
Nghệ sĩ Năm Châu
Làng Tịnh Hà là quê quán của Thủ Khoa Huân, lãnh tụ nghĩa quân chống Pháp. Thời VNCH, xã Tịnh Hà thuộc quận Bến Tranh, tỉnh Định Tường. Thời thơ ấu, Tết, ba má dắt anh em tui về thăm nội ở làng Phú Kiết phía bên kia bờ kinh Bảo Định. Cả nhà từ cua Đạo Ngạn, làng Đạo Thạnh, ngoại ô tỉnh lỵ Mỹ Tho đón xe đò Tân Mỹ chạy Tân An. Chạy chừng 15 cây số, xuống xe ở Ngã ba Hòa Tịnh, cả nhà vô cái tiệm của một chú Ba để ăn hủ tíu. Tết đi chơi việc gì mà phải gấp chớ? Ăn xong, cả nhà leo lên xe gắn máy bình bịch gắn vào cái thùng xe không mui, có hai băng ghế bằng cây đối mặt nhau.
<!>
Ba má ngồi băng sau, mắt nhìn về phía trước. Anh Nhiên, lớn, Phượng, em gái, với Quân, em trai, ngồi trên cái băng còn lại nhìn về phía sau. Tui ngồi trên sàn cây giữa hai băng ghế. Ruột thịt của tui không hè thì giành chỗ ngồi làm chi cho chúng nó khi? Xe chạy bụi mù đuổi theo sau vì hương lộ bằng đất đỏ. Chạy hơn 3 cây số qua cầu sắt bắc qua rạch Bảo Định tới làng Tịnh Hà quẹo phải, chạy chưa tới 3 cây số nữa tới làng Phú Kiết. Muốn tới nhà nội bên kia bờ kinh Bảo Định là phải qua một chiếc cầu khỉ, tay vịn cheo leo, thằng nhỏ với tay không tới. Má bồng đứa nhỏ nhất, Ba cõng đứa này qua rồi quay trở lại cõng đứa kia.
Năm 1971 anh tui, một thiếu úy TQLC, tử trận ở Quảng Trị đem về chôn ở Ngã Ba Hòa Tịnh. Năm sau, 1972, Má tui cũng mất, cũng đem về nằm cạnh con mình. Sau này nghĩ cặn kẽ, tui thấy Lê Duẩn cầm đầu bọn CSBV nghe lời quan thầy Nga Hoa xúi dại nên nổi điên lên, xua bộ đội CS vào Nam giết đồng bào mình vô số kể. Chính vì vậy vùng đất này có quá nhiều kỷ niệm đau thương đối với tui trong thời chiến.
Làng Tịnh Hà là quê quán của Thủ Khoa Huân, lãnh tụ nghĩa quân chống Pháp. Thời VNCH, xã Tịnh Hà thuộc quận Bến Tranh, tỉnh Định Tường. Thời thơ ấu, Tết, ba má dắt anh em tui về thăm nội ở làng Phú Kiết phía bên kia bờ kinh Bảo Định. Cả nhà từ cua Đạo Ngạn, làng Đạo Thạnh, ngoại ô tỉnh lỵ Mỹ Tho đón xe đò Tân Mỹ chạy Tân An. Chạy chừng 15 cây số, xuống xe ở Ngã ba Hòa Tịnh, cả nhà vô cái tiệm của một chú Ba để ăn hủ tíu. Tết đi chơi việc gì mà phải gấp chớ? Ăn xong, cả nhà leo lên xe gắn máy bình bịch gắn vào cái thùng xe không mui, có hai băng ghế bằng cây đối mặt nhau. Ba má ngồi băng sau, mắt nhìn về phía trước. Anh Nhiên, lớn, Phượng, em gái, với Quân, em trai, ngồi trên cái băng còn lại nhìn về phía sau. Tui ngồi trên sàn cây giữa hai băng ghế. Ruột thịt của tui không hè thì giành chỗ ngồi làm chi cho chúng nó khi? Xe chạy bụi mù đuổi theo sau vì hương lộ bằng đất đỏ. Chạy hơn 3 cây số qua cầu sắt bắc qua rạch Bảo Định tới làng Tịnh Hà quẹo phải, chạy chưa tới 3 cây số nữa tới làng Phú Kiết. Muốn tới nhà nội bên kia bờ kinh Bảo Định là phải qua một chiếc cầu khỉ, tay vịn cheo leo, thằng nhỏ với tay không tới. Má bồng đứa nhỏ nhất, Ba cõng đứa này qua rồi quay trở lại cõng đứa kia.
Năm 1971 anh tui, một thiếu úy TQLC, tử trận ở Quảng Trị đem về chôn ở Ngã Ba Hòa Tịnh. Năm sau, 1972, Má tui cũng mất, cũng đem về nằm cạnh con mình. Sau này nghĩ cặn kẽ, tui thấy Lê Duẩn cầm đầu bọn CSBV nghe lời quan thầy Nga Hoa xúi dại nên nổi điên lên, xua bộ đội CS vào Nam giết đồng bào mình vô số kể. Chính vì vậy vùng đất này có quá nhiều kỷ niệm đau thương đối với tui trong thời chiến.
Làng Phú Kiết đó cũng là quê của soạn giả Trần Hữu Trang tức Tư Trang sinh ngày 22 tháng 2 năm 1906. Ba tui nói: Tư Trang xưa làm nghề ‘thầy hù’, nhát coi chừng đứt cái lỗ tai để con nít nó ngồi yên để ổng đè đầu xuống cho mầy ba vá miếng vùa tức hớt tóc. Trần Hữu Trang là soạn giả tuồng Tô Ánh Nguyệt. Đấu tố Hội đồng Thăng, tuồng Đời Cô Lựu hát tới, hát lui, hát nhừ tử để tẩy não, xách động bà con mình cướp ruộng của điền chủ đất Miền Tây,
Nữ nghệ sĩ Thanh Hương, tên thật là Nguyễn Thị Thanh Hương, sinh năm 1936, năm Bính Tý tại Phú Nhuận thuộc tỉnh Gia Định hồi xưa. Phụ thân của Thanh Hương là Nghệ sĩ Năm Châu, tên thật là Nguyễn Thành Châu (1906-1977). Ông Nguyễn Thành Châu cũng quê quán ở làng Tịnh Hà, huyện Kiến Hưng, tỉnh Mỹ Tho, dẫu Tây học La San Taberd, vẫn ca muồi diễn giỏi và cũng là một soạn giả tài danh.
Mẫu thân của Thanh Hương là nữ danh ca Tư Sạng (1911-1955) thứ tư, tên Đoàn Thị Sạng, sinh tại làng Điều Hòa, tỉnh Mỹ Tho cùng làng với nữ nghệ sĩ Phùng Há. Sáu câu vọng cổ ‘Tình Mẫu Tử” do cô Tư Sạng ca, một thời đã là khuôn vàng thước ngọc để dạy cho cô dâu cách cư xử khi xuất giá theo chồng!
Thanh Hương nhờ giọng ca thiên phú, nên cô được Đài phát thanh Pháp Á Sài Gòn mời hát từ đầu thập niên 1950, lúc cô mới mười mấy tuổi. Nghệ sĩ Thanh Hương nổi tiếng qua bài vọng cổ “Cô bán đèn hoa giấy” của soạn giả Quy Sắc, hãng dĩa Hồng Hoa (nguyên là hãng dĩa Asia đổi tên).
Cuộc trưng cầu ý kiến bình chọn của độc giả báo Tiếng Dội Miền Nam thực hiện trong năm 1960.Đệ nhất kép độc Hoàng Giang,
Đệ nhất đào lẳng Như Ngọc.
Đệ nhất nam danh ca, vua vọng cổ Út Trà Ôn, cậu Mười Út xứ Trà Ôn, kép muồi.
(Có người viết là ‘kép mùi’? Tui cho viết vậy là viết sai chính tả. Kép muồi mới đúng. Nghe Út Trà Ôn vọng cổ muồi (mẫn) tận mạng, rụng rún nếu rún nhỏ lớn chưa có rụng!)Đệ nhất nữ danh ca vọng cổ Thanh Hương, (đào thương). Nghệ sĩ Thanh Hương là vợ của nghệ sĩ Văn Chung. Đời chồng thứ hai của nghệ sĩ Thanh Hương là nghệ sĩ Hùng Minh. Nghệ sĩ tài hoa và cũng hào hoa.
Ngày 18 tháng 4 năm 1974, nữ nghệ sĩ Thanh Hương qua đời vì một ca sinh khó lúc diễn tại Sa Đéc hưởng dương 38 tuổi.
Tui còn nhớ năm 1961, ba tui là ký giả kịch trường viết cho báo Tiếng Dội của ông Trần Tấn Quốc ở thủ đô Sài Gòn. Ba tui được soạn giả Bạch Diệp Minh Nguyên mời đi coi tuồng ‘Nắm cơm chan máu” do đoàn Kim Chưởng Thanh Hương, đại ban, anh hùng lưu diễn, hát tại rạp Đồng Thinh Rạch Giá trên đường Duy Tân. Tuồng “Nắm cơm chan máu” Thanh Hương vai Đỗ Lệ, kép Bửu Tài vai Trần Ai. Ba tui có dắt tui theo. Năm đó tui 10 tuổi.

Hoàng Giang

Út Trà Ôn

Thanh Hương
(Cũng như các rạp hát khác trên toàn VNCH vốn của tư nhân, rạp Đồng Thinh sau 1975 đều bị VC tịch thu. Giờ rạp Đồng Thinh bị đập bỏ chỉ còn một nền đất ngổn ngang lồi lõm. Đời tui gẫm lại cũng như rạp Đồng Thinh. Buồn vì một phần kỷ niệm thơ ấu theo ba đi coi cải lương đã bị VC đập phá tan tành!)
Đêm nay, quê người, trầm ngâm bên ly rượu đỏ, tui nhớ ký giả kịch trường Đoàn Hùng Việt. Đoàn Hùng Việt là bút hiệu của ba tui. Ba tui mất rồi đã hơn 25 năm, một phần tư thế kỷ. Ba ơi! Con nhớ ba. Tui nhớ nữ nghệ sĩ Thanh Hương (cũng mất rồi). Lời ca sáu câu vọng cổ “Cô bán đèn hoa giấy” như còn vang, còn đọng lại ở đâu đây trong ly rượu sóng sánh nỗi buồn xa xứ! Tui hiểu: đèn giấy hồng người ta mua về treo trước cửa đêm động phòng hoa chúc. Bọn nhà văn CSBV còn lâu mới đủ sức hiểu được những lời ca không trật một chữ như: “Đèn hồng đã có người mua má hồng đã bị nắng mưa phai rồi”: Một mối tình vì chiến tranh đã làm cho dang dở. Tiếng Miền Tây chân phương và trong sáng đang bị tiếng Mác Lê đồng hóa. Cải lương, bài vọng cổ trong nước đang giãy chết. Tất cả chỉ còn là buồn trong kỷ niệm!
Đoàn Xuân Thu
(Tác giả )
Thân mến
TQĐ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét