Bằng Giây Phút Này: Tưởng Niệm Năm Mươi Năm (50) Tháng Tư Đen!Tháng Tư Đen lại về! Đối với những người Việt Tị Nạn CS, thì đây là một thời điểm rất quan trọng, để tưởng niệm những anh hùng đã tử tiết ngay trong biến cố 30 Tháng Tư, cũng để tưởng niệm các đồng bào đã tử nạn trên đường đi tìm tự do, và cũng để nhìn lại con đường đấu tranh, chống độc tài CS đã qua.
<!>
Năm mươi năm qua, dù qua nửa thế kỷ, tập thể người Việt tị nạn cộng sản đều ghi nhớ ngày đen tối này, đó là ngày đau thương của cả dân tộc, ngày đánh dấu hàng triệu đồng bào bỏ nước ra đi, gần nửa triệu người bỏ xác trong rừng sâu núi thẳm, trên đại dương mênh mông và cũng là ngày để chúng ta tưởng nhớ sự hy sinh, tử tiết, oai hùng của quân, dân, cán, chính VNCH. Các gương tiết tháo “thà chết chứ không hàng giặc!” của các vị ấy, đã để cho thế hệ đi sau hiểu được giá trị của sự đấu tranh cho lý tưởng tự do như thế nào. Nên năm mươi năm qua, cộng đồng người Việt khắp nơi, vẫn giữ được căn cước tị nạn tại xứ người, Cờ Vàng vẫn tung bay khắp nơi. Tên Sài Gòn vẫn còn gọi bất cứ nơi nào, có người Việt định cư! “Quốc gia hưng thịnh, tùy thuộc vào người dân có lòng với đất nước.” Nếu một ngày chúng ta vẫn còn tranh đấu, thì ngày đó, chúng ta vẫn có quyền hy vọng, thấy đất nước Việt Nam sẽ có tự do, dân chủ và nhân quyền trong tương lai.
Ngay bây giờ, nếu chúng ta không làm gì, trong tương lai, đất nước của chúng ta, người dân càng đói khổ, và sẽ mất nước dần về tay Tàu Cộng. Qua tập đoàn độc tài cai trị bán nước “còn Đảng còn mình!” Ý thức được nguy cơ đó, có một cơ duyên đã nổi lên trong những năm vừa qua là, chưa bao giờ ngay trong nước, hàng trăm, người trẻ, bị tù tội, vì đã cất lên tiếng nói đòi công lý, đòi tư do dân chủ! Nhờ những phương tiện truyền thông hiện đại, chưa bao giờ trong nước và hải ngoại bắt tay nỗ lực trong công tác đấu tranh. Điều này cho thấy “ánh sáng đã bắt đầu lóe lên…cuối đường hầm!”
Lịch sử Việt Nam chứng minh, Việt Nam không thiếu anh hùng, và tương lai Việt Nam, không thể để CS độc chiếm cai trị, Trung Cộng xâm chiếm. Cùng nhau lật đổ chế độ CS bạo tàn, giữ lấy quê hương. chúng ta tin tưởng như vậy. Tương lai Việt Nam sẽ tươi sáng. Bình minh, nắng ấm lại trở về trên đất Mẹ!
Nên ngày nào còn CS ngự trị, Tháng Tư Đen vẫn còn là một nhắc nhở cần thiết, cho công cuộc đấu tranh dân chủ, đòi lại tự do cho người dân Việt Nam, cho dù đường dài đến đâu đi chăng nữa!
Mong lắm thay.
Bắc Cali, Tuần Này, Bằng Giây phút Này, Bước Qua Niềm Đau “Tháng Ba Gãy Súng!” Để Vào Không Khí Tang Tóc Của Đất Nước, Tưởng Niệm Tháng Tư Đen!
Mở Đầu Cho Sinh Hoạt Nhớ Về Nửa Thế Kỷ Đau Thương, Với 2 Buổi Đều Có Tên “Sài Gòn!”
-Thứ Bảy, ngày 5 tháng 4/2025. Buổi Sinh Hoạt Gây Quỹ Bảng Hiệu, Để Tiểu Bang California Đầu Tiên, Có Xa Lộ Mang Tên Little Saigon! Tham Dự Xin Ủng Hộ 40 Đô La, trả tại bàn.
-Chủ Nhật, ngày 6 tháng 4/2025: Chiều Nhạc Tưởng Niệm “50 Năm Sài Gòn Mất Tên!” (Phải mang tên…xác người!) Vào Cửa, Nước Uống Tự Do!
Sinh Hoạt Một, Tháng Tư 2025: Người Việt Tị Nạn CS Hải Ngoại, Đầu Tiên Có Xa Lộ Mang Tên “Little Saigon Freeway!”
-Chúc Mừng Niềm Chiến Thắng Chung! Thêm Một Thành Quả Đoàn Kết Đấu Tranh Sáng Ngời, Trong Tháng Tư Đen!
Chào mừng tên Xa Lộ “Little Saigon Freeway!” lần đầu tiên trong lịch sử tị nạn! Sự thành công vinh quang này, là một niềm tự hào chung cho toàn thể cộng đồng tỵ nạn cộng sản Việt Nam. Vì đó là biểu tượng, nhằm ghi nhận sự hiện diện và đóng góp của cộng đồng người Việt trên toàn California, cũng như tại hải ngoại. Đặc biệt là vào thời điểm đánh dấu 50 năm ngày người Việt tỵ nạn cộng sản rời xa quê hương vào tháng 4 đen, năm 1975. Cú tát vào mặt CSVN, chúng tước tên, nhưng Sài Gòn không bao giờ mất tên!
Sự thành công cho việc đổi tên xa lộ này, là là niềm tự hào, hãnh diện chung của người Việt Nam tại khắp nơi! Đặc biệt Miền Bắc và Nam California, nơi có hai cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản lớn nhất tại Hoa Kỳ, cũng như tại hải ngoại, cùng bền bỉ tranh đấu chung, mới có một kết quả tốt đẹp như thế!
Tháng Tư 75, Sài Gòn mất tên! 50 năm sau, một Xa Lộ có tên “Little Saigon Freeway!” trên đất Mỹ!
Thư Mời
Kính gởi:
- Quý thân hào nhân sĩ
- Quý Hội Đoàn,Đoàn Thể Người Việt Quốc Gia Tị Nạn CS
- Quý cơ quan Truyền Thông Báo Chí
- Quý Thanh Niên Sinh viên , Hậu duệ VNCH
Kính thưa quý vị,
Nhằm gìn giữ căn cước tỵ nạn CS và sự hiện diện của Cộng Đồng Người Việt trên đất nước Hoa Kỳ, Dân biểu Tiểu Bang Cali Tạ Đức Trí đã đệ trình dự luật AB 2698 đặt tên 1 đoạn xa lộ dẫn vào Little Sài Gòn trên Freeway 405 là Little Sài Gòn Freeway và cũng được Cộng Đồng Việt Mỹ miền Bắc Cali đệ trình thỉnh nguyện Thư tới Thượng Nghị Sĩ Dave Cortese, đặc trách Trưởng Ban giao thông của California và cũng là nhân chứng của Dự Luật AB 2698. Kết quả đã được Tiểu Bang Cali chuẩn thuận. Ngoài ra, DB Trí đã tranh đấu để có Bảng tên và sẽ khánh thành trước ngày Đại Lễ Tưởng Niệm 50 năm Tháng Tư Đen, Do đó, bảng tên sẽ được gắn vào ngày 18/4/2025 tới đây.
- Vì kinh phí công tác này, không nằm trong ngân sách của Tiểu Bang mà do Cộng Đồng Người Việt đóng góp, do đó Cộng Đồng Bắc Cali hưởng ứng sự kêu gọi của DB Trí sẽ tổ chức 1 buổi gây quỹ
Địa điểm : Bloom USA-3233 De La Cruz #D Santa Clara, CA 95054
Thời gian: Từ 11:00 Am đến 15:00 Pm. Ngày Thứ Bảy 5/4/2025
Vì muốn bảo trì tên “Little SaiGon” cho mai sau và mãi mãi, chúng tôi mong quý vị góp một bàn tay trong công tác này;
Kính mời quý vị tham dự buổi gây quỹ này hoặc giúp đỡ. Sự hiện của Quý vị là 1 vinh dự cho Ban Tổ Chức:
a/ Xin Ủng Hộ $40.00 mỗi người tham dự. Không có bán vé, trả tại bàn.
b/ Giúp đỡ viết Check, xin đề “Quảng Trị Victory Foundation”, phần memo: Donation Freeway 405, Gửi về 9141 Bolsa Ave Suite 303, Westminster, CA 92683.
c/ Nếu tham dự được, vui lòng cho biết để chúng tôi giới thiệu.
d/ Nếu có lòng đóng góp hỗ trợ, vui lòng cho biết để chúng tôi mời phát biểu.
Trân Trọng Kính mời,
San Jose, Ngày 22 tháng 3 năm 2025
Trưởng Ban Tổ Chức
KQ Lê Văn Hải
- Cố Vấn: Triệu Hà 408-646-8752
Các thành viên trong tổ chức:
Huỳnh Lương Thiện 415-720-5247
Đặng Long 408-886-0178
Nghệ Lữ 408-677-1482
Văn Nghệ: Sơn Loan 408-605-8314
Sài Gòn sau tháng 4/1975, qua con mắt của 1 thanh niên miền bắc, người sau này trở thành nhà văn nổi tiếng Nguyễn Quang Lập!
-Mãi tới ngày 30 tháng 4 năm 1975 tôi mới biết thế nào là ngày sinh nhật. Quê tôi người ta chỉ quan tâm tới ngày chết, ngày sinh nhật là cái gì rất phù phiếm. Ngày sinh của tôi ngủ yên trong học bạ, chỉ được nhắc đến mỗi kỳ chuyển cấp. Từ thuở bé con đến năm 19 tuổi chẳng có ai nhắc tôi ngày sinh nhật, tôi cũng chẳng quan tâm. Đúng ngày “non sông thu về một mối!” tôi đang học Bách Khoa Hà Nội, cô giáo dạy toán xác suất đã cho hay, đó cũng là ngày sinh nhật của tôi. Thật không ngờ. Tôi vui mừng đến độ muốn bay vào Sài Gòn ngay lập tức, để cùng Sài Gòn tận hưởng “Ngày trọng đại!”.
Kẹt nỗi tôi đang học, ba tôi không cho đi. Sau ngày 30 tháng 4, cả nhà tôi đều vào Sài Gòn, trừ tôi. Ông bác của tôi dinh tê vào Sài Gòn năm 1953, làm ba tôi luôn ghi vào lý lịch của ông và các con ông hai chữ “đã chết”, giờ đây là triệu phú số một Sài Gòn. Ba tôi quá mừng, vì ông bác tôi còn sống, mừng hơn nữa là “triệu phú số một Sài Gòn”. Ông bác tôi cũng mừng ba tôi hãy còn sống, mừng hơn nữa là “gia đình bảy đảng viên cộng sản”. Cuộc đoàn tụ vàng ròng và nước mắt. Ông bác tôi nhận nước mắt đoàn viên bảy đảng viên cộng sản, ba tôi nhận hơn hai chục cây vàng đem ra Bắc trả hết nợ nần, còn xây được ngôi nhà ngói ba gian hai chái. Sự đổi đời diệu kỳ!
Dù chưa được vào Sài Gòn, nhưng tôi đã thấy Sài Gòn qua ba vật phẩm lạ lùng, đó là bút bi, mì tôm và cassette của thằng Minh cùng lớp, ba nó là nhà thơ Viễn Phương ở Sài Gòn gửi ra cho nó. Chúng tôi xúm lại quanh thằng Minh, xem nó thao tác viết bút bi, hồi đó gọi là bút nguyên tử. Nó bấm đít bút cái tách, đầu bút nhô ra, và nó viết. Nét mực đều tăm tắp, không cần chấm mực, không cần bơm mực, cứ thế là viết. Chúng tôi ai nấy há hốc mồm không thể tin nổi, Sài Gòn lại có thể sản xuất được cái bút tài tình thế kia.
Tối hôm đó thằng Mình bóc gói mì tôm bỏ vào bát. Tưởng đó là lương khô chúng tôi không chú ý lắm. Khi thằng Minh đổ nước sôi vào bát, một mùi thơm rất lạ bốc lên, hết thảy chúng tôi đều nuốt nước bọt, đứa nào đứa nấy bỗng đói cồn cào. Thằng Minh túc tắc ăn, chúng tôi vừa nuốt nước bọt vừa cãi nhau. Không đứa nào tin Sài Gòn lại có thể sản xuất được đồ ăn cao cấp thế kia. Có đứa còn bảo đồ ăn đổ nước sôi vào là ăn được ngay, thơm ngon thế kia, chỉ giành cho các du hành vũ trụ, người thường không bao giờ có.
Thằng Minh khoe cái cassete ba nó gửi cho nó để nó học ngoại ngữ. Tới đây thì tôi bị sốc, không ngờ nhà nó giàu thế. Với tôi cassete là tài sản lớn, chỉ những người giàu mới có. Năm 1973 quê tôi lần đầu xuất hiện một cái cassete của một người du học Đông Đức trở về. Cả làng chạy đến xem máy ghi âm, mà ai cũng đinh ninh đó là công cụ hoạt động tình báo, người thường không thể có. Suốt mấy ngày liền, dân làng tôi say sưa nói vào máy ghi âm, rồi bật máy nghe tiếng của mình. Tôi cũng được nói vào máy ghi âm và thật vọng vô cùng không ngờ, tiếng của tôi lại tệ đến thế. Một ngày tôi thấy tài sản lớn ấy trong tay một sinh viên, không còn tin vào mắt mình nữa. Thằng Minh nói, rẻ không à. Thứ này chỉ ghi âm, không có radio, giá hơn chục đồng thôi, bán đầy chợ Bến Thành. Không ai tin thằng Minh cả. Tôi bỉu môi nói với nó, cứt! Rứa Sài Gòn là tây à? Thằng Minh tủm tỉm cười không nói gì, nó mở casete, lần đầu tiên chúng tôi được nghe nhạc Sài Gòn, tất cả chết lặng trước giọng ca của Khánh Ly, trong Sơn Ca số 7. Kết thúc Sơn ca số 7, thằng Hoan bỗng thở hắt một tiếng thật to và kêu lên, đúng là tây thật bay ơi!
Sài Gòn là tây, điều đó hấp dẫn tôi đến nỗi, đêm nào tôi cũng mơ tới Sài Gon. Kỳ nghỉ hè năm sau, tháng 8 năm 1976, tôi mới được vào Sài Gòn. Ba tôi vẫn bắt tôi không được đi đâu, “ở nhà học hành cho tử tế”, nhưng tôi đủ lớn để bác bỏ sự ngăn cấm của ông. Hơn nữa cô họ tôi rất yêu tôi, đã cho người ra Hà Nội đón tôi vào. Xe chạy ba ngày ba đêm tôi được gặp Sài Gòn.
Tôi sẽ không kể những gì lần đầu tôi thấy trong biệt thự của ông bác tôi, từ máy điều hòa, tủ lạnh, ti vi tới xe máy, ô tô, cầu thang máy và bà giúp việc tuổi năm mươi, một mực lễ phép gọi tôi bằng cậu. Ngay mấy cục đá lạnh cần lúc nào có ngay, lúc đó cũng đã làm tôi thán phục lắm rồi. Thán phục chứ không ngạc nhiên, vì đó là nhà của ông triệu phú. Xin kể những gì buổi sáng đầu tiên tôi thực sự gặp gỡ Sài Gòn.
Khấp khởi và hồi hộp, rụt rè và cảnh giác, tôi bước xuống lòng đường thành phố Sài Gòn và gặp ngay tiếng dạ ngọt như mía lùi của bà bán hàng tạp hóa, đáng tuổi mạ tôi. Không nghĩ tiếng dạ ấy giành cho mình, tôi ngoảnh lại sau xem bà chủ dạ ai. Không có ai. Thì ra bà chủ dạ khách hàng, điều mà tôi chưa từng thấy. Quay lại thấy nụ cười bà chủ, nụ cười khá giả tạo. Cả tiếng dạ cũng giả tạo, nhưng với tôi là trên cả tuyệt vời. Từ bé cho đến giờ tôi toàn thấy những bộ mặt lạnh lùng khinh khỉnh, của các mậu dịch viên, luôn coi khách hàng như những kẻ làm phiền họ. Lâu ngày rồi chính khách hàng cũng tự thấy mình có lỗi và chịu ơn các mậu dịch viên. Nghe một tiếng dạ, thấy một nụ cười của các mậu dịch viên, dù là giả tạo cũng là điều không tưởng, thậm chí là phi lý.
Tôi mua ba chục cái bút bi về làm quà cho bạn bè. Bà chủ lấy dây chun bó bút bi và cho vào túi nilon, chăm chút cẩn thận, cứ như bà đang gói hàng cho bà chứ không phải cho tôi. Không một mậu dịch viên nào, cả những bà hàng xén quê tôi, phục vụ khách hàng được như thế, cái túi nilon gói hàng càng không thể có. Ai đòi hỏi khách hàng dây chun buộc hàng và túi nilon đựng hang, sẽ bắt gặp cái nhìn khinh bỉ, vì đó là đòi hỏi của một kẻ không hâm hấp, cũng ngu xuẩn. Giờ đây bà chủ tạp hóa Sài Gòn làm điều đó hồn hậu, như một niềm vui của chính bà, khiến tôi sửng sốt.
Cách đó chưa đầy một tuần, ở Hà Nội tôi đi sắp hàng mua thịt cho anh cả. Cô mậu dịch viên hất hàm hỏi tôi, hết thịt, có đổi thịt sang sườn không? Dù thấy cả một rổ thịt tươi dưới chân cô mậu dịch viên, tôi vẫn đáp, dạ có! Tranh cãi với các mậu dịch viên, là điều dại dột nhất trần đời. Cô mậu dịch viên ném miếng sườn heo cho tôi. Cô ném mạnh quá, miếng sườn văng vào tôi. Tất nhiên tôi không hề tức giận, tôi cảm ơn cô đã bán sườn cho tôi và vui mừng đã chụp được miếng sườn, không để nó rơi xuống đất.
Kể vậy để biết, vì sao bà chủ tạp hóa Sài Gòn đã làm tôi sửng sốt.
Rời quầy tạp hóa tôi tìm tới một quán cà phê vườn. Uống cà phê để biết, cũng là để ra dáng ta đây dân Sài Gòn. Ở Hà Nội tôi chỉ quen chè chén, không dám uống cà phê, vì nó rất đắt. Tôi ngồi vắt chân chữ ngũ, nhâm nhi cốc cà phê đen đá pha sẵn, hút điếu thuốc Capstan, tự thấy mình lên hẳn mấy chân kính. Không may tôi vô ý quờ tay làm đổ vỡ ly cà phê. Biết mình sắp bị ăn chửi và phải đền tiền ly cà phê, mặt cậu bé hai mươi tuổi đỏ lựng. Cô bé phục vụ chạy tới vội vã lau chùi, nhặt nhạnh mảnh vỡ thủy tinh với một thái độ như chính cô là người có lỗi. Cô thay cho tôi một ly cà phê mới, nhẹ nhàng như một lẽ đương nhiên. Tôi thêm một lần sửng sốt.
Một giờ sau tôi quay về nhà ông bác, phát hiện sau nhà là một con hẻm đầy sách. Con hẻm ngắn, rộng rãi. Tôi không nhớ nó có tên đường hay không, chỉ nhớ rất nhiều cây cổ thụ tỏa bóng sum sê, hai vỉa hè đầy sách. Suốt buổi sáng hôm đó tôi tha thẩn ở đây. Quá nhiều sách hay, tôi không biết nên bỏ cuốn gì mua cuốn gì. Muốn mua hết phải chất đầy vài xe tải. Giữa hai vỉa hè mênh mông sách đó, có cả những cuốn sách Mác – Lê. Cuốn Tư Bản Luận của Châu Tâm Luân và Hành trình trí thức của Karl Marx của Nguyễn Văn Trung, cùng nhiều sách khác. Thoạt đầu tôi tưởng sách từ Hà Nôi chuyển vào, sau mới biết sách của Sài Gòn xuất bản từ những năm sáu mươi. Tôi hỏi ông chủ bán sách, ở đây người ta cũng cho in sách Mác - Lê à? Ông chủ quán vui vẻ nói, dạ chú. Sinh viên trong này học cả Mác - Lê. Tôi ngẩn ngơ cười không biết nói gì hơn.
Chuyện quá nhỏ, với nhiều người là không đáng kể, với tôi lúc đó thật khác thường, nếu không muốn nói thật lớn lao. Tôi không cắt nghĩa được đó là gì, trong buổi sáng hôm ấy. Tôi còn ở lại Sài Gòn thêm 30 buổi sáng nữa, vẫn không cắt nghĩa được đó là gì. Nhưng khi quay ra Hà Nội tôi bỗng sống khác đi, nghĩ khác đi, đọc khác đi, nói khác đi. Bạn bè tôi ngày đó gọi tôi là thằng hâm, thằng lập dị. Tôi thì rất vui, vì biết mình đã được giải phóng. (Nguồn FB Nguyễn Quang Lập).
Thư Mời Chiều Nhạc Hát Cho Thành Phố Mất Tên!
Mở Đầu Sinh Hoạt Tưởng Niệm Tháng Tư Đen 2025!
Dù Nửa Thế Kỷ Qua, Ngày Nào Quê Hương Còn Đảng Độc Tài Cộng Sản Thống Trị, Ngày Đó, Vẫn Còn…Tháng Tư Đen!
Trân Trọng Giới Thiệu Chiều Nhạc Tưởng Niệm:
50 Năm, Ngày Sài Gòn Mất Tên! (Phải mang tên…xác người!
Do Nhóm Thân Hữu Sài Gòn và Nhóm Văn Nghệ Sài Gòn Nhớ, Lần Đầu Tiên Phối Hợp Tổ Chức!
Lúc 3 giờ chiều, Chủ Nhật, ngày 6 tháng 4, năm 2025
Tại Cà Phê Lovers, 1855 Aborn Rd, San Jose, Ca 95121.
*Nước uống và vào cửa tự do!
-Phần văn nghệ đặc sắc, do những giọng ca được yêu mến miền Thung Lũng Hoa Vàng đảm trách: Thúy Nga, Thanh Trúc, Khôi Nguyên, Ngọc Hoa, Văn Khoa, Hoàng Minh, Trung Kiên, Thu Phương, MC: Thanh Loan, Hạnh Thảo, Duy Hải, Nguyễn Hồng Dũng….
*Hoạt cảnh 30 Tháng Tư, nhiều nước mắt!
Trân Trọng Kính Mời.
Thay Mặt BTC: Lê Văn Hải
LL (408) 480-4656
Nhóm Thân Hữu Sài Gòn:
-Nguyễn Cao Thăng
-Trần Chánh Tùy
-Hoàng Thưởng
Thần tài gõ cửa người Việt: Nhóm 5 người Á châu, có đến 4 gốc Việt, trúng số $60 triệu ở Canada, mỗi người lãnh 12 triệu!
– Năm cư dân cùng làm việc tại Toronto xuất thân từ các quốc gia có truyền thống Tết Nguyên Đán san sẻ niềm vui sau khi trúng giải xổ số độc đắc Lotto Max trị giá $60 triệu, theo trang tin tức CityNews Toronto hôm 25 Tháng Ba.
Trang Phạm, Sương Trần cùng ngụ tại Mississauga, Phong Phan từ Brampton, Thức Lê từ Toronto và Zou Hsieh từ Scarborough chung vui sau chiến thắng và giải thích cơ duyên nào giúp họ đến được với tấm vé trúng giải.
Trong một số nền văn hóa Á Châu, Tết Nguyên Đán là một dịp lễ quan trọng, tượng trưng cho gia đình, may mắn, sức khỏe và thịnh vượng cho năm mới. Nhằm tôn vinh truyền thống này, bà Trang, trưởng đơn vị tại một công ty xây cất địa phương, đề nghị các đồng nghiệp mua một tấm vé cho kỳ xổ số Lotto Max vào ngày 21 Tháng Giêng 2025.
Trang Phạm, Sương Trần cùng ngụ tại Mississauga, Phong Phan từ Brampton, Thức Lê từ Toronto và Zou Hsieh từ Scarborough lãnh thưởng mỗi người $12 triệu từ tấm vé trúng giải.
“Khoảng một tuần trước Tết Nguyên Đán, trong lúc mua kem sữa để pha cà phê trong văn phòng cho đồng nghiệp thì tôi chợt nghĩ tới chuyện mua một tờ vé số cho cả nhóm,” bà Trang cho biết trong một cuộc phỏng vấn với OLG.
“Tôi đọc báo thì thấy tờ vé trúng $60 triệu giải Lotto Max được bán ở Etobicoke, cho nên tôi lập tức kiểm tra tờ vé số của cả nhóm. Tôi tự xem lại các con số và thấy có một dòng trùng khớp. Lúc đó tôi giật mình, tôi quyết định kiểm tra lại tờ vé số trên ứng dụng OLG.
“Khi tôi nhìn thấy $60 triệu trên màn hình, tôi hoàn toàn sửng sốt. Tôi bèn chụp màn hình và gửi ngay vào nhóm trò chuyện,” bà Trang nói.
Bà Trang cho biết sau đó điện thoại của bà “như phát nổ” với hàng loạt cuộc điện thoại và tin nhắn từ năm người trong nhóm và biết rằng mỗi người sẽ nhận được $12 triệu tiền trúng giải.
“Lúc đó tôi đang đứng ở bãi đậu xe công ty thì thấy tin nhắn. Tôi nghĩ Trang chỉ nói chơi thôi nên tôi mới gọi cho cô ấy,” Sương nói. “Lúc Trang nói đây là chuyện có thật, tôi mừng rơn và khóc trong sung sướng.”
Ông Phong cũng nói rằng phải tự tay kiểm tra các con số và khi nhận ra quả thật ông và nhóm đã trúng giải, ông thừa nhận “đúng là ngày hôm đó tôi đứng ngồi không yên.”
Phong cũng báo cho Hsieh và ông Thức, hai người không có mặt trong nhóm trò chuyện. Cả hai cho biết họ không tin nổi và mất ăn mất ngủ nhiều ngày liền sau khi hay tin.
Trang cho biết bà mơ về một căn nhà và làm việc bác ái.
“Từ lúc bố mẹ tôi chuyển qua Canada, mục tiêu của tôi là mua nhà. Họ vì tôi mà hy sinh rất nhiều, giờ đây đã tới lượt tôi chăm lo cho họ. Tôi cũng muốn đầu tư khôn ngoan và khám phá hoạt động từ thiện,” Trang giải thích.
Còn Phong thì mặc dù chưa sẵn sàng về hưu nhưng cũng lập kế hoạch nghỉ ngơi.
“Lúc nào tôi cũng muốn đi du lịch và giờ đây tôi có được cơ hội nhờ tờ vé số này. Tôi cũng mong được khởi nghiệp kinh doanh riêng, cho nên tôi thấy có nhiều điều phải tìm hiểu, hy vọng là trong lúc chu du tới những vùng đất mới mẻ.”
Riêng Hsieh thì lập tức quyết định về hưu.
Còn Thức thì muốn tập trung chăm lo cho gia đình.
“Ưu tiên hàng đầu của tôi là mua nhà cho mẹ. Tôi sẽ chia tiền trúng số cho thân quyến và cũng tự thưởng cho mình một chiếc xe hơi mới.”
Và sau cùng, Sương cho biết bà đang dành thời giờ ngẫm nghĩ thêm.
Năm người này mua tờ vé số Lotto Max trúng giải tại Giant Tiger ở Etobicoke.
OLG cho biết giải độc đắc trong kỳ xổ số Lotto Max vào tối Thứ Ba trị giá $60 triệu, trong đó có chừng sáu giải thưởng maxmillions, mỗi giải $1 triệu.
Phong Trào ‘Tesla Takedown’ Bùng Nổ: Hàng Trăm Cuộc Biểu Tình Khắp Mỹ, Canada và Châu Âu
-Cuối tuần qua, hàng trăm cuộc biểu tình đã diễn ra tại các đại lý của Tesla trên khắp nước Mỹ, Canada và châu Âu, nhằm phản đối tỉ phú Elon Musk – Giám đốc điều hành Tesla và cố vấn hàng đầu của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Theo Hãng tin AFP, ngày 29 Tháng Ba, hơn 200 cuộc biểu tình đã nổ ra tại các cơ sở Tesla ở Mỹ, đánh dấu cao trào của phong trào “Tesla Takedown.” Phong trào này kêu gọi “một ngày hành động toàn cầu” với mục tiêu đạt 500 cuộc biểu tình trên khắp thế giới.
Người biểu tình đã giương cao các biểu ngữ với thông điệp như “Tỉ phú Musk đang cướp tiền của chúng ta” và “Giành lại đất nước.” Trong khi một số người lên án Elon Musk, những người khác yêu cầu đóng cửa Ban Hiệu Suất Chính Phủ (DOGE) – cơ quan mà ông Musk giữ vai trò cố vấn và đang thực hiện các chính sách cắt giảm quy mô lớn bộ máy liên bang.
Eva Mueller, một người biểu tình ở New York, bày tỏ bức xúc: “Ông ta hành xử như thể mình là phó tổng thống. Ông ta đang phá hoại chính phủ và nền dân chủ của chúng ta.”
Các cuộc biểu tình tương tự cũng diễn ra tại Washington, Florida, Massachusetts, California và Canada, cũng như các thành phố lớn ở châu Âu như London, Berlin và Paris.
Elon Musk Và Sự Thừa Nhận Về ‘Bất Lợi’ Khi Tham Gia Chính Phủ
Trong khi các cuộc biểu tình leo thang, Tổng thống Trump đã gọi những người phản đối Tesla là “khủng bố” và đe dọa áp dụng mức án tù lên tới 20 năm.
Elon Musk, trong cuộc phỏng vấn với Đài Fox News ngày 28 Tháng Ba, thừa nhận rằng việc tham gia vào bộ máy chính quyền không mang lại lợi ích cho ông và công ty: “Thực ra việc tôi tham gia chính phủ là một bất lợi chứ không phải có lợi. Các công ty của tôi đang chịu thiệt hại vì tôi ở trong chính phủ.”
Tỉ phú Musk cũng đề cập đến các cuộc tấn công bạo lực nhắm vào Tesla trong thời gian gần đây. Theo Đài CNN, các cơ sở Tesla và phương tiện cá nhân của công ty đã trở thành mục tiêu của nhiều hành vi phá hoại như đốt phá, nổ súng và vẽ bậy.
Các trạm sạc Tesla cũng không nằm ngoài làn sóng bạo lực này.
Cục Điều Tra Liên Bang Mỹ (FBI) đã thành lập một lực lượng đặc nhiệm để “trấn áp các cuộc tấn công bạo lực nhằm vào Tesla,” đồng thời coi các hành động chống lại công ty là “khủng bố nội địa.”
Trong cuộc họp trực tiếp với nhân viên vào ngày 21 Tháng Ba, Elon Musk thừa nhận Tesla đang trải qua một thời kỳ khó khăn và không phủ nhận rằng những biến động chính trị có thể gây thêm áp lực cho công ty.
Với tình hình hiện tại, cuộc đối đầu giữa Elon Musk và các nhóm biểu tình dường như vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, khiến tương lai của Tesla trở nên bấp bênh hơn trong thời gian tới.
Thẩm phán ngăn cản Tổng thống Trump sa thải nhân viên Đài Tiếng nói Hoa Kỳ
(Phạm Duy)
(Biển hiệu tại lối vào trụ sở Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) ở Washington, D.C.)
-Một thẩm phán quận của Hoa Kỳ đã ban hành lệnh cấm đối với nỗ lực của Tổng thống Donald Trump nhằm thu hẹp quy mô của cơ quan liên bang tài trợ chính cho Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA).
Vào giữa tháng Ba, Tổng thống Trump đã ra lệnh cắt giảm mạnh tại Cơ quan Truyền thông Toàn cầu Hoa Kỳ (USAGM), một tổ chức bảo trợ cho VOA. Việc cắt giảm này là một phần của nỗ lực rộng lớn hơn nhằm giảm lãng phí của liên bang và điều chỉnh lại viện trợ nước ngoài và các sáng kiến quyền lực mềm khác theo chính sách ‘Nước Mỹ trên hết’ của chính quyền Trump.
Lệnh hành pháp này cũng nhắm vào Đài Phát thanh Châu Âu Tự do/Đài Phát thanh Tự do (RFE/RL), một tổ chức khác thuộc USAGM được thành lập vào đầu những năm 1950.
Đáp lại, các nhà báo của VOA, các công đoàn và các tổ chức phi chính phủ về tự do báo chí, đã kiện USAGM và ban lãnh đạo của cơ quan này, cảnh báo rằng đài phát thanh – đã “thúc đẩy các lý tưởng dân chủ của Hoa Kỳ ở nước ngoài kể từ Thế chiến II” – sẽ phải chịu “tổn hại không thể khắc phục được“, trong khi các nhân viên nước ngoài của họ có thể phải đối mặt với “trục xuất về nước“.
Vào thứ Sáu (28/3), Thẩm phán quận James Paul Oetken đã ban hành lệnh cấm tạm thời, ngăn chặn USAGM chấm dứt hợp đồng của khoảng 1.200 nhân viên VOA đã bị cho nghỉ việc vào đầu tháng này.
Thẩm phán Oetken đã cấm USAGM thực hiện lệnh của ông Trump và “tiến hành bất kỳ nỗ lực nào khác nhằm chấm dứt, cắt giảm nhân sự, cho nghỉ phép hoặc tạm đình chỉ bất kỳ nhân viên hoặc nhà thầu nào của USAGM“. Phán quyết này cũng ngăn chặn cơ quan này chấm dứt các khoản tài trợ hoặc hợp đồng liên bang hoặc đóng cửa các văn phòng hiện có.
Cố vấn về USAGM do ông Trump bổ nhiệm Kari Lake đã bảo vệ các khoản cắt giảm vào đầu tháng này, gọi cơ quan này là “không thể cứu vãn“.
“Từ trên xuống dưới, cơ quan này là một sự mục nát và gánh nặng khổng lồ đối với người nộp thuế Hoa Kỳ – một rủi ro an ninh quốc gia đối với quốc gia này – và đã bị phá vỡ không thể cứu vãn“, bà Lake nhận xét.
Tỷ phú Elon Musk, chuyên gia về hiệu quả chính phủ của ông Trump, hồi tháng Hai cũng đã bày tỏ quan điểm ủng hộ việc đóng cửa VOA và RFE/RL. Ông Musk lập luận rằng các đài phát thanh có liên hệ với CIA đã có tác dụng trong Chiến tranh Lạnh, nhưng “không ai nghe họ nữa“. Ông Musk mô tả các kênh truyền thông này là “những kẻ cực đoan cánh tả điên rồ, tự nói chuyện với chính mình trong khi đốt 1 tỷ USD tiền thuế của người dân Hoa Kỳ mỗi năm”
Nhà bình luận mong VOA sẽ trở lại là “thanh kiếm đâm xuyên trái tim ĐCSTQ”
(Mạnh Hạo)
(Biển hiệu tại lối vào trụ sở Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) ở Washington, D.C.)
-Tổng thống Mỹ Trump mới đây bất ngờ ra lệnh đóng cửa Đài Tiếng nói nước Mỹ (VOA), Đài Á Châu Tự do (RFA) và hàng loạt tổ chức phát thanh truyền hình đối ngoại khác trực thuộc Tổ chức truyền thông quốc tế Mỹ (USAGM), trong đó có Đài phát thanh Cuba và Đài phát thanh Trung Đông. Quyết định này như “đòn bom tấn” làm dấy lên dư luận quốc tế. Về vấn đề này, nhà bình luận thời sự Ngô Kiến Dân (Wu Jianmin, người Mỹ gốc Hoa) đã chia sẻ quan điểm của ông trong chương trình tự truyền thông, cho rằng động thái là “tính sổ” với tình trạng tham nhũng gần đây và sự chệch hướng khỏi các giá trị truyền thống, nhưng kết thúc này rất đáng tiếc nên hy vọng VOA sẽ được tái sinh và định hình lại sứ mệnh qua việc tái tổ chức.
Ủng hộ với tính sổ tham nhũng và xâm nhập của ĐCSTQ
Ông Ngô Kiến Dân đã phân tích những tiếng nói ủng hộ việc đóng cửa Đài VOA Mỹ, rằng nhiều người tin quyết định này là “đúng đắn” vì vấn đề của VOA những năm gần đây khiến tổ chức này đi chệch khỏi mục đích ban đầu, trở thành một tổ chức kém hiệu quả và tham nhũng.
Ông đề cập đến mô hình hoạt động của VOA phình quá to. Ví dụ cựu giám đốc bộ phận tiếng Trung của VOA là Cung Tiểu Hạ (Gong Xiaoxia) từng tiết lộ rằng một chương trình cần hơn 20 người, bao gồm người dẫn chương trình, biên tập viên, biên kịch, nhiếp ảnh gia và đội ngũ hậu kỳ, nhưng số lần nhấp vào chương trình được sản xuất ít hơn nhiều so với một số người tự truyền thông một mình. Ông ví dụ từ bản thân mình, nói rằng ông đã sản xuất hơn 2.600 tập chương trình, tất cả đều được hoàn thành một cách độc lập, ông chưa bao giờ dựa vào sự giúp đỡ của người khác nhưng vẫn duy trì ổn định được sức ảnh hưởng. Ngược lại, Đài VOA Mỹ tiêu tốn một lượng lớn tiền thuế của người dân, nhưng lại không đạt được vị thế truyền thông như mong đợi, khiến nhiều người ủng hộ tin rằng sự tồn tại của đài này không còn cần thiết nữa.
Theo nhà bình luận này, vấn đề đáng lo ngại hơn nữa là VOA từ lâu đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) xâm nhập. Ông ví dụ rằng một số người dẫn chương trình và biên tập viên trong tổ chức rõ ràng có khuynh hướng cánh tả và thậm chí đồng tình với lập trường của ĐCSTQ.
Ví dụ, một người dẫn chương trình người da trắng tên Amanda có mối quan hệ sâu sắc với Trung Quốc, chồng cô đã đầu tư hàng trăm triệu đô la vào Trung Quốc và có mối quan hệ chặt chẽ với ĐCSTQ. Sự xâm nhập này đã khiến nội dung chương trình của VOA đi chệch khỏi mục đích ban đầu là truyền bá các giá trị truyền thống của Mỹ, thay vào đó trở thành sân khấu cho các tư tưởng cánh tả và tuyên truyền của ĐCSTQ.
Ông đề cập rằng trong đại dịch COVID-19, các tin của VOA cố tình hạ thấp nguồn gốc [nhân tạo] của “virus Vũ Hán” (COVID-19), gọi nó là “xuất hiện tự nhiên” – một lập trường khiến nhiều thính giả thất vọng. Những người ủng hộ việc đóng cửa VOA tin rằng các phương tiện truyền thông như vậy không còn giá trị nữa, và việc đóng cửa là sự tính toán mang tính quyết định đối với nạn tham nhũng và xâm nhập từ Trung Quốc.
Phản đối đóng cửa: Bảo vệ niềm đam mê và sứ mệnh
Tuy nhiên, Ngô Kiến Dân thẳng thắn cho biết ông phản đối việc đóng cửa VOA. Ông tin rằng quyết định này không chỉ là sự kết thúc của một tổ chức truyền thông, còn là sự cắt đứt một món ăn tinh thần của nhiều thế hệ người dân Trung Quốc. Đài VOA có lịch sử hơn 80 năm kể từ khi thành lập vào năm 1942, tiếng nói của đài đã xuyên qua ‘Bức màn sắt’ và mang lại hy vọng cho vô số người dân Trung Quốc đang sống trong môi trường áp bức. Ông nhớ lại lần đầu tiên nghe Đài VOA qua sóng ngắn khi còn học trung học, giọng nói ngọt ngào của phát thanh viên và tin tức thực tế khiến ông cảm nhận được sự vĩ đại của thế giới bên ngoài Trung Quốc, và điều đó như “cú sốc” ảnh hưởng đến cuộc sống của ông. Ông nhấn mạnh nhờ VOA mà nhiều thế hệ người Trung Quốc được mở mang ra thế giới, học tiếng Anh và thậm chí đã dấn thân vào con đường theo đuổi tự do, sự giác ngộ về mặt tinh thần này không thể thay thế bằng bất kỳ phương tiện truyền thông nào.
Ông cho biết VOA từng là ngọn hải đăng cho người dân Trung Quốc đấu tranh chống lại áp bức của cộng sản. Trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa Trung Quốc (1966 – 1976), người Trung Quốc nghe Đài VOA bị phát hiện có thể chịu án tử hình. Ngay cả khi Trung Quốc cải cách và mở cửa [từ thời Đặng Tiểu Bình], việc nghe Đài VOA vẫn bị coi là “hành vi của đài địch”, nếu bị tố giác thì có thể bị tù, tệ nhất là vài năm tù, nhưng vô số người sẵn sàng chấp nhận rủi ro để được nghe tiếng nói chân thực đó. Ông tin rằng sự tồn tại của VOA có giá trị xã hội to lớn đối với người dân Trung Quốc, đặc biệt là trong việc vạch trần sự thật về lịch sử của Đảng Cộng sản và truyền cảm hứng thức tỉnh cho người dân, bên hưởng lợi lớn nhất nếu đóng cửa VOA là ĐCSTQ, và “Tập Cận Bình có lẽ sẽ phải khui sâm panh để ăn mừng”.
Ông cũng đề cập rằng VOA đã triển khai các chương trình giáo dục như “900 câu tiếng Anh”, giúp vô số người trẻ nước ngoài thành thạo tiếng Anh. Những hạt giống tinh thần và văn minh này cũng đã nở rộ khắp Trung Quốc, nuôi dưỡng nhiều thế hệ đấu tranh cho dân chủ.
Do đó, những người phản đối việc đóng cửa VOA tin rằng không nên chấm dứt VOA trên diện rộng mà nên tổ chức lại để loại bỏ tham nhũng và sự xâm nhập, đồng thời định hình lại vai trò của VOA xứng danh tiếng nói của công lý.
Quyết định của Trump và Lake
Ông Ngô Kiến Dân phân tích những lý do trực tiếp dẫn đến việc đóng cửa VOA. Ông tiết lộ rằng động thái của ông Trump có liên quan mật thiết đến giám đốc mới của VOA Carol Lake. Lake là một nhân viên truyền thông cấp cao, từng giữ các vị trí quan trọng tại nhiều cơ quan truyền thông Mỹ với mức lương hàng năm trên một triệu đô la Mỹ, nhưng bà đã từ bỏ mức lương cao đó để gia nhập nhóm của ông Trump. Bà từ lâu đã ủng hộ Trump, và đặc biệt kiên quyết bảo vệ quan điểm của ông trong cuộc tranh cãi về cuộc bầu cử năm 2020, tin rằng đã có gian lận trong cuộc bầu cử, điều này phù hợp với quan điểm của Trump. Niềm tin của Trump dành cho bà được thể hiện rõ khi ông trực tiếp bổ nhiệm bà làm giám đốc Đài VOA và sau đó thăng chức cho bà làm cố vấn truyền thông của tổng thống, cho phép bà phụ trách các công việc của Cơ quan Truyền thông Quốc tế Mỹ USAGM mà không cần sự chấp thuận của Thượng viện.
Sau khi Lake nhậm chức đã tiến hành một cuộc điều tra toàn diện về VOA. Bà phát hiện ra sự lãng phí kinh hoàng tại cơ quan này, chẳng hạn như thuê một tòa nhà văn phòng sang trọng, trả tiền thuê một lần là 250 triệu đô la trong 15 năm, cộng với hàng chục triệu đô la chi phí cải tạo, nhưng lại thiếu thiết bị chuyên nghiệp mà giới truyền thông cần. Bà cũng tiết lộ rằng VOA trả 53 triệu đô la mỗi năm cho các phương tiện truyền thông khác như AP, BBC… để mua nội dung tin tức, vì thế nghi ngờ về khả năng tự lấy tin và biên tập của VOA. Những phát hiện này khiến bà kết luận rằng VOA hoạt động không hiệu quả, lãng phí tiền thuế của người dân và cần phải cải cách toàn diện.
Tuy nhiên, lý do thực sự khiến Trump ra lệnh đóng cửa VOA là hành vi khiêu khích của một phóng viên người Indonesia. Khi ông đang trao đổi với Thủ tướng Ireland, phóng viên này đã tự tiện lớn tiếng chất vấn rằng liệu ông có dự định đuổi người Palestine ra khỏi Gaza hay không. Động thái này khiến ông Trump tức giận, đáp lại: “Không ai muốn đuổi người Palestine đi cả”, và sau khi biết người hỏi bên kia là người Đài VOA thì ông cười nhạt. Ông Ngô Kiến Dân chỉ ra rằng phóng viên này có tiền sử nhiều lần tự tiện ngắt lời người lãnh đạo, và sự việc này chính là giọt nước tràn ly. Đêm đó, ông Trump đã ký lệnh của tổng thống đóng cửa tất cả các đơn vị trực thuộc của Cơ quan Truyền thông Quốc tế Mỹ và trực tiếp hủy bỏ nguồn tài trợ của Đài VOA, hơn 1300 nhân viên được yêu cầu nghỉ việc.
Tái cấu trúc thay vì chấm dứt
Mặc dù lệnh đóng cửa đã được ban hành, ông Ngô Kiến Dân tiết lộ rằng ông được bạn bè trong VOA cho biết tổ chức này sẽ không biến mất hoàn toàn, thay vào đó sẽ trải qua một cuộc tái tổ chức trên quy mô lớn. Ông dự đoán VOA sẽ cắt các chương trình ngôn ngữ khác và chỉ giữ lại các chương trình tiếng Trung, tập trung vào việc đấu tranh chống lại sự xâm nhập của ĐCSTQ, vạch trần những lời dối trá và truyền cảm hứng thức tỉnh cho người dân Trung Quốc. Ông tin rằng lập trường chống cộng của Lake rất rõ ràng, dưới lãnh đạo của bà, VOA được kỳ vọng sẽ lấy lại sứ mệnh là “thanh kiếm đâm xuyên trái tim ĐCSTQ”.
Cuối cùng, nhà bình luận tự do này nhấn mạnh số phận Đài VOA không chỉ liên quan đến sự tồn vong của một cơ quan truyền thông, còn liên quan đến việc theo đuổi tự do và công lý của người dân Trung Quốc trên toàn thế giới. Ông hy vọng rằng phương tiện truyền thông này có thể làm mới lại, đi đúng hướng và tiếp tục đóng góp cho tiến trình dân chủ của Trung Quốc.
Thế giới hôm nay 31 tháng 3, 2025
(Đỗ Đặng Nhật Huy)
•Chính quyền quân sự Myanmar tiếp tục không kích các nhóm phiến quân trên khắp đất nước, bất chấp lời kêu gọi từ Liên Hợp Quốc và các nước láng giềng về một lệnh ngừng bắn để cho phép viện trợ nhân đạo sau trận động đất 7,7 độ richter hôm thứ Sáu. Chính quyền cho biết số người thiệt mạng do thảm họa đã lên tới khoảng 1.700 người và đang kêu gọi hỗ trợ quốc tế. Ít nhất 18 người khác cũng thiệt mạng ở nước láng giềng Thái Lan.
•Một chính phủ chuyển tiếp ở Syria đã tuyên thệ nhậm chức, với tổng thống Ahmed al-Sharaa bổ nhiệm 23 người vào nội các của ông. Những người được bổ nhiệm bao gồm đại diện từ nhiều giáo phái, sắc tộc khác nhau, và có cả một phụ nữ. Ông al-Sharaa trở thành người đứng đầu trên thực tế của Syria từ tháng 1, sau khi nhà độc tài lâu năm Bashar al-Assad bị lật đổ.
•Donald Trump tuyên bố sẽ áp thuế từ 25-50% lên các nước mua dầu của Nga nếu Điện Kremlin không hợp tác với nỗ lực chấm dứt chiến tranh ở Ukraine của ông. Tổng thống Mỹ nói thêm rằng ông “rất tức giận” với Vladimir Putin vì đã đề xuất vào hôm thứ Sáu là Ukraine nên thiết lập một “chính quyền chuyển tiếp.” Dù vậy, ông Trump nhìn chung vẫn có giọng điệu mềm mỏng hơn với Nga kể từ khi quay trở lại Nhà Trắng.
•Thủ tướng Israel Binyamin Netanyahu thề sẽ tiếp tục chiến dịch quân sự chống lại Hamas, cho rằng đang xuất hiện những “vết nứt” trong lập trường đàm phán của nhóm vũ trang. Ông kêu gọi Hamas giải giáp và nói Israel sẽ thực hiện “kế hoạch di cư tự nguyện” của ông Trump, vốn trên thực tế là trục xuất người Palestine khỏi Gaza. Hôm thứ Bảy, Hamas cho biết họ đã đồng ý với đề xuất ngừng bắn do các nhà trung gian của Ai Cập đưa ra.
•Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Pete Hegseth cho biết quân đội Mỹ sẽ phát triển một căn cứ chỉ huy “sẵn sàng chiến đấu” ở Nhật Bản nhằm tăng cường khả năng răn đe Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Trong chuyến thăm Tokyo, ông Hegseth nhấn mạnh tầm quan trọng của liên minh Mỹ – Nhật và khẳng định chính sách “Nước Mỹ trên hết” của Donald Trump sẽ không làm suy yếu hỗ trợ quân sự dành cho các đồng minh trong khu vực.
•Trong khi ấy, Nhật Bản, Hàn Quốc, và Trung Quốc đã đồng ý “hợp tác chặt chẽ” và theo đuổi các cuộc đàm phán thương mại “cấp cao” trong một cuộc họp giữa các bộ trưởng thương mại ba bên tại Seoul. Trong tuyên bố chung, các bộ trưởng nói hợp tác kinh tế ba bên là cần thiết “để ứng phó hiệu quả với những thách thức mới nổi,” có khả năng ám chỉ đến chính sách thuế quan của ông Trump. Đây là cuộc gặp kinh tế ba bên đầu tiên trong vòng năm năm.
•Thủ lĩnh của Lực lượng Hỗ trợ Nhanh (RSF), một nhóm phiến quân ở Sudan, thề sẽ tiếp tục cuộc chiến chống lại quân đội quốc gia Sudan, bất chấp việc mất quyền kiểm soát thủ đô Khartoum. Muhammad Hamdan Dagalo, còn gọi là Hemedti, thừa nhận lực lượng của ông đã rút khỏi thành phố trong những ngày gần đây nhưng tuyên bố họ sẽ trở lại “mạnh mẽ hơn.” Quân đội quốc gia cũng cho biết sẽ tiếp tục chiến đấu.
•Con số trong ngày: 18%, là mức giảm ngân sách thực tế của Cục Thống kê Lao động Mỹ trong vòng 15 năm qua.
TIÊU ĐIỂM
Hôm nay quyết định sinh mệnh chính trị của lãnh đạo phe cực hữu Pháp
Tương lai chính trị của Marine Le Pen đang bị đe dọa. Vào thứ Hai, các thẩm phán tại tòa hình sự Paris sẽ đưa ra phán quyết đối với lãnh đạo đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia (RN) và 24 đồng nghiệp trong đảng của bà. Phiên tòa liên quan đến việc lạm dụng quỹ của Nghị viện châu Âu, và các công tố viên đã yêu cầu cấm bà Le Pen tranh cử trong vòng năm năm, có hiệu lực ngay lập tức. Bà phủ nhận mọi cáo buộc sai phạm.
Nếu tòa ra phán quyết khiến bà Le Pen mất tư cách tranh cử, bà có thể kháng cáo. Nhưng một bản án như vậy sẽ ngăn bà ra tranh cử tổng thống vào năm 2027, làm đảo lộn chính trường Pháp và sẽ khơi dậy các cáo buộc về dàn xếp chính trị. Bà Le Pen hiện đang dẫn đầu thăm dò dư luận cho vòng đầu tiên; trong bối cảnh tổng thống Emmanuel Macron không thể tranh cử nhiệm kỳ ba. Điều đó cũng sẽ gây rối loạn nội bộ RN, vì người kế nhiệm được bà chọn, Jordan Bardella, chỉ mới 29 tuổi. Ngay cả các chính trị gia trung dung, dù có thể hưởng lợi, cũng sẽ thấy khó bênh vực một phán quyết như vậy.
Đo lường thiệt hại của Trung Quốc do thuế quan của Trump
Nhiều đối tác thương mại của Mỹ đang nín thở chờ xem tổng thống Donald Trump sẽ áp thuế “có đi có lại” như thế nào vào thứ Tư. Nhưng với Trung Quốc thì cuộc chiến thương mại đã bắt đầu, sau khi Mỹ áp mức thuế 10% lên hàng hóa Trung Quốc từ ngày 4 tháng 2 và nhân đôi mức này chỉ một tháng sau đó.
Làm thế nào để đo lường thiệt hại? Có một cách đó là theo dõi chỉ số nhà quản lý mua hàng (PMI) mới nhất của Trung Quốc, sẽ được công bố vào thứ Hai. Sẽ là tin không vui nếu số lượng đơn hàng xuất khẩu mới giảm. Khảo sát này cũng giúp làm rõ liệu các lĩnh vực khác trong nền kinh tế khổng lồ của Trung Quốc có thể bù đắp cho xuất khẩu hay không. Ví dụ, đầu tư cơ sở hạ tầng đã giúp xây dựng tăng trưởng trong tháng 2. Ngành dịch vụ cũng có thể ít bị ảnh hưởng hơn bởi các yếu tố từ bên ngoài. So với một số đồng minh của Mỹ, Trung Quốc ít bị bất ngờ bởi cuộc chiến thuế quan và có thể chịu ít tác động hơn.
Pakistan trục xuất người Afghanistan
Năm 2023, chính phủ Pakistan tuyên bố tất cả người di cư và tị nạn không có giấy tờ hợp pháp sẽ phải rời khỏi đất nước, nếu không sẽ bị trục xuất. Kế hoạch này chủ yếu ảnh hưởng đến khoảng 4 triệu người Afghanistan đang sinh sống tại Pakistan, nhiều người trong số đó không có giấy tờ hợp pháp. Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, Pakistan đã cưỡng chế hồi hương khoảng 850.000 người Afghanistan từ tháng 9/2023 đến tháng 2/2025, và chiến dịch này hiện vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Thứ Hai là hạn chót để người Afghanistan tự nguyện rời khỏi Pakistan, mặc dù chính phủ chưa công bố chi tiết chính sách (một số báo cáo cho biết lệnh này chỉ áp dụng cho những người sống ở thủ đô Islamabad và Rawalpindi lân cận).
Chính phủ Pakistan cho rằng việc trục xuất là cần thiết để kiểm soát tội phạm và khủng bố. Song nhiều người tị nạn Afghanistan có nguy cơ bị chính quyền Taliban tại quê nhà bức hại. Lệnh trục xuất sẽ ảnh hưởng ngay cả đến những người đang chờ tái định cư tại nước thứ ba — trong đó có khoảng 15.000 người từng được Mỹ chấp thuận tị nạn nhưng bị mắc kẹt vì tổng thống Donald Trump tạm dừng các chương trình tái định cư.
Bóng đen phủ lên Iran
Thứ Hai này Iran sẽ kỷ niệm “Ngày Cộng hòa,” đánh dấu cuộc trưng cầu dân ý năm 1979 về việc thành lập nước cộng hòa Hồi giáo. Nhưng 46 năm sau, chính thể này đang gặp khó khăn nghiêm trọng.
Hôm 25 tháng 3, đồng rial của Iran rớt xuống dưới mốc 1 triệu rial đổi 1 đô la Mỹ — một ngưỡng mang tính biểu tượng và là mức thấp nhất từ trước đến nay. Tỷ lệ lạm phát năm đạt trên 35% trong tháng 2. Chiến lược kéo dài hàng thập niên nhằm hỗ trợ các lực lượng ủy nhiệm ở nước ngoài cũng thất bại: Israel đã làm tê liệt nhiều đồng minh của Iran.
Phía sau tất cả những điều này là cái bóng của Donald Trump. Tổng thống Mỹ tuyên bố sẽ quay lại chính sách “áp lực tối đa” — tức các lệnh trừng phạt nặng nề ông đã áp dụng trong nhiệm kỳ đầu (dù đến nay vẫn chỉ dừng ở lời đe dọa). Trong một lá thư gửi Lãnh tụ Tối cao Iran hồi đầu tháng, ông Trump nói ông muốn đàm phán một thỏa thuận hạt nhân mới trong vòng hai tháng. Iran hồi đáp tuần trước là họ sẵn sàng đàm phán, nhưng chỉ gián tiếp chứ không đối thoại trực tiếp. Điều đó khiến một thỏa thuận nhanh chóng trở nên khó xảy ra.
TIN NGẮN
(Thụy My)
Biểu tình bên trong một showroom của Tesla ở Berlin (Đức) ngày 29/03/2025 để phản đối tỉ phú Elon Musk « và những người giàu khác đã phá hủy dân chủ và khí hậu ». REUTERS - Christian Mang
Elon Musk đang chỉnh đốn hay phá hoại nước Mỹ ?
Sự kiện chính quyền Trump đóng cửa thô bạo USAID khiến cần phải xem xét lại mô hình viện trợ quốc tế, tại Pháp vấn đề bệnh tâm thần, tư pháp dưới áp lực, cuộc chiến âm thầm trong giới bóng đá là một số hồ sơ được các tuần báo Pháp chú ý. Ở các trang trong, tình hình nước Mỹ và Ukraina vẫn được dành cho rất nhiều đất.
DOGE của Musk làm hoạt động chính quyền hỗn loạn
The Economist đặt câu hỏi « Elon Musk đang chỉnh đốn chính phủ hay phá hoại ? ». Trên trang bìa tuần báo, một con đại bàng đầu trắng bị một chiếc xe đang chạy với tốc độ cao tông vào rất mạnh, lông rụng tơi tả. Chú chim vốn là biểu tượng quốc gia của Hoa Kỳ bị chiếc Cybertruck đồ sộ của Tesla, công ty của Elon Musk, mang bảng số « DOGE » đụng phải.
Với « Bộ Hiệu quả Chính phủ », Elon Musk được cho là sẽ cải cách cơ bản bộ máy chính quyền Hoa Kỳ. Ngược lại, nhà tỉ phú trước đây đã làm biến đổi ít nhất hai lãnh vực, trong hai tháng qua đã làm cho chính quyền trở nên kém hiệu quả hơn. Điều này khiến người ta tự hỏi liệu cuộc cải tổ của Musk phải chăng chỉ là sự « phá hủy » hay không.
Cho đến nay, DOGE hăng hái vi phạm các quy định, đưa ra những cáo buộc sai lạc về lãng phí, thâu tóm các dữ liệu cá nhân được pháp luật bảo vệ. Xì-căng-đan lớn nhất trong tuần, vụ Signalgate tuy không liên quan, nhưng khiến người ta càng nghi ngờ về năng lực những người thân cận Donald Trump trong việc thực hiện những nhiệm vụ quan trọng với ý thức trách nhiệm.
Hoa Kỳ : Tổng thống mạnh hơn, Quốc Hội yếu hơn
Điều hành chính phủ không giống như điều hành công ty, vì có cần phải phục vụ công dân chứ không chỉ nhắm đến lợi nhuận. Trong khi đó các thanh tra có nhiệm vụ phát hiện gian lận và lãng phí đã bị sa thải. Quá nhiều vụ cắt giảm chi tiêu công rốt cuộc không phải như những tuyên bố ồn ào, chẳng hạn một hợp đồng 8 tỉ đô la bị hủy trên thực tế chỉ có 8 triệu đô la. Tệ hại nhất là các hành động của DOGE cho đến nay chừng như không nhằm cải thiện hoạt động chính phủ, mà để mở rộng quyền hạ tổng thống và tiêu diệt những ý tưởng bất đồng. Chẳng hạn việc giải thể USAID (cơ quan phát triển Hoa Kỳ) và Bộ Giáo dục.
The Economist đưa ra ba kịch bản. Khả năng thứ nhất: Cũng như Tesla và SpaceX từng bị các đối thủ chế giễu trong những ngày đầu, DOGE sẽ dần vượt qua theo với thời gian. Thứ hai: Musk sẽ phá hủy chính quyền. Kịch bản thứ ba, và có khả năng xảy ra nhất, là DOGE sẽ sa lầy tại tòa án, nhiều viên chức có năng lực sẽ bị sa thải hoặc từ chức. Nước Mỹ sẽ có một tổng thống mạnh mẽ hơn và một Quốc hội yếu hơn. Tờ báo kết luận,
Tuần báo Anh cho rằng thật đáng tiếc, khi Elon Musk không còn là « nhà sáng tạo thiên tài của đầu những năm 2010 », mà là phiên bản bị chính mạng xã hội của mình (X, mà ông đã mua vào năm 2022) làm cho trở nên cực đoan hơn. Musk tán tỉnh các phong trào độc tài và mắc kẹt trong cùng một tư duy đảng phái, làm tê liệt tâm trí như hàng triệu người kém tài năng hơn ông. The Economist cũng dành hai bài viết khác về cuộc tấn công vào giáo dục, và vai trò của Elon Musk trong việc giải thể các cơ quan liên bang lâu đời như Viện Hòa bình Hoa Kỳ.
Đảng Dân Chủ Mỹ vẫn còn choáng váng
Về phía đối lập, trong bài xã luận mang tựa đề « Nốc-ao kéo dài », Libération cuối tuần dẫn lời một chuyên gia khi được hỏi về tình trạng hiện nay của đảng Dân Chủ Mỹ, là « hoàn toàn hỗn loạn ». Báo chí dùng chữ « mất tích » để chế giễu sự im lặng của Kamala Harris sau khi thất cử cho đến nay.
Những người bình thường chỉ đơn giản hỏi, cánh tả Mỹ đang ở đâu từ khi Donald Trump lên ngôi ? Đúng là đảng Dân Chủ trông giống như một căn nhà tranh bị trận cuồng phong Trump cuốn phăng đi. Một số người kinh ngạc về hiện tượng nốc-ao kéo dài này. Tuy vậy tờ báo nhắc lại cả nước Pháp cũng đã từng sững sờ trước cú đòn mà lãnh đạo cánh tả Lionel Jospin nhận lãnh năm 2002 khi lần đầu tiên cực hữu lọt vào vòng hai bầu cử tổng thống.
Một thất bại như vậy làm bộ máy đảng Dân Chủ tê liệt, và các nhân vật chính vắng bóng, không có gì đáng ngạc nhiên. Cú đấm quá nặng, cần có thời gian để hồi phục. Nhất cả cánh tả cần phải suy nghĩ thêm về những nguyên nhân thất bại, phân tích, tìm ra các đòn bẩy để quay lại đấu trường. Điều này ngược lại với chiến thuật quy mô do tổng thống Trump áp đặt.
Cuộc bầu cử giữa kỳ không còn xa, thường là đối lập chiếm ưu thế. Nhưng có một điều dường như chắc chắn : tự hài lòng với việc tố cáo sự « ngu ngốc » của Donald Trump (vì đó là sự thực) không thể giúp tìm lại sức sống và chinh phục cử tri bình dân từng tin vào Trump. Phe Dân Chủ cũng có thể im lặng chờ đợi hậu quả những sai lầm của Nhà Trắng. Nhưng như vậy không chỉ là lười biếng, mà còn mạo hiểm và không xứng tầm, khi ngọn gió cực đoan thổi mạnh thì bộ máy Dân Chủ cần được tái tạo từ bên trong – theo Libération.
Ukraina : Mỹ quá ngờ nghệch trước Putin ?
Về đàm phán hòa bình cho Ukraina, L'Express nhận xét « Thương lượng với Nga, hay nghệ thuật "deal" kiểu mafia ». Tuần báo nhắc lại, trước khi tấn công Irak năm 2003, tổng thống George W. Bush vẫn chưa biết gì về thế giới Ả Rập. Trong một cuộc họp ở Nhà Trắng, ông mới phát hiện sự khác biệt giữa hai phe Sunni và Shia. Được Donald Trump chỉ định làm nhà đàm phán với Ukraina và Nga, tỉ phú Steve Witkoff kể lại hai cuộc gặp Vladimir Putin với một sự ngây thơ đáng kinh ngạc.
Trả lời nhà báo thân Trump và thân Putin, Tucker Carlson, ông thuật lại chi tiết cuộc trao đổi với nhân vật « vô cùng thông minh », « có thể tin vào lời nói của ông ấy », rất hài lòng trước việc Putin « đặt một họa sĩ Nga danh tiếng vẽ chân dung ông Trump » để tặng Nhà Trắng. Witkoff lặp lại tất cả luận điệu của Matxcơva để hợp pháp hóa cuộc xâm lăng Ukraina. Theo Steve Witkoff, yêu sách của Nga về bốn tỉnh bị chiếm đóng - mà ông không biết tên - là « chính đáng ».
Cũng như Trump, trước khi làm giàu trong ngành địa ốc, Witkoff đã quen với các cuộc thương lượng gay gắt trong giới mafia New York. Nhưng nói chuyện với các nhà đàm phán đầy kinh nghiệm xuất thân từ KGB lại là việc khác. Giống như ông Bush không hiểu về Hồi giáo, Witkoff dường như chỉ mới khám phá thế giới Nga.
Thái độ của chính quyền Mỹ trước Kremlin có thể tóm tắt trong ba chữ : ngây thơ, dốt nát và kiêu ngạo. Ngây thơ trước một Sa hoàng cáo già đã trị vì suốt 25 năm. Dốt nát với lịch sử đế quốc và tâm lý người Nga. Ngạo mạn khi tuyên bố « mang lại hòa bình trong vòng 24 giờ ».
Tuy vậy vẫn còn một cách hiểu khác, vì theo các nhà thương lượng, những gì Witkoff nói trên truyền hình không quan trọng mấy. Công việc thực sự của các nhà ngoại giao bắt đầu sau khi các camera được tắt. Muốn hiểu thêm, tác giả khuyên nên xem lại cuốn phim « Bố già » của Francis Ford Coppola. Trong đó, các thủ lãnh mafia công khai ôm hôn, khen ngợi nhau, chẳng ai bị mất mặt, nhưng đó không phải là những gì diễn ra phía sau hậu trường.
Putin sẽ thẳng tay với nước nào dám chống cự
Trên L’Express, cựu ngoại trưởng Ukraina, Dmytro Kuleba nhấn mạnh, « Nếu chiến thắng, Putin không hề thương xót đối với những nước nào dám chống lại ông ta ». Về cuộc đàm phán hòa bình, ông Kuleba nhận thấy tổng thống Mỹ không đối xử công bằng giữa Nga và Ukraina. Trên thực tế Putin không cần ngưng bắn mà muốn chấm dứt chiến tranh theo các điều kiện của ông ta.
Vladimir Putin sẽ còn đi đến đâu ? Có hai giả thiết. Hoặc Putin xâm lược Ukraina chỉ nhằm tạo ra một hành lang trên bộ về phía Crimée và vô hiệu hóa Kiev, và như vậy ông ta sẽ ngừng tại đây một khi đạt được mục đích. Ông Kuleba nghiêng về giả thiết thứ hai, rằng Kremlin không chỉ muốn chiếm một mảnh đất mà toàn bộ Ukraina và còn dòm ngó thêm một số nước châu Âu khác. Trong trường hợp này, không có giải pháp trung gian nào có thể làm Putin hài lòng, và khó có khả năng ông ta tôn trọng thỏa thuận một khi được ký.
Nếu đánh giá sai lầm chiến lược thực sự của Matxcơva, sẽ có nguy cơ cho sự tồn vong của Ukraina. Lẽ ra vai trò của Hoa Kỳ là đứng bên cạnh Ukraina và châu Âu, nhưng Donald Trump quyết định đóng vai nhà hòa giải. Và thay vì gây áp lực lên cả hai bên, tổng thống Mỹ chỉ ép Kiev tối đa. Trong khi đó mối đe dọa chiến tranh lan rộng ở châu Âu là có thực. Việc tịch biên tài sản bị phong tỏa của Nga lẽ ra đã phải thực hiện từ lâu.
Trump là cơ hội để « Make Europe Great Again »
Chính sách Mỹ hiện nay có tác động như thế nào đối với châu Âu ? Le Point coi Donald Trump là cơ hội để « Make Europe Great Again ». Do ảo tưởng về một nền hòa bình vĩnh cửu, châu Âu bước vào thế kỷ 21 trong thế yếu. Dân số giảm dần với tỉ lệ 1,38 trẻ em/phụ nữ, trọng lượng trong kinh tế thế giới từ 30 % năm 1980 còn 17 %. Về chiến lược, châu Âu ở tiền phương trước mối đe dọa của đế quốc Nga và thánh chiến. Về tinh thần, đã tan vỡ giấc mộng tái lập hòa bình bằng luật pháp và thương mại, trong thế giới thô bạo ngày nay.
Trump đắc cử làm rõ thêm những yếu kém và chia rẽ của châu Âu. Không chỉ từ bỏ dân chủ, chuyển sang chủ nghĩa bảo hộ, từ chối bảo đảm an ninh. Nước Mỹ còn xúc tiến tự do phi dân chủ, đứng về phía các đế quốc độc tài, thậm chí lật ngược liên minh để đứng về phía Nga, coi Liên Hiệp Châu Âu (EU) là đối thủ. Bỗng dưng châu lục phải đối mặt với kẻ thù nay được người bảo hộ cũ trợ lực.
Tuy vậy theo Le Point, cuộc cách mạng bảo thủ của Trump mang lại cho châu Âu cơ hội bất ngờ để có được vị thế trong thế kỷ này. Quyền lực tuyệt đối của hành pháp và việc coi thường Hiến Pháp tạo không khí sợ hãi, chu kỳ tăng trưởng bị ảnh hưởng, suy thoái rình rập, lạm pháp và thất nghiệp gia tăng, thị trường chứng khoán lao dốc. Tình hình bất ổn gây trở ngại cho đầu tư và tiêu thụ, cuộc săn lùng phù thủy nơi các trường đại học làm hại đến sự thống trị về khoa học, việc phá vỡ các liên minh khiến không còn các liên kết bảo đảm sự tối thượng của Hoa Kỳ.
Những cú sốc của Trump đã đặt châu Âu vào trung tâm kinh tế thế giới trở lại. Không hề nhượng bộ về các giá trị tự do dân chủ, châu Âu đã tái định hướng trong bốn khía cạnh : tính cạnh tranh, tái vũ trang, linh hoạt hóa các quy định ngân sách, tự chủ chiến lược. Đức thậm chí còn từ bỏ chủ trương khắc khổ bằng cách sửa đổi Hiến Pháp, Anh tham gia bảo vệ an ninh châu Âu, Ba Lan và Bắc Âu tái vũ trang quy mô. Tuần báo cánh hữu cho rằng trở ngại lại ở ngay nước Pháp, sa lầy trong khủng hoảng chính trị nội bộ và không muốn thay đổi trước tình hình mới.
Erdogan, một Putin khác
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, Le Point nhận xét với việc tống giam nhân vật đối lập hàng đầu là thị trưởng Istanbul, ông Ekrem Imamoglu, tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã vượt qua giới hạn. Hay đúng hơn là đã vượt qua eo biển Bosphore : ông cắt đứt những chiếc cầu với các giá trị dân chủ châu Âu để sang bên phía bờ châu Á với truyền thống độc tài. Mặc cho một loạt biện pháp độc đoán trong 22 năm Erdogan nắm quyền, người Thổ Nhĩ Kỳ vẫn còn hy vọng vào việc thay đổi chế độ bằng lá phiếu. Con đường này nay đã đóng hẳn lại.
Ông Imamoglu, vừa được đảng đối lập hàng đầu CHP chỉ định là ứng cử viên tổng thống chính thức, và có rất nhiều hy vọng thắng cử. Trong 200 năm theo chính thể cộng hòa, đây là lần đầu tiên chính quyền tổ chức « đảo chánh » để loại trừ đối lập. Như vậy Thổ Nhĩ Kỳ, thành viên nhiều ảnh hưởng của NATO và vẫn đang là ứng cử viên xin gia nhập Liên Hiệp Châu Âu, nay đã đi theo mô hình Putin.
Erdogan, 71 tuổi và Poutine, 72 tuổi có rất nhiều điểm chung : cầm quyền từ hơn hai thập niên, cùng thù ghét phương Tây…Tình hình quốc tế hỗn loạn hiện nay là lợi thế cho Erdogan : Donald Trump coi ông là đối tác, châu Âu chi tiền để Thổ Nhĩ Kỳ chận bớt di dân từ Cận Đông. Nhà độc tài đang hy vọng sửa đổi Hiến Pháp để tiếp tục nắm quyền sau khi nhiệm kỳ của ông kết thúc vào năm 2028.
Lời tiên tri của Thần đồng Ấn Độ về trận động đất ở Myanmar đã trở thành sự thật!
(Lý Ngọc)
(Abhigya Anand là một nhà tiên tri nổi tiếng của thời đại chúng ta, được mệnh danh là “Thần đồng Ấn Độ”.)
-Abhigya Anand là một nhà tiên tri nổi tiếng của thời đại chúng ta, được mệnh danh là “Thần đồng Ấn Độ“. Anand học tiếng Phạn tại một ngôi đền Hindu khi mới 7 tuổi và học chiêm tinh học Ấn Độ khi mới 10 tuổi. Thông qua chiêm tinh học Vệ Đà, Anand đã dự đoán một số sự kiện lớn bao gồm đại dịch COVID-19 và những dự đoán của cậu thường thu hút sự chú ý của giới truyền thông. Với trận động đất lớn ngày 28/3 tại Myanmar, những dự đoán gần đây của cậu một lần nữa lại thu hút sự chú ý.
Có thông tin cho biết vào tháng 7 năm ngoái, Anand lần đầu tiên đã đến Đài Loan theo lời mời của Hội nghị thượng đỉnh Blockchain Châu Á. Vào thời điểm đó, Anand dự đoán rằng 3 sự kiện lớn sẽ xảy ra ở khu vực Biển Đông vào năm 2025, bao gồm thiên tai, các sự kiện giống như diệt chủng và các cuộc xung đột khu vực có thể xảy ra. Những sự kiện này chủ yếu diễn ra vào nửa đầu năm, tháng có khả năng xảy ra cao nhất là tháng 3.
Đầu tháng này, Anand đã tải lên kênh YouTube Abhigya Anand | Praajna Jyotisha của mình một video có tựa đề “Có khả năng xảy ra động đất lớn trong thời gian tới”. Anand cho biết Tây Tạng, Nepal, Myanmar, Bhutan và các khu vực, quốc gia khác gần vành đai địa chấn Himalaya có thể phải hứng chịu thảm họa trong tương lai gần và phải đặc biệt cẩn thận. Anh chỉ ra rằng các trận động đất sẽ xảy ra trong vòng hai tháng tới, trận đầu tiên sẽ xảy ra vào tuần thứ hai hoặc thứ ba của tháng 3, và trận còn lại sẽ xảy ra vào khoảng từ tháng 8 đến tháng 10. Dựa trên trực giác và dữ liệu của mình, anh tin rằng khả năng xảy ra động đất là rất cao và anh có trách nhiệm cảnh báo mọi người phải an toàn.
Nhiều người luôn tin vào những dự đoán của Anand, nhưng cũng có một nhóm người chế giễu chúng. Do đó, một số người để lại tin nhắn thể hiện sự ngờ vực trong phần bình luận, một số khác để lại tin nhắn lăng mạ với lời lẽ không hay ho.
Khi những trận động đất mạnh xảy ra ở Myanmar, Thái Lan và nhiều nơi khác vào chiều ngày 28/3, khiến nhiều tòa nhà bị hư hại và có những tòa nhà nhà sụp đổ hoàn toàn, rất nhiều cư dân mạng đã đổ xô vào video để lại bình luận, ca ngợi độ chính xác trong các dự đoán của Anand và sự ứng nghiệm của các cảnh báo động đất, và coi anh là một người thực hành chiêm tinh học chân chính.
Hiện tại, thiệt hại do trận động đất vẫn đang được thống kê, có báo cáo chỉ ra rằng các khu vực lừa đảo ở Myanmar đã xảy ra sụp đổ một số tòa nhà, liệu khu vực nguy hiểm KK này có bị tàn phá nặng nề hay không, vẫn cần chờ đợi thông tin liên quan được tiết lộ. Trong những năm gần đây, việc mọi người cầu nguyện cho hòa bình đã trở thành chuẩn mực. Mặc dù nhiều người đã từ bỏ đức tin và lương tâm của mình, nhưng cũng có nhiều người bắt đầu cầu nguyện cho người khác và cho thế giới. Lòng tốt của con người vẫn đang lan tỏa trên thế giới. Một số người tin rằng, trận động đất là một trong ba sự kiện lớn đã xảy ra, và vẫn còn hai sự kiện khác chưa xảy ra. Trước những tai họa không lường trước được, con người cần phải duy trì thiện niệm, tin vào sự tồn tại của nền văn hóa thần thánh, theo đuổi ý nghĩa chân chính của sinh mệnh và không ngừng quy ước đạo đức để có được sự bảo hộ của Thần.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét