Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 17 tháng 3, 2016

Thưởng $700 ngàn cho đáp số bài toán 300 năm - Đ.B (NV)

CAMBRIDGE, Anh Quốc - Giáo sư Toán tại đại học Oxford, Andew Wiles, được trao tặng giải thưởng Abel Prize - tương đương giải Nobel dành cho Toán học, kèm theo $700,000.
Giáo Sư Andrew Wiles tại đại học Princeton. (Copyright C. J. Mozzochi, Princeton N.J)

Giáo Sư Wiles được trao tặng giải thưởng này nhờ giải được bài toán có tên “Fermat's Last Theorem” (Định Lý Cuối Cùng Của Fermat), được đưa ra từ hơn 300 năm trước. 
Trong 300 năm, những đầu óc thông minh nhất của toán học thế giới vẫn phải chào thua, cho đến năm 1994.
Đề bài là: “Không có đáp số nguyên cho phương trình x**n + y**n = z**n khi n lớn hơn 2.”
<!->
Giải thưởng Abel Prize do Viện Khoa Học và Nhân Văn Na Uy trao tặng, với một buổi lễ chính thức do Hoàng Thái Tử Na Uy, Haakon Magnus, chủ tọa.
“Giáo Sư Wiles là một trong vài nhà toán học - nếu không phải là duy nhất - chứng minh được Định Lý [Fermat], và khiến sự kiện này trở nên nổi tiếng toàn cầu.” Theo Ủy Ban Abel.
 “Năm 1994, ông giải được bài toán Định Lý Cuối Cùng Của Fermat, là bài toán nổi tiếng nhất thời bấy giờ, trong số những bài toán chưa có lời giải đáp trong lịch sử.”
Giáo Sư Wiles, năm nay 62 tuổi, theo đuổi lời giải đáp bài toán này từ lúc mới lên 10 tuổi, sau khi đọc thấy đề bài tại một thư viện địa phương ở Cambridge, Anh Quốc.
“Từ lúc đọc thấy đề bài, tôi biết sẽ không bao giờ quên được nó.” Ông nói. “Tôi phải giải nó.”
Ông bỏ ra bảy năm, làm việc cật lực, trong bí mật, để nghiên cứu bài toán. Đó cũng là thời gian ông đang làm việc tại đại học Princeton, Hoa Kỳ. Đến năm 1994 thì giải xong bài toán, trong đó vận dụng đến 3 lãnh vực khác nhau của toán học.

Tương truyền, Fermat có viết lại trên lề một trang sách là ông có cách giải bài toán này nhưng vì lề giấy nhỏ quá, không đủ chỗ để viết.

Giải thuật của giáo sư Wiles đứng vững từ năm 1994 đến nay, trải qua rất nhiều sự xem xét kỹ lưỡng của giới toán học thế giới.
“Điều may mắn không chỉ ở chỗ giải được bài toán, mà là mở cánh cửa cho một kỷ nguyên hoàn toàn mới trong lãnh vực này.” Ông nói. “Nhiều bài toán trước đây có vẻ không thể giải được, nay đều có thể giải được cả.” (Đ.B.)

Không có nhận xét nào: