Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 31 tháng 3, 2025

NGÔI MỘ CHUNG TÌNH - Phieu Le

- Trung úy TQLC Nguyễn văn San.- Thiếu úy BĐQ Nguyễn đắc Hùng
Hai sĩ quan trẻ tuổi của Quân lực VNCH, đã bị sát hại dã man trong trại tù “cải tạo” Ái Tử Bình Điền sau biến cố 30/4/1975, và mới gần đây đã được anh em bạn tù cùng trại, trở lại chốn xưa hiệp sức cùng gia đình thân nhân tìm kiếm hài cốt để cải táng.Do bị chôn chung một hố không có quan tài, xương của 2 chiến hữu đã bị trộn lẫn nên được anh em đặt tên NGÔI MỘ CHUNG TÌNH.
<!>
Vào khoảng giữa năm 1977, tất cả 4 Trại tù ở Ái Tử bị điều động ra Thanh Hóa, lao động khổ sai khai thác gỗ ở Lòng Hồ Sông Mực. Một số tù nhân ở lại được gom thành 1 trại riêng gồm 3 đội, di chuyển ra một vùng gần con sông Thạch Hãn để làm công tác Thủy Lợi Đập Trấm quen gọi là trại Đập Trấm, 1 nơi rừng thiêng hiểm trở thuộc làng Như Lệ nổi tiếng ở Quãng Trị thời chiến tranh. Chính trị viên là cán bộ Thơm vô cùng gian ác!
Câu chuyện hai người bạn thân San - Hùng luôn bên nhau như hình với bóng và đoạn phim tài liệu lịch sử oan nghiệt “Vĩ tuyến 17 Ngày và đêm” là nguyên nhân đã dẫn đến cái chết thảm thương tức tưởi cho hai sĩ quan trẻ tài năng đạo đức, những tinh hoa của miền nam nhân văn nhân ái một thời!

Trung úy TQLC Nguyễn văn San bị bắt ở cửa biển Thuận An lúc Huế thất thủ 26/3/1975, là một nhân vật trong phim được trình chiếu ở trại Cồn Tiên mà ai cũng biết. Anh đại diện cho phái đoàn VNCH thuộc thành phần một trong bốn bên của Hiệp đinh Ba Lê. Những lời lẽ hùng hồn đanh thép đấu lý của anh đã khiến một số cán bộ và vệ binh cực đoan mang nặng hận thù lấy làm tức giận, nên đã rắp tâm lập mưu ám hại một cách hèn nhát, cùng với sự tiếp tay của một người tù phản bội mất nhân tính có tên là Bùi Ỷ tổ trưởng của San.

Lúc bấy giờ tôi đang ở Thanh Hóa, chỉ xin viết lại theo lời kể ti mỉ chi tiết của 1 người bạn tù Phan văn Thanh, là nhân chứng sống cùng trại với anh San và Hùng.
Động Ông Đô là địa danh của một khu rừng sâu mà tù nhân “cải tạo” thường vô đốn củi, chặt cây làm nhà và được chia thành 2 nhánh, bên trái dành riêng cho dân thường, bên phải là của người tù.
Ngày định mệnh hôm đó... Tên tù hèn hạ Bùi Ỷ vừa đi vừa nói chuyện bàn tính với tên vệ binh khát máu tên Nguyên và cán bộ quản giáo tên Tiến, nhân chứng Phan văn Thanh đi phía sau đã nhìn thấy nhưng không nghe được nội dung. Sau đó San và Hùng bị tách ra đi riêng về lối bên kia dành cho dân, chỉ chừng 15 phút sau thì nghe mấy tiếng súng nổ giữa núi đồi vọng lại!!..

Chiều đến anh em tù “cải tạo” về lại trại thì thiếu mất bóng dáng San và Hùng. Trại thông báo cho biết 2 bạn ấy đã trốn trại, anh em cũng tin như vậy và cùng đồng tâm âm thầm cầu nguyện cho bạn của mình vượt thoát thành công... Đâu biết rằng 2 bạn thân thương đã chết và xác đang phơi thây làm mồi cho thú hoang!...
Khoảng 5 ngày sau trong lúc tình cờ người tù xuống rửa tay chân ở một con suối chung, Thanh đã được chính người dân nói cho biết có gặp hai xác chết, một người mặc áo quần rằn ri và một mặc áo quần tù nhân, hai mắt không còn có lẽ đã bị chim rỉa! Xác đã có giòi...

Sau đó công an cấp tỉnh có đến trại hình như để làm việc, nhân chứng Phan văn Thanh có nhìn thấy mang ra cái túi xách trong đó có đựng 2 lon gô của hai nạn nhân, nhưng cuối cùng chỉ nhìn thấy hai bên, giữa Trại và công an cùng ăn nhậu, đã làm thịt một con chó hay con heo gì đó không rõ.
Nhân chứng cho hay còn có rất nhiều người bạn nữa đã biết rõ về câu chuyện này. Mong được các bạn đồng cảnh ngộ năm xưa từng ở chung tổ đội với San và Hùng góp ý thêm để các thế hệ mai hậu thấu hiểu về nổi đau bất hạnh của Cha Ông miền nam một thời...

Phieu Le

Không có nhận xét nào: