THEO NGƯỜI VIỆT -
Thế giới bắt đầu nghĩ đến
Thế giới bắt đầu nghĩ đến
chuyện Trump làm tổng thống
Thursday, March 3, 2016 5:49:13 PM BRUSSELS, Bỉ (AP) – Sau chiến thắng của ông Donald Trump trong ngày “Thứ Ba Siêu Đẳng,” giới chính trị, người viết xã luận và dân thường trên thế giới bắt đầu xét đến khả năng ông có thể trở thành tổng thống nước Mỹ.
Thursday, March 3, 2016 5:49:13 PM BRUSSELS, Bỉ (AP) – Sau chiến thắng của ông Donald Trump trong ngày “Thứ Ba Siêu Đẳng,” giới chính trị, người viết xã luận và dân thường trên thế giới bắt đầu xét đến khả năng ông có thể trở thành tổng thống nước Mỹ.
Ứng cử viên tổng thống đảng Cộng Hòa Donald Trump. (Hình: AP/Andrew Harnik)<!-> |
Trang mạng Chron.com trích dẫn bài bình luận đăng trong nhật báo Đức Handelsblatt số ra ngày Thứ Năm, trong đó có đoạn viết: “Ứng cử viên Trump mở cửa cho sự điên cuồng: cho điều không thể tưởng lại có thể xảy ra, một trò đùa quái dị trở thành hiện thực.”
Các nhà phê bình ở Nga cũng nói đến chính trường Mỹ bị đảo lộn trong năm 2016.
Và ở Nam Mỹ, tổng thống Ecuador tiên đoán một chiến thắng của tỉ phú Trump có thể trở thành một điều tốt cho cánh tả của lục địa.
Tuy nhiên phản ứng mạnh mẽ nhất ở hải ngoại là việc ông Trump đánh đổ được những thành phần cốt cán của đảng Cộng Hòa, với sự hết sức kinh ngạc lẫn lo ngại về tương lai trước mặt.
Bà Andrea Rizzi, nhà bĩnh bút của nhật báo hàng đầu của Tây Ban Nha là El Pais, viết: “Sự lên như sao băng của trùm tư bản New York khiến một nửa hành tinh này phải chết trân.”
Nhà báo Salzburger Nachrichten của một tờ báo khác ở Âu Châu viết: “Nếu xem ông Donald Trump là một tên hề chính trị thì hẳn là một sai lầm nghiêm trọng.”
Tờ báo nước Áo viết rằng nếu ông Trump vào được Tòa Bạch Ốc, những suy nghĩ của ông ấy “hẳn sẽ mang lại những hiểm nguy cho cả nước Mỹ lẫn thế giới, căn bản là một chính sách xô-vanh nước lớn, chủ nghĩa dân tộc, khiến nước Mỹ không trở thành vĩ đại hơn mà xấu xa hơn, và mang lại rủi ro cho sự quân bình của trật tự quốc tế.”
Ông Trump làm cho Trung Quốc phải quan tâm nhưng không nhiều lắm mặc dù ông không ngớt phê phán nước khổng lồ Á Châu này về việc lạm dụng chính sách tiền tệ, cướp mất việc làm của nước Mỹ và cạnh tranh thiếu công bằng.
Ông Xiong Zhiyong, chuyên gia về bang giao quốc tế tại China Foreign Affairs University, nhận xét rằng, người Trung Quốc có thể không coi nặng đến lời phát biểu của ông Trump vì họ tin là ông không thể đắc cử, hoặc nếu trở thành tổng thống thì ông cũng sẽ trở nên ôn hòa hơn.”
Trong liên tiếp nhiều tuần một trang mạng Canada nhạo báng ông Trump bằng cách mời những người Mỹ bất mãn hãy dọn sang một hòn đảo nằm ngoài khơi Nova Scotia.
Ông Norm Kelly, nghị viên thành phố Toronto, trên một mạng truyền thông đã đưa ra những chỉ dẫn hữu ích trong việc làm cách nào để xin vào quốc tịch Canada, và sau đêm “Super Tuesday” đã nhận được hơn 37,000 phúc đáp.
Ông Bruce Arthur, một tay viết thể thao và là nhà phê bình chính trị Canada, viết tweet gởi cho công dân Hoa Kỳ: “Hởi các người bạn Mỹ, tôi có một cái lều lớn chứa được tám người, dựng ở trong rừng đằng sau nhà tôi, các bạn có thể sang ở nhưng nhớ mang theo nệm hơi.” (TP)
THEO ĐẤT VIỆT/BBC -
Ông Romney đả kích
ông Trump kịch liệt
Cựu ứng cử viên tổng thống Mitt Romney mô tả ứng cử viên đang dẫn đầu của đảng Cộng hòa Donald Trump là nguy hiểm, không thích hợp làm tổng thống
Cựu ứng cử viên tổng thống Mitt Romney đả kích kịch liệt ứng cử viên đang dẫn đầu của Đảng Cộng hòa Donald Trump trong một bài phát biểu đáng lưu ý, mô tả ông ta không thích hợp trở thành tổng thống Hoa Kỳ. Ông Romney kêu gọi cử tri Cộng hòa cân nhắc hậu quả của lá phiếu dành cho ông Trump trong những hội nghị đầu phiếu và những cuộc bầu cử sơ bộ khắp toàn quốc: “Nếu chúng ta những người theo Đảng Cộng hòa chọn Donald Trump làm ứng cử viên của mình, những triển vọng cho một tương lai an toàn và thịnh vượng bị thu hẹp.”
Sau đó trong ngày thứ Năm, ông Trump phản pháo và gọi những phát biểu của ông Romney là “xấu xa.”
Ông Romney nói rõ rằng bản thân ông không dự định tranh cử và kêu gọi cử tri xem xét bốn ứng cử viên còn lại của Đảng Cộng hòa, cảnh báo rằng: “Một người bất khả tín và gian dối như [ứng cử viên Đảng Dân chủ] Hillary Clinton không được trở thành tổng thống.” Nhưng cựu Thống đốc bang Massachusetts nói rằng ông Trump không có tính khí cũng như sự suy xét để trở thành tổng thống.
Ông Romney đả kích ông Trump về những doanh nghiệp thất bại của ông ta và về những tuyên bố chính sách đối ngoại của ông ta. Ông gói gọn quan điểm của ông Trump về Syria và nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo như sau: “Hãy để ISIS diệt Assad,’ ông nói, ‘và chúng ta có thể nhặt những gì còn sót lại.'” Ông Romney tiếp tục: “Hãy nghĩ về chuyện đó mà xem. Để tổ chức khủng bố nguy hiểm nhất mà thế giới từng biết tới chiếm toàn bộ đất nước? Sự liều lĩnh này là sự liều lĩnh tới mức cùng cực.”
Lên án ông Trump là “giả tạo” và “bịp bợm,” ông Romney nói “những lời hứa của Trump cũng vô giá trị như tấm bằng từ Đại học Trump” – nhắc tới một doanh nghiệp của ông Trump hiện đang bị điều tra gian lận ở New York.
Ông Romney, người đã tranh cử không thành công trong cuộc đua với Tổng thống Barack Obama cách đây bốn năm, phát biểu tại Thành phố Salt Lake bang Utah hôm thứ Năm tại Viện Diễn đàn Chính trị Hinckley thuộc Đại học Utah.
Những lời chỉ trích ngày càng tăng của ông Romney nhắm vào ông Trump trong những ngày gần đây bao gồm việc ông Trump từ chối tiết lộ hồ sơ khai thuế của mình và việc ông ta lúc đầu miễn cưỡng chối bỏ tuyên bố công khai ủng hộ từ một cựu thủ lĩnh Ku Klux Klan, một nhóm chủ trương thượng đẳng da trắng.
Những lời công kích của ông Romney nhắm vào ông Trump tương phản rõ rệt với mối quan hệ của hai người vào năm 2012, khi ông trùm tỉ phú bất động sản này ủng hộ ông Romney, người khi đó đã ca ngợi năng lực kinh doanh của ông Trump.
Trump phản pháo
Phát biểu tại bang Maine, ứng cử viên đang dẫn đầu của Đảng Cộng hòa Donald Trump đả kích cựu ứng cử viên tổng thống Mitt Romney, gọi ông ta là “không quan trọng” và là “ứng cử viên thất bại” khiến Đảng Cộng hòa thất vọng trong cuộc đối đầu với Tổng thống Barack Obama.
Trong một phát biểu lan man dài 45 phút tại một buổi vẫn động ở thành phố Portland, ông Trump gọi những phát biểu của ông Romney là “xấu xa” và nói ông ta nghĩ rằng ông Romney từng là một người tốt hơn. Ông ta nói ông Romney đã van xin được ông ta tuyên bố công khai ủng hộ hồi năm 2012. Ông Trump kể ra một số những tòa nhà của ông ta khắp thế giới để phản bác những cáo buộc của ông Romney rằng ông ta kinh doanh không thành công như đã tuyên bố. Nhưng ông Trump không phản bác thực chất của bất kỳ lời chỉ trích gay gắt nào khác mà ông Romney đưa ra về kiến thức, sự suy xét và tính khí của ông ta.
Ông Trump nói người vợ Melania có gọi điện thoại cho ông ta và yêu cầu ông ta hành xử “ra vẻ tổng thống” trong cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình của các ứng cử viên Cộng hòa vào đêm thứ Năm. Ông Trump nói ông ta sẽ hành xử như vậy, nhưng sẽ đáp trả mạnh hơn nếu có ai đó chỉ trích ông ta.
Ngày càng đông những nhà lãnh đạo đảng Cộng hoà và nhà tài trợ có ảnh hưởng mạnh mẽ phản đối tư cách ứng cử viên của ông Trump.
Đảng Cộng hòa gia tăng nỗ lực ngăn chặn Trump
Ông Romney góp mặt vào một nhóm ngày càng đông những nhà lãnh đạo đảng và nhà tài trợ có ảnh hưởng mạnh mẽ phản đối tư cách ứng cử viên của ông Trump. Họ chỉ trích những chính sách gây tranh cãi của nhân vật từng làm người dẫn một chương trình truyền hình thực tế về vấn đề thương mại, nhập cư và những vấn đề khác, bao gồm tuyên bố của ông Trump trục xuất 11 triệu người nhập cư bất hợp pháp, tạm thời cấm người Hồi giáo nhập cảnh Mỹ và bắt Mexico trả tiền cho kế hoạch của ông ta xây một bức tường cao dọc theo toàn bộ đường biên giới của Mỹ.
Một cựu ứng cử viên tổng thống khác của Đảng Cộng hòa, Thượng nghị sĩ John McCain, viết trên Twitter rằng ông đồng ý với Romney và đặc biệt lo ngại về an ninh quốc gia dưới một nhiệm kỳ tổng thống khả dĩ của ông Trump.
Chủ tịch Hạ viện Cộng hòa Paul Ryan hôm thứ Năm nói rằng trong tư cách chủ tịch, ông không thể can thiệp vào quá trình đề cử. Nhưng ông nói khi “ai đó làm biến dạng Chủ nghĩa Bảo thủ,” ông sẽ lên tiếng, như ông đã hai lần lên tiếng về ông Trump. Ông Ryan nói rằng ông không quen biết Trump, nhưng sẽ làm quen và sẽ làm việc với ông Trump nếu ông ta trở thành ứng cử viên.
Trong cuộc họp báo sau chiến thắng vào ngày bầu cử thứ Ba ‘Super Tuesday,’ ông Trump nói rất có thể ông ta sẽ có quan hệ tốt với ông Ryan, nhưng nói rằng ông Ryan sẽ “phải trả giá lớn” nếu mối quan hệ không như vậy. Khi được hỏi về phát biểu của ông Trump hôm thứ Năm, ông Ryan nói ông “cười lớn.”
Nhà lãnh đạo phe thiểu số Dân chủ ở Hạ viện Nancy Pelosi nói rằng những nghị sĩ Cộng hòa trong Hạ viện đừng vờ như mình bị sốc về ông Trump, bởi vì họ cũng thúc đẩy một chủ trương chống nhập cư. Bà nói với tất cả sự chú ý trả dồn vào ông Trump và những ứng cử viên Đảng Cộng hòa, người dân không nên phớt lờ một điều rằng rằng: “Hillary Clinton nhận được nhiều phiếu hơn Donald Trump.”
THEO BBC -
Donald Trump
tiếp tục bị công kích
- 17 phút trước
EPA
Ứng viên tổng thống Donald Trump tiếp tục bị công kích trong phiên tranh luận của đảng Cộng hòa Mỹ sau khi bị một số nghị sĩ kỳ cựu của đảng chỉ trích.
Ứng viên dẫn đầu trong cuộc đua giành đề cử của đảng Cộng hòa là tâm điểm tại Detroit cùng các đối thủ Marco Rubio và Ted Cruz đang nỗ lực giành được sự chú ý.
Nhiều đảng viên Cộng hòa lo ngại ông Trump sẽ thua trong cuộc bầu cử tổng thống tháng 11/2016.
Trước đó, Mitt Romney, ứng viên tổng thống năm 2012, chỉ trích nhà tỷ phú.
"Hãy nghĩ về những phẩm chất cá nhân của Donald Trump, bắt nạt, tham lam, phô trương, kỳ thị phụ nữ", ông Romney nói.
Miêu tả Trump "giả tạo" và "bịp bợm", cựu ứng viên dẫn đầu của đảng Cộng hòa nhận định chính sách của Trump - như việc trục xuất người nhập cư không có giấy tờ và cấm người Hồi giáo nhập cảnh Mỹ - sẽ làm cho thế giới kém an toàn.
Reuters
Các lãnh đạo khác của đảng Cộng hòa như Paul Ryan, John McCain và một loạt thành viên ủy ban an ninh quốc gia cũng đã tấn công Trump từ khi ông củng cố vị trí dẫn đầu hôm Super Tuesday.
Ông Trump, một tỷ phú không hề có kinh nghiệm trên chính trường, đã giành được chiến thắng 10 trong số 15 bang đã bỏ phiếu cho đến nay, với lời cam kết "làm nước Mỹ vĩ đại một lần nữa".
Ông Cruz, Thượng nghị sĩ bang Texas, thắng ở bốn tiểu bang và Thượng nghị sĩ Florida Rubio, người chỉ thắng một bang, đang cùng tranh luận với Trump lúc 21:00 giờ địa phương (2:00 GMT) sau những ngày cuộc công kích dữ dội Trump nổ ra.
'Mê hoặc nhưng phát hoảng'
Katty Kay, phóng viên BBC phân tích: “Khi nói đến Trump, châu Âu phát sặc. Điều này giống như là người ta bị mê hoặc nhưng khinh ghét.
Một số người Mỹ hỏi tôi rằng người Anh nghĩ gì về Trump và tôi chỉ có thể đáp: Hãy tưởng tượng nếu một người anh (nước Mỹ) đáng kính nhưng hơi khó chịu của bạn dẫn về nhà người yêu hoàn toàn không phù hợp (Trump).
Lúc đó bạn có thể vừa tò mò vừa kinh hãi và thốt lên "ôi Chúa ơi, đây có thể là sai lầm khủng khiếp".
getty
Với việc Ben Carson ngừng vận động tranh cử tuần này, số ứng viên đảng Cộng hòa - ban đầu là 17 người - nay chỉ còn bốn.
Ứng viên thứ tư của đảng Cộng hòa, John Kasich, hy vọng ông có thể giành chiến thắng ở bang nhà Ohio, nơi cử tri đi bỏ phiếu ngày 15/3.
Hôm thứ Năm 3/3, ông Trump biết mình lại bị công kích từ mọi phía trong cuộc tranh luận.
"Tôi không thể tỏ vẻ mình sẽ chắc thắng vì sẽ có người công kích tôi từ mọi phía," ông nói với NBC.
"Một người rất tốt, Ben Carson, không còn tranh đua nữa, vì vậy bây giờ chúng tôi sẽ có nhiều thời gian hơn cho cuộc đua."
Ông cũng xem thường những lời chỉ trích của ông Romney khi mô tả ông này là một ứng viên thất bại và từng cầu xin Trump ủng hộ trong mùa tranh cử trước.
Cuộc tranh luận, do Fox News tài trợ, là lần đầu tiên ông Trump phải đối mặt với các đối thủ từ khi giành chiến thắng ở bảy tiểu bang hôm Super Tuesday.
Getty
Ông cũng đối mặt với người dẫn chương trình Megyn Kelly, mà ông chế giễu là "người đẹp óc ngắn" sau khi đụng độ trong cuộc tranh luận ban đầu.
Vụ việc khiến ông tẩy chay một cuộc tranh luận kế tiếp do Fox tổ chức.
Trong cuộc đua ứng viên của đảng Dân chủ, bà Hillary Clinton đã thắng ở 10 bang, trong lúc đối thủ Bernie Sanders chỉ giành được 5 bang.
Hai người này sẽ tranh luận tại Flint, bang Michigan, hôm Chủ nhật 6/3.
THEO V O A
Bầu cử Mỹ tạo cảm hứng cho người Việt ‘mơ’
Cử tri Mỹ xếp hàng đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Siêu thứ Ba tại trường Wilson ở Arlington, tiểu bang Virginia, ngày 1/3/2016.
03.03.2016
Nhiều người Việt “mơ được cầm lá phiếu thực sự”, “trực tiếp lựa chọn người lên tiếng cho mình”, sau khi dõi theo cuộc bầu cử “Siêu thứ Ba” cách Việt Nam nửa vòng trái đất.
Trong cuộc chạy đua “nóng bỏng” hôm 1/3, ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ Hillary Clinton và ứng viên thuộc Đảng Cộng hòa Donald Trump đã củng cố vị trí dẫn đầu, sau khi giành được một loạt thắng lợi tại các tiểu bang quan trọng trên toàn Hoa Kỳ.
Một bạn đọc tên Nguyễn Thanh Bình viết trên trang Facebook của VOA tiếng Việt: “Tôi mơ tới ngày tôi được cầm lá phiếu bầu trực tiếp. Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, tôi sẽ chọn (tự tôi chọn, không nhờ hay ủy quyền cho ai cả) một trong hai, ba hay nhiều vị mà tôi cho là người tốt nhất theo kỳ vọng của tôi”.
Nó đã giúp cho người ta mấy trăm năm nay để thay đổi lãnh đạo ở cấp cao nhất của cường quốc số một trên thế giới mà không cần phải đổ máu. Thì đó là điều rất đáng ngưỡng mộ.
Trả lời VOA Việt Ngữ hôm 2/3 khi đang trên đường tới Philippines để tham dự một hội thảo về biển Đông, giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, Chủ tịch tổ chức có tên gọi Nghị hội Toàn quốc của người Việt ở Hoa Kỳ, nhận định rằng nhiều người Việt trong nước theo dõi cuộc bầu cử ở Mỹ bởi lẽ Hoa Kỳ “là một trong những nền dân chủ lâu đời nhất trên thế giới”.
“Nó đã giúp cho người ta mấy trăm năm nay để thay đổi lãnh đạo ở cấp cao nhất của cường quốc số một trên thế giới mà không cần phải đổ máu. Thì đó là điều rất đáng ngưỡng mộ,” ông Bích nói. Nhà hoạt động này nói thêm:
“Ai cũng thấy rằng chế độ hiện tại ở trong nước đã tồn tại quá lâu và có nhiều điều bất cập. Cho nên giải pháp dân chủ là điều người dân Việt Nam trông tới, cũng như nó đã xảy ra ở Đông Âu, thậm chí cả ở Liên Xô và các quốc gia Cộng sản cũ đấy. Người dân bây giờ đã ý thức được rằng có thể có một con đường khác, chứ không chỉ độc nhất một con đường như Đảng Cộng sản định nghĩa.”
Tôi mơ tới ngày tôi được cầm lá phiếu bầu trực tiếp. Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, tôi sẽ chọn (tự tôi chọn, không nhờ hay ủy quyền cho ai cả) một trong hai, ba hay nhiều vị mà tôi cho là người tốt nhất theo kỳ vọng của tôi
Việt Nam kết thúc Đại hội Đảng đầu năm nay, và tại sự kiện được tổ chức 5 năm một lần này, ban chấp hành trung ương đã lựa chọn tổng bí thư và 19 ủy viên của Bộ Chính trị đầy quyền lực ở Việt Nam, quyết định các chức danh chủ chốt của đất nước.
Trên Facebook của VOA Việt Ngữ, bạn đọc Hoang Thai viết một cách đầy châm biếm: “Bầu cử của Mỹ quá… tốn kém và mất công sức của...dân! Tại sao họ không bắt chước cách bầu cử của "Đảng CSVN ưu việt"?! "Phe ta tự bầu cho phe mình" cho... chắc ăn, "ứng cử 1 thằng, bầu đúng 1 thằng", coi như thắng tuyệt đối! và nhờ không có Đảng đối lập cho nên không cần dân chọn lựa, có thẻ cử tri cũng như không, dân không cần quan tâm kết quả (vì đã biết.... hậu quả!), tiết kiệm được ngân sách và thời gian, vì dân thừa biết rằng, dân ưa người nào là người đó.... chết sớm, bất đắc kỳ tử, không rõ lý do, nói chung là bị Đảng loại từ trong trứng nước......! Hy vọng Mỹ sẽ cử chuyên gia qua Việt Nam tập huấn cách thức bầu cử này của Đảng "ta" cho lần sau...!”
Trong khi đó, cũng có ý kiến cho rằng việc so sánh cuộc bầu cử giữa Hoa Kỳ với Việt Nam là điều “khập khiễng”.
Tuy nhiên, giáo sư Bích cho rằng việc người dân Việt để ý tới tiến trình dân chủ của Mỹ là “việc rất đáng mừng”.
Khi được hỏi viễn cảnh người dân thực sự được cầm lá phiếu và được quyền bầu chọn một cách minh bạch người đại diện cho quyền lợi của mình có xa vời hay không, Chủ tịch tổ chức Nghị hội Toàn quốc của người Việt ở Hoa Kỳ nói:
Tuy nhiên, giáo sư Bích cho rằng việc người dân Việt để ý tới tiến trình dân chủ của Mỹ là “việc rất đáng mừng”.
Khi được hỏi viễn cảnh người dân thực sự được cầm lá phiếu và được quyền bầu chọn một cách minh bạch người đại diện cho quyền lợi của mình có xa vời hay không, Chủ tịch tổ chức Nghị hội Toàn quốc của người Việt ở Hoa Kỳ nói:
Nếu chế độ họ có thiện tâm, có ý chí, muốn thực sự đổi nước Việt Nam sang một thể chế, mà ít nhất, nếu chưa nói là dân chủ như các quốc gia Tây phương, thì cũng có thể làm được như chúng ta thấy trường hợp Miến Điện mới đây. Không thể một sớm một chiều tự nhiên các tự do được tái lập. Nhưng mà nó cứ cởi gỡ dần dần, bắt đầu từ những việc như tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo thì rồi xã hội sẽ ổn định thật sự...
“Nếu mà cứ chế độ như thế này và họ cứ giữ độc quyền thì nó rất xa vời. Còn nếu chế độ họ có thiện tâm, có ý chí, muốn thực sự đổi nước Việt Nam sang một thể chế, mà ít nhất, nếu chưa nói là dân chủ như các quốc gia Tây phương, thì cũng có thể làm được như chúng ta thấy trường hợp Miến Điện mới đây. Không thể một sớm một chiều tự nhiên các tự do được tái lập. Nhưng mà nó cứ cởi gỡ dần dần, bắt đầu từ những việc như tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo thì rồi xã hội sẽ ổn định thật sự, chứ nó không phải ổn định bằng bạo lực hay công an.”
Những ngày qua, vấn đề bầu cử ở Việt Nam cũng “nóng” lên sau khi nhiều người tuyên bố tự ứng cử vào vị trí đại biểu Quốc hội khóa 14, theo chân Tiến sĩ Nguyễn Quang A.
Hiện nay đã có gần 2.000 người ký tên ủng hộ nhà hoạt động xã hội từng là sáng lập viên của IDS, một viện nghiên cứu chính sách tư nhân độc lập đầu tiên ở Việt Nam.
Trên trang Facebook cá nhân, ông A viết: “Hãy ứng cử để biến quyền hão dần dần thành quyền thực và giúp ông Trọng chứng minh “dân chủ đến thế là cùng”.
Phát biểu tại Đại hội 12, Tổng bí thư hơn 70 tuổi của Việt Nam từng nói rằng mặc dù là độc đảng, nhưng Việt Nam dân chủ hơn hẳn một số quốc gia “nhân danh là dân chủ nhưng cá nhân quyết định tất”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét