Viêm mũi dị ứng không thật sự nguy hiểm , nhưng mang đến những cảm giác khó chịu cho người mắc phải. Dưới đây là các cách dân gian trị viêm mũi dị ứng an toàn và hiệu quả ta có thể tham khảo. Dùng lá tía tô Bên cạnh việc đóng vai trò là loại rau giúp món ăn thêm thơm ngon, tía tô còn có tác dụng chống dị ứng, chống viêm, đồng thời cải thiện các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi và ngứa mũi trong viêm mũi dị ứng hiệu quả nhờ hàm lượng cao acid rosmarinic.
Bên cạnh đó, theo thông tin của một nghiên cứu năm 2017, thành phần luteoin trong tía tô có tác dụng chống dị ứng, từ đó cải thiện hiệu quả những tổn thương viêm mũi dị ứng ở khoang mũi và phổi.Tía tô cải thiện các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi và ngứa mũi trong viêm mũi dị ứng
Dùng cây tầm ma
Theo một nghiên cứu của Ayers cùng cộng sự, cây tầm ma có chứa nicotinamide, adenine, synephrine, osthole có tác dụng chống dị ứng và chống viêm. Từ lâu, trong Y học Cổ truyền của Trung Quốc đã sử dụng hoạt chất synephrine như thuốc thông mũi trong điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa.
Một vài nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, khi phối hợp cây tầm ma cùng các phương pháp trị viêm mũi dị ứng khác sẽ giảm đáng kể các triệu chứng lâm sàng của bệnh trong vòng 1 tháng.
Vì thế, bạn có thể sử dụng lá cây tầm ma như một cách điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà, dùng như rau trộn salad sau khi đã nấu chín hoặc có thể dùng để nấu canh, hầm hoặc nấu món súp. Bên cạnh đó, lá tầm ma cũng có thể phơi khô và uống như trà để giảm triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng.
Dùng gừng
Chiết xuất từ gừng có tác dụng tương đương như loại thuốc loratadin (thuốc chống dị ứng) theo một nghiên cứu thử nghiệm trên lâm sàng. Bên cạnh đó, chiết xuất từ gừng còn giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh và ít xảy ra tác dụng không mong muốn hơn.
Ngoài ra, hợp chất 6-gingerol trong gừng còn làm giảm tính nhạy cảm của mũi và mức độ nghiêm trọng của tình trạng hắt hơi, giúp phòng bệnh viêm mũi dị ứng.
Dùng nghệ
Một số nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng đã chỉ ra rằng hoạt chất curcumin có trong nghệ giúp giảm nghẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi nhờ cải thiện luồng khí qua mũi. Đồng thời điều chỉnh các phản ứng miễn dịch trong viêm mũi dị ứng. Nghệ có thể được dùng để pha trà hoặc dùng như một gia vị trong bữa ăn hàng ngày.
Xông hơi
Xông hơi được xem là một trong các cách trị viêm mũi dị ứng dân gian được nhiều người lựa chọn. Đây là phương pháp làm dịu tình trạng nghẹt mũi và cải thiện đường thở với hơi nóng của nước ở 42 - 44 độ.
Xông hơi sẽ hỗ trợ làm giảm sự cô đặc của đờm, đồng thời giúp chúng dễ được tống ra ngoài. Từ đó cải thiện triệu chứng hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, ngứa mũi của bệnh viêm mũi dị ứng.
Bạn có thể thực hiện phương pháp xông hơi theo các bước sau:
Đun nước sôi trên bếp, trong một cái nồi.
Sau khi nước sôi, cho nước ra một bát to.
Cho vào một ít tinh dầu tràm trà, bạc hà, bạch đàn,...
Dùng khăn sạch trùm lên đầu, đồng thời úp mặt vào bát.
Hít thở sâu trong 5 - 10 phút và xì mũi ra thật sạch.
Lặp lại 2 - 3 lần/ngày sẽ giúp triệu chứng giảm dần.
( mỗi đầu tháng tui đều xông hơi theo phương cách cổ truyền với gừng , tỏi , thym , sả , vỏ bưởi ) .
Chúc Bạn chóng khỏi bệnh .
HQ.tkd
- Hạn chế sự tiếp xúc với bụi bẩn, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài đường hoặc đeo khi thực hiện vệ sinh, quét dọn nhà cửa.
- Giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh: mặc quần áo đủ ấm, quàng khăn cổ, tránh tắm gội quá khuya.( Khi nóng nực lưu ý tránh hoặc hạn chế dùng máy điều hoà không khí , nếu phải dùng quạt máy tránh để luồng gió chiếu thẳng vào cơ thể . Khi lạnh , cần bảo vệ kỷ 3 nơi trên đầu là cổ họng , 2 màng nhĩ và mũi ).
- Việc dùng hổn hợp : tỏi + gừng + chanh + mật ong hổ trợ rất tốt cho ngũ tạng .
Viết thì không thể trình bày chi tiết , nếu muốn , cài địa chỉ của tui vào Viber để liên lạc điện thoại sẽ nói được nhiều hơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét