Hai tỉnh ở khu vực đồng bằng Sông Cửu Long mới công bố tình hình thiên tai hạn mặn là Vĩnh Long và Trà Vinh.<!->
Như vậy tính đến ngày hôm qua 10 tháng 3 có 8 trên 13 tỉnh thành tại khu vực vựa lúa của Việt Nam phải công bố tình hình thiên tai ở cấp độ 1, tức mức độ nguy hiểm, do hạn và mặn gây nên.
Tỉnh Trà Vinh cho biết có đến hơn 12.300 hecta lúa bị thiệt hại do khô hạn, thiếu nước. Tỉnh này dự báo trong thời gian tới diện tích lúa bị thiệt hại có thể lên đến gấp đôi số vừa nêu.
Tại tỉnh Vĩnh Long có gần 1.300 hecta lúa hè thu sớm bị nhiễm mặn, trên 1 ngàn hecta lúa đông xuân đang trong giai đoạn sinh trưởng bị thiếu nước.
Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn thống kê đến ngày 7 tháng 3 vừa qua toàn vùng đồng bằng Sông Cửu Long có gần 139 ngàn héc ta lúa bị thiệt hại.
Ngoài khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, tỉnh Bình Thuận vào ngày hôm qua cũng cho tuyên bố tình trạng thiên tai bởi hạn hán gây nên.
VN yêu cầu TQ xả nước thượng nguồn
- 1 giờ trước
Việt Nam đã yêu cầu Trung Quốc xả nước hồ chứa thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong để giúp chống hạn hán ở hạ nguồn.
Tình hình hạn hán và xâm nhập mặn ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (Mekong) của Việt Nam hiện đã đến mức báo động.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, mùa mưa năm nay ở miền Nam kết thúc sớm, mực nước sông Cửu Long thấp kỷ lục trong hơn 90 năm qua.
Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng được báo Dân Việt dẫn lời nói: "Đây là một trong những nguyên nhân khiến đồng bằng sông Cửu Long và các khu vực khác trải qua đợt hạn hán và xâm nhập mặn khốc liệt”.
Ông Thắng cho hay hôm thứ Năm 10/3: "Tôi đã xin chỉ đạo của Thủ tướng [Nguyễn Tấn Dũng], cùng Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn và các bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ Tài nguyên-Môi trường về việc thúc đẩy nhanh phía Trung Quốc phối hợp xả nước hồ chứa thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong và đã nhận được phản hồi tích cực từ phía nước này".
Được biết Bộ Ngoại giao Trung Quốc cam kết "sẽ làm việc ngay với các cơ quan liên quan để sớm có phương án xả nước hồ chứa thủy điện trên thượng nguồn" để giúp Việt Nam, theo Dân Việt.
Tuy nhiên chưa rõ khi nào việc này sẽ xảy ra.
Chính phủ Việt Nam mới đây gửi công hàm tới Trung Quốc, yêu cầu nước này tăng xả nước ở các hồ chứa thủy điện với dung lượng khoảng 43 tỷ m3 để giúp Việt Nam.
Hệ thống chính trị vào cuộc
Trung Quốc xây nhiều đập ở thượng nguồn
Ủy ban sông Mekong Việt Nam cũng sẽ làm việc với bốn nước Trung Quốc, Thái Lan, Lào và Myanmar trong Phiên họp lần thứ 43 Ủy ban Liên hợp Ủy hội Sông Mekong quốc tế từ 15/3-17/3 để yêu cầu các nước này giúp có giải pháp điều tiết nước cho đồng bằng sông Cửu Long.
Trong cuộc họp với 13 tỉnh thành hôm thứ 7/3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói ''cả hệ thống chính trị cần vào cuộc" để ''hạn chế thấp nhất thiệt hại" từ đợt hạn hán và xâm nhập mặn hiện thời.
Cho tới đầu tháng, 139.000 ha lúa ở đồng bằng sông Cửu Long đã thiệt hại, hàng trăm nghìn hộ dân thiếu nước ngọt sử dụng.
Các công trình đập thủy điện, thủy lợi của các quốc gia thượng nguồn sông Mekong, đặc biệt là Trung Quốc, nhiều năm nay đã ảnh hưởng đáng kể tới dòng chảy của sông và các nước ở hạ nguồn, nhất là Việt Nam.
Một số đập thủy điện ở thượng nguồn tuy bị phản đối vẫn tiếp tục được xây dựng.
Theo tổ chức sông ngòi quốc tế International Rivers (IR), Trung Quốc đã xây sáu “siêu đập thủy điện” trên sông và có kế hoạch sẽ xây thêm 14 đập khác trong 10 năm tới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét