Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 12 tháng 3, 2016

“CHUYỆN ĐÒI TIỀN CHUỘC ” TRONG DU LỊCH VIỆT NAM -. Phạm Chí Dũng


Ngày 10/11/2015, lại thêm một chấn động về chủ nghĩa thực dụng đang tung hoành trong nền du lịch “đậm đà bản sắc dân tộc” ở Việt Nam: câu chuyện một phụ nữ Anh bị đòi tiền chuộc chiếc máy ảnh mà chị làm rơi ở Quảng Bình được tường thuật lại trên báo Anh Daily Mail. Ngay lập tức, bài báo này nhận được rất nhiều bình luận từ độc giả trên khắp thế giới. Rất nhiều ý kiến chê trách lòng tham của người Việt.<!->
Nhiều độc giả tỏ ra hoàn toàn không hài lòng về Việt Nam bởi “một đất nước đầy rẫy trộm cắp” và nạn vòi tiền du khách diễn ra phổ biến, và nói sẽ không quay trở lại.
“Thật đáng buồn, du khách ở Việt Nam bị coi như những cây ATM di động”, độc giả có nickname “EvilPoppet” của Australia bình luận.

‘Những tên cướp biển Viking’
Transtroemer là một người đàn ông Thụy Điển gần năm chục tuổi, khuôn mặt với bộ râu quai nón nhộn nhạo luôn phảng phất vẻ hóm hỉnh. Vào lần thứ hai cùng gia đình du lịch đến Việt Nam, ông đã không còn được hưởng cái thú đi dạo yên bình như lần trước. Vợ ông, vốn quen phong cách phụ nữ Bắc Âu với cái túi xách trễ nải mà “không khép thật chặt khuỷu tay”, đã bị hai kẻ đi xe gắn máy lao lên lề đường giật mất cái túi. Vào lúc ấy, gia đình họ đang hớn hở tắm mình trong cái nắng nhiệt đới.
Cảnh tượng quá đỗi kỳ quái đó lại diễn ra ngay tại một trong những đường phố đẹp nhất ở trung tâm Sài Gòn.
Cả gia đình Transtroemer đứng như trời trồng, không hiểu chuyện gì xảy ra. Phải sau vài ngày và khi đã trấn tĩnh lại, ông mới buột ra: “Trước khi xin visa du lịch vào Việt Nam năm nay, tôi đã nghe sứ quán cảnh báo về nạn cướp giật. Bạn bè của tôi, những người đã ít nhất một lần đến Việt Nam, cũng cho những lời khuyên. Nhưng không ngờ ở đây lại bị cướp táo bạo đến thế. Không khác gì những tên cướp biển Viking…”.
Đúng là một ví von hóm hỉnh. Nhưng trong lúc ông khách du lịch Thụy Điển cố tỏ ra hài hước để trấn an những người bạn Việt, chính người bản xứ lại càng có lý do để chua xót.
Đã không chỉ một lần họ được nghe những người bạn nước ngoài than thở về câu chuyện tương tự. Cũng không chỉ một lần, bản thân họ hoặc bất cứ ai trong số họ đã chứng kiến người thân của mình bị trộm hoặc bị cướp trắng trợn ngay tại Thủ đô Hà Nội hay ở Sài Gòn.
Natalia Krupskaia, một nữ du khách Nga thường đến Hà Nội kết hợp với công việc kinh doanh cá hồi, còn ngạc nhiên một cách thành thật bởi một thành phố có bề dày “ngàn năm văn hiến”, nhưng lại “hở ra một cái là bị mất đồ ngay”. Với người đàn bà chịu học tiếng Việt này, thật khó hiểu là với tình hình an ninh như thế, hàng năm Việt Nam lại có thể đón tiếp đến trên 8 triệu khách du lịch nước ngoài – như một con số của ngành du lịch nước này công bố mà cô không mấy tin tưởng vào độ xác thực của nó.
Cũng đã từng vài lần đến Sài Gòn, tuy chưa lâm vào hoàn cảnh như gia đình Transtroemer, nhưng Natalia không thể không chú ý đến không khí căng thẳng luôn thường trực tại nhiều khách sạn tại khu trung tâm. Thậm chí qua báo chí Việt, Natalia còn biết là hàng năm có đến hai trăm rưỡi vụ cướp giật xảy ra tại các khách sạn trung tâm Sài Gòn, nhưng số vụ được cảnh sát phát hiện manh mối và truy bắt được thủ phạm lại hầu như không đáng kể.
Chỉ mới vào tháng 10/2015 ở Sài Gòn, một công dân Đức là Sepastian Gretz khi cùng bạn gái ra khu vực bờ kè kênh Tàu Hủ ngồi hóng mát, đã bất ngờ có một nhóm thanh niên xông đến dùng dao chém anh bị thương, sau đó lục túi cướp tiền và điện thoại di động, rồi tẩu thoát.
Nạn cướp giật du khách nước ngoài đã đẩy lên mức độ “chém trước cướp sau”.
Thế thì làm sao mỗi năm thành phố này có thể thu hút đến ba triệu rưởi khách du lịch nước ngoài – điều được các quan chức và doanh nghiệp du lịch Sài Gòn cho là “cứu cánh” mà có thể mang lại doanh thu đến 49.000 tỷ đồng?
Điều đáng nói là ngày càng có nhiều khách du lịch nước ngoài am hiểu về mặt trái xã hội đương đại ở Việt Nam. Cái được gọi là “văn hóa bún mắng cháo chửi” ở Hà Nội cũng đã được người ta biết đến không chỉ như một câu chuyện bông đùa.

‘Ghét Việt Nam’
Một nữ Việt kiều là chị Phương Thảo, sau nhiều lần trở về quê hương, đã buồn bã và chua chát: Việt Nam có gì để tự hào?
Chỉ cần gõ lên trạng mạng tra cứu dòng chữ “tôi không bao giờ quay trở lại Việt Nam” sẽ thấy rất nhiều bài báo hay các blog được liệt kê. Những bài này do các blogger chuyên về du lịch viết và được đăng trên các trang chuyên mục về du lịch nổi tiếng có nhiều người theo dõi. Một trong những người đó có thể kể đến Nomadic Matt, Derek4real hay thậm chí trên diễn đàn của Tripadvisor- một trang mạng chuyên cho lời khuyên đến du khách – cũng có riêng một mục nói đến những trải nghiệm xấu ở Việt Nam.
Cũng có đây đó các ý kiến phản biện, cho rằng họ có phần hơi phiến diện, nhưng điều đáng buồn là số người đồng ý không hề nhỏ, và họ còn nói rằng họ ghét Việt Nam. Không phải họ ghét người Việt mà chỉ vì ghét những gì đã phải trải qua và chứng kiến. Điều đáng buồn là những nhận xét này không thay đổi theo thời gian (tính từ năm 2003 cho đến 2014).
Điều mà ai cũng nói đến – đó là sự thiếu trung thực, hay nói thẳng ra là nói dối và lừa đảo. Ở đâu cũng có người này người kia, ở đâu cũng có vấn nạn lừa đảo du khách, song mức độ lừa đảo và nói dối ở Việt Nam đã lên hàng đầu. Du khách bị lừa ngay khi từ sân bay hay bến xe bước chân lên taxi. Sự thiếu trung thực còn thể hiện ở việc du khách nước ngoài luôn phải trả giá cao hơn người Việt Nam gấp nhiều lần. Nhiều người cho rằng trả số tiền như vậy vẫn rẻ hơn so với nơi họ đang sống, nhưng cảm giác bị đối xử như vậy làm cho họ cảm thấy không được tôn trọng.
Nhiều người Việt cho rằng Tây phải bị chặt chém là chuyện thường và thậm chí còn cho rằng Tây là những con “lợn béo”. Có thể Tây không hiểu được tiếng Việt, nhưng họ có óc quan sát và họ thừa biết họ phải móc nhiều tiền hầu bao để trả cho cùng một món hàng. Những ví dụ cụ thể được đưa ra với cả số tiền họ phải trả cho dịch vụ không đáng có từ việc vá vỏ xe, hay kéo xe bị thủng lốp đi đến chỗ vá, cho đến việc mua trái cây hay một lon nước ngọt, hay cả việc không có tiền thối lại hoặc thối lại tiền thừa không đúng, hay đến việc bị ép phải cho tiền phí phụ vụ. Câu kết luận được buông ra ở đây là người Việt tham lam và thiếu trung thực.
Trong số 7,874 triệu du khách đến Việt Nam, chỉ có 6% ít ỏi trong số du khách này hàng hài lòng với dịch vụ họ đã sử dụng.

6%!
Cũng chỉ 6% du khách nước ngoài cho biết sẽ quay trở lại Việt Nam lần hai. Tỷ lệ cực thấp này được chứng minh bởi báo cáo của Dự án Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường xã hội do Liên minh Châu Âu tài trợ, khi thực hiện trưng cầu ý kiến của 3.000 du khách nước ngoài ở 5 điểm du lịch chính là Sa Pa, Hạ Long, Huế, Đà Nẵng và Hội An.
Làm giá – chặt chém, giao thông hỗn loạn, ăn xin, ăn cắp vặt và vệ sinh an toàn thực phẩm là những điều đáng sợ với du khách khi đến Việt Nam.
Chỉ đến gần đây, một quan chức cao cấp của Việt Nam là Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chợt than thở: “Nhìn sang Thái Lan, Malaysia, họ có 27 – 30 triệu khách/năm; Singapore cũng có 15 – 16 triệu khách. Thu nhập từ khách du lịch của Thái Lan một năm cũng 50 – 60 tỉ USD. Mình chỉ được khoảng 10 tỉ USD, khách được khoảng 8 triệu. Bây giờ đặt ra những vấn đề gì?”.

Không có nhận xét nào: