Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 11 tháng 9, 2023

ĐIỂM TIN THẾ GIỚI :11//9/2023 - Duke Nguyen


G20 tránh trực tiếp lên án Nga xâm lược Ukraina
Một ngày trước khi kết thúc thượng đỉnh New Delhi, ngay từ hôm qua 09/09/2023 khối G20 đã công bố bản tuyên bố chung. Các bên tránh trực tiếp lên án Matxcơva xâm lược Ukraina nhưng đã nhấn mạnh xâm chiếm lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền là hành động « phi pháp ». Ngoại trưởng Nga xem đây là một « thành công ». Trái lại Kiev thất vọng khi cho rằng về tuyên bố liên quan đến chiến tranh Ukraina, G20 « không có gì để tự hào ».
<!>
Trái ngược với thất bại của Indonesia ở thượng đỉnh G20 Bali năm ngoái, lần này Ấn Độ đã thành công trong việc thuyết phục tất cả các bên ra một bản tuyên bố chung kết thúc thượng đỉnh New Delhi. Sau nhiều vòng đàm phán gay go, G20 đồng ý về một bản tuyên bố chung, gồm 37 trang, với sự đồng thuận của ngoại trưởng, Sergei Lavrov và lãnh đạo của khối phương Tây. Trong cuộc họp báo sáng nay ông Lavrov đánh giá thượng đỉnh G20 tại New Delhi « thành công » và các bên đã có lập trường « cân bằng » về hồ sơ Ukraina cho dù Matxcơva vẫn quan niệm Ukraina « phải chịu trách nhiệm về chiến tranh ».

Để có được bản tuyên bố chung lần này, G20 tránh sử dụng các cụm từ « lên án »Nga « xâm lược » Ukraina mà chỉ nói chung chung là « Tất cả các quốc gia cần tránh đe dọa hay sử dụng vũ lực để xâm chiếm, vi phạm toàn vẹn lãnh thổ của bất kỳ một quốc gia nào khác ».

Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Ukraina Olge Nikolenko ngay từ chiều qua đã cảm ơn các bên đã nỗ lực đưa chiến tranh Ukraina vào bản tuyên bố chung, tuy nhiên Kiev tiếc là G20 đã không dám nêu đích danh Matxcơva, bên « xâm lược ». Theo quan chức này G20 « không có gì đáng tự hào ».

Tuy nhiên đối với Ấn Độ và nhất là với cá nhân thủ tướng Narendra Modi thì thượng đỉnh G20 lần này là một thắng lợi về mặt ngoại giao, như thông tín viên Sébastien Farcis từ New Delhi giải thích :

« Đồng thuận quốc tế, Made in India. Tựa trên tờ báo Ấn Độ Times of India sáng nay tổng kết như trên về vai trò trung gian của New Delhi suốt thời gian đảm nhiệm vai trò chủ tịch luân phiên G20.

Trong tất cả các cuộc họp trù bị những tháng gần đây, chiến tranh Ukraina luôn gây chia rẽ. Nhưng vào những ngày chót, ngành ngoại giao Ấn Độ đã vận động để cho ra đời một văn bản mà các bên có thể chấp nhận được.

Nga không còn bị nêu đích danh là quốc gia xâm lược. Đồng thời để trấn an phương Tây, bản tuyên bố chung của New Delhi cũng đã ghi thêm một số đoạn với nội dung cấm thôn tính những vùng lãnh thổ thuộc chủ quyền của một quốc gia hay cấm mang vũ khi hạt nhân ra để đe dọa.

Ấn Độ chắc chắn là đã khai thác mối quan hệ đặc biệt của mình một mặt là với Nga là bên kia là với Mỹ và Pháp để san bằng được những chia rẽ trong khối G20. Chung cuộc, thành công ngoại giao này phục vụ lợi ích cá nhân của thủ tướng Narendra Modi đang cần chứng minh với công luận Ấn Độ ông là một bậc thầy về bang giao quốc tế. Thủ tướng Ấn Độ thích nhắc nhở điều này để gây thêm uy tín bảy tháng trước bầu cử Quốc Hội ».

Brazil chủ tịch G20

Trong ngày cuối cùng thượng đỉnh G20, lãnh đạo 20 nước giàu nhất thế giới viếng thăm lăng Mahatma Gandhi trước khi thủ tướng Ấn Độ chuyển giao vai trò chủ tịch luân phiên năm 2024 cho tổng thống Brazil. Trong phát biểu đầu tiên ở cương vị chủ tịch G20, tổng thống Lula da Silva tuyên bố « G20 không nên để các vấn đề địa chính trị gây chia rẽ ».

Về khả năng tổng thống Nga dự thượng đỉnh G20 lần tới, ông Luala xác nhận sẽ gửi thiệp mời nguyên thủ Nga tham dự và nhấn mạnh không có chuyện tổng thống Putin bị bắt khi công du Brazil cho dù từ tháng 3/2023 Tòa Án Hình Sự Quốc Tế đã ban hành lệnh truy nã nhắm vào ông Vladimir Putin vì tội ác chiến tranh tại Ukraina.

Ẩn ý đằng sau món quàThủ tướng Ấn Độ tặng các nhà lãnh đạo G20


Quyết định của Thủ tướng Narendra Modi tặng các nhà lãnh đạo thế giới một chiếc khăn dệt thủ công bằng tay ở New Delhi vào ngày 10/9 là một hành động bắt nguồn từ lịch sử và mang tính biểu tượng, khi ông muốn làm nổi bật phong trào giành độc lập của Ấn Độ năm 1947, CNN nhận định.

Khi các nhà lãnh đạo của các quốc gia G20 bước vào đài tưởng niệm Rajghat dành cho ông Mohandas K. Gandhi, lãnh tụ của nền độc lập Ấn Độ, họ đã được chào đón bằng những chiếc khăn khadi.

Đây là một biểu tượng quan trọng trong chiến dịch phản kháng bất bạo động của ông Gandhi đã giúp Ấn Độ giành được độc lập từ thực dân Anh năm 1947.

Thủ tướng Modi đã quàng chiếc khăn được dệt thủ công quanh cổ Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Anh Rishi Sunak, cùng những người khác và sau đó cùng chụp ảnh chung.

Đối với lãnh tụ Gandhi, một biểu tượng toàn cầu về hòa bình và bất bạo động, những chiếc khăn khadi là đại diện cho sự tự lực.

Đây là loại vải mà người Ấn Độ có thể tự sản xuất ở địa phương và họ dệt ra nó để tẩy chay những sản phẩm nhập khẩu hoặc do Anh sản xuất trong thời kỳ quốc gia Nam Á bị cai trị dưới chủ nghĩa thực dân.

Sâu xa hơn, những chiếc khăn và tấm vải khadi là biểu tượng cho thấy Ấn Độ là một dân tộc tự cường, có tiềm năng trong hoạt động sản xuất công nghiệp vào thời điểm thực dân Anh đô hộ.

Tại đài tưởng niệm Rajghat vào ngày 10/9, các nhà lãnh đạo thế giới quàng chiếc khăn đặc biệt quanh cổ, đứng trước một bục đá cẩm thạch được xây dựng để đánh dấu nơi hỏa táng ông Gandhi.

"Khi các quốc gia hội tụ, những lý tưởng vượt thời gian của ông Gandhi dẫn lối cho tầm nhìn chung của chúng ta về một tương lai toàn cầu hài hòa, toàn diện và thịnh vượng", ông Modi viết trên X (trước đây là Twitter).

Tại Ấn Độ, di sản của ông Gandhi đã để lại dấu ấn không thể phai mờ. Khuôn mặt của ông được in trên mọi tờ tiền rupee của Ấn Độ, trong khi các tòa nhà, bảo tàng, đường phố và địa danh thường xuyên được đặt theo tên ông.

Việt Nam – Hoa Kỳ thiết lập quan hệ « Đối tác chiến lược toàn diện »


Chiều ngày 10/09/2023 Việt Nam và Hoa Kỳ xác nhận nâng cấp quan hệ lên mức cao nhất là « Đối tác chiến lược toàn diện ». Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng chủ trì lễ tiếp đón tổng thống Mỹ Joe Biden. Từ trụ sở Trung Ương Đảng, ông Trọng đã thông báo nâng cấp quan hệ song phương, tương tự như mối bang giao giữa Việt Nam với Trung Quốc và Nga.

Hãng tin Mỹ AP ghi nhận đặt chân đến Việt Nam ông Biden ca ngợi Việt Nam là một « nước bạn », một « đối tác đáng tin cậy và một thành viên có trách nhiệm đối với cộng đồng quốc tế (…) Việt Nam và Hoa Kỳ là những đối tác then chốt ở vào một thời điểm quyết định ».

Ngoài ra nguyên thủ Mỹ đánh giá cao « vai trò, vị trí của Việt Nam ở khu vực, vai trò tích cực của Việt Nam trên nhiều vấn đề khu vực và toàn cầu, trong đó có vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu ». Washington khẳng định « ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN » và mong muốn hợp tác với Việt Nam để « đóng góp vào đoàn kết và thịnh vượng cho ASEAN ». Về Biển Đông nguyên thủ Mỹ nhắc lại vùng biển này « có vị trí quan trọng đối với thịnh vượng, ổn định quốc tế » và ông Biden khẳng định lại quan điểm của Mỹ về Biển Đông.

Về phía Việt Nam, theo thông cáo của Ban Đối Ngoại Trung Ương ngày 10/09/2023 được báo chí trong nước trích dẫn, Hà Nội « đánh giá cao lập trường của Mỹ ủng hộ lập trường của Việt Nam và ASEAN về vấn đề Biển Đông. Đề nghị Mỹ tiếp tục ủng hộ, đóng góp tích cực vào hòa bình, an ninh, hợp tác, bảo đảm các quyền tự do hàng hải, hàng không và lợi ích chính đáng, hợp pháp của các quốc gia ở Biển Đông, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, không có các hành động trái với luật pháp quốc tế làm phức tạp thêm tình hình, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, thực hiện DOC, sớm ký kết COC hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước về Luật biển của Liên hợp quốc năm 1982 (…) .Trên những cơ sở quan trọng nêu trên, vì lợi ích của nhân dân hai nước và mong muốn tăng cường hợp tác nhằm các mục tiêu hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững trong bối cảnh mới, Việt Nam hoan nghênh việc hai nước xác lập quan hệ ở tầm cao mới là Đối tác Chiến lược Toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững ». Việt Nam cũng hoan nghênh « việc thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư và tăng trưởng kinh tế » song phương.

Trung Quốc nỗ lực thu hút vốn tư nhân bằng ‘chiếc bánh’ 5,27 nghìn tỷ


Nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục suy thoái và chính quyền Bắc Kinh đang cần các doanh nghiệp tư nhân đóng góp tiền bạc và công sức.

Chính vì vậy họ đã triển khai tổng thể các Dự án có vốn đầu tư khoảng 5,27 nghìn tỷ nhân dân tệ để kêu gọi và thu hút nguồn vốn tư nhân. Tuy nhiên, căn bệnh “nhà nước tiến, tư nhân lùi” vẫn còn dai dẳng, và vòng tròn lẩn quẩn này khiến nền kinh tế tư nhân khó lòng phát triển.

Ngày 8/9, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc (NDRC) đã công bố một số dự án trọng điểm huy động nguồn vốn xã hội hoá.

Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia cho biết có 4.894 dự án được xúc tiến lần này, với tổng vốn đầu tư khoảng 5,27 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 700 tỉ đô). Và Nguồn Vốn tư nhân có thể tham gia xây dựng và vận hành dự án thông qua nhiều phương thức khác nhau như nắm giữ cổ phần hoặc tham gia vào các công ty dự án.

Ủy ban NDRC cho biết trong một tuyên bố ngày 24/7 rằng họ hy vọng sẽ thu hút thêm vốn tư nhân tham gia xây dựng các dự án lớn của quốc gia như Giao thông vận tải, bảo tồn nước, năng lượng sạch, cơ sở hạ tầng mới, sản xuất tiên tiến, nông nghiệp hiện đại và các lĩnh vực khác sẽ được mở cho sự tham gia của vốn xã hội.

Tuy nhiên theo giới quan sát, lời kêu gọi này vẫn không thu hút được nguồn vốn tư nhân ở thời điểm hiện tại. Và các nhà phân tích chỉ ra rằng cách tốt nhất để hỗ trợ kinh tế tư nhân là xóa bỏ các thể chế quản lý kinh tế tư nhân hiện tại. Các quy định này giống như những sợi dây trói buộc lĩnh vực kinh tế tư nhân.

Bất chấp việc chính phủ và các phương tiện truyền thông nhà nước liên tục ca ngợi về tầm quan trọng và vai trò của nền kinh tế tư nhân, các dữ liệu về đầu tư và lợi nhuận của các doanh nghiệp tư nhân gần đây cho thấy vẫn không thực sự khả quan.

Số liệu thống kê mới nhất cho thấy, đầu tư tư nhân đã rơi vào tình trạng tăng trưởng âm trong ba tháng liên tiếp và mức suy giảm được dự báo tiếp tục gia tăng.

Cảnh sát Nam Phi: ông Tập Cận Bình chở theo 500 người cùng bàn ghế tham dự Hội nghị BRICS


Cảnh sát Nam Phi xác nhận, ông Tập Cận Bình không chỉ đưa phái đoàn lên tới 500 người đi cùng mà còn đặt riêng hai khách sạn trong thời gian diễn ra hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Nam Phi vào tháng trước

Điều đáng chú ý hơn nữa là một bộ bàn ghế, chén bát, giường, nệm cho đến thảm, thậm chí cả rèm cửa, trong phòng không còn một thứ đồ Nam Phi nào, mà thay vào đó là những đồ được chuyển đến từ Trung Quốc. Đáng chú ý, cả những bộ bàn ghế từ Trung Quốc cũng được chuyển đến nguyên kiện.

Dường như Ông Tập được xây dựng một văn phòng mới tại Nam Phi.

Và Điều này khiến giới quan sát cảm nhận được rõ hơn nỗi lo sợ bị ám sát của Ông Tập Cận Bình.

Vấn đề sức khoẻ của ông Tập cũng là vấn đề đáng chú ý,

Ngày 21 tháng 8, khi ông Tập đến sân bay Johannesburg và bước ra khỏi khoang máy bay, ông đã mất thăng bằng, bước đi loạng choạng và lắc lư hai bên. Sau này khi CCTV phát sóng cảnh Tập Cận Bình xuống máy bay, họ đã phải cắt bỏ đoạn này.

Đến ngày 22/8, khi ông Tập Cận Bình hội đàm với Tổng thống Nam Phi, sắc diện ông Tập trông mệt mỏi và hốc hác. Cùng ngày, ông Tập Cận Bình cũng đã bỏ bài phát biểu được lên lịch trước tại Diễn đàn BRICS.

Sang ngày 23 tháng 8, ông khi ông Tập Cận Bình đến địa điểm tổ chức Hội nghị thượng đỉnh BRICS, khoảnh khắc người phiên dịch bất ngờ bị nhân viên an ninh chặn lại phía ngoài đã khiến ông Tập Cận Bình thực sự bối rối. Đối với nguyên thủ nhiều năm chính trường và được đánh giá là cực kỳ điềm tĩnh và ít khi để lộ nội tâm ra ngoài, thì phản ứng của ông Tập cho thấy, dường như ông thật sự lo lắng.

Ukraina tức giận vì ca sĩ Trung Quốc hát Kachusatrên đống đổ nát của ở Mariupol


Một đài truyền hình Trung Quốc đã hát những bài hát của Liên Xô cũ ở Mariupol – một khu vực do Nga chiếm đóng. Và động thái này đã gây ra sự phản đối mạnh mẽ từ Bộ Ngoại giao Ukraina. Ngay lập tức, Bộ này đã ban hành lệnh cấm tất cả các podcaster Trung Quốc “lảng vảng” vào Ukraina, theo tờ Sound of Hope đưa tin.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ukraina, Oleh Nikolenko cho biết: “Theo thông tin một nhóm Podcast Trung Quốc đã đến một thành phố do Nga tạm thời chiếm đóng. Việc họ đến đây là bất hợp pháp. Đây là hành động vi phạm nghiêm trọng các quy định của Ukraina đối với các hành động nhập cảnh của người nước ngoài”.

Nikolenko đề cập đến một đoạn video do ca sĩ Trung Quốc tên Vương Phương đang biểu diễn bài hát ” Katyusha” (Ka-chiu-sa) trên đống đổ nát của nhà hát Opera ở Mariupol.

Đây là bài hát nổi tiếng của Liên Xô trong cuộc chiến tranh vệ quốc và là một trong những bài hát lừng danh nhất nước Nga. Bài hát nói về 1 người con gái chờ đợi người yêu của mình, khi đó đang phục vụ trong quân đội. Trong cuộc kháng chiến chống cuộc xâm lược của phát xít Đức, Kachusa đã trở thành một trong những bài hát cổ động nổi tiếng nhất.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh rằng, ông hy vọng Trung Quốc sẽ sớm đưa ra lời giải thích về lý do công dân của mình lại xuất hiện tại Mariupol và bằng cách nào mà họ có thể đi vào được thành phố tạm thời bị chiếm đóng ở Ukraina và đứng hát bài Kachusa.

Nikolenko cũng nói rằng, việc quân đội Nga đã giết hại hàng trăm người dân vô tội trong nhà hát này là dấu hiệu của sự “suy thoái đạo đức”.

Trước đó, hôm ngày 7/9, Sergei Aksyonov, lãnh đạo của Nga ở Crimea thực hiện việc thông báo về việc một “phái đoàn Trung Quốc” sẽ đến Crimea để làm podcast. Và Ông tuyên bố rằng những podcaster này là “đại diện cho mảng văn hóa và truyền thông Trung Quốc” và Sergei Aksyonov cũng nói rằng Nga đã đồng ý cho các doanh nhân Trung Quốc đến thăm Crimea. Và “khách du lịch từ Trung Quốc đã sẵn sàng đến thăm Crimea.”

Không có nhận xét nào: