Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2016

Tin Cập Nhật Thứ Sáu 25/3 - Lê Minh Nguyên



Tin Thế Giới

1.
TQ 'bắt 17 người vụ thư về ông Tập'

Tổng cộng 17 người đã bị bắt giam ở Trung Quốc sau khi lá thư kêu gọi tịch Tập Cận Bình từ chức được công bố, nguồn tin nói với BBC.

Bức thư đã được đăng hồi đầu tháng này trên Wujie News, một trang tin điện tử do nhà nước kiểm soát.<!->

Dù nhà chức trách nhanh chóng xóa lá thư, bản cache của nó vẫn có thể tìm thấy trên mạng.

"Thưa đồng chí Tập Cận Bình, chúng tôi là những Đảng viên Cộng sản trung thành," bức thư mở đầu và tiếp đi thẳng vào vấn đề.

"Chúng tôi viết thư này yêu cầu đồng chí Tập Cận Bình từ nhiệm khỏi chức lãnh đạo Đảng và Nhà nước”.

Nhưng tất nhiên, ở Trung Quốc, và nhất là trên một website chính thức, lá thư này là chưa có trong tiền lệ do vậy mà đã có dấu hiệu chính quyền phản ứng mạnh tay.

Việc bắt giam phóng viên Cổ Gia đã được tường thuật là liên quan đến lá thư.

Bạn bè của Cổ Gia nói ông này chỉ gọi biên tập của trang đăng thư để hỏi thêm thông tin sau khi đọc được nó.

Phóng viên BBC đã nói chuyện với một nhân viên trang tin Wujie. Người yêu cầu giấu tên và cho hay rằng ngoài Cổ Gia có thêm 16 người đã bị "đem đi".

'Bị hack'?

Nguồn tin cho biết những người bị bắt gồm sáu đồng nghiệp làm cho website này, trong đó có một quản lý, một biên tập viên, và 10 người khác làm cho một công ty IT liên quan đến vụ việc.

Bức thư nhấn mạnh vào những gì người viết gọi là Tập Chủ tịch nắm toàn bộ quyền lực trong tay mình và cáo buộc ông gây ra những sai lầm nghiêm trọng về về kinh tế và ngoại giao, cũng như hạn chế quyền tự do ngôn luận của người dân.

Bức thư nhắc đến yêu cầu gần nhất của ông Tập rằng truyền thông Trung Quốc "phải tuyệt đối trung thành với Đảng".

Bản gốc hiện vẫn còn trên trang Canyu bằng tiếng Trung ở nước ngoài và được tải lại trên các tài khoản cá nhân ở Trung Quốc.

Câu hỏi đặt ra là tại sao trang Wujie lại đăng lá thư này?

Đã có giả định là website này bị hack.

Giả định này có thể lý giải tại sao chính quyền bắt giữ 10 nhân viên IT.

Sau khi bức thư bị xóa, website Wujie không thể truy cập một lúc nhưng hiện đã hoạt động bình thường.

Nhân viên trang tin điện tử này nói với chúng tôi rằng các phóng viên còn lại hiện đã ngưng viết bài mới, và website này chỉ đăng lại bài từ Tân Hoa Xã và tờ Nhân Dân.

Wujie có đồng sở hữu là Tập đoàn Truyền thông SEEC, công ty Alibaba và chính quyền Tân Cương.

Dù tính xác thực của bức thư đó bị nghi ngờ và báo Trung Quốc không đề cập đến, nhưng báo chí nước ngoài rất quan tâm đến vụ này.

Một số nhà quan sát ghi nhận rằng bức thư xuất hiện trong bối cảnh có những chỉ trích về chính sách kiểm soát báo chí của Tập Chủ tịch.

Ông trùm bất động sản Nhậm Chí Cường, người có lượng theo dõi lớn trên mạng xã hội, chỉ trích ông Tập ‘đặt nhu cầu của Đảng cao hơn của người dân’.

Tài khoản Weibo của ông lập tức bị xóa và ông bị các báo do đảng chỉ đạo tấn công về việc "muốn gây ảnh hưởng đê tiện".

Trương Thiên Phàm, giáo sư luật Đại học Bắc Kinh nói: “Dường như chính quyền đang muốn quay lại thời gian trước, dùng một số chiến thuật mà Mao áp dụng trong cuộc Cách mạng văn hóa chống lại trí thức hay chống lại đối thủ chính trị".

Tuy nhiên, ông cũng nói rằng, ngày nay nhiều người có phương tiện để chống lại việc đàn áp và kiểm soát.

"Với sự phát triển của Internet, chính quyền sẽ khó buộc người dân phải câm miệng", ông nói. - BBC
 
2.
Khoảng 100 tàu cá Trung Quốc vào vùng đặc quyền kinh tế Malaysia --- Biển Đông: Mỹ cho tầu ngầm neo đậu tại Philippines

Tình hình Biển Đông tiếp tục căng thẳng với vụ tàu cá Trung Quốc xâm nhập ồ ạt vào vùng đặc quyền kinh tế của nhiều nước Đông Nam Á. Hôm qua 24/03/2016, Malaysia phát hiện khoảng một trăm tàu cá, được hai tàu hải cảnh Trung Quốc bảo vệ, tại khu vực bãi cạn Luconia. Bộ trưởng đặc trách An Ninh Malaysia thông báo Kuala Lumpur đã triển khai máy bay và chiến hạm để theo dõi và sẵn sàng có phản ứng thích đáng.

Trả lời truyền thông trong nước hôm nay, 25/03, bộ trưởng đặc trách An Ninh Malaysia Shahidan Kassim cho biết một máy bay Bombardier cùng với ba chiến hạm của Hải Quân Hoàng Gia và cơ quan tuần duyên Malaysia MMEA đã được điều động tới khu vực. Theo bộ trưởng Malaysia, được báo New Straits Times dẫn lời, chính quyền nước này sẽ có thể can thiệp bằng vũ lực nếu các tàu cá và tuần duyên Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia.

Các tàu cá Trung Quốc bị phát hiện tại bãi cạn Luconia, Malaysia gọi là Betting Patinggi Ali, cách điểm đất liền gần nhất của Malaysia khoảng 60 km, và cách bờ biển Trung Quốc hơn 2.000 km.

Đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh trên gần như toàn bộ Biển Đông bị nhiều nước láng giềng phản đối, cộng đồng quốc tế lo ngại xung đột bùng phát. Hồi tháng 6/2015, chính quyền Malaysia đã lên án việc Trung Quốc đưa tàu tuần duyên vào khu vực bãi cạn Luconia. Mới đây, ngày 19/03, tuần duyên Indonesia đã bắt giữ 8 thủy thủ tàu cá Trung Quốc vi phạm vùng biển Natuna thuộc Indonesia. Tàu hải cảnh Trung Quốc đã ngăn cản cơ quan công lực Indonesia thực thi nhiệm vụ. - RFI

***
Một tàu ngầm của Hoa Kỳ đã đến thăm một cảng quân sự của Philippines trong tuần này. Hành động này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng trên Biển Đông giữa Manila và Bắc Kinh.

Trang mạng The Diplomat ngày 24/03/2016, trích dẫn thông báo của đại sứ quán Hoa Kỳ ở Manila, cho biết tầu USS Ohio đã cập cảng Subic của Philippines. Đây là chiếc tầu ngầm thứ hai cập cảng Subic và là chiếc tầu chiến thứ 6 đến thăm Philippines trong tháng này.

Chuyến viếng thăm cảng Subic, Philippines của tầu ngầm lớp Ohio, được trang bị tên lửa dẫn đường, cũng là một phần trong kế hoạch triển khai rộng lớn trong khu vực của Washington.

Theo tuyên bố của chỉ huy trưởng tầu ngầm USS Ohio, Michael Lewis, sự hiện diện của chiếc tầu ngầm này trong khu vực sẽ tạo ra một “ sức mạnh ổn định và thông qua cam kết với các đối tác, như hoạt động thăm viếng tại vịnh Subic, chúng tôi sẽ giúp duy trì ổn định khu vực ”. 

Việc Mỹ cho tàu ngầm neo đậu cảng Philippines diễn ra một tuần sau vụ tầu tuần duyên Trung Quốc đâm vào tầu đánh cá của Philippines tại bãi cạn Scarborough. Bắc Kinh cáo buộc ngư dân Philippines đã ném bom xăng vào đội tuần tra. Manila bác bỏ cáo buộc đó, khẳng định ngư dân Philippines chỉ ném chai lọ.

Cũng trong tuần trước, đô đốc hải quân Hoa Kỳ, ông John Richardson cho biết Washington nhận thấy có các hoạt động xung quanh bãi cạn Scarborough mà có thể là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang bồi đắp bãi cạn này.

The Diplomat nhắc lại, trong tháng này, Hoa Kỳ và Philippines đã thông qua một hiệp ước quốc phòng mới, theo đó Manila sẽ mở cửa năm cơ sở quân sự đầu tiên cho phép lính Mỹ đồn trú tại đây.

Tàu USS Ohio là một trong những tàu ngầm lớn nhất thế giới, có chiều dài hơn 170 mét, trọng lượng hơn 16.000 tấn khi lặn. Chiếc tàu ngầm có khả năng hỗ trợ nhiều nhiệm vụ, bao gồm cả tác chiến chống tàu ngầm, chống chiến hạm, tác chiến đặc biệt của hải quân, tình báo, giám sát và nhận dạng. - RFI
 
Tin Hoa Kỳ

3.
Mỹ, Nga hối thúc soạn thảo Hiến pháp mới cho Syria --- Ông Putin ca ngợi sự lãnh đạo của ông Obama ở Syria

Hoa Kỳ và Nga kêu gọi hãy soạn thảo một Hiến pháp mới cho Syria trước tháng 8 năm nay.

Tiếp theo một buổi họp với Tổng thống Nga Vladimir Putin, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ John Kerry nói cả hai nước đồng ý hối thúc cả chính phủ Syria lẫn phe đối lập hãy trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị.

Ngoại trưởng Kerry nói: “Tôi tin rằng Nga hoàn toàn tham gia vào nỗ lực này và tất cả mọi người chúng tôi sẽ cố gắng thuyết phục Tổng thống Assad hãy đưa ra quyết định đúng đắn trong những ngày tới đây để tham gia một tiến trình chính trị dẫn tới kết quả là một sự chuyển tiếp thực sự và hòa bình cho Syria”.

Ngoại trưởng Kerry nói sự hợp tác giữa Mỹ và Nga đã giúp cho người dân Syria có thể "nếm và ngửi được" ý nghĩa của việc giảm thiểu bạo lực và tái tục một số chuyến hàng cứu trợ nhân đạo sau 5 năm đổ máu. - VOA
 
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng sự hợp tác giữa hai nước có vai trò quan trọng trong việc đạt được sự đình chỉ chiến sự thành công một cách bất ngờ ở nước Syria bị chiến tranh tàn phá.

Ông Kerry và ông Putin phát biểu trước khi đi vào hội đàm ở Điện Kremlin về đường hướng phía trước ở Syria, về chống khủng bố và về tình hình ở Ukraine

Ông Putin tiếp đón ông Kerry với lời ca ngợi vai trò lãnh đạo của Mỹ ở Syria: "Chúng tôi nhận thức rằng nền tảng mà chúng ta có được về vấn đề Syria chỉ có thể đạt được nhờ sự lãnh đạo chính trị hết sức to lớn của Hoa Kỳ, đặc biệt là nhờ sự lãnh đạo của Tổng thống Obama."

Ông Kerry nói công bằng mà nói thì sự hợp tác giữa Mỹ và Nga đã giúp cho người dân Syria có thể "nếm và ngửi được" ý nghĩa của việc giảm thiểu bạo lực và tái tục một số chuyến hàng cứu trợ nhân đạo sau năm năm đổ máu.

Ông Kerry nói với ông Putin: "Ngài Tổng thống, tôi biết ông có những ý tưởng, và ông đã đưa ra một quyết định hệ trọng liên quan đến việc triệt thoái lực lượng ở Syria. Chúng ta rõ ràng cũng có những ý tưởng về cách thức mà chúng ta giờ có thể đạt tiến bộ một cách hữu hiệu nhất trong [những cuộc đàm phán của Liên Hiệp Quốc ở] Geneva, và sau đó là công tác rất khó khăn và rất nghiêm túc của quyết định này."

Ông Kerry cũng bắt đầu cuộc hội đàm với ông Putin bằng giọng điệu tích cực và lạc quan, bày tỏ mong muốn xây dựng lại mối quan hệ giữa Mỹ và Nga bằng cách chứng tỏ rằng hai nước có thể cùng nhau giải quyết một số vấn đề nghiêm trọng và phát huy việc này.

Những phát biểu này bắt đầu với việc ông Putin nói đùa về chuyện ông Kerry phải tự xách cặp tài liệu ở Moscow. Ông Kerry đáp lại rằng ông sẽ cho ông Putin xem trong đó có gì khi họ gặp riêng với nhau, nói thêm rằng ông nghĩ là ông Putin "sẽ ngạc nhiên."

Trước đó, cả ông Kerry và ông Putin đều gặp gỡ Thái tử Abu Dhabi, Mohammed bin Zayed al-Nahyan, trong những cuộc hội kiến riêng rẽ. Sự kiện này được một số người nhìn nhận là dấu hiệu của ảnh hưởng ngày càng tăng của Nga như một thế lực gây ảnh hưởng ở Trung Đông. - VOA
 
Tin Việt Nam

4.
Một nhà báo Hà Nội bị ‘đánh dã man’

Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng, báo Lao Động, bị ba đối tượng lạ mặt dùng gậy đánh khiến ông bị thương nặng, trong lúc Hội Nhà báo Việt Nam đã liên lạc với giới chức.

Tuy vậy, một phóng viên khác cho rằng ‘người làm báo tại Việt Nam phải tự phòng vệ vì hội đoàn chỉ biết gửi công văn’.

Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng ở Hà Nội, được nhiều người biết đến qua phóng sự du ký và đoạt giải báo chí quốc gia.

Báo Lao Động hôm 25/3 tường thuật lời ông Hoàng: “Sáng 23/3, tôi đi thực hiện nhiệm vụ cơ quan giao, khi đến khu vực phía sau chung cư Kim Lũ thì thấy ba người đàn ông cao to cầm gậy chặn đường. Tôi nghe một tiếng “đánh thôi” và bất ngờ ba người cầm gậy xông đến đánh tới tấp”.

“Tôi hô là đánh nhầm người rồi, nhưng ba đối tượng này nói “không nhầm đâu, cứ đánh đi”.

Báo này mô tả phóng viên “do vẫn đội mũ bảo hiểm nên phần đầu không bị ảnh hưởng nhưng ngón tay trỏ của bàn tay phải đã bị đánh nát, nhiều vết trên người bị sưng to, trầy xước, bầm tím…”.

‘Đau lòng’

Hôm 25/3, trả lời BBC từ TP. Hồ Chí Minh, nhà báo Hoài Nam, cựu phóng viên báo Thanh Niên, cho hay: “Lý do ông Doãn Hoàng bị đánh thì phải đợi cơ quan điều tra công bố, nhưng đây không phải trường hợp đầu tiên các phóng viên điều tra bị hành hung”.

“Hầu hết các phóng viên trong mảng điều tra đều bị đe dọa nhưng khi có vụ hành hung nhà báo xảy ra thì ban biên tập báo hoặc Hội Nhà báo cũng chỉ ra công văn đề nghị công an điều tra thôi, chứ không có luật nào bảo vệ họ trong lúc tác nghiệp hết”, ông Nam nói thêm.

Ông cũng kể về trường hợp của mình khi phanh phui vụ rau bẩn vào siêu thị năm 2014 đã bị hợp tác xã rau ‘nhờ công an vào cuộc’.

“Sau đó, công an gửi công văn đến tòa soạn hỏi địa chỉ nhà phóng viên, báo Thanh Niên cho luôn. Đau lòng như thế đấy. Nghe tới công an, ban biên tập báo Thanh Niên teo hết rồi thì làm sao bảo vệ được phóng viên”.

Nhà báo này cho biết: “Phóng viên điều tra phải tự biết những cách phòng vệ, chẳng hạn đổi số điện thoại liên tục, thay đổi lộ trình mỗi ngày, nắm kỹ luật, hóa trang thật giống người trong khu vực khi đi viết bài, luôn cảnh giác và không la cà…”.

Hôm 25/3, ông Thuận Hữu, Tổng Biên tập báo Nhân Dân kiêm Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam xác nhận với BBC: “Hội đã gửi công văn đến cơ quan chức năng và đang đợi kết quả điều tra”.

“Anh cứ yên tâm, người dân thường còn được pháp luật bảo vệ huống chi nhà báo,” ông nói. - BBC
 
5.
Trung Quốc triển khai hỏa tiễn chống hạm YJ-62 trên đảo Phú Lâm

Một bức ảnh mới đây cho thấy Trung Quốc đã triển khai hỏa tiễn hành trình chống hạm cận âm tốc YJ-62 ở đảo Phú Lâm trên Biển Đông, nơi có nhiều tranh chấp.

Đảo Phú Lâm là một phần của quần đảo Hoàng Sa hiện do Trung Quốc kiểm soát phần lớn. Việt Nam và Đài Loan cũng tuyên bố đòi chủ quyền toàn bộ hoặc một phần quần đảo này.

Việc triển khai hỏa tiễn có tầm bắn 400 kilomet được xem là một động thái tăng cường đáng kể năng lực quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông.

Hình ảnh về việc lắp đặt hỏa tiễn YJ-62 được đăng trên trang web Weibo của Trung Quốc hôm 20/3. Bức ảnh cũng cho thấy một vỏ bọc radar hình cầu, chỉ ra rằng hỏa tiễn đang ở trên đảo Phú Lâm.

Theo HIS Jane’s 360, một công ty xuất bản Anh quốc chuyên lưu giữ hồ sơ về thiết bị quân sự, có phần chắc là hỏa tiễn này đã được triển khai gần như cùng thời điểm hệ thống hỏa tiễn địa đối không HQ-9 của Trung Quốc bị phát hiện trên đảo hồi tháng 2.

Phiên bản YJ-62 trên bộ đã được Hải quân Trung Quốc triển khai từ khoảng năm 2008. Một phiên bản khác được lắp trên khu trục hạm lớp Type 052C hạ thủy vào năm 2003.

Phiên bản YJ-62 chống hạm được dẫn đường nhờ radar tầm xa hay dữ liệu từ phi cơ hoặc vệ tinh, sau đó sử dụng radar lắp ở đầu tên lửa để dẫn đường giai đoạn cuối.

Biển Đông là nơi có nhiều tranh chấp lâu năm. Các nước Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền về những khu vực chồng lấn lên nhau. Trung Quốc đã gia tăng hiện diện ở vùng tranh chấp và gần đây đã xây 3 đường băng ở quần đảo Trường Sa. - VOA
 
6.
Đại sứ lưu động về Tự do Tôn giáo Mỹ thăm Thái Lan, Việt Nam

Văn phòng Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 24/3 ra thông cáo cho hay Đại sứ lưu động về Tự do Tôn giáo của Mỹ, ông David Saperstein, sẽ thăm Thái Lan và Việt Nam từ ngày 24 đến 31/3.

Trong hai ngày 24 và 25, ông sẽ thăm Thái Lan, gặp gỡ thành viên các cộng đồng tôn giáo, kể cả những người tị nạn và xin tị nạn đã chạy trốn khỏi nước họ vì bị ngược đãi bởi lý do tôn giáo.

Đại sứ Saperstein sẽ thăm Việt Nam từ ngày 26 đến 31/3. Trong chuyến thăm, ông sẽ gặp các quan chức chính phủ, cũng như các lãnh tụ tôn giáo và xã hội dân sự để bàn thảo về các cơ hội và thách thức đối với việc cải thiện tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam.

Giữa tháng 10 năm ngoái, Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố báo cáo tự do tôn giáo toàn cầu 2014, trong đó phần nói về Việt Nam cáo buộc rằng chính phủ Việt Nam tiếp tục hạn chế các hoạt động tự do tôn giáo, tấn công, bắt giữ, giám sát, truy tố thậm chí cấm đi lại đối với một số thành viên của những nhóm tôn giáo không được nhà nước công nhận.

Báo cáo nói tuy những nhóm tôn giáo được nhà nước thừa nhận không gặp các trở ngại trong các hoạt động thực hành tín ngưỡng tôn giáo, song các nhóm này vẫn bị nhà nước hạn chế trong các hoạt động liên quan đến giáo dục, y tế và một số các hoạt động khác. Hiện Việt Nam có 38 tổ chức tôn giáo được nhà nước thừa nhận.

Theo báo cáo của Bộ ngoại giao Mỹ, hiến pháp 2013 của Việt Nam đảm bảo quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng của người dân, và khẳng định sự bình đẳng trước pháp luật giữa các tôn giáo, tuy nhiên Việt Nam có những nghị định và thông tư cho phép chính phủ giám sát các nhóm tôn giáo, bắt buộc các tổ chức tôn giáo phải đăng ký hoạt động với chính quyền địa phương.

Một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ngay sau đó đã lên tiếng mô tả báo cáo của Mỹ “không khách quan, trích dẫn những thông tin sai lệch về Việt Nam”. Người phát ngôn nói: “Nhà nước Việt Nam đã và đang thực thi nhiều chính sách và biện pháp cụ thể để đảm bảo người dân được thụ hưởng đầy đủ các quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng”. - VOA
 
7.
Dự báo năm nay có lũ lụt trầm trọng ở Việt Nam

Tại buổi lễ kỷ niệm Ngày Khí tượng thế giới mới diễn ra ở Hà Nội, ông Lê Thanh Hải, Phó tổng giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Việt Nam, cảnh báo rằng nửa cuối năm nay Việt Nam có thể hứng chịu nạn lũ lụt trầm trọng, sau khi trải qua hạn hán nặng nề nhất trong 100 năm qua, dự báo sẽ kết thúc vào tháng 6.

Ông Hải nói lũ lụt năm nay có thể tương đương trận lụt đã tàn phá miền trung năm 1999 với lượng mưa 2.000 milimet. Lũ lụt năm 1999 đã làm thiệt mạng 595 người và gây thiệt hại vật chất hơn 260 triệu đôla.

Quan chức của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường nói sau khi hiện tượng El Nino yếu đi vào tháng 6, dự báo sẽ có mưa với tần suất cao hơn. Ông Hải nhận định nếu hiện tượng La Nina – hình thái thời tiết làm giảm nhiệt bề mặt đại dương dọc theo bờ biển Nam Mỹ ven Thái Bình Dương – diễn ra ngay sau El Nino trong nửa cuối năm nay, khả năng có lũ lụt trầm trọng là rất cao.

Không có nhận xét nào: