Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 12 tháng 6, 2024

Hôm Nay, Người Việt Tham Gia Biểu Tình Cùng Với Nhiều Sắc Dân Khác, Trước Tổng Lãnh sự Quán Trung Quốc tại San Francisco. Và Kính Chuyển Tin Thế Giới Theo Dòng Thời Sự - Lê Văn Hải


Hôm Nay: Cùng Tham Gia Buổi Biểu Tình “Kết Thúc Sự Chiếm Đóng - Trung Quốc Ra Khỏi Ngay!” Trước Tổng Lãnh Sự Quán Trung Quốc Tại San Francisco. Thông Báo - Kính gửi Quý Thành viên của Cộng đồng Người Việt Vùng Bắc Cali, - Chúng tôi là người đại diện cho Phong Trào Chống Trung Cộng Bành Trướng và là một thành viên trong Cộng Đồng Người Việt Bắc California. Chúng tôi viết thư này để mời bạn tham gia buổi biểu tình diễn ra vào: Hôm Nay, Thứ Tư, ngày 12 tháng 6 vào lúc 11:30 sáng trước Tổng Lãnh sự Quán Trung Quốc tại San Francisco.
<!>

Chủ đề của buổi biểu tình là "Kết Thúc Sự Chiếm Đóng - Trung Quốc Ra Khỏi Ngay”. Buổi biểu tình này sẽ được tổ chức bởi Liên Minh Châu Á, vào gồm Phi Luật Tân, Tây Tạng, Hồng Kông, Nội Mông, Duy Ngô Nhĩ…
Chúng tôi tin rằng sự hiện diện và ủng hộ của quý vị rất quan trọng trong việc tăng cường thông điệp của chúng tôi.
Là thành viên của Cộng đồng Người Việt, chúng tôi hiểu rõ những tác động của sự chiếm đóng và tầm quan trọng của việc đứng lên để bảo vệ công lý và tự do. Buổi biểu tình này cung cấp cơ hội cho chúng ta đồng lòng, phát tiếng nói của mình và thúc đẩy kết thúc sự chiếm đóng.
Sự tham gia của quý vị sẽ giúp chúng tôi gửi một thông điệp mạnh mẽ đến chính phủ Trung Cộng và cộng đồng quốc tế, về sự cấp bách của vấn đề này. Cùng nhau, chúng ta có thể tạo ra sự khác biệt và làm việc vì một thế giới không bị CS Trung Quốc chiếm đóng và áp bức.
Chúng tôi hy vọng được gặp quý vị tại buổi biểu tình, để thể hiện sự đoàn kết và ủng hộ cho mục tiêu quan trọng này. Xin mời quý vị mời bạn bè, gia đình và thành viên cộng đồng khác tham gia cùng chúng tôi.



Ngày Hôm Nay: Thứ Tư, ngày 12 tháng 6
Thời gian: 11:30 sáng
Địa điểm: Tổng Lãnh sự Quán Trung Quốc tại San Francisco
1450 Laguna St San Francisco, CA 94115
Cảm ơn quý vị vì sự ủng hộ, chúng tôi rất mong được đứng cùng với quý vị ở trong cuộc biểu tình này
.
TMBTC Jack Duong - 510 943 2758
Anti China Expansion Movement
Vietnamese Community

Vẫn “Nhất Tầu, Nhì Ta! Hèn Với Gặc, Ác Với Dân!” Tô Lâm hứa chắc, đặt Việt Nam trong quỹ đạo Tầu Cộng!


Nếu một kẻ ở Hà Nội có sẵn khuynh hướng công an trị và nhất nhất đi theo mô hình phản dân chủ thì Bắc Kinh hẳn nhiên bỏ ra ít “công lực” hơn để lôi kéo về phía họ. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc Washington trở nên khó khăn hơn trong việc thúc đẩy bang giao gần gũi hơn nhằm biến Hà Nội thành đối trọng cân bằng trong cuộc giằng cao tại khu vực với Trung Quốc.
Những người như Tô Lâm, đặt sự sống còn của chế độ cao hơn vận mệnh tương lai quốc gia, sẽ ưu tiên cho sự tồn tại của đảng hơn là sự phát triển kinh tế. Chế độ công an trị của Tô Lâm sẵn sàng hy sinh tăng trưởng kinh tế để kiểm soát chính trị chặt hơn. Như đã biết, dưới thời Tô Lâm cai quản Bộ Công An, một chiến dịch bắt bớ rầm rộ đã được thực hiện, và mới đây nhất là nhà báo Huy Đức, người được tin là thuộc cánh hẩu của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng. Đối với phe “bảo thủ” có khuynh hướng cứng rắn trong cai trị bằng bàn tay sắt thì không có gì đáng sợ hơn là việc đảng mất quyền kiểm soát. Tâm lý này y hệt giới lãnh đạo Trung Quốc.

Phát biểu nhậm chức chủ tịch nước của Tô Lâm (ngày 22 Tháng Năm, 2024) nhấn mạnh:
“Cùng với các đồng chí trong Ban Chấp Hành Trung Ương, Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của đảng; kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, ‘tự diễn biến,’ ‘tự chuyển hóa,’ thắt chặt mối quan hệ mật thiết giữa đảng với nhân dân; phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa đi đôi với củng cố trật tự, kỷ cương…”
“Tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nghị quyết hội nghị lần thứ tám Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng khóa XIII về chiến lược bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới; củng cố vững chắc “thế trận lòng dân” trên cơ sở thế trận quốc phòng toàn dân, nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, nền an ninh nhân dân vững mạnh; xây dựng lực lượng vũ trang thực sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại…”

Ngôn ngữ của Tô Lâm “sặc mùi công an.” Đây chính xác là điều “hợp gu” Bắc Kinh và là thứ mà Bắc Kinh cần. Nếu một kẻ ở Hà Nội có sẵn khuynh hướng công an trị và nhất nhất đi theo mô hình phản dân chủ thì Bắc Kinh hẳn nhiên bỏ ra ít “công lực” hơn để lôi kéo về phía họ. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc Washington trở nên khó khăn hơn trong việc thúc đẩy bang giao gần gũi hơn nhằm biến Hà Nội thành đối trọng cân bằng trong cuộc giằng cao tại khu vực với Trung Quốc.
Trong thực tế, Hà Nội gần như chưa bao giờ muốn tách khỏi quỹ đạo Trung Quốc. Trong chuyến công du Trung Quốc ngày 4 Tháng Tư, 2024, Bộ Trưởng Ngoại Giao CSVN Bùi Thanh Sơn đã gặp Ngoại Trưởng Vương Nghị.
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam thuật: “Hai bộ trưởng Ngoại Giao cùng khẳng định tầm quan trọng hàng đầu của quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong chính sách đối ngoại của mỗi nước; nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường phối hợp, triển khai cụ thể hóa một cách có hiệu quả các thỏa thuận và nhận thức chung cấp cao để tiếp tục thúc đẩy quan hệ hai nước không ngừng phát triển lành mạnh…”; và Vương Nghị bày tỏ việc “ủng hộ kết nối giao thông đường bộ, cùng xây dựng cửa khẩu thông minh giữa hai nước…”

Chỉ hơn một tuần sau cuộc gặp Bùi Thanh Sơn-Vương Nghị, hai nước lại tổ chức “Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Trung Quốc” (ngày 12 Tháng Tư, 2024), khi Bộ Trưởng Quốc Phòng CSVN Phan Văn Giang sang Vân Nam gặp Thượng Tướng Đổng Quân, bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc. Đây là cuộc “giao lưu” lần thứ tám kể từ lần đầu tiên vào năm 2014.
Hơn một tháng sau (ngày 28 và ngày 29 Tháng Năm, 2024), cũng tại Vân Nam (Trung Quốc), một phái đoàn ngoại giao Việt Nam lại được “đón tiếp” để bàn về vấn đề biên giới. Cuộc gặp được thực hiện nhằm… “phối hợp tổ chức các hoạt động kỷ niệm 25 năm ký hiệp ước về biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc và 15 năm ký kết nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc…”
Cần để ý, trong các cuộc gặp vừa nhắc, tất cả đều được tổ chức trên đất Trung Quốc, như thể Việt Nam phải sang “chầu.” Và cũng cần để ý thêm, “thái thú” Trung Quốc tại Việt Nam hiện là Hùng Ba (Xiong Bo), một kingmaker có vai trò rất lớn trong việc xây dựng quan hệ Trung Quốc-Cambobia thời đương sự còn làm đại sứ tại Phnom Penh (từ 2016-2018). Với sự dẫn dắt của Hùng Ba, Cambodia đã đi sâu vào quỹ đạo Trung Quốc. Và dưới thời Hùng Ba, Thủ Tướng Hun Sen đã thắt chặt kiểm soát an ninh nội chính. Báo chí tự do bị xóa sổ, những gương mặt chính trị gia đối lập bị triệt hạ không nương tay và kinh tế Cambodia lệ thuộc toàn diện vào Trung Quốc.

Những ngày này, ở Việt Nam, Hùng Ba chỉ là nhà quan sát thời cuộc, tọa sơn quan hổ đấu, hay bí mật can thiệp vào cuộc chiến tranh giành quyền lực tóe lửa ở Hà Nội? Không ai có thể dám cả quyết.
Hùng Ba có “cố vấn” cho Tô Lâm hay không, không người nào dám khẳng định. Nhưng chắc chắn rằng, với những diễn biến như hiện tại, Hùng Ba có thể báo cáo về Bắc Kinh rằng, Trung Quốc chẳng có gì phải lo. Việt Nam vẫn nằm trong quỹ đạo Trung Quốc, tương lai dân chủ Việt Nam vẫn chỉ là điều mà các lý thuyết gia mong mỏi, và “cây tre” Việt Nam vẫn không nghiêng về phía Hoa Kỳ.
(Trúc Phương/NV- June 11, 2024)


Tin Quốc Tế Đó Đây

Ác Chơi Với Ác! Tổng Thống Nga Putin Sẽ Đến Việt Nam Sau Khi Thăm Bắc Hàn!


(Hình: Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp Chủ tịch Việt Nam Võ Văn Thưởng ở Bắc Kinh hôm 17/10/2023.)
-Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ thăm Bắc Hàn và Việt Nam trong những tuần tới, tờ Vedomosti đưa tin hôm 10/6/2024, dẫn một nguồn tin ngoại giao.
Theo thông tấn xã Reuters, Đại sứ Nga tại Bắc Hàn Alexander Matsegora xác nhận với Vedomosti rằng ông Putin có thể thăm Việt Nam sớm nhất là vào tháng 6 và rất có thể là ngay sau chuyến thăm Bắc Hàn.

Tờ báo của Nga dẫn lời đại diện Thương mại của nước này tại Việt Nam cho biết vào tháng trước rằng vấn đề thương mại cấp bách nhất giữa hai nước là hỗ trợ ngân hàng để giải quyết thanh toán.
Chuyến đi của đặc phái viên chuyên về các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Âu Châu đến Việt Nam vào các ngày 13-14/5 đã bị hoãn với lý do các nhà lãnh đạo Việt Nam "quá bận để gặp ông".
Các nguồn tin ngoại giao nói với hãng tin của Anh rằng sự trì hoãn này có thể liên quan đến việc chuẩn bị cho chuyến thăm có thể sắp diễn ra của Tổng thống Putin đến Hà Nội.


Viên Chức Hamas Kêu Gọi Mỹ Gây Áp Lực Buộc Do Thái Chấm Dứt Chiến Tranh ở Gaza


(Hình: Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken phát biểu trước báo giới sau cuộc gặp với Tổng thống Ai Cập, tại phi trường Cairo, ngày 10/6/2024. Trước chuyến thăm của ông Blinken, một viên chức cấp cao của Hamas đã kêu gọi Hoa Kỳ gây áp lực với Do Thái để chấm dứt chiến tranh ở Gaza.)
-Một viên chức cấp cao của Hamas hôm thứ Hai (10/6) kêu gọi Hoa Kỳ gây áp lực với Do Thái để chấm dứt chiến tranh ở Gaza, trước chuyến thăm dự kiến trong cùng ngày của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken tới khu vực để thúc đẩy các nỗ lực ngừng bắn.
Ông Blinken dự kiến sẽ đến thăm Ai Cập và Do Thái vào thứ Hai. Chuyến thăm cũng nhằm mục đích bảo đảm chiến tranh không mở rộng sang Lebanon.
"Chúng tôi kêu gọi chính quyền Mỹ gây áp lực lên phe chiếm đóng nhằm chấm dứt chiến tranh ở Gaza, và phong trào Hamas sẵn sàng hợp tác một cách tích cực với bất kỳ sáng kiến nào nhằm bảo đảm chấm dứt chiến tranh", viên chức cấp cao của Hamas, Sami Abu Zuhri, nói.

Trong chuyến thăm thứ tám tới khu vực này kể từ khi phiến quân Hamas tấn công Do Thái vào ngày 7/10, gây ra giai đoạn đẫm máu nhất trong cuộc xung đột Do Thái-Palestine kéo dài hàng thập kỷ, ông Blinken cũng chuẩn bị tới Jordan và Qatar trong tuần này.
Ông dự kiến gặp Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi ở Cairo trước khi tới Do Thái vào cuối ngày thứ Hai, nơi ông sẽ gặp Thủ tướng Benjamin Netanyahu và Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant, theo lịch trình của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Hôm thứ Hai, người dân Palestine cho biết xe tăng đã cố gắng tiến sâu hơn về phía Bắc vào đầu ngày, tiến sát Shaboura, một trong những khu dân cư đông dân nhất và là thành trì của phiến quân ở trung tâm thành phố.
Lực lượng xe tăng của Do Thái kể từ đó đã chiếm giữ toàn bộ dải biên giới của Gaza với Ai Cập chạy qua Rafah đến bờ biển Địa Trung Hải và xâm chiếm nhiều quận của thành phố 280.000 dân, khiến khoảng một triệu người di tản đang trú ẩn ở Rafah lại phải chạy trốn đi nơi khác.

Chuyến thăm của ông Blinken diễn ra sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 31/5 vạch ra đề xuất ngừng bắn ba giai đoạn từ phía Do Thái, nhằm chấm dứt vĩnh viễn các hành động thù địch, thả con tin Do Thái và tù nhân Palestine cũng như tái thiết Gaza.
Theo thống kê của Do Thái, cuộc tấn công của Hamas đã giết chết 1.200 người và bắt khoảng 250 người khác làm con tin. Đáp lại, Do Thái đã tiến hành một cuộc tấn công vào Dải Gaza khiến hơn 37.000 người Palestine thiệt mạng, Bộ Y tế trên lãnh thổ do Hamas điều hành cho biết trong bản tin cập nhật hôm Chủ Nhật.


Chiến Tranh Gaza: Bộ Trưởng Nội Các Chiến Tranh Do Thái Benny Gantz Từ Chức


(Hình: Bộ trưởng Nội các Chiến tranh Benny Gantz phát biểu trước truyền thông tại Ramat Ga, Do Thái, ngày 9/6/2024.)
-Bộ trưởng Nội các Chiến tranh Benny Gantz tối 9/6/2024 thông báo từ chức và đề nghị tổ chức bầu cử lại, do bất đồng với Thủ tướng Benjamin Netanyahu về việc giải cứu con tin ở dải Gaza.
Từng là Tham mưu trưởng Quân đội Do Thái, đối thủ chính của Thủ tướng Benjamin Netanyahu, ông Benny Gantz là 1 trong ba 3 nhân vật quan trọng nhất của Nội các Chiến tranh, bao gồm tổng cộng 5 thành viên, được thành lập ngay sau vụ tấn công khủng bố của Hamas hồi tháng 10/2023.
Từ Jérusalem, thông tín viên Michel Paul gửi về bài tường trình:
Benny Gantz tuyên bố: "Chúng tôi ra đi trong lòng nặng trĩu buồn rầu, nhưng không do dự". Trong cuộc họp báo, ông Benny Gantz đã có những lời lẽ rất gay gắt nhắm vào người đứng đầu Nội các. Ông đặc biệt khẳng định: "Netanyahu đang cản trở chúng ta tiến tới chiến thắng chỉ vì những tính toán chính trị". Benny Gantz cho rằng cuộc xung đột có thể kéo dài nhiều năm và cần đặt việc giải cứu con tin lên hàng đầu trong số các mối quan tâm của liên minh cầm quyền.

Cách nay 3 tuần, Benny Gantz đã đưa ra tối hậu thư để Thủ tướng Benjamin Netanyahu xây dựng một "kế hoạch" hậu chiến ở Gaza, hy vọng gây được sức ép với Thủ tướng để đạt được lệnh ngừng bắn, thế nhưng ông đã không đạt được kết quả. Các vị Bộ trưởng cực hữu đã hoan nghênh sự ra đi của Benny Gantz và đề nghị để họ thay thế ông tham gia vào các cuộc thảo luận trong Nội các chiến tranh. Trong khi đó, Thủ tướng Netanyahu viết trên tài khoản mạng X: "Benny, đây không phải là lúc ra đi" và mời tất cả các đảng theo chủ nghĩa Phục Quốc Do Thái tham gia vào chính phủ do ông đứng đầu.
Kể từ bây giờ, ít nhất thì cũng là ở giai đoạn này, liên minh chính phủ Do Thái chiếm đa số sít sao, với 64 ghế trong tổng số 120 Dân biểu tại Quốc hội.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm nay 10/6 bắt đầu vòng công du mới đến Trung Đông để vận động, thúc đẩy thông qua lệnh ngừng bắn ở Gaza. Hôm qua 9/6, chính quyền Mỹ thông báo đã đề nghị Hội Đồng Bảo An thông qua Dự thảo Nghị quyết kêu gọi Do Thái và Hamas khai triển ngay lập tức thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza, nhưng không cho biết ngày cụ thể.


Iran Công Bố Danh Sách ứng Cử Viên Tổng Thống, Hầu Hết Theo Tư Tưởng Bảo Thủ


(Hình: Sáu ứng viên tranh cử Tổng thống ở Iran được Hội đồng Giám hộ nước này phê chuẩn hôm 9/6/2024.)
-Hôm 9/6/2024, Iran đã công bố 6 ứng viên cho cuộc bầu cử ngày 28/6 tới đây để thay thế cố Tổng thống Ebrahim Raisi, thiệt mạng trong vụ tai nạn trực thăng. Năm trong số sáu ứng viên đều theo đường lối bảo thủ hoặc rất bảo thủ. Họ được lựa chọn từ 80 ứng cử viên đã đăng ký với Hội Đồng Bảo Hiến Iran, cơ quan giám sát các cuộc bầu cử ở nước Cộng hòa Hồi giáo này.
Từ Teheran, thông tín viên RFI Siavosh Ghazi cho biết thêm thông tin về các ứng cử viên:
Hội Đồng Bảo Hiến Iran đã chấp thuận năm ứng cử viên theo đường lối bảo thủ hoặc rất bảo thủ và chỉ có một người theo xu hướng cải cách. Các nhân vật rất bảo thủ gồm Chủ tịch Quốc hội hiện tại, Mohammad Bagher Qalibaf, Thị trưởng đương nhiệm của Teheran, Ali Zakani, và cựu nhà đàm phán nguyên tử Saïd Jalili, đều đã được phê chuẩn ra ứng cử. Phe ôn hòa và cải cách sẽ do Massoud Pezeshkian đại diện.

Ngược lại, cựu Tổng thống rất bảo thủ Mahmoud Ahmadinejad, cựu Chủ tịch Quốc hội bảo thủ Ali Larijani, người giờ đã thân cận hơn với phe ôn hòa, và cựu Phó Tổng thống theo chủ nghĩa Cải cách Eshagh Jahanguiri đã bị loại như trong cuộc bầu cử Tổng thống trước đó.
Không thể kháng Nghị quyết định của Hội Đồng Bảo Hiến và chiến dịch bầu cử có thể bắt đầu ngay lập tức. Mohammad Bagher Qalibaf, người đã ra tranh cử nhiều lần trong những năm qua, hy vọng sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử lần này. Là cựu chỉ huy lực lượng Vệ binh Cách mạng, từng là lãnh đạo cảnh sát quốc gia và thị trưởng Teheran, ông Qalibaf nhấn mạnh đến những kinh nghiệm của mình với tư cách là người quản lý đối mặt với những người theo chủ nghĩa rất bảo thủ và cả chủ nghĩa cải cách.


Mỹ, Ba Lan Hợp Lực Chống Thông Tin Xuyên Tạc của Nga Về Ukraine


(Hình: Các trang phúc trình củaTrung tâm Tương tác Toàn cầu của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về thông tin xuyên tạc của Nga được công bố ngày 5/8/2020.)
-Hoa Kỳ và Ba Lan đang thành lập một nhóm để giúp Ukraine chống lại thông tin xuyên tạc của Nga, Trung tâm Tương tác Toàn cầu của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố ngày 10/6/2024.
Trung tâm Tương tác Toàn cầu, nơi hoạt động nhằm làm sáng tỏ thông tin xuyên tạc của những gì họ coi là các quốc gia thù địch, cho biết trong một tuyên bố rằng Nhóm Truyền thông chung Ukraine, hay UCG, được thành lập tại Warsaw để "hỗ trợ Ukraine chống lại sự xâm lược của Nga trong không gian thông tin".

Bộ Ngoại giao nói nhóm mới sẽ tập hợp các đồng minh để "điều phối thông điệp, thúc đẩy báo cáo chính xác về cuộc xâm lược toàn diện của Nga, khuếch đại tiếng nói của Ukraine và vạch trần sự thao túng thông tin của Ðiện Cẩm Linh".
Bộ Ngoại giao khẳng định rằng Ðiện Cẩm Linh "liên tục sử dụng những lời dối trá và thao túng để đưa ra những lý do sai trái cho cuộc xâm lược vô lý của mình, làm xáo trộn mục tiêu chiến tranh của mình và cố gắng phá vỡ tình đoàn kết trên toàn thế giới với người dân Ukraine".
Ðiện Cẩm Linh đã bác bỏ cáo buộc họ truyền bá thông tin xuyên tạc, ngược lại cáo buộc phương Tây "khủng bố thông tin".
Theo hãng tin AP, các viên chức Ba Lan cho biết Ba Lan cũng đã trở thành mục tiêu phá hoại và của các biện pháp gây rối khác của cơ quan mật vụ Nga.
Ba Lan, thành viên Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO), là trung tâm vũ khí phương Tây cung cấp cho Ukraine. Đây cũng là nơi trú ẩn của một số lượng đáng kể người tị nạn Ukraine, những người đã trốn khỏi đất nước của họ kể từ khi Nga xâm lược vào tháng 2 năm 2022.


Bầu Cử Nghị Viện Âu Châu: Liên Minh Trung-Hữu Vẫn Giữ Được Đa Số, Bất Chấp Phe Cực Hữu Trỗi Dậy


(Hình: Ông Manfred Weber (T), Chủ tịch đảng Nhân dân Âu Châu (European People's Party - EPP) cùng Ursula von der Leyen, Chủ tịch Ủy ban Âu Châu mừng kết quả bầu cử Nghị viện Âu Châu ở Brussels, ngày 9/6/2024.)
-Theo kết quả bầu cử hôm Chủ Nhật (9/6/2024) tại Nghị Viện Âu Châu, cánh hữu và cánh trung vẫn chiếm đa số, trong đó đảng Nhân Dân Âu Châu (EPP) giành được 184 ghế, Liên minh Tiến bộ Xã hội và Dân chủ (S&D) 139 ghế và đảng Đổi Mới Âu Châu 80 ghế.
Các nhóm chính trị tại Nghị Viện Âu Châu, hiện đang thành lập một "liên minh lớn" cho nhiệm kỳ mới của Nghị Viện, mà theo những tính toán, điều này sẽ giúp họ có được 403 ghế trong tổng số 720 ghế. Tuy nhiên con số này vẫn ít hơn so với tổng số ghế trước đó trong Nghị Viện mãn nhiệm.

Trong khi đó, phe cực hữu đang trỗi dậy mạnh mẽ, đặc biệt là tại Pháp và Đức. Đảng Tập Hợp Dân Tộc Pháp chiếm ưu thế với hơn 31,5% số phiếu bầu, bỏ xa đảng Phục Hưng của Tổng thống Macron (14,6%). Còn tại Đức, đảng cực hữu Alternative for Germany (AfD) dù vướng nhiều tai tiếng nhưng vẫn về nhì với 15,9% số phiếu, bỏ xa đảng Dân chủ Xã hội (13,9%) và đảng Xanh (11,9%).
Tuy nhiên, phe cực hữu vẫn bị chia rẽ trong Nghị Viện Âu Châu do có nhiều khác biệt, đặc biệt là về mối quan hệ với Nga. Vì vậy, theo giới phân tích, các phe này khó có thể lập được liên minh. Từ Brussels, thông tín viên Pierre Benazet cho biết cụ thể:
"Các đảng sinh thái mất 18 ghế trong khi các đảng cánh hữu tự do mất 19 ghế. Sự sụt giảm này lại càng được thể hiện rõ hơn khi mà số lượng Dân biểu đã tăng từ 705 lên 720. Và tất cả những ghế bị mất này đều thuộc cánh hữu với các khuynh hướng khác nhau. Nhóm có số Dân biểu tăng nhiều nhất là phe cực hữu ID (Bản Sắc và Dân chủ), với 9 ghế nhờ vào kết quả của đảng Tập Hợp Dân Tộc Pháp. Những người theo chủ nghĩa dân tộc chủ quyền thuộc nhóm bảo thủ-cải cách chỉ giành được ba ghế dù cho đảng Fratelli d'Italia của Thủ tướng Ý Ðại Lợi Giorgia Meloni đã tăng gấp đôi số điểm của mình.
Trên thực tế, khối Âu Châu truyền thống vẫn cầm cự khá tốt. Đầu tiên là đảng Dân chủ Xã Hội, bất chấp việc đảng của Thủ tướng Đức đã thất bại. Sau đó và quan trọng nhất là đảng Nhân Dân Âu Châu (EPP) thuộc phe trung hữu. Đảng này thậm chí còn giành thêm 13 ghế, giúp củng cố vị trí đầu trong Nghị Viện. Nếu họ lựa chọn liên minh với các đảng Dân chủ xã hội và các đảng cánh hữu tự do, khối ủng hộ Âu Châu sẽ có hơn 400 ghế, nhiều hơn rõ rệt so với 360 ghế cần thiết để chiếm đa số".


Tổng Thống Pháp Giải Tán Quốc Hội, Tổ Chức Bầu Cử Trước Thời Hạn


(Ảnh: Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thông báo quyết định giải tán Quốc hội sau cuộc bầu cử Nghị Viện Âu Châu, Paris, Pháp, ngày 9/6/2024.)
-Sau kết quả bầu cử Nghị Viện Âu Châu Chủ Nhật 9/6/2024, tại Pháp, đảng cực hữu Tập Hợp Dân Tộc RN đã về đầu. Tổng thống Emmanuel Macron quyết định giải tán Quốc hội. Cử tri Pháp được kêu gọi bầu lại 577 Dân biểu ở Hạ viện, qua hai vòng phiếu, dự trù vào ngày 30/6 và 7/7/2024.
Quyết định giải tán Quốc hội sau cuộc bầu cử Nghị Viện Âu Châu gây bất ngờ trong chính giới và công luận Pháp.
Theo một số thăm dò, đảng Rassembelement National (RN) đang dẫn đầu và đảng này tuyên bố "sẵn sàng" điều hành đất nước "nếu được cử tri tín nhiệm". Cánh tả kêu gọi thành lập một liên minh ngăn chận đảng cựu hữu lên nắm quyền.

Theo trang thông tin về kết quả cuộc bầu cử Nghị Viện Âu Châu, tại Pháp, đảng cực hữu RN do Jordan Bardella, 28 tuổi, Chủ tịch đảng đứng đầu danh sách, đã thu được 31,37% số phiếu. Đảng Phục Hưng (Renaissance), thuộc phe Tổng thống Macron, do bà Valérie Hayer đại diện bị bỏ xa lại phía sau, chỉ đạt 14,60% số phiếu. Về thứ ba là danh sách của cánh Xã hội Dân chủ do Raphael Glucksmann dẫn đầu được hơn 13,83%.
Thất bại được báo trước và khoảng cách quá lớn giữa đảng Renaissance với cánh cực hữu RN của bà Marine Le Pen bị toàn thể chính giới xem là một thất bại cả đối với cá nhân Tổng thống Macron, từng coi việc ngăn chận đà tiến của đảng RN là một ưu tiên. Đây cũng là thất bại lớn khi mà chính phủ bị cử tri bất tín nhiệm.
Vốn không có đa số tuyệt đối ở Quốc hội, Tổng thống Macron bị cản trở trong việc điều hành đất nước từ đầu nhiệm kỳ 2 (năm 2022), kết quả tối qua là giọt nước làm tràn ly. Ngay lập tức nguyên thủ Pháp ra quyết định giải tán Quốc hội, tổ chức bầu cử trước thời hạn, với hy vọng có "một đa số rõ ràng" tiếp tục điều hành đất nước cho tới cuối nhiệm kỳ năm 2027.
Quyết định nói trên gây bất ngờ do không khi nào một cuộc bầu cử ở cấp Âu Châu lại trực tiếp tác động đến lịch bầu cử của Pháp. Hơn nữa hai vòng bầu cử Lập pháp sắp tới được diễn ra chỉ vài ngày trước lễ khai mạc Thế Vận hội Olympic Paris 2024. Điểm thứ ba là trong bối cảnh cử tri chuẩn bị bước vào hai tháng hè, tất cả các đảng phái chính trị tại Pháp chỉ có đúng ba tuần để lao vào một cuộc vận động tranh cử và tìm kiếm các mối liên minh chính trị để bảo vệ chiếc ghế Dân biểu của đảng.


Pháp: Một Số Điều Cần Biết Về Việc Giải Tán Hạ viện


(Hình : Một phiên họp tại Quốc hội Pháp ngày 30/01/2024, Paris, Pháp.)
-Kể từ khi bắt đầu nền Đệ Ngũ Cộng Hòa 1958, đây là lần thứ sáu Tổng thống Pháp giải tán Hạ viện, chấm dứt nhiệm kỳ của các Dân biểu và cho tổ chức bầu cử trước thời hạn. Ba vị Tổng thống từng giải tán Hạ viện là Jacques Chirac (1997), François Mitterrand (1981 và 1988) và tướng De Gaulle (1962 và 1966). Tính cả lần này, tổng cộng, trong hơn 100 năm qua, nước Pháp trải qua 8 lần giải tán Hạ viện.
Giải tán Hạ viện là gì? Chiểu theo điều 12 của Hiến pháp, "Tổng thống Cộng hòa Pháp có thể, sau khi tham vấn Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội Lưỡng Viện, thông báo giải tán Hạ viện", trong tình huống xảy ra "sự việc hoặc khủng hoảng nghiêm trọng". Cũng theo Hiến pháp, "bầu cử phải được tổ chức sớm nhất là 20 ngày và muộn nhất là 40 ngày sau khi giải tán" Hạ viện.
Mọi Dự luật đang được thảo luận tại Hạ viện đều phải ngừng lại và mọi thủ tục phải được bắt đầu lại từ đầu khi có Hạ viện mới. Tạm thời chính phủ của Thủ tướng Gabriel Attal vẫn hoạt động và giải quyết các hồ sơ thông thường. Sau khi Hạ viện mới được thành lập, chính phủ sẽ phải giải tán, Tổng thống Macron sẽ chỉ định Thủ tướng mới.

Quyết định giải tán Quốc hội của Tổng thống Macron đã nhận được các bình luận khác nhau. Nhiều chính trị gia ủng hộ, xem đó là quyết định dũng cảm, cần thiết nhưng cũng có ý kiến cho rằng quyết định của ông Macron là mạo hiểm, gây nhiều rủi ro… Bầu cử Hạ viện thường được xem là "kỳ bầu cử Tổng thống vòng 3".
Nếu đảng hoặc liên minh đối lập chiếm đa số tại Quốc hội mới, thì Tổng thống sẽ phải chỉ định Thủ tướng thuộc đảng này và đó là tình trạng được gọi "chung sống" chính trị (cohabitation). Chuyện này từng xảy ra ở thời Tổng thống François Mitterrand, hồi năm 1986. Tổng thống François Mitterrand, dù thuộc cánh tả, nhưng buộc phải chọn một Thủ tướng thuộc cánh hữu - ông Jacques Chirac. Tương tự, vào năm 1997, ông Jacques Chirac là Tổng thống và đã giải tán Quốc hội, khi bầu cử lại, đa số Hạ viện lại rơi vào tay cánh tả. Ông Lionel Jospin, cánh tả, được Tổng thống Jacques Chirac, cánh hữu, chọn làm Thủ tướng. Việc "chung sống" có thể dẫn đến những căng thẳng chính trị, khiến việc điều hành đất nước, những cải cách cơ cấu, chính sách trở nên phức tạp hơn.
Trong trường hợp kết quả bầu cử Hạ viện mới không theo đúng ý của Tổng thống, ông Macron cũng sẽ không thể giải tán ngay Hạ viện, bởi theo điều 12 của Hiến pháp, Tổng thống không thể giải tán Hạ viện trong vòng 1 năm sau bầu cử, theo trích dẫn của France 24. Ít nhất là đến ngày 08/07/2025 trở đi, Hạ viện mới có thể bị Tổng thống giải tán một lần nữa.


Tennis: Carlos Alcaraz Vô Địch Roland Garros 2024

-Báo Le Figaro ra ngày 10/6/2024 có bài viết nói về sự kiện thần đồng quần vợt người Tây Ban Nha Carlos Alcaraz đánh bại Alexander Zverev và lần đầu tiên đăng quang tại Roland Garros và lần thứ ba tại các giải thuộc hệ thống Grand Slam.
Roland Garros 2024 bắt đầu trong nước mắt khi giải đấu dường như đã nói lời chia tay với cây vợt vĩ đại nhất giải, huyền thoại Rafael Nadal, với 14 danh hiệu tại Porte d'Auteuil. Tuy nhiên, "câu chuyện Nadal" khép lại và mở rộng cánh cửa cho một câu chuyện mới. Carlos Alcaraz, vừa mừng sinh nhật thứ 21, trở thành tay vợt trẻ nhất trong lịch sử tennis vô địch các giải Grand Slam trên cả ba mặt sân, đồng thời, trở thành "người thừa kế" xứng đáng của đàn anh Rafael Nadal.
Trước khi Roland Garros năm nay khai mạc, giới quan sát đã tỏ ra lo lắng trước phong độ của Alcaraz sau khi kết quả từ đầu năm của anh không mấy khả quan. Quá căng thẳng trong trận bán kết Roland Garros năm 2023, Alcaraz đã bị chuột rút và để thua trước Novak Djokovic. Năm nay, trong trận bán kết với tay vợt người Ý Ðại Lợi Jannik Sinner, anh lại bị những cơn chuột rút hành hạ, nhưng đã vượt lên chính mình để đánh bại tân số 1 thế giới trước khi thắng nốt Zverev trong trận chung kết.


Tin Cộng Ðồng

Công An Thừa Thiên-Huế Bắt Một Việt Kiều Mỹ Theo Cáo Buộc Lừa Đảo


(Hình: Ông Nguyễn Đình Trung tại cơ quan Công an.)
-Vào ngày 8/6/2024, Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế thông báo các lệnh bắt khẩn cấp, giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với ông Nguyễn Đình Trung, một Việt kiều Mỹ, theo cáo buộc "lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Cáo buộc đối với ông Nguyễn Đình Trung là cấu kết đưa thông tin gian dối về khả năng làm hồ sơ đưa người Việt Nam trong nước đi làm việc và định cư tại ngoại quốc.
Người mà ông Nguyễn Đình Trung cấu kết được Công an Thừa Thiên-Huế cho biết là bà Nguyễn Thị Hoa, sinh năm 1980, ngụ tại xã Điền Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên- Huế.

Theo thông tin do Công an Thừa Thiên- Huế công bố thì ông Nguyễn Đình Trung - sinh năm 62 tuổi, quốc tịch Hòa Kỳ, thường xuyên về Việt Nam và cùng bà Nguyễn Thị Hoa tung tin nói có khả năng làm hồ sơ đưa người trong nước đi làm việc và định cư tại Mỹ. Chí phí cho một hồ sơ là 25.000 Mỹ kim.
Công an Thừa Thiên-Huế cho biết trong năm 2023, ông Trung và bà Hoa lừa được sáu người tại hai huyện Phong Điền và Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế vối tổng số tiền 1,7 tỉ đồng.
Sang năm 2024, cả hai tiếp tục hoạt động lừa đảo như vừa nêu và đã bị bắt như vừa được thông báo.


Người Việt Vẫn Nên Học Nhật
(Ngô Nhân Dụng)

(Hình: Cờ Nhật Bản trên một đường phố ngày đầu năm mới ở thủ đô Tokyo, 3/1/2023.)
-Mỗi dịp trở lại thăm nước Nhật tôi đều thấy vài điều tốt mình nên học. Một lần, chúng tôi dùng thang máy trong một khu buôn bán; khi bước ra ngoài thì một người Nhật đi cùng cúi đầu, lễ phép nói bằng tiếng Anh: Thưa quý vị, ở Nhật chúng tôi không nói chuyện lớn tiếng trong thang máy! Có lẽ người Việt mình nói nhiều thật!
Ở cửa ra đường của một siêu thị hay văn phòng, thấy những bảng vẽ hình điếu thuốc bốc khói, viết: "Đây là nơi hút thuốc". Tôi ngạc nhiên. Nhiều người Nhật hút thuốc. Nhưng không thấy luật nào cấm hút thuốc ngoài đường; tại sao cần chỉ định một nơi hút thuốc? Tìm hiểu kỹ, mới biết người ta bày sẵn những đồ gạt tàn thuốc lá tại đó. Người ta không vứt tàn thuốc xuống đường. Các thành phố ở Nhật không thấy tàn thuốc lá rơi vãi. Tôi chỉ thấy ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, và nhiều nơi bên Đài Loan, bên Đức, Phần Lan cũng sạch sẽ như vậy.

Năm nay, tôi có dịp thấy một người phu quét giọn, lau chùi một "phòng hút thuốc". Tại một thị xã gần núi Phú Sĩ, tôi quan sát hơn một giờ trong lúc chờ đợi các bạn đi mua sắm trong thương xá bên cạnh. Cả ngày người phu chỉ làm một việc, là giữ sạch sẽ bên trong bên ngoài cái phòng nho nhỏ đó thôi.
Nếu tôi được thuê làm công việc này thì chắc mỗi ngày tôi quét giọn, lau chùi độ năm, bảy lần là thấy cũng đủ phận sự, có thể ngồi chơi chờ hết giờ. Nhưng người "phu quét dọn" này không lúc nào ngừng tay. Ông ta hút bụi, quét sàn nhà, đẩy cái khăn lau nhà, rồi ra ngoài quét và lau sạch lề đường chung quanh. Ông nhấc lên mấy đồ gạt tàn thuốc, tức là mấy cái thùng nhỏ chứa nước nổi lềnh bềnh những đầu điếu thuốc, đem ra ngoài đổ vô một cái thùng lớn. Đổ xong, ông ngồi xuống xịt nước, rửa, lau kỹ bên trong bên ngoài cái thùng, trước khi đem vào chỗ cũ. Xong việc, ông lại dùng khăn lau các ghế ngồi ở trong phòng, đi ra lau các băng ghế bên ngoài; mắt chăm chú nhìn, tay chậm chạp, từ tốn. Bước qua cửa, chắc chưa vừa ý vì nhìn thấy một vết nhơ nào đó, ông đi lấy khăn, sụp xuống, ngồi xổm lau cho sạch.

Đây là một bài học đáng nhớ: Làm việc gì cũng nên làm đến nơi đến chốn, không làm qua loa, vừa phải! Từ những việc nhỏ nhất, người ta đều chăm chú làm hết sức, chính mình cảm thấy hoàn hảo mới thôi. Tôi đã thấy một cô dùng giấy gói món hàng khách mua làm quà tặng. Gói ghém xong, cột dây màu, thắt nút hoa rồi, nhìn thấy chưa vừa ý, cô ta tháo hết ra, gói lại lần nữa, thắt dây cho thật đẹp rồi mới cười trao cho khách.
Họ giữ thói quen này, từ việc nhỏ đến việc lớn. Những người dùng xe hơi đều biết, những chiếc xe làm ở Nhật thường cánh cửa xe đóng lại đều khít vào cái khung cửa. Chỉ buông tay ra, hoặc chỉ đẩy nhẹ, là thấy cánh cửa xe từ từ khép lại, đóng vừa khít, con kiến chui qua không lọt! Nhiều chiếc xe hơi làm ở xứ khác không theo tiêu chuẩn như vậy, đóng cửa xong rồi có khi lại phải kéo ra, đẩy thật mạnh nó mới khít chặt!

Người Việt Nam trước đây đến Nhật đã tỏ lòng kính trọng cung cách sống của họ. Đầu thế kỷ 20, Phan Bội Châu tới nước Nhật đã thuật lại chuyện một người phu kéo xe; trong cuốn "Tự Phán". Cuối năm 1905, Phan Bội Châu và Tăng Bạt Hổ đến Tokyo tìm một du học sinh Trung Quốc, tên Ân Thừa Hiến. Ra khỏi ga xe lửa, hai người Việt gọi một chiếc xe và đưa tấm danh thiếp có ghi địa chỉ mang tên "Ân Thừa Hiến". Người này không biết chữ Hán nên tìm một đồng nghiệp khác biết chữ, đưa hai ông đi tìm. Người phu sau đưa hai vị tới Chấn Võ Học Hiệu, nhưng Ân Thừa Hiến đã rời đi nơi khác từ lâu rồi.
Cụ Phan kể: "Người phu xe nghĩ một lúc rồi kéo xe vào bên đường và nói: Các ngài hãy cứ chờ tôi ở đây..., tôi đi tìm chỗ ở của người đó, rồi sẽ quay lại". Đứng chờ từ 2 giờ đến 5 giờ chiều, anh phu xe chạy về, mừng rỡ chở Phan Bội Châu và Tăng Bạt Hổ đi thêm một giờ nữa, đến một lữ quán khác tìm ra phòng Ân Thừa Hiến.
Hỏi đến tiền công, anh phu nói: "Hai hào năm xu". Phan Bội Châu rút một đồng bạc ra trao và tỏ lòng đền ơn. Người phu xe khẳng khái từ chối: "Theo quy luật Nội vụ sảnh đã định thì từ nhà ga Tokyo đến nhà trọ này, giá xe chỉ có ngần ấy thôi..". Phan Bội Châu, Tăng Bạt Hổ tạ ơn người phu xe đáng kính, tự than rằng: "Than ôi! Trí thức trình độ dân nước ta xem (nếu so sánh) với người phu xe Nhật Bản, chẳng dám chết thẹn lắm hay sao!"

Những người phu xe trọng luật lệ, trọng danh dự, có lẽ vì họ không coi công việc mình làm là hèn kém so với những nghề nghiệp khác, với những người học thức cao và kiếm được nhiều tiền hơn. Người lao động ở nước Nhật, như ông phu quét giọn cái phòng hút thuốc, biết tự trọng. Họ không coi kinh công việc mình làm, có thể một phần vì nhờ cảnh khác biệt giàu nghèo không lộ liễu quá.
Lương bổng trong các công ty Nhật từ cấp chỉ huy xuống đến công nhân không chênh lệch nhiều như ở Mỹ. Ông Koike Yuriko, cựu Đô trưởng Tokyo, kể một thí dụ trong World Economic Forum, ngày 2 tháng 3 năm 2015: Haruka Nishimatsu, cựu Chủ tịch và CEO của Japan Airlines, đi làm bằng xe công cộng, ăn cơm "nhà bàn" với nhân viên. Sadoff Investment Research cho biết, vào năm 2012, lợi tức bình quân của những người giàu nhất nước Nhật (top 1%) là $240.000 Mỹ kim một năm trong khi những người Mỹ lợi tức top 1% kiếm được cao gấp năm lần, $1,264,065 Mỹ kim. Ông Yuriko nghĩ rằng người Nhật chỉ theo lời dạy của Khổng Tử: "Bất hoạn bần nhi hoạn bất quân", không lo nghèo, chỉ lo không công bằng (Luận Ngữ, thiên Quý Thị). Theo cuốn Capital in the Twenty-First Century của Thomas Piketty, mức thuế lợi tức cao nhất ở nước Nhật là 45%, và thuế di sản lên tới 55%; người giàu không tích lũy được nhiều tài sản.

Trong bản tin Nikkei ngày 30, tháng 11 năm 2016, ký giả Hirano Yukiko kể chuyện một phụ nữ làm việc quét dọn ở phi trường Haneda trong 25 năm. Haneda đã được bầu là "Phi trường sạch sẽ nhất thế giới" trong những năm 2013, 2014, và 2016.
Bà Haruko Niitsu đi lau quét phi trường từ năm 17 tuổi, lúc đầu là một công nhân của Japan Airport Techno Co., chỉ được làm ít tiếng đồng hồ vì họ coi thường sức lực phụ nữ, sau làm toàn thời gian, trong lúc cũng học hết bậc trung học. Bà cũng đi học các khóa huấn luyện những kỹ thuật lau phi trường khác nhau. Bà tự nhận, "Tôi không thông minh, cho nên tôi chịu cực", có ngày chỉ ngủ vài ba tiếng. Bà được thăng cấp dần dần, năm 2015 đã chỉ huy khoảng 500 nhân viên quét dọn Phi trường Haneda! Một đài truyền hình đã phỏng vấn và kể chuyện bà, sau đó bà được mời đi diễn thuyết về quan niệm sống và làm việc của mình.
Một sự kiện đã thay đổi cuộc đời Niitsu, vào năm 27 tuổi. Một người chỉ huy nhận xét khi cô làm việc ông không thấy thể hiện tấm lòng từ bi trong đó. Niitsu suy nghĩ, thấy quả thật cô chỉ lo công việc mà không chú ý đến người cộng sự. Cô nhờ người đó dạy cho mình làm cách nào để bày tỏ lòng từ bi. Cô thành công nhân trẻ tuổi nhất đoạt giải trong một "Cuộc thi Toàn Quốc Kỹ thuật Lau Dọn Phi trường".

Haruko Niitsu nói với nhà báo, "Khi nghe người nào khen, 'sạch sẽ lắm', tôi cảm thấy rất sung sướng. Tôi kiểm soát lại coi có sạch thật hay chưa. Tôi càng cảm thấy yêu công việc mình làm!"
Yêu công việc mình làm. Làm việc nào cũng hết sức làm trọn vẹn, từ việc nhỏ đến lớn. Tôi còn nhớ một câu trong cuốn Trai Nước Nam Làm Gì của Hoàng Đạo Thúy, một huynh trưởng Hướng Đạo viết từ thời 1940: "Người vót một cây tăm cẩn thận thì cũng sẽ xây một cây cầu cẩn thận".

Không có nhận xét nào: