước của địch. Hạm đội Nam Hải hoàn toàn phong tỏa tuyến đường biển khu vực vịnh Bắc Bộ và toàn bộ vùng biển Nam Trung Quốc. Hạm đội Đông Hải thực thi nhiệm vụ từ xa cảnh giới bao vây vòng ngoài.
*Ngày thứ 5,
không quân và không quân hải quân xuất kích 500 máy bay đánh phá các mục tiêu quân sự chủ yếu của địch, ném bom chính xác các mục tiêu trọng điểm. Tiến thêm một bước tiêu diệt khả nang phản lục và các lực lượng sinh tồn trên mặt đất. Lục quân hàng không binh phối hợp với pháo binh mặt đất và trực thăng tập chung hỏa lực đánh sâu vào các mục tiêu. Đồng thời các mũi tiến công trên bộ thâm nhập tấn công vào các vị trí, 10 tầu đổ bộ lớn và 100 tầu đổ bộ cỡ vừa từ các quân cảng xuất phát, hải quân hàng không binh và tầu ngầm tấn công chiến lược, bảo vệ toàn bộ không phận và hải phận khu vực đổ bộ.
Các khu trục hạm thuộc hạm đội Nam Hải của Trung Quốc
4. Giai đoạn tác chiến trên mặt đất
*Ngày thứ 6,
các binh đoàn bộ binh tiến hành một giờ chuẩn bị toàn bộ hỏa lực, đồng loạt từ các hướng Bắc, Đông, Nam… tấn tốc hướng về Việt Nam tấn công, Binh đoàn bộ binh phía Bắc và phía Đông tấn công Việt Nam theo tuyến đường như năm 1979 đã làm, binh đoàn đổ bộ số một và lữ đoàn hải quân lục chiến số 2 từ hai phía Tịnh Gia và Lặc Trường đổ bộ vào, sau đó hoà nhập thành một mũi tiến công.
*Ngày thứ 7 và thứ 8
Lực lượng đổ bộ củng cố trận địa trên khu vực đã đổ bộ. Binh đoàn chủ lực số 1 tiếp tục đổ bộ lên bờ mở rộng khu vực đổ bộ. Đồng thời sử dụng binh lực của trung đoàn 1 nhanh chóng tiến về phía Nam, dựa vào lợi thế của địa hình, ngăn cản quân đội Việt Nam phía Nam tiến về chi viện cho phía Bắc.
*Ngày 9 và thứ 10
Binh đoàn chủ lực số 1 tấn công Thanh Hóa, cắt đứt sự liên hệ giữa quân đội chủ lực Việt Nam ở phía Bắc với các lực lượng phía Nam, hoàn thành việc bao vây chiến lược với Hà Nội, Đồng thời sử dụng binh lực của sư đoàn 1 tấn công chiếm đóng Nghĩa Đàn và dựa vào địa hình phòng tuyến duyên hải hướng về phía Nam, ngăn cản quân đội phía Nam Việt Nam chi viện cho phía Bắc.
*Ngày thứ 11
Binh đoàn lục quân phía Bắc và phía Đông đồng loạt tấn công Yên Bái và Lạng Sơn, hình thành thế tiến công gọng kìm đối với Hà Nội. Sư đoàn cơ giới 127 của binh đoàn lục quân 54 hoàn thành việc đổ bộ.
*Ngày thứ 12 và 13
Sư đoàn 127 tiến về Hà Nội, nhanh chóng tấn công chiếm đóng Ninh Bình như vậy 3 mũi tiến công chiến dịch Bắc, Đông và Nam của ta sẽ đồng loạt tiến vào khu vực dự định và bao vây Hà Nội.
*Ngày thứ 14 và 15
Các đơn vị chỉnh đốn lực lượng chờ lệnh, củng cố các vị trí đã chiếm được, chuẩn bị lực lượng không quân và pháo binh tầm xa tổng tấn công Hà Nội, đồng thời binh đoàn số 54 tiếp tục được đưa vào chiến trường Việt Nam.
*Ngày thứ 16
Bắt đầu tổng tấn công Hà Nội, dự kiến trong 3 ngày hoàn thành việc chiếm lĩnh Hà Nội.
*Ngày thứ 19, 20
Các thứ quân chỉnh đốn lực lượng
*Ngày thứ 21
Binh đoàn chủ lực số 24 và quân đoàn số 1 bắt đầu tác chiến tấn công miền Nam Việt Nam.
Dự tính đến ngày 31 chiếm toàn bộ lãnh thổ Việt Nam
Các điểm đề xuất đối với kế hoạch tác chiến trên:
Thứ nhất
Vì sao chỉ tiến hành 5 ngày không kích đã đưa lực lượng mặt đất vào? Trong cuộc chiến vùng vịnh 1991, mặc dù điều kiện có nhiều vũ khí chính xác cao và ưu thế hải quân tuyệt đối song Mỹ vẫn tiến hành không kích Iraq kéo dài tới 1 tháng, sau đó mới đưa lực lượng bộ binh vào, Sở dĩ chúng ta nhanh chóng đưa lực lượng mặt đất vào chủ yếu do Việt Nam và Iraq có sự khác biệt lớn.
Trước hết do tính phức tạp của địa lí và môi trường Việt Nam cho nên hiệu quả cao nhất của các cuộc không kích chỉ có tác dụng trong giai đoạn bắt đầu cuộc chiến tranh về tính bất ngờ, gây thiệt hại lớn cho phía địch.
Sau đó quân địch sẽ nhanh chóng điều chỉnh bố trí lại binh lực. lợi dụng địa hình rừng núi hiểm trở tiến hành chiến tranh du kích có hiệu quả.
Khí hậu Việt Nam quanh năm ẩm thấp, mây mù thường xuyên bao phủ sẽ gây khó khăn cho ta trong việc trinh sát, cho nên không dựa vào khả năng phối hợp chính xác của lực lượng mặt đất, tính hiệu quả của việc tiếp tục không kích sẽ không cao.
Ngoài ra thì Việt Nam không có lực lượng tăng thiết giáp quy mô lớn, chủ yếu lấy lực lượng bộ binh hạng nhẹ, và lực lượng quân đội địa phương là chính, những lực lượng này sẽ giúp cho quân đội Việt Nam dễ phân tán thoắt ẩn thoắt hiện, như vậy chỉ có thể dựa vào lực lượng lục quân để tấn công vào các điểm đã định.
Còn một điểm nữa là Mỹ luôm nhòm ngó Việt Nam, chỉ cần chúng ta tiến hành chiến tranh với Việt Nam, Mỹ nhất định sẽ tìm cách ngăn cản. Vì thế việc nhanh chóng đưa lực lượng mặt đất vào, biến Việt Nam thành một chiến trường thật sự, hình thành cục diện hỗn chiến, thì mới có thể triệt để ngăn chặn Mỹ thọc tay vào.
Thứ hai
kế hoạch tác chiến này thực hiện theo 3 mũi tiến công, theo binh pháp ” hướng tâm bao vây “, trong đó hướng đổ bộ phía Nam là hướng chủ lực và là trọng điểm tấn công của quân đội ta.
Binh đoàn phía Đông là hướng tấn công hỗ trợ, bình đoàn phía Tây thực hiện kiềm chế chiến lược.
Thứ ba
Do cuộc chiến tranh đối với Việt Nam là cuộc chiến tranh chính quy lấy địa hình rừng núi làm chính, cho nên các cuộc tiến công vượt đường chân trời của máy bay trực thăng sẽ có tác dụng rất quan trọng. Binh lực không quân lục chiến của quân đội ta hiên nay còn nhiều hạn chế.
Để thích ứng với nhu cầu tác chiến với Việt Nam trong tương lai, các quân đoàn cần tăng cường xây dựng lực lượng không quân, trên cơ sở các trung đoàn không quân thuộc các binh đoàn hiện nay, mở rộng biên chế thành các lữ đoàn. Nâng cao mạnh mẽ khả năng tấn công phòng thủ nổi bật và khả năng điều tiết trên chiến trường.
Toàn bộ kké hoạch tác chiến của Tq là thế đấy.Song chúng bỏ qua khá nhiều thứ.mình có một số ý kiên về kế hoạc này
Quả thật người lập kế hoạch này về căn bản là cũng có “đầu óc” tuy nhiên họ đã măc những sai lầm của đại bộ phận các “vị” muốn ngồi bàn giấy thảo truyện đánh tổ quốc Việt nam. Họ quên rằng tổ tiên họ cũng đã thực chiến và đã thất bại như thế nào. Họ bỏ qua yếu tố lịch sử của Việt nam là sai lầm, lịch sử cho thấy các bạn TQ luôn có ý đồ với Việt nam do đó trong khả năng của mình vào mọi thời kỳ Việt nam và bộ máy chính quyền đều ko ngừng huấn luyện, trang bị, có phương án hành động…hơn nữa Việt nam có hệ chính trị khác xa các nước khác, nếu 1 đơn vị bị cô lập bao vây nó sẽ có quyền tách ra thành 1 nước và tác chiến độc lập, vậy chúng cô lập ai? chúng đổ bộ miền trung ư? quân đoàn 3 để chúng làm điều đó mà ko tổn thất sao? TQ gần VN nhưng ko có nghĩa quân viễn chinh của họ có thể tự do thuận lợi đóng tại Thanh Hóa, các yếu tố thổ nhưỡng dịch bệnh chúng đã tính chưa? chúng cho là có thể cướp lương tại Thanh Hóa? viễn tưởng!chúng cho là có thể hủy diệt hải không quân nước tai ? bằng tên lửa? chúng đánh giá quá thấp đội quân 30 tỷ USD của nước ta đó,chúng quên rằng dân tộc Việt Nam hễ cứ có ngoại xâm là đánh …từ các ông bà lão đến thanh thiếu niên,già trẻ gái trai chung một lòng,dười sự lãnh đạo của Đảng và nhưngc nhà lãnh đạo lỗi lạc và tài ba sao?
Mà chúng lấy cớ gì để gây chiến? cho dù là gì thì chúng có chắc đánh thắng triệt để chúng ta trong 31 ngày không? thế giới cũng có mắt, mồm và cả “mũi” đấy!=> Ngồi đáy giếng cho rằng kế hoạch xâm lược Nước ta của mấy “vị” là hoàn hảo thì sai lầm.:lol:
Nhìn chung, kế hoạch này rất hoàn hảo. Nó giống như kế hoạch tấn công liên xô của Hítle vậy. Rất nhanh chóng và cũng rất toàn vẹn về thất bại. Việt Nam ta đã có lịch sử 1000 năm dựng nước và giữ nước. Cha ông chúng “TQ” cũng học rất nhiều chiến lược mưu mẹo mang tên Khổng Tử. Rồi mang những kiến thức đó, và vũ khí sắc bén và điển hình là quân đông như kiến lửa đánh chiếm VN. Cha ông ta chỉ với vài trí tuệ cỏn con. Và vũ khí thì thô sơ, quân số thì ít ỏi… Đã đánh những trận làm cả thế giới phải thán phục.
Con dân VN ai cũng nhớ đến ” Bình Ngô Đại Cáo”, ” Hịch Tướng Sĩ”… Và rất nhiều nhiều nữa. Cha ông ta chả ví chúng như lũ giặc cỏ xâm lấn cướp bóc sao? Hả chẳng phải ông trời lỡ sinh ra giặc cỏ thì phải có một dân tộc anh hùng để chế ngự lũ man rợ đó sao?
Người TQ sợ người VN ta, nên chúng mới làm ra kế hoạch A, B này. Giả thử 2 kế hoạch này được thực hiện thì chúng sẽ chiếm chúng ta được bao lâu hay lại có 1 trận đánh ” Nghĩa quân Tây Sơn” vang dội nữa chống bọn xâm lược TQ, và rồi ta đưa quân quét thẳng tới Bắc Kinh cho chúng biết người VN ta.
Thật nực cười vì xưa nay, dân TQ luôn cho mình là tài trí vẹn toàn. Há chẳng phải chỉ là lũ cướp bóc hay chăng?
các bạn nghĩ sao?
Nguồn : Diễn đàn lịch sử Việt Nam

Không có nhận xét nào: