Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Vladivostok, Nga, ngày 25/4/2019.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đang tới Nga để gặp Tổng thống Vladimir Putin, cuộc gặp có thể sẽ tập trung vào mong muốn của Nga trong việc mua đạn dược để bổ sung nguồn dự trữ đã cạn kiệt do cuộc chiến ở Ukraine.
<!>
Cuộc gặp cũng sẽ nhấn mạnh sự hợp tác sâu sắc hơn khi hai nhà lãnh đạo bị cô lập đang vướng vào các cuộc đối đầu riêng biệt với Mỹ. Để đổi lại việc cung cấp đạn dược, Triều Tiên có thể sẽ muốn thực phẩm và năng lượng cũng như chuyển giao công nghệ vũ khí tinh vi từ Nga.
Cuộc gặp với ông Putin sẽ là cuộc gặp đầu tiên của ông Kim với một nhà lãnh đạo nước ngoài kể từ khi Triều Tiên đóng cửa biên giới vào tháng 1 năm 2020. Họ gặp nhau lần đầu tiên vào tháng 4 năm 2019, hai tháng sau khi cuộc gặp ngoại giao hạt nhân cấp cao giữa ông Kim với cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump sụp đổ.
Theo các quan chức Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã tới Bình Nhưỡng, thủ đô của Triều Tiên, vào tháng 7 năm nay và yêu cầu ông Kim gửi thêm đạn dược tới Nga. Ông Shoigu cho biết Moscow và Bình Nhưỡng đang cân nhắc việc tổ chức tập trận lần đầu tiên.
Không rõ sự hợp tác quân sự giữa ông Kim và ông Putin có thể tiến xa đến đâu, nhưng bất kỳ dấu hiệu nào về mối quan hệ nồng ấm hơn sẽ khiến các đối thủ như Mỹ và Hàn Quốc lo lắng. Nga tìm cách ngăn chặn cuộc phản công của Ukraine và kéo dài chiến tranh, trong khi Triều Tiên đang gia tăng tốc độ thử phi đạn kỷ lục để phản đối các động thái của Mỹ trong việc củng cố liên minh quân sự với Hàn Quốc và Nhật Bản.
Nga muốn gì từ Triều Tiên?
Kể từ năm ngoái, các quan chức Mỹ đã nghi ngờ rằng Triều Tiên đang cung cấp cho Nga đạn pháo, rốc-két và các loại đạn dược khác, phần lớn trong số đó có thể là các loại đạn dược thời Liên Xô.
“Nga đang cần khẩn cấp (vật tư chiến tranh). Nếu không, làm sao bộ trưởng quốc phòng của một nước hùng mạnh đang có chiến tranh lại đến một nước nhỏ như Triều Tiên?” ông Kim Taewoo, cựu giám đốc Viện Thống nhất Quốc gia Triều Tiên của Seoul nói. Ông cho biết ông Shoigu là bộ trưởng quốc phòng Nga đầu tiên đến thăm Triều Tiên kể từ khi Liên Xô tan rã năm 1991.
Mua đạn dược từ Triều Tiên sẽ vi phạm các nghị quyết của Liên hiệp quốc mà Nga ủng hộ vốn cấm mọi hoạt động buôn bán vũ khí với quốc gia bị cô lập này. Nhưng giờ đây, khi phải đối mặt với các chế tài quốc tế và kiểm soát xuất khẩu vì cuộc chiến ở Ukraine, Nga đã tìm kiếm vũ khí từ các quốc gia bị trừng phạt khác như Triều Tiên và Iran.
Triều Tiên có kho vũ khí khổng lồ, nhưng ông Du Hyeogn Cha, nhà phân tích tại Viện nghiên cứu chính sách Asan của Seoul, nghi ngờ liệu nước này có thể nhanh chóng gửi số lượng đáng kể tới Nga hay không, bởi vì tuyến đường bộ hẹp giữa hai nước chỉ có thể xử lý một lượng giao thông đường sắt hạn chế.
Triều Tiên muốn gì từ Nga?
Các chuyên gia cho biết ưu tiên của ông Kim sẽ là các chuyến hàng viện trợ, công nghệ quân sự và thanh thế.
Ông Nam Sung-wook, cựu giám đốc của Viện Chiến lược An ninh Quốc gia, một tổ chức nghiên cứu do cơ quan tình báo Hàn Quốc điều hành, nói: “Đây sẽ là một thỏa thuận ‘đôi bên cùng có lợi’, vì ông Putin đang bị dồn vào góc tường vì kho vũ khí đã cạn kiệt của mình trong khi ông Kim phải đối mặt với áp lực từ sự hợp tác ba bên Hàn Quốc-Mỹ-Nhật”. Ông nói tiếp: “Nhu cầu của họ bây giờ đã được đáp ứng một cách hoàn hảo.”
Việc đóng cửa biên giới thời đại dịch đã khiến Triều Tiên gặp khó khăn nghiêm trọng về kinh tế và ông Kim có thể sẽ tìm kiếm nguồn cung cấp thực phẩm và năng lượng để giải quyết tình trạng thiếu hụt.
Ông Kim có thể cũng sẽ công bố việc mở rộng quan hệ với Moscow như một dấu hiệu cho thấy đất nước của ông đang vượt qua những năm tháng bị cô lập. Các nhà lãnh đạo Triều Tiên từ lâu đã coi các cuộc gặp mặt trực tiếp với các nhà lãnh đạo thế giới là dấu hiệu có tầm quan trọng quốc tế và nhằm mục đích tuyên truyền trong nước.
Ông Hong Min, nhà phân tích tại Viện Nghiên cứu Thống nhất Quốc gia Triều Tiên của Seoul, cho biết, ông Kim có thể cũng đang tìm kiếm công nghệ của Nga để hỗ trợ kế hoạch chế tạo các hệ thống vũ khí công nghệ cao như phi đạn tầm xa mạnh mẽ, vũ khí đạn đạo siêu thanh, tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và vệ tinh do thám.
Ông Cha cho biết, không rõ liệu Nga có sẵn sàng cung cấp cho Triều Tiên các công nghệ tiên tiến liên quan đến vũ khí hạt nhân và ICBM hay không. Ông nói, Nga luôn bảo vệ chặt chẽ các công nghệ vũ khí quan trọng nhất của mình, ngay cả từ các đối tác quan trọng như Trung Quốc.
Nga-Triều có thể xích lại gần nhau cỡ nào?
Ông Shoigu nói với các phóng viên rằng Nga và Triều Tiên đang cân nhắc khả năng tổ chức một cuộc tập trận song phương. Trước đó, cơ quan tình báo Hàn Quốc nói với các nhà lập pháp rằng ông Shoigu dường như đã đề xuất một cuộc tập trận ba bên có sự tham gia của Trung Quốc.
Dù sao đi nữa, đây sẽ là cuộc tập trận đầu tiên của Triều Tiên với nước ngoài kể từ khi kết thúc Chiến tranh Triều Tiên 1950-53. Đất nước này đã tránh huấn luyện với quân đội nước ngoài theo triết lý “tự lực cánh sinh” chính thức của mình.
Ông Kim Taewoo, cựu giám đốc viện, cho biết việc mở rộng hợp tác an ninh Hàn Quốc-Mỹ-Nhật Bản có thể khiến ông Kim Jong Un phá vỡ cấm kỵ đó và tập trận với Nga và Trung Quốc lần đầu tiên.
Tuy nhiên, ông Nam, hiện là giáo sư tại Đại học Triều Tiên, cho biết Triều Tiên có thể sẽ không chấp nhận lời đề nghị đó vì điều này có thể khiến nước này thậm chí còn phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc và Nga.
Ông Park Won Gon, giáo sư tại Đại học Phụ nữ Ewha ở Seoul, cho biết còn quá sớm để dự đoán chính sách ngoại giao của ông Kim có thể mang lại kết quả gì ngoài việc thể hiện thái độ thách thức Mỹ.
“Trong mọi trường hợp, Triều Tiên và Nga cần chứng tỏ rằng họ đang làm việc cùng nhau và đang đẩy mạnh sự hợp tác này”, ông Park nói. “Rõ ràng có những lĩnh vực hợp tác thực tế và cũng có một số khía cạnh mang tính biểu tượng mà họ muốn chứng tỏ với Hoa Ky
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét