Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 15 tháng 3, 2016

Myanmar chính thức có tổng thống dân sự đầu tiên

alt



Hôm nay 15/3, Quốc hội của Myanmar đã bầu ông Htin Kyaw, một cộng sự thân cận lâu năm của bà Aung San Suu Kyi, chính thức trở thành tổng thống dân sự đầu tiên của nước này sau 5 thập kỷ.
<!->
Ông Htin Kyaw 69 tuổi, trợ lý thân cận của bà Aung San Suu Kyi - một chính trị gia và là lãnh tụ phe Đối lập của Myanmar, đồng thời là chủ tịch Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của Myanmar - đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử và chính thức trở thành tổng thống dân sự đầu tiên của Myanmar trong nửa thế kỷ qua.

Ông Htin Kyaw đã giành được 360 trên tổng số 652 phiếu bầu của hai viện quốc hội của Myanmar, sẽ nhậm chức vào ngày 1/4 tới. Hai ứng viên còn lại là Henry Van Thio từ Thượng viện và Myint Swe, do quân đội đề cử sẽ trở thành phó tổng thống.

Ông Htin Kyaw được biết đến là người trợ lý, phụ tá và từng có thời gian làm tài xế cho bà Aung San Suu Kyi. Người ta thường thấy ông luôn xuất hiện bên cạnh bà Suu Kyi trong các sự kiện họp báo. Theo hiến pháp của Myanmar, do giới quân sự soạn thảo, bà Suu Kyi không thể trở thành tổng thống do có người thân mang quốc tịch nước ngoài.


Ông từng tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế tại Đại học Oxford, là ứng viên được Hạ viện đề cử. Là ứng cử viên được đảng cầm quyền ủng hộ, ông Htin Kyaw có thể trở thành tổng thống đầu tiên của Myanmar không phải nhân vật cấp cao trong quân đội kể từ những năm 1960.

Htin Kyaw dành phần lớn sự nghiệp của mình công tác trong vai trò một trong các cố vấn hàng đầu và hỗ trợ cho bà Suu Kyi trong suốt hơn 15 năm, trước khi ông chuyển qua điều hành quỹ Daw Khin Kyi, một tổ chức từ thiện giúp đỡ người dân ở những vùng nghèo nhất Myanmar do bà Suu Kyi sáng lập năm 2012.

Năm 2000, ông đã bị bắt và chịu sự giam giữ bởi chính quyền quân sự Myanmar khi cố gắng đồng hành cùng bà Suu Kyi trong một chuyến công du ra bên ngoài thành phố Rangoon.

Ngoài ông Htin Kyaw, NLD còn đề cử ông Thượng nghị sĩ Henry Van Tio ra tranh cử tổng thống. Quân đội Myanmar đề cử trung tướng Myint Swe, một người có quan điểm chính trị cứng rắn và bảo thủ ra tranh cử tổng thống.

Ông Myint Swe được xem là đồng minh thân cận của cựu lãnh đạo quân phiệt Than Shwe. Trước đây, ông từng hoạt động trong cục tình báo của quân đội Myanmar.

Ngoài ra, ông từng có thời gian hoạt động chính trị như một vị bộ trưởng chính thức của thành phố Rangoon, còn được gọi là Yangon. Khi đó, ông chịu trách nhiệm kiểm soát hành động của tổ chức sinh viên tham gia biểu tình chống chính phủ vào năm ngoái.

Hiện nay, ông đang bị Mỹ đưa vào danh sách đen cấm vận kinh doanh, làm ăn với các công dân của Mỹ. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby khẳng định rằng ông Myint Swe vẫn sẽ phải đối mặt với lệnh trừng phạt của Mỹ nếu được bầu.

alt
Người ta biết tới ông Htin Kyaw là một cộng sự thân cận của bà Aung San Suu Kyi (ảnh Washington Post)

Mỹ đã nới lỏng lệnh trừng phạt với Myanmar kể từ khi nước này chuyển sang chế độ bán quân sự hồi năm 2011. Cuộc bầu của Quốc hội hồi tháng 11/2015 đã mở đường cho việc thành lập chính phủ dân cử đầu tiên tại Myanmar trong hơn nửa thế kỷ qua.

Chiến thắng lớn của NLD phản ánh sự ủng hộ sâu rộng của người dân với bà Suu Kyi, người đã đấu tranh trong nhiều thập kỷ để chấm dứt chế độ quân phiệt tại Myanmar.

Myanmar là một trong những quốc gia nghèo nhất ở Châu Á, với tổng số dân là 51 triệu người luôn sống trong tình cảnh nghèo đói. Hệ thống cơ sở hạ tầng sập sệ, lạc hậu, trường học và các cơ sở chăm sóc sức khỏe y tế vắng vẻ, ảm đạm, thiếu trang thiết bị cơ bản.

Nền kinh tế lạc hậu, mức tăng trưởng kém. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, mức tăng trưởng trung bình của Myanmar đạt 8% vào năm ngoái. Không chỉ vậy, tại các khu vực xung quanh biên giới của nước này thường xuyên xảy ra xung đột, chiến tranh.

Đinh Tâm dịch từ Washington Post

Không có nhận xét nào: