Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 10 tháng 3, 2016

Hội nghị trung ương 2 khai mạc, Nguyễn Phú Trọng ép Nguyễn Tấn Dũng sớm bàn giao quyền lực

Nguyễn Tấn Dũng gấp rút đám cưới "chạy làng". Ảnh: Facebook  
Hoàng Trần (Danlambao) - Hội nghị trung ương lần thứ 2 của đảng cộng sản (khoá 12) vừa được khai mạc vào sáng ngày 10/3/2016 tại Hà Nội.
Dưới sự chủ trì của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, 200 tân uỷ viên trung ương đảng sẽ họp bàn việc ra quyết định buộc ông Nguyễn Tấn Dũng sớm chuyển giao chiếc ghế thủ tướng cho người kế nhiệm là ông Nguyễn Xuân Phúc..<!->





Viện dẫn nhu cầu “cần sớm kiện toàn, sắp xếp lại các chức danh lãn
h đạo”, ông Trọng trong bài phát biểu khai mạc đã ra lệnh trung ương đảng phải “thực hiện kiện toàn các chức danh lãnh đạo các cơ quan nhà nước tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIII”.

“Theo Quy chế làm việc, tại Hội nghị lần này, Bộ Chính trị trình Trung ương quyết định việc giới thiệu nhân sự ứng cử các chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội là những chức danh lãnh đạo cao nhất của Nhà nước ta”, người đứng đầu đảng CSVN nói.

Quốc hội cũ "bầu chọn" tân lãnh đạo
Như vậy, vấn đề nhân sự đối với 3 chức danh còn lại trong nhóm “tứ trụ” sẽ được quyết định ngay tại kỳ họp thứ 11, dự kiến sẽ khai mạc từ ngày 21/3/2016 đến 16/4/2016 sắp tới.

Đây cũng là kỳ họp cuối cùng của quốc hội khoá 13 trước khi đảng cộng sản tiến hành cuộc “bầu cử” nhằm chọn ra 500 đại biểu tham gia vào quốc hội khoá 14.  

Thông thường, việc “bầu chọn” các chức danh chủ chốt sẽ phải được hợp thức hoá bởi quốc hội khoá mới.

Do đó, việc để cho một quốc hội sắp mãn nhiệm được ra quyết định về nhân sự đối với các vị trí như tân thủ tướng, tân chủ tịch nước và tân chủ tịch quốc hội là một điếu rất khôi hài và bất hợp lý.

Dự kiến, quốc hội khoá mới (khoá 14) sẽ họp phiên đầu tiên vào tháng 7/2016, tức chỉ còn khoảng 3 tháng nữa.

Sự vội vã này cho thấy tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng dù đã thắng lớn tại đại hội đảng 12, nhưng vẫn không an tâm một khi đối thủ chính trị của mình là Nguyễn Tấn Dũng vẫn còn đang ngồi ghế thủ tướng.

Nỗi "ám ảnh" của TBT Trọng

Thủ tướng Dũng ám ảnh TBT Trọng
Dù thất bại tại đại hội 12, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn không chấp nhận hạ cánh an toàn.

Trong thời gian qua, ông Dũng liên tục có những phát biểu mạnh miệng nhằm mị dân. Điều này đã khiến tỷ lệ ủng hộ trong đảng đối với ông Dũng cao hơn ông Trọng rất nhiều.

Thậm chí, thanh thế của ông Dũng đã được gia tăng đáng kể khi được Hoa Kỳ can thiệp tham dự hội nghị thượng đỉnh  giữa các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ-ASEAN tại Sunnylands. 

Tại hội nghị này, tổng thống Obama cũng đã nhận lời mời của ông Dũng sang thăm Việt Nam vào tháng 5/2016. Hình ảnh Nguyễn Tấn Dũng tiếp đón tổng thống Obama có thể là một vũ khí đáng sợ đối với các đối thủ chính trị trong đảng cộng sản.

Là một cáo già chính trị đầy kinh nghiệm, ông Dũng hoàn toàn có thể tận dụng cơ hội này để lấy lại tầm ảnh hưởng, qua đó dễ bề thao túng toàn bộ quốc hội khoá mới. 

Đây cũng chính là một nỗi ám ảnh đối với Nguyễn Phú Trọng. Trong cuộc tiếp xúc cử tri Hà Nội hôm 8/3, bản thân ông Trọng cũng bày tỏ sự lo lắng khi kêu gọi cử tri không được bầu cho những “phần tử xấu”, đồng thời răn dạy: 

“Nếu ta chủ quan say sưa với thắng lợi, ngủ quên trên vòng nguyệt quế thì rất nguy hiểm”.

Do vậy, ông Trọng đã phải triệu tập hội nghị trung ương 2 để đối phó trước những âm mưu khó lường. 

Bằng quyền lực của tổng bí thư, ông hy vọng bộ chính trị và ban chấp hành trung ương đảng có thể ép buộc Nguyễn Tấn Dũng phải bàn giao sớm chiếc ghế thủ tướng cho Nguyễn Xuân Phúc.

Bản thân ông Trọng thừa hiểu, việc để quốc hội sắp mãn nhiệm "bầu chọn" tân thủ tướng là hạ sách và sẽ bị người đời chê cười. Tuy nhiên, để loại bỏ nỗi ám ảnh của mình, ông không từ bất cử thủ đoạn nào, dù là hạ cấp nhất.

Theo chương trình, hội nghị trung ương 2 sẽ kéo dài cho đến hết ngày 12/3/2016. Liệu Nguyễn Tấn Dũng sẽ chấp nhận hạ cánh an toàn, hay vẫn quyết kiên trì bám ghế sẽ được giải đáp trong ngày bế mạc hội nghị.


Không có nhận xét nào: