Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 12 tháng 3, 2016

Luận về ăn cướp ăn trộm ăn cắp hiện tại ở VN XHCN. - Huỳnh Văn Lang


         Năm nay tôi đã gần 95 tuổi đời, cũng có nghĩa là tôi đã sống trải qua 3 chế độ chánh trị của miền VN (1922-2016): Thuộc địa Pháp (cho đến 1954), VN độc lập Tự do (1955-1975) và Thuộc địa CSVN (1975...). Nhờ đó mà tôi có thể khách quan so sánh xã hội VN dưới 3 chế độ nói trên mà không sợ sai lầm lắm. So sánh thì có thể so sánh về nhiều phương diện khác nhau: trong bài nầy chỉ nói đến phương diện "ăn cướp, ăn trộm, ăn cắp" của con người VN trong nước ngày nay, mà lý do căn bản là tâm tánh bất lương, lý do thời thế là bị bần cùng hóa (bần cùng sanh đạo tặc). 
<!->
        1) Ăn cướp có tính cách quyền lực và bạo động, ăn trộm/ăn cắp có tính cách yếu hèn yếu thế. Đã bảo rằng nhơn chi sơ tánh bổn thiện, thì cả hai hình thức bất lương nói trên đều do a) giáo dục gia đình/nhà trường "hay/và" b) ảnh huởng xã hội (môi trường văn hóa,chánh trị,xã hội) tạo dựng ra. 
         Hai yếu tố a & b đều có tính cách quyết định, nhưng cái nào lợi hại hơn cái nào thì lại do chế độ chánh trị tự do/dân chủ hay độc tài/chuyên chính định đoạt. Vì thế mà các xã hội con người ngày nay, chỉ xét về phương diện lương thiện/bất lương thì rất khác biệt  nhau, vì một lẽ rất đơn giản là chính đảng phái chánh trị cầm quyềnảnh hưởng nặng nề trên văn hóa của một nước, một dân tộc...mà văn hóa là gì nếu không nói là (vật chất) nếp sống, ăn ở, chơi nhởi...và (tinh thần) tư duy, đạo đức, tín ngưỡng...Ví thế mà có thể khẳng định dưới chế độ chánh trị tư do/dân chủ thì  "dân nào chánh quyền nấy" và dưới chế dộ độc tài chuyên chính thì "chánh quyền nào dân nấy". đó là một chân lý, lịch sử các nước dưới chế độ độc tài chuyên chính CS đã và đang hùng hồn chứng minh cái chân lý nầy, xã hội VN dưới chế độ độc tài chuyên chính CSVN là một  tỷ dụ điển hình,về phuơng diện ác độc thì có thể không hơn Bắc Hàn, nhưng về phuơng diện bất lương thì hơn hẳn, vì thành phần đảng CSVN gần như hoàn toàn là từ giai cấp bần cố nông, mà bần cố nông một khi có chút quyền hành trong tay là sanh ra bất lương vừa quá dễ dàng vừa đến "đĩnh cao loài người"! Ngoài ra bất lương là còn là một chứng bệnh di truyền từ ông bà cha mẹ ( trong đó có HCM), truyền nhiễm ra ngoài dân gian một cách triệt để, làn tràn đến phải xuất cảng ồ ạt ra nước ngoài, không khác bệnh dịch phong tình từ Mỹ châu xuất cảng về Âu châu trong thế kỷ 16/17....
           2) Thử đem so sánh cái dịch truyền nhiểm nầy dưới 3 chế độ chánh trị thực dân, tư do và CS (hay XHCN) thì thấy rõ ràng nó khác nhau đến mức nào. Trong hai thời Thực dân và CH, nó chỉ là một chứng bệnh ngoài da rất dễ chữa và chữa được, đang khi dưới chế độ CSVN hiện giờ thì đúng là bất trị. Tôi dám thách thức Đảng CSVN, cũng là đảng cầm quyền cố chữa cho lành thử xem có được không? Không chữa được chỉ vì một lý do đơn giản và duy nhứt thôi là: chính đảng CS nhà ta là đảng ăn cướp ăn trộm cả ăn cắp thì làm sao tự chữa được. Thật ra chỉ có một giải pháp để tự chữa và chữa được đó là tự tử! Nếu đảng CSVN không tự tử được,vì còn lắm nuối tiếc...
            Cho nên, chỉ còn chờ dân tộc một ngày nào đó sẽ chọc tiếc giùm cho! Vì đó mà tôi chỉ có mỗi một tâm nguyện:
"Làm sao giải thể chế độ XHCN của csvn và càng sớm càng tốt, để dân tộc vn tự chữa trị bệnh dịch nói trên và đây chỉ là một cái dịch, trong nhiều cái dịch khác cữa, mà chẳng ai mang vào VN ngoại trừ HCM/đảng csvn!
Ước ao đồng bào trong nước ý thức được điều nầy! Từ 80 năm nay, HCM/đảng csvn đã đóng góp được cái gì và đánh mất biết bao nhiêu, thử hỏi?

Không có nhận xét nào: