Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 11 tháng 9, 2023

Hôm Nay, Tưởng Niệm Vụ Khủng Bố Kinh Hoàng Vào Nước Mỹ 911! và Kính Chuyển Tin Thế Giới Theo Dòng Thời Sự - Lê Văn Hải


911!‘Không bao giờ quên!’ - Hôm nay, bằng giây phút này, New York 22 năm về trước, tưởng niệm vụ khủng bố kinh hoàng 9/11 (Theo Kalynh Ngô/NV)
-Hai mươi hai năm sau vụ khủng bố 9/11, nhiều người Mỹ vẫn chưa quên biến cố chấn động thế giới, làm cho 2,977 người tử vong. Trung Tâm Thương Mại Thế Giới (WTC) cao 110 tầng với hai tòa tháp Bắc Nam (North Tower, South Tower) ở Lower Manhattan, New York, trở thành, một trong ba nơi tưởng niệm gần 3,000 nạn nhân. (Hình: Nhiều hoa hồng đủ màu được đặt trang trọng cạnh tên của các nạn nhân khắc trên bốn cạnh của hồ nước.) Thời gian đang chữa lành
<!>
Ông Link Richard, cư dân New York, cùng hai người bạn đến thăm WTC. Ông Richard đứng nhìn rất lâu vào khoảng trống ở giữa hồ nước của Đài Tưởng Niệm Nạn Nhân 9/11.

Ông nói về cảm nghĩ của mình lúc này như sau: “Ban đầu, đó là một sự tức giận, một cơn thịnh nộ. Bây giờ, nó là một nỗi buồn sâu lắng. Nhưng, thời gian đã trôi qua. Thời gian chữa lành được vết thương và tôi vui khi thấy họ đã xây dựng lại nơi này. Đừng quên rằng, vài năm sau ngày hôm đó, nó vẫn là một mớ hỗn độn.”

“Mớ hỗn độn” ấy là những gì còn lại sau khi chiếc máy bay American Arlines Flight 11 cất cánh từ Boston đến Los Angeles lao vào tòa nhà North Tower của WTC lúc 8 giờ 46 phút sáng ngày 11 Tháng Chín, 2001. Khoảng 15 phút sau đó, chiếc máy bay thứ hai, United Airlines Flight 175, cũng cất cánh từ Boston đến Los Angeles, lao vào tòa nhà South Tower.

“Những tiếng nổ kinh hoàng xé toạc không gian. Mùi khét nồng nặc lan tỏa đến tận khu Queens. Khói đen cuồn cuộn trên bầu trời,” phóng viên Carl MacGowan của Newsday nói với nhà báo, khi ông đang chậm rãi đi quanh hồ nước của đài tưởng niệm.

Đây là lần đầu tiên sau 22 năm ông đủ can đảm quay lại nơi này.

“Hôm đó, đồng nghiệp của tôi tường thuật sự kiện. Tôi có công việc ở khu Queens và được lệnh không được di chuyển khỏi vị trí đang ở. Hôm nay tôi quay lại đây vì đã 22 năm, tôi muốn xem nơi này thay đổi thế nào và tôi cũng muốn thử thách cảm xúc của mình,” ông MacGowan nói.


(Hình: Ông Link Richard.)

Nhưng 10 năm sau, tòa tháp đôi 110 tầng tượng trưng cho sức mạnh kinh tế nước Mỹ đã thay đổi, như ông Richard nói: “Nơi này từng không có gì cả. Nhưng bây giờ, tôi nghĩ rằng nước Mỹ đã thể hiện sự tôn trọng đối với những người đã mất trong ngày hôm đó. Tôi nghĩ rằng họ đang được vinh danh. Tôi tự hào những gì họ thực hiện trong bảo tàng 9/11.”

Ông Richard tin rằng, theo thời gian, có những điều đang được chữa lành, như chính tòa tháp đôi này.

Nhiều hoa hồng đủ màu được đặt trang trọng cạnh tên của các nạn nhân khắc trên bốn cạnh của hồ nước. Người khách tham quan nào cũng có thể đặt lên đó những cành hoa bày tỏ lòng tưởng nhớ, như vợ chồng ông bà James và Rosemary Kolynich, từ Upstate New York xuống. Đây cũng là lần đầu tiên sau 22 năm ông bà Kolynich trở lại WTC.

“Khi đó tôi đang làm việc trong bệnh viện ở Upstate New York. Qua tin tức chúng tôi nghe được có một phi cơ lao vào WTC, và sau đó là chiếc thứ hai. Chúng tôi được biết đó là vụ khủng bố. Tất cả mọi người đều bàng hoàng,” ông Kolynich nhớ lại.

(Hình: Hồ nước tại Đài Tưởng Niệm Nạn Nhân 9/11 tại WTC ở Lower Manhattan, New York.)

Còn bà Kolynich lúc ấy đang làm việc trong công ty IBM. Bà nhớ rõ khi về đến nhà, theo dõi sự việc qua truyền hình, ông bà nói với nhau: “Thế giới đã bắt đầu thay đổi mãi mãi. Không bao giờ trở lại như trước.”

Khi được hỏi về cảm giác quay lại nơi xảy ra thảm kịch 20 năm trước, ông Kolynich cho biết ông rất xúc động. Ông xúc động khi nhớ lại ngày mà ông gọi là “khủng khiếp khi rất nhiều người bị mất đi người thân yêu của mình.”

“Hy vọng là chúng ta đang cùng khôi phục lại mọi sự. Tôi mong là trong tương lai không còn bất kỳ sự việc nào như thế xảy ra nữa,” ông Kolynich nói.

“Còn tôi thì tôi tin vào bản năng sống còn của con người. Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể vượt qua điều này, chỉ là mất rất nhiều thời gian,” bà Kolynich tiếp lời chồng.

“Chúng ta không bao giờ quên!”

Những ngày gần đến 11 Tháng Chín, đại lộ Church ở Manhattan phủ đầy các biểu ngữ mang dòng chữ “22 years 9.11.01 – Never Forget.” Tại hồ nước của đài tưởng niệm, một thanh niên dùng bút chì chà mạnh tên họ của hai người khắc trên bờ thành vào một tờ giấy trắng. Anh là Grant Liera, chỉ cho biết anh là người quen của gia đình hai người lính cứu hoả hy sinh trong khi làm nhiệm vụ sau vụ khủng bố. Anh sẽ mang hai tờ giấy khắc tên nạn nhân đến gia đình của họ trong buổi tưởng niệm được tổ chức ở Shanksville, Pennsylvania.


(Ảnh: Một thanh niên dùng bút chì chà mạnh tên họ của hai người khắc trên thành hồ nước vào một tờ giấy trắng.)

Hai mươi hai năm, thời gian đủ để trung tâm tài chính lớn nhất nước Mỹ có thể khôi phục lại từ một đống hoang tàn, nhưng có lẽ không bao giờ đủ để xoá nỗi đau mất đi người thân yêu.

Đó là câu chuyện của anh em nhà McGinley. Mỗi năm, ông Dennis McGinley và ông Marty McGinley đều đến WTC, mang theo tấm ảnh của người anh lớn, ông Daniel McGinley.

Ông Dennis McGinley kể lại với phóng viên: “Đó là người anh lớn của chúng tôi, anh Daniel McGinley. Chúng tôi có năm anh em. Tôi và Marty làm chung công ty ở tòa nhà bên kia đường. Do đó, chúng tôi đã chứng kiến toàn bộ sự việc. Tôi đã gọi điện thoại cho anh Daniel ngay khi tòa nhà North Tower đổ sập. Anh Daniel làm việc ở tòa nhà South Tower. Trong điện thoại, anh Daniel đã khóc và nói anh nhìn thấy rất nhiều người đang nhảy qua cửa sổ của tòa nhà.”

“Tôi hỏi vì sao anh không đi ra khỏi tòa nhà, anh nói anh không sao và tòa nhà không có vấn đề gì. Sau đó chúng tôi tắt điện thoại. Chúng tôi đều nghĩ anh ấy không bị gì và tòa nhà sẽ không sao. Nhưng, sau đó là chiếc máy bay thứ hai,” ông Marty McGinley tiếp lời.

Chỉ vào tấm ảnh của anh trai chụp cùng với gia đình, ông Dennis McGinley nói: “Anh ấy mất khi mới 40 tuổi, để lại người vợ và năm đứa con. Người con nhỏ nhất khi ấy chỉ 3 tháng tuổi.”

Đều đặn trong 22 năm qua, vào ngày 11 Tháng Chín, sau khi đến WTC để tưởng nhớ và nghe đọc tên người anh đã khuất, bốn anh em nhà McGinley đều ghé vào O’Hara’s Pub, một địa điểm mà ông Daniel McGinley rất yêu thích, chọn một cái bàn có năm ghế ngồi, để cùng thưởng thức ly bia Budweiser. Họ đặt tấm ảnh của ông Daniel McGinley vào chiếc ghế trống thứ năm.


(Hình: Mỗi năm, ông Dennis McGinley và Marty McGinley đều đến WTC, mang theo tấm ảnh của người anh lớn, ông Daniel McGinley.)

Gia đình nạn nhân và các nhân chứng nghĩ gì?

Sau ngày định mệnh kinh hoàng của lịch sử nước Mỹ, cuộc chiến với Afghanistan là quyết định duy nhất của chính quyền Tổng Thống George W. Bush lúc đó, nhằm đáp trả vụ khủng bố 9/11. Quyết định đó đưa nước Mỹ vào cuộc chiến kéo dài gần 20 năm ròng rã.

Ông James Kolynich nói về điều này như sau: “Nước Mỹ đã thể hiện một phản ứng sai lầm với vụ khủng bố. Tôi nghĩ rằng đó chỉ là một lý do để bắt đầu một cuộc chiến. Quá nhiều lính Mỹ đã hy sinh, thêm vào đó là những người dân thường khác. Đó là đất nước của họ, văn hoá của họ. Chúng ta không nên đến đó.”

Theo ông bà Kolynich, Hoa Kỳ không nên áp đặt các giá trị, văn hóa, và chính phủ của mình lên các quốc gia khác đang có. Gốc rễ của họ đã có từ hàng ngàn năm trước.

“Chúng ta nên giải quyết vấn đề theo cách khác,” bà Kolynich tiếp lời.

Và ông Kolynich khẳng định: “Quyết định rút toàn bộ quân đội Mỹ khỏi Afghanistan của Tổng Thống Joe Biden là hoàn toàn đúng. Vâng. Tôi nói là hoàn toàn đúng.”

Những ngày vừa qua, truyền thông Mỹ loan tin cho biết Tòa Bạch Ốc đang chịu áp lực lớn trước lễ tưởng niệm 22 năm vụ 9/11 từ các gia đình nạn nhân và những người trong nhóm phản ứng đầu tiên. Họ tin rằng các tài liệu mật có thể cho thấy mối liên hệ giữa các nhà lãnh đạo Saudi Arabia và vụ khủng bố lịch sử.


(Ảnh của ông Daniel McGinley.)

Anh em nhà McGinley, đại diện là ông Marty McGinley, lên tiếng cho biết: “Chúng tôi cần được biết tài liệu mật cho thấy mối liên hệ giữa các nhà lãnh đạo Saudi Arabia và vụ tấn công. Chúng tôi biết là có những hồ sơ đó. Thời gian qua, có những đặc vụ FBI làm việc và giúp chúng tôi. Họ đã rất mạo hiểm khi lên tiếng nói rằng có bằng chứng đó. Và nếu nó được công bố, người Mỹ sẽ có cái nhìn khác về vụ 9/11. Nhưng đã 22 năm, họ nói rằng đó là bí mật nhà nước không được phép công bố. Ngay tại đây chúng ta có gần 3,000 công dân Hoa Kỳ bị giết và không ai chịu trách nhiệm. Ai đã giết những người thân yêu của chúng tôi? Chúng tôi không được phép biết.”

“Họ (chính phủ Hoa Kỳ) cần phải chấm dứt việc cho phép Saudi Arabia có những tiền lệ như thế đối với công dân Hoa Kỳ. Đó là tất cả những gì chúng tôi đòi hỏi,” ông Dennis McGinley lên tiếng.

Sau 22 năm kể từ ngày kinh hoàng đó, những tiếng kêu khóc, gào thét sợ hãi, những cú nhảy bất định từ các tầng cao nhất của tòa tháp, những tiếng còi xe cứu thương, cứu hỏa hỗn loạn, những vết máu loang lổ cùng với thịt da rơi tung toé năm đó, giờ được thay bằng tiếng nước chảy át hẳn tiếng còi xe và âm thanh hỗn tạp trong thành phố.

WTC nay trở thành như một nơi tôn nghiêm cho bất kỳ ai muốn hồi tưởng. Dòng nước chảy liên tục không ngừng nghỉ quanh chu vi thành hồ, và nhập lại thành dòng chảy chung vào một hồ nhỏ nằm ở giữa. Dù đứng ở vị trí nào, người ta cũng không thể nhìn thấy đáy hồ, không bao giờ biết chính xác nơi nào là điểm cuối cùng của dòng nước.

Đó là ý tưởng của hai kiến trúc sư Michael Arad và Peter Walker muốn mô tả cảm giác trống rỗng khi chúng ta mất đi những người thân yêu nhất.


Biến Cố Khủng Bố Kinh Hoàng Nước Mỹ 11 tháng 9!

-Sự kiện 11 tháng 9, còn được gọi là Cuộc tấn công ngày 11 tháng 9 hay đơn giản là 11/9 (tiếng Anh: September 11 attacks; thường được gọi là 9/11) là một loạt bốn cuộc tấn công khủng bố có sự tham gia của nhóm khủng bố Hồi giáo Al-Qaeda nhằm chống lại Hoa Kỳ diễn ra vào sáng thứ Ba, ngày 11 tháng 9 năm 2001.

Vào sáng thứ Ba ngày 11 tháng 9 năm 2001, bốn máy bay thương mại từ Đông Bắc Hoa Kỳ được lên kế hoạch hạ cánh xuống California. Khi những chiếc máy bay này đang trong lộ trình bay, chúng đã bị cướp bởi 19 tên khủng bố al-Qaeda. Hai trong số đó, chuyến bay 11 của American Airlines và chuyến bay 175 của United Airlines, lần lượt đâm vào tòa tháp Bắc và Nam của khu phức hợp Trung tâm Thương mại Thế giới ở Lower Manhattan. Trong vòng 1 giờ 42 phút, cả hai tòa tháp 110 tầng đều sụp đổ. Sự sụp đổ của Trung tâm Thương mại Thế giới đã mở đầu cho sự sụp đổ của cấu trúc các tòa Trung tâm Thương mại Thế giới khác bao gồm Trung tâm Thương mại Thế giới số 7 và làm hư hại đáng kể những tòa nhà xung quanh. Chuyến bay thứ ba, chuyến bay 77 của American Airlines, khởi hành từ Sân bay Quốc tế Dulles đã bị cướp khi bay qua Ohio. Lúc 9:37 sáng, chuyến bay 77 đã đâm vào phía tây Lầu Năm Góc (trụ sở của quân đội Mỹ) ở quận Arlington, Virginia, làm sụp đổ một phần. Chuyến bay thứ tư và cũng là cuối cùng, chuyến bay 93 của United Airlines, ban đầu bay về hướng Washington, D.C. nhưng đã rơi xuống một cánh đồng ở Xã Stonycreek, Pennsylvania, gần Shanksville, lúc 10:03 sáng, sau cuộc giằng co giữa hành khách và không tặc. Các nhà điều tra xác định rằng mục tiêu của chuyến bay 93 là Điện Capitol hoặc Nhà Trắng.

Ngay sau khi các cuộc tấn công xảy ra, mọi mối nghi ngờ nhanh chóng đổ dồn về phía al-Qaeda. Hoa Kỳ chính thức đáp trả bằng việc phát động Cuộc chiến chống khủng bố và đưa quân vào Afghanistan nhằm hạ bệ Taliban, vốn không tuân theo yêu cầu của Mỹ về việc trục xuất Al-Qaeda ra khỏi Afghanistan và dẫn độ thủ lĩnh Osama bin Laden. Nhiều quốc gia đã tăng cường ban hành các pháp lệnh chống khủng bố, mở rộng quyền hạn của những cơ quan thực thi pháp luật và cơ quan tình báo để ngăn chặn các cuộc tấn công khủng bố. Mặc dù ban đầu bin Laden phủ nhận bất kỳ sự liên quan nào, nhưng vào năm 2004, ông chính thức thừa nhận trách nhiệm về các vụ tấn công. Al-Qaeda và bin Laden cho rằng sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với Israel, sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ ở Ả Rập Xê-út và các biện pháp trừng phạt nhằm vào Iraq là nguyên do chính. Sau khi sống ẩn dật trong gần một thập kỷ, bin Laden bị ám sát trong một cuộc đột kích của quân đội Mỹ ở Pakistan vào năm 2011.

Việc Trung tâm Thương mại Thế giới và cơ sở hạ tầng lân cận bị phá hủy đã làm tổn thất nghiêm trọng đến nền kinh tế của thành phố New York và gây ra một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Không phận dân sự của Hoa Kỳ và Canada đã phải đóng cửa cho đến ngày 13 tháng 9, trong khi phiên giao dịch trên Phố Wall bị ngừng trệ cho đến ngày 17 tháng 9. Nhiều nơi đóng cửa, sơ tán và dỡ bỏ diễn ra sau đó nhằm bày tỏ sự thương tiếc hoặc lo ngại về các cuộc tấn công tiếp theo. Việc dọn dẹp khu vực Trung tâm Thương mại Thế giới được hoàn thành vào tháng 5 năm 2002 và Lầu Năm Góc đã được sửa chữa lại trong vòng một năm. Các cuộc tấn công đã khiến 2.977 người thiệt mạng, hơn 25.000 người bị thương và hậu quả sức khỏe kéo dài, cùng với thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản ít nhất 10 tỷ USD. Đây vẫn là vụ tấn công khủng bố đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại và là vụ việc gây chết chóc nhất đối với lính cứu hỏa và nhân viên thực thi pháp luật trong lịch sử Hoa Kỳ, với 340[9] và 72 người thiệt mạng. Việc xây dựng Trung tâm Thương mại Thế giới số Một bắt đầu vào tháng 11 năm 2006 và tòa nhà mở cửa vào tháng 11 năm 2014. Nhiều đài tưởng niệm đã được xây dựng, bao gồm Đài tưởng niệm & Bảo tàng Quốc gia ngày 11 tháng 9 ở Thành phố New York, Đài tưởng niệm Lầu Năm Góc ở Quận Arlington, Virginia và Đài tưởng niệm Quốc gia Chuyến bay 93 tại hiện trường vụ tai nạn ở Pennsylvania.


Toàn cảnh vụ khủng bố ngày 11-9-2001 làm thay đổi cả nước Mỹ!
(BẢO DUY)


- Vụ tấn công khủng bố do Al Qaeda tiến hành đã làm thay đổi nước Mỹ và cả thế giới. 22 năm trôi qua, nỗi đau vẫn còn khi nhiều gia đình chưa nhận được hài cốt người thân của họ đã ra đi trong ngày 11-9-2001.

Diễn biến vụ tấn công khủng bố hàng loạt sáng 11-9-2001

"Đây là một cuộc tấn công chưa từng có trong lịch sử khủng bố, xét về quy mô của nó. Đây là cuộc tấn công quy mô lớn nhất của một lực lượng nước ngoài trên đất Mỹ", học giả Brian Michael Jenkins của tổ chức nghiên cứu RAND nói về vụ khủng bố ngày 11-9-2001.

Vào ngày này, 19 tên khủng bố Al Qaeda đã khống chế 4 máy bay thương mại của hai hãng hàng không United Airlines và American Airlines.

Hai chiếc Boeing 767 lần lượt đâm vào hai tòa tháp đôi thuộc khu phức hợp Trung tâm Thương mại thế giới (WTC) ở thành phố New York, kéo theo sự sụp đổ của toàn bộ 7 tòa tháp trong khu vực.

Tại thủ đô Washington D.C, một chiếc Boeing 757 của Hãng American Airlines đâm vào phía tây trụ sở Lầu Năm Góc gây ra đám cháy kinh hoàng, giết chết toàn bộ 64 người trên máy bay (bao gồm 5 tên khủng bố) và 125 người trên mặt đất.

Sau vụ tấn công tại Lầu Năm Góc, toàn bộ không phận Mỹ trở thành vùng cấm bay. Tuy nhiên, vẫn có một chiếc máy bay bất tuân.

Đó là một chiếc Boeing 757 thuộc Chuyến bay 93 của Hãng United Airlines bị 4 tên không tặc khống chế. Do chuyến bay cất cánh trễ, phi hành đoàn và hành khách đã kịp nghe về vụ tấn công tại New York.

Các hành khách trên máy bay quyết định chống lại bọn không tặc khiến máy bay rơi xuống Shanksville, bang Pennsylvania lúc 10h03.

Không ai biết được mục tiêu cuối cùng của bọn không tặc trên Chuyến bay 93 là gì, song theo các nhà điều tra, nếu không nhờ hành động dũng cảm của các hành khách, Điện Capitol - nơi đặt trụ sở Quốc hội Mỹ - hoặc Nhà Trắng có thể đã bị phá hủy.


Khói bốc lên từ tòa WTC 1 (tháp bắc) sau cú đâm lúc 8h46 sáng 11-9-2001. Người dân và truyền hình Mỹ thoạt đầu nghĩ rằng đây chỉ là một tai nạn liên quan máy bay dân sự cỡ nhỏ - Ảnh: AP

Người Mỹ đứng xem hậu quả của cú đâm vào tòa WTC 1. Theo bộ phim tài liệu "Bước ngoặt" của Netflix, những người không chứng kiến trực tiếp đều nghĩ rằng đây là tai nạn do một phi công kém cỏi nào đó điều khiển máy bay cỡ nhỏ - Ảnh: AP


Khoảnh khắc chiếc Boeing 767 thứ hai đâm vào tòa WTC 2 (tháp nam), khoảng 18 phút sau khi chiếc Boeing 767 đầu tiên đâm vào tòa WTC 1 (tháp bắc) - Ảnh: REUTERS


Cú đâm thứ hai vào tòa WTC 2 khiến tất cả người Mỹ nhận ra chẳng có tai nạn nào cả mà đây là vụ tấn công vào các biểu tượng của nước Mỹ. Vụ tấn công xảy ra trong lúc việc sơ tán và cứu hỏa đang được thực hiện ở tòa WTC 1 và 2 - Ảnh: REUTER

Hàng trăm người ở các tầng cao của hai tòa tháp đôi bị mắc kẹt. Đã có những người tuyệt vọng, không chịu nổi sức nóng đã nhảy xuống... - Ảnh: AP


Trong các bộ phim tài liệu về ngày kinh hoàng 11-9, nhiều nhân chứng cho biết khoảnh khắc đó trong đầu họ chỉ có những câu hỏi như "Vì sao nước Mỹ bị tấn công? Ai là kẻ đã gây ra việc này?" - Ảnh: AP


Trụ sở Lầu Năm Góc bị đổ sụp một phần sau vụ tấn công. Nhiên liệu từ máy bay tràn ra ngoài tạo ra đám cháy lớn - Ảnh: REUTERS


64 người trên máy bay (bao gồm 5 tên khủng bố) và 125 người tại Lầu Năm Góc thiệt mạng khi máy bay đâm thẳng vào nơi họ làm việc - Ảnh: REUTERS


Các nhà điều tra xem xét địa điểm chiếc Boeing 757 của Chuyến bay 93 rơi tại Shanksville, bang Pennsylvania. Hành động dũng cảm của hành khách trên Chuyến bay 93 của Hãng United Airlines làm thất bại âm mưu tấn công thứ tư của bọn khủng bố. Đây là chiếc máy bay cuối cùng bị không tặc khống chế trong ngày 11-9 - Ảnh: REUTERS


Lúc 9h59, tòa WTC 2 sụp đổ và chỉ 29 phút sau, đến lượt tòa WTC 1. Hàng ngàn người, trong đó có cảnh sát và lính cứu hỏa cùng các nhân viên văn phòng bị mắc kẹt, bị chôn vùi ngay lập tức - Ảnh: AFP


Những người Mỹ ở gần khu phức hợp WTC hoảng loạn bỏ chạy trong khói bụi, tro tàn - Ảnh: AP


Một lính cứu hỏa được các đồng đội tìm thấy và đưa ra khỏi đống đổ nát của hai tòa tháp đôi. Việc tìm kiếm người mất tích hết sức khó khăn trong những ngày sau đó khi không thể dùng máy móc hạng nặng để đào bới. Các nỗ lực bốc dỡ gần như được tiến hành bằng tay - Ảnh: AP



Sau hai tòa tháp đôi, các tòa WTC khác trong khu phức hợp cũng lần lượt đổ xuống, với tòa WTC 7 là tòa cuối cùng. Trong ảnh: Lính cứu hỏa giữa đống đổ nát của hai tòa tháp đôi - Ảnh: AP


Khói đen bốc lên từ khu phức hợp WTC. Bụi và các chất độc hại phát tán ra môi trường sau vụ tấn công đã ảnh hưởng trực tiếp đến lính cứu hỏa và các nhân viên cứu hộ đến hiện trường đầu tiên. Theo trang History, chỉ tính riêng trong ngày 11-9 đã có 300 lính cứu hỏa nhập viện vì các vấn đề về mắt và hô hấp - Ảnh: AP


Nước Mỹ đã nhanh chóng tìm ra kẻ đứng sau vụ tấn công kinh hoàng là Osama bin Laden, thành viên của một gia tộc giàu có ở Saudi Arabia và là người sáng lập tổ chức khủng bố Al Qaeda. Y bị tiêu diệt năm 2011 sau nhiều năm lẩn trốn tại Pakistan. Trong ảnh: Một tờ báo New York dành trang bìa đăng lệnh truy nã bin Laden trong số báo ra ngày 18-9-2001, đúng một tuần sau sự kiện - Ảnh: REUTERS


Khu phức hợp WTC ngày nay đã thay đổi hoàn toàn, với nền móng của hai tòa tháp đôi trở thành "Địa điểm số 0", nơi người ta xây dựng hai hồ nước và tòa nhà tưởng niệm các nạn nhân. Năm 2007, tòa WTC 7 được mở cửa sau quá trình xây mới hoàn toàn, đánh dấu sự hồi sinh của khu phức hợp WTC. Trong ảnh: Đèn công suất cao được rọi thẳng lên trời, tượng trưng cho hai tòa tháp đôi đã sụp đổ - Ảnh: REUTERS


Bảng khắc tên các nạn nhân tại khu tưởng niệm WTC. Các công trình tưởng niệm cũng được dựng lên tại Lầu Năm Góc và nơi Chuyến bay 93 lao xuống đất. Mỗi năm, cứ đến ngày 11-9 lại có nhiều người về các khu tưởng niệm để đặt hoa và đứng trầm mặc, tưởng nhớ người đã khuất - Ảnh: REUTERS

Theo Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI), vụ khủng bố hàng loạt ngày 11-9-2001 đã tước đi mạng sống của 2.976 người (không bao gồm 19 tên khủng bố). Trong đó, chỉ tính riêng tại khu phức hợp WTC là 2.752 người, với gần một nửa trong số này vẫn chưa được nhận dạng đến tận hôm nay.


Vụ tấn công đã làm thay đổi gần như mọi mặt của nước Mỹ. Sau cuộc tấn công, chính quyền Tổng thống George W. Bush phát động cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu, dẫn tới việc Mỹ phát động cuộc chiến tại Afghanistan ngay trong năm 2001.

Cuộc sống của người Mỹ cũng thay đổi với các quy định an toàn hàng không mới và sự giám sát, do thám ngày càng tăng của các cơ quan tình báo nội địa Mỹ.


Tin Quốc Tế Đó Đây
***
Iran Tranh Thủ Mua Chiến Đấu Cơ Nga

-Cuộc chiến ở Ukraine còn giúp một quốc gia độc tài khác thủ lợi: Nga vừa giao những chiếc Yakovlev Yak-130 cho Iran. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1989, Tehran được Mạc Tư Khoa chuyển giao chiến đấu cơ mới. Loại phi cơ này dùng để huấn luyện phi công cho máy bay "thế hệ thứ tư".

Báo Le Monde nhắc lại, việc Iran bán các drone Shahed-136 cho Nga đã giúp Mạc Tư Khoa duy trì được việc oanh kích cơ sở hạ tầng Ukraine với chi phí rẻ. Những chiếc Yak-130 như một sự đền bù các nỗ lực vừa qua, nhưng nước Cộng hòa Hồi giáo còn muốn có cả Su-35. Trước đây dưới áp lực của Hoa Thịnh Ðốn và Tel-Aviv, Mạc Tư Khoa không dám bán hệ thống phòng không S-300 cho Tehran, đến 2015 mới chuyển giao. Theo nhà nghiên cứu Babak Taghvaee, Iran muốn mua 24 chiếc Yak-130 trong khuôn khổ kế hoạch mua Su-35 cách đây 3 năm.

Không quân Iran chỉ có đội bay cổ lỗ sĩ thừa hưởng từ quân đội của Hoàng gia đã bị lật đổ năm 1979. Lực lượng Vệ binh Cách mạng và chương trình tên lửa đạn đạo luôn được ưu tiên, chiếm 20% ngân sách nhà nước. Cuộc chiến tranh Ukraine có thể mang lại cho Iran cơ hội đầu tư cho Không quân.


Tổng Thư Ký NATO: Ukraine Đang Giành Được Thế Chủ Động Trong Cuộc Phản Công


(Hình: Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg.)

-Hôm thứ Năm (7/9/2023), Tổng Thư ký Liên minh Phòng thủ Bắc Ðại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cho biết Ukraine đang đạt được tiến bộ trong cuộc phản công bắt đầu từ tháng 6 để lấy lại lãnh thổ bị Nga chiếm giữ, mặc dù tiến trình này diễn ra chậm vì các công sự và bãi mìn của Nga.

"Người Ukraine đang dần giành được vị thế…. Họ đã có thể chọc thủng tuyến phòng thủ của lực lượng Nga và họ đang tiến về phía trước", ông Stoltenberg nói với các nhà Lập pháp trong bài phát biểu tại Nghị viện Âu Châu.

Kể từ khi phát động cuộc phản công, Kyiv đã gặp khó khăn trong việc chọc thủng phòng tuyến cố thủ của Nga và phải đối mặt với sự chỉ trích ngày càng tăng của truyền thông phương Tây về việc điều quân không đúng chỗ.

Tuy nhiên, với nguồn lực quân sự bị dàn trải của Mạc Tư Khoa và tình trạng bất đồng quan điểm trong hàng ngũ, cả hai bên đã đo lường những thành công gần đây bằng việc giành quyền kiểm soát những ngôi làng hoặc những vùng đất nhỏ.

Ông Stoltenberg nói cần phải hiểu rằng cuộc tấn công sẽ chỉ tiến triển chậm.

"Không ai có thể nói rằng việc này sẽ dễ dàng", ông lưu ý. "Hiếm có thời điểm nào trong lịch sử chúng ta thấy nhiều mìn trên chiến trường hơn ở Ukraine ngày nay. Vì vậy rõ ràng đây là việc rất khó khăn".

Các viên chức Ukraine tuần trước cho biết lực lượng của họ đã vượt qua tuyến phòng thủ đầu tiên của Nga nhưng hiện phải đối mặt với các tuyến phòng thủ xa hơn ở những khu vực mà Mạc Tư Khoa đã có thời gian xây dựng công sự và bãi mìn.

"Họ đang đạt được tiến bộ. Có lẽ không nhiều như chúng ta mong đợi nhưng họ đang dần dần giành được chỗ đứng", người đứng đầu NATO cho biết. "Vài trăm mét mỗi ngày, có nghĩa là khi người Ukraine giành được đất thì người Nga đang mất dần đất".

Ca ngợi thành tích của lực lượng Ukraine trên chiến trường, ông nói thêm: "Điểm khởi đầu là quân đội Nga từng mạnh thứ hai thế giới. Và hiện nay quân đội Nga mạnh thứ hai ở Ukraine. Đó là điều khá ấn tượng về người Ukraine".


Chiến Tranh Ukraine: Phi Đạn Nga Giết Hại 17 Thường Dân Tại Một Khu Phố Chợ


(Hình: Những chiếc xe hơi bị thiêu rụi tại nơi xảy ra cuộc tấn công của quân đội Nga ở Kostiantynivka, vùng Donetsk, Ukraine, ngày 6/9/2023.)

-Chiều 6/9/2023, tên lửa Nga đã bắn trúng một khu phố thương mại ở thị xã Kostiantynivka, miền Đông Ukraine, đúng vào lúc dân chúng đang đi lại mua sắm, khiến ít nhất 17 người chết. Cho đến nay, thị xã cách không xa tiền tuyến này vẫn được coi là một khu vực tương đối an toàn.

Thông tín viên Pierre Alonso từ Kyiv của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) cho biết cụ thể:

"Vào đúng 2 giờ 4 phút chiều, một tên lửa Nga nổ tung tại một phố thương mại của thị xã Kostiatynivka. Một số hình ảnh của camera giám sát, được chính quyền Ukraine công bố, cho thấy hình ảnh một quả cầu lửa bùng lên, cùng với một tiếng nổ dữ dội, đúng vào lúc người dân đang đi lại mua sắm trong không khí bình yên. Tên lửa Nga nhắm vào một ngã tư, nơi không hề có sự hiện diện quân sự nào.

Theo Tổng thống Ukraine, có ít nhất 17 người chết và theo văn phòng Công tố viên Ukraine thì có khoảng 30 người bị thương. Tổng thống Volodymyr Zelensky đã lên án vụ tấn công: "Đây là một khu chợ bình thường, với các cửa hàng, một hiệu thuốc, và những người có mặt ở đây không làm gì nên tội cả".

Thị xã Kostiantynivka, nằm ở miền Đông-Nam Ukraine, với khoảng 70.000 dân trước chiến tranh, có thể nói là đô thị gần chiến tuyến nhất. Đời sống hàng ngày tại vùng hậu phương Kostiantynivka này dường như diễn ra yên bình, cho dù chiến sự diễn ra cách đó không xa. Kostiantynivka chỉ cách thị xã Bakhmut, nơi quân Nga vừa chiếm được hồi tháng 5/2023, chừng 30 cây số.

Thường dân chạy trốn bom đạn hy vọng tìm được nơi ẩn náu tại Kostiantynivka. Vụ tấn công hôm nay cho thấy thị xã này đã không còn là nơi an toàn".

Liên Hiệp Quốc, Liên Hiệp Âu Châu (EU) và Hoa Kỳ đã đồng loạt lên án vụ tấn công nói trên của Nga. Điều phối viên nhân đạo với Ukraine của Liên Hiệp Quốc, Denise Brown, tố cáo một "hành động tấn công hèn hạ". Liên Hiệp Âu Châu lên án vụ tấn công "man rợ", "thù hận" nhắm vào thường dân Ukraine, và nhấn mạnh tất cả các thủ phạm "sẽ phải trả giá". Về phía Hoa Kỳ, bà Karine Jean-Pierre, phát ngôn viên của Tổng thống Biden, khẳng định: "Các vụ tấn công tàn bạo của Nga càng cho thấy cần tiếp tục hậu thuẫn nhân dân Ukraine trong cuộc kháng chiến bảo vệ lãnh thổ".

Tỉnh Odessa, miền Nam Ukraine, tiếp tục bị drone Nga tấn công trong đêm 6/9, theo Tỉnh trưởng Oleg Kiper. Quân đội Ukraine thông báo đã bắn hạ 25 trên tổng số 33 drone tấn công trong đêm qua rạng sáng 7/9. Khu vực cảng Izmail, trên sông Danube, bị drone Shahed do Iran chế tạo tấn công liên tiếp "trong 3 tiếng đồng hồ". Đây là ngày thứ tư cảng sông này bị drone tấn công trong vòng 5 ngày. Cảng sông Izmail là một điểm trung chuyển chính ngũ cốc xuất cảng của Ukraine.

Trong khi đó Mạc Tư Khoa cho biết đã bắn hạ 5 drone Ukraine tại miền Nam nước Nga và tại một khu vực cách thủ đô khoảng 60 cây số. Theo Tỉnh trưởng tỉnh Rostov, một drone đã rơi vào trung tâm thành phố Rostov trên sông Đông, khiến một người bị thương.


Nga Nói Đẩy Lùi Các Cuộc Phản Công của Ukraine, Giữ Vững Trận Địa


(Hình: Binh lính Ukraine trong cuộc phản công quân Nga.)

-Hôm 8/9/2023, Nga cho biết họ đã đẩy lùi nhiều cuộc tấn công của Ukraine dọc theo chiến tuyến và gây tổn thất hàng trăm người cho đối phương, bật lại tuyên bố của Kyiv rằng cuộc phản công của Ukraine đang tiến chậm nhưng chắc.

Nga kiểm soát khoảng 18% lãnh thổ Ukraine, bao gồm bán đảo Crimea mà họ sáp nhập hồi năm 2014 và một dải đất rộng lớn ở miền Đông và miền Nam Ukraine mà Nga đã chiếm vào năm 2022.

Trong nhiều tháng, Ukraine đã vật lộn để giành lại một phần lãnh thổ bị chiếm đóng này và đã tái chiếm một số ngôi làng nhưng vẫn chưa có đột phá đáng kể về lãnh thổ trước các phòng tuyến kiên cố và các bãi mìn của Nga.

Hôm 7/9, Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelenskiy đã đặc biệt đề cập đến tinh thần chiến đấu của các đơn vị ở phía Đông và phía Nam và các viên chức quân sự nước này đã báo cáo có đột phá ở Bakhmut và gần làng Robotyne.

Tuy nhiên, Mạc Tư Khoa cho biết lực lượng của họ vẫn giữ vững trận địa.

"Ở hướng Donetsk, các đơn vị của nhóm quân phía Nam, phối hợp với Không quân và Pháo binh, đã đẩy lùi 12 cuộc tấn công", Bộ Quốc phòng Nga cho biết.

"Ở hướng Zaporizhzhia, các đơn vị của lực lượng Nga trong ngày đã đẩy lùi năm cuộc tấn công", Bộ này nói thêm.

Nga cho biết tổn thất nhân mạng của Ukraine là tổng cộng gần 1.000 người trong 24 giờ giao tranh. Reuters không thể xác minh các báo cáo chiến trường của cả hai phía.


Mỹ Viện Trợ Cho Ukraine Đạn Xe Tăng Chứa Uranium Nghèo


(Hình: Ngoại trưởng Ukraine, ông Dmytro Kuleba (phải) và đồng nhiệm Mỹ Antony Blinken tại bộ Ngoại Giao Ukraine ở Kyiv, thủ đô của Ukraine, ngày 6/9/2023.)

-Trong chuyến công du bất ngờ Ukraine hôm 6/9/2023, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken thông báo khoản viện trợ mới 1 tỉ Mỹ kim, bao gồm các viện trợ về quân sự tổng trị giá 175 triệu Mỹ kim. Đặc biệt, viện trợ quân sự mới của Hoa Kỳ bao gồm cả đạn xe tăng 120 ly có khả năng bắn xuyên thủng các vỏ xe thiết giáp thuộc hàng kiên cố nhất. Loại đạn chứa uranium nghèo này gây tranh cãi bởi có nguy cơ gây nhiễm độc cho binh sĩ và thường dân.

Thông tín viên Guillaume Naudin của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường trình từ thủ đô Hoa Thịnh Ðốn của Hoa Kỳ:

"Thông điệp của nước Mỹ là rõ ràng. Hậu thuẫn của Hoa Kỳ sẽ kéo dài chừng nào mà Ukraine cần, và mức độ hậu thuẫn sẽ không suy giảm với thời gian. Trong số hàng tỉ Mỹ kim viện trợ Hoa Thịnh Ðốn dành cho Kyiv, các khoản hậu thuẫn về quân sự thu hút sự chú ý.

Kể từ đầu cuộc xâm lăng của Nga đến nay, tổng cộng Hoa Kỳ đã cung cấp cho Ukraine hơn 43 tỉ Mỹ kim viện trợ quân sự. Đây là lần đầu Hoa Kỳ thông báo cung cấp cho Ukraine đạn có chứa uranium nghèo. Số đạn này dự kiến được dùng cho các xe tăng Abrams mà Hoa Kỳ đã hứa cấp cho Ukraine, mà những chiếc đầu tiên đang đến.

Loại đạn này, với "mật độ cao", cho phép xuyên thủng được lớp vỏ thép của các chiến xa đối phương. Tuy nhiên, do tính chất phóng xạ tự nhiên, đạn với uranium nghèo sau khi đã qua sử dụng vẫn tiếp tục gây các tổn thất lâu dài. Trước Mỹ, Anh Quốc đã thông báo cung cấp loại đạn gây tranh cãi này. Mạc Tư Khoa đã ra tuyên bố lên án.

Thông báo nói trên của chính quyền Hoa Kỳ cấp đạn với uranium nghèo cho Ukraine nằm lẫn trong một loạt thông báo viện trợ quân sự khác những tháng gần đây, tiếp theo quyết định viện trợ bom chùm. Đây cũng là một loại vũ khí gây tranh cãi, với tiềm năng hủy diệt và gây thương vong ngay cả sau khi chiến tranh đã kết thúc. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken trong dịp này cũng thông báo một khoản trợ giúp bổ sung để tháo gỡ bom mìn tại các vùng được Ukraine giải phóng".

Về quyết định nói trên của Mỹ, hôm 6/9, trên mạng Telegram, Tòa Ðại sứ Nga tại Hoa Kỳ tố cáo "một dấu hiệu rõ ràng về hành xử phi nhân tính" của Hoa Thịnh Ðốn. Theo Tòa Ðại sứ Nga, Hoa Kỳ "từ chối chấp nhận thất bại của điều gọi là cuộc phản công của quân đội Ukraine", và cố tình chuyển giao cho Kyiv nhiều loại vũ khí "bất chấp hậu quả", và sẵn sàng "hy sinh các thế hệ tương lai".

Trong buổi tiếp Ngoại trưởng Mỹ hôm 6/9 tại Kyiv, Tổng thống Ukraine cảnh báo mùa Đông tới sẽ "rất khó khăn" với Ukraine. Ông nói thêm: "Chúng tôi hạnh phúc bởi không đơn độc. Chúng tôi sẽ vượt qua mùa Đông này cùng với các đối tác". Tổng thống Zelensky cảm ơn Hoa Kỳ về các trợ giúp trong lĩnh vực năng lượng, mục tiêu tấn công chủ yếu của Nga trong mùa Đông năm 2022.


Kyiv Thông Báo Đã Dùng Cảng Croatia Để Xuất Cảng Ngũ Cốc Ukraine


(Ảnh: Dòng xe vận tải vận chuyển ngũ cốc dài 4 cây số đang xếp hàng vào kho ngũ cốc ở cảng Constanta, Lỗ Ma Ni, ngày 31/7/2023.)

-Phó Thủ tướng Ukraine kiêm Bộ trưởng Kinh tế Yulia Svyrydenko, vừa thông báo ngũ cốc Ukraine đã được xuất cảng từ các cảng của Croatia.

Báo Pháp Le Monde, hôm 8/9/2023, cho biết thông báo của Phó Thủ tướng Ukraine, Svyrydenko, được đưa ra tại cuộc họp cấp cao Sáng kiến Ba Biển tại Bucharest, thủ đô của Lỗ Ma Ni, với sự tham gia của đại diện 12 nước thành viên Liên Hiệp Âu Châu nằm ở khu vực giữa Biển Baltic, Biển Đen và Biển Adriatic, và các đối tác. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Ukraine, Svyrydenko, không cho biết đã có bao nhiêu ngũ cốc của Ukraine được xuất cảng qua các cảng của Croatia.

Kể từ khi Nga rút khỏi Thỏa thuận Xuất cảng Ngũ cốc Ukraine qua ngả Biển Đen vào tháng 7/2023, các cảng của Ukraine ở vùng biển này bị phong tỏa, Kyiv đã tích cực tìm kiếm các giải pháp mở rộng các tuyến chuyên chở ngũ cốc để xuất cảng lương thực an toàn. Thông tấn xã Reuters nhắc lại là hồi tháng 7/2023, trong chuyến thăm Zagreb, Ngoại trưởng Ukraine, ông Dmytro Kuleba cho biết Ukraine và Croatia đã đồng ý về khả năng sử dụng các cảng của Croatia trên sông Danube và Biển Adriatic để xuất cảng ngũ cốc Ukraine.

Trong khi đó, Đại sứ Ukraine tại Thổ Nhĩ Kỳ, Vasyl Bodnar, cho biết Kyiv đã đề nghị Ankara khai thác một "hành lang ngũ cốc" ở Biển Đen mà không có sự tham gia của Nga. Hôm 4/9, cuộc gặp của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại Sochi với đồng nhiệm Nga Vladimir Putin đã không mang lại kết quả tích cực như Ankara trông đợi: Ông Putin vẫn kiên quyết chỉ khôi phục Thỏa thuận Xuất cảng Ngũ cốc Ukraine với điều kiện phương Tây đáp ứng các yêu cầu của Mạc Tư Khoa về xuất cảng nông sản Nga.

Về phía Liên Hiệp Âu Châu, Chủ tịch Hội Đồng Âu Châu, Charles Michel, hôm 7/9, xem việc Nga phong tỏa và tấn công các cảng Ukraine sau khi rút khỏi Thỏa thuận Ngũ cốc Biển Đen là "quá đáng" và đề nghị Nga chấm dứt việc này để các tàu chở ngũ cốc được di chuyển an toàn ở Biển Đen.


Nhiệm Vụ Khó Khăn của Những Lính Rà Phá Bom Mìn Ukraine

-Tờ Le Monde dành trang nhất cho các binh lính rà phá bom mìn của Ukraine.

Đó là một đêm tháng 7, có 3 hoặc 4 lính rà phá bom mìn và rất nhiều trinh sát Ukraine "bò" về phía ngôi làng Piatykhatky bị quân đội Nga chiếm đóng ở vùng Zaporijjia, phía Nam Ukraine. Vào lúc bình minh, một hành lang hướng tới các vị trí của quân địch đã được dọn sạch mìn: Quân Ukraine có thể tiến vào và chiếm lại ngôi làng này.

Bogdan (48 tuổi), chuyên gia rà phá bom mìn của Lữ đoàn 128, thuật lại rằng quân đội Nga đã chuẩn bị cho một chiến dịch đối phó với các thiết bị hạng nặng như xe bọc thép và một đội quân hùng hậu. Do đó, "chiến dịch âm thầm" này đã khiến Nga bị bất ngờ.

Đối với Bộ tham mưu ở Kyiv, bước đột phá xung quanh Piatykhatky, tuy khiêm tốn, nhưng lại là một trong những bước tiến quan trọng trong cuộc phản công của Ukraine. Trái với dự đoán, hầu hết các cuộc phản công của Ukraine ở phía Nam đều giành thắng lợi, những khu vực mà thiết bị hạng nặng của phương Tây, những thứ mà Kyiv đang muốn nhận thêm, không được sử dụng. Do đó, một số tiểu đoàn đã được lệnh "để dành" những vũ khí hạng nặng và ưu tiên khai triển các đơn vị nhỏ, được hỗ trợ bởi các đội rà phá bom mìn.

Kể từ đó, cuộc phản công trở thành một cuộc hành quân chậm chạp, giữa đồng bằng trống trải và không có nơi để ẩn náu. Vào ngày 29/8, việc Ukraine tuyên bố giải phóng Robotyne, một ngôi làng khác trong khu vực Zaporijjia, thể hiện một bước đột phá thực sự vào tuyến phòng thủ của Nga. Giờ đây, trở ngại chính trong cuộc phản công của Ukraine là các bãi mìn.

Đối với những người làm nhiệm vụ rà phá bom mìn, các binh lính phải rời trại vào khoảng 2 giờ 30 sáng, để tới được vùng xám vào lúc bình minh. Đó là khoảng thời gian rất đặc biệt giữa đêm và ngày, khi quân địch bị "mù": Quá sáng để sử dụng kính nhìn ban đêm, nhưng không đủ sáng để bị drone phát giác. Đi khom người, đôi khi bò trườn, đặc công Ukraine không rời mắt khỏi mặt đất.

"Chúng tôi nhìn xuống đất, và chỉ nhìn xuống đất, điều đó rất quan trọng. Đôi khi có tiếng súng nổ từ các trạm canh gác của Nga. Điều quan trọng là không bắn trả. Quân địch có thể bắn ngẫu nhiên, chỉ để kiểm tra", Bogdan nói.


Nga Bắt Giữ Những "Kẻ Khủng Bố" Trẻ Tuổi

-Trang nhất của báo Le Monde chú ý đến một chàng trai trẻ bị cảnh sát Nga bắt sau khi định phóng hỏa một văn phòng tuyển quân.

Xuất thân từ một gia đình Nga "không quan tâm đến chính trị", chàng trai Egor Balazeykin (16 tuổi) đã trở thành một nhà hoạt động phản đối chiến tranh sau cái chết của người chú ở mặt trận Ukraine. Bị bắt vào tháng 2 sau khi ném bong xăng vào một cơ sở tuyển quân ở Kirovsk, Egor đang bị giam giữ và chờ xét xử với tội danh "âm mưu tấn công khủng bố".

Bố mẹ Egor được thông báo về việc con trai bị bắt vào tối muộn ngày 28/2. Một nhân vật khả nghi đã bị phát giác ở gần văn phòng tuyển quân ở Kirovsk, cách Saint-Petersburg một tiếng lái xe. Cảnh sát nhận định rằng dường như đã có ai đó toan đốt tòa nhà, khi phát giác một chai thủy tinh bị vỡ với những chất gây cháy được tìm thấy ở gần đó. Một chiếc xe cảnh sát đã phát giác ra Egor, đang đợi lên xe buýt để về nhà.

Kể từ đó, Egor bị nhốt tại trung tâm giam giữ tạm thời dành cho trẻ vị thành niên ở Saint-Petersburg. Ngay từ phiên thẩm vấn đầu tiên, Egor đã không che giấu động cơ của mình: "Tôi phản đối chiến tranh, tôi không muốn binh lính tiếp tục bỏ mạng ở Ukraine".

Ngoài ra, Egor bị thẩm vấn mà không có sự có mặt của cha mẹ, không Luật sư. Đó là hành động bất hợp pháp, nhưng nó cho phép các điều tra viên buộc Egor nhắc lại những câu "họ muốn nghe". Đúng vậy, bằng hành động của mình, Egor Balazeïkine đã vi phạm Hiến pháp của Liên Bang Nga. Lời khai này đã thay đổi tội danh của Egor. Thay vì chỉ là "tìm cách làm tổn hại tài sản Nhà nước", Egor sẽ bị xét xử với tội danh "âm mưu tấn công khủng bố".

Egor Balazeïkine không phải là "kẻ khủng bố" nhỏ tuổi duy nhất ở Nga. Đã có vài nhân vật trước chiến tranh, như Nikita Ouvarov, bị bỏ tù ở tuổi 14 vì đã tỏ ý định cho nổ tung bản sao của tòa nhà Tổng cục An ninh Liên Bang Nga (FSB) trong một trò chơi điện tử. Hiện nay, tại Nga, có hàng chục thanh niên bị buộc tội hoặc bị kết án đốt các cơ sở hạ tầng đường sắt hoặc văn phòng tuyển quân.


Tổng Thống Zelenskiy: 'Ông Putin Đứng Sau Cái Chết của Prigozhin'


(Hình: Thủ lĩnh lính đánh thuê Prigozhin đã chết trong một vụ tai nạn không rõ ràng.)

-Hôm 8/9/2023, Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelenskiy nói Tổng thống Nga Vladimir Putin đứng sau cái chết của thủ lĩnh tập đoàn lính đánh thuê nổi loạn, ông Yevgeny Prigozhin, người đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn máy bay không rõ nguyên nhân cùng với các tướng lĩnh hàng đầu của ông vào tháng trước.

Ông Zelenskiy phát biểu như vậy nhưng không đưa ra bằng chứng để chứng minh tại một hội nghị ở Kyiv khi ông được hỏi về Tổng thống Nga.

"Việc ông ta giết chết Prigozhin - ít nhất đó là thông tin mà tất cả chúng ta đều có, chứ không phải bất cứ lý do nào khác - điều đó cho thấy lý trí của ông ta, cho thấy thực tế là ông ta đang yếu ớt", ông Zelenskiy nói.

Ðiện Cẩm Linh cho biết tất cả các nguyên nhân khả dĩ của vụ rơi máy bay sẽ được điều tra, bao gồm kịch bản về âm mưu sát hại. Họ gọi cáo buộc rằng ông Putin đã ra lệnh giết Prigozhin và người của ông ta là 'hoàn toàn là dối trá'.

Mùa hè này, ông Prigozhin đã cầm đầu một cuộc tạo phản ngắn ngủi ở Nga, vốn là thách thức lớn nhất đối với sự cai trị của ông Putin kể từ khi ông lên nắm quyền vào năm 1999. Nó khiến ông Putin cáo buộc các lãnh đạo cuộc nổi loạn là 'phản quốc' và 'đâm sau lưng'.

Nhiều người chỉ trích ông Putin đã chết trong hoàn cảnh không rõ ràng trong suốt 23 năm cầm quyền của ông, hoặc đã thoát chết trong gang tấc.


Quan Hệ Nga-Armenia Lục Đục

-Nhật báo Công giáo La Croix có bài viết về quan hệ giữa Armenia và Nga đang căng thẳng.

Trong cuộc phỏng vấn với nhật báo La Repubblica của Ý Ðại Lợi, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinian đã chỉ trích các binh sĩ Nga được khai triển tại Nagorno-Karabakh về việc không bảo đảm việc lưu thông ở hành lang Lachin, con đường duy nhất nối Armenia với khu vực ly khai này của Azerbaijan. Ngoài ra, Thủ tướng Pashinian cũng muốn giữ khoảng cách với Nga và bày tỏ mong muốn đa dạng hóa quan hệ đối tác an ninh.

"99,9% kiến trúc quân sự của Armenia dính líu đến Nga, đặc biệt trong việc cung cấp vũ khí và đạn dược. Nhưng giờ đây, Nga cần vũ khí và đạn dược cho chính bản thân và họ sẽ không thể cung cấp cho chúng tôi ngay cả khi họ muốn", Thủ tướng Armenia phát biểu, ám chỉ đến cuộc chiến ở Ukraine.

Về phần mình, phát ngôn viên Ðiện Cẩm Linh Dmitry Peskov đã có phản ứng: "Chúng tôi không thể đồng tình với các luận điểm của Thủ tướng Armenia. Nga tiếp tục đóng vai trò là một quốc gia bảo đảm an ninh trong khu vực".


Cuba Triệt Phá Đường Dây Tuyển Lính Đánh Thuê Cho Nga ở Ukraine


(Hình: Lính đánh thuê của Tập đoàn Wagner chiến đấu ở Ukrain.)

-Chính quyền Cuba cho biết họ đã bắt giữ 17 người với cáo buộc liên quan đến đường dây buôn người được cho là khuyến dụ nam thanh niên Cuba đi lính cho quân đội Nga trong cuộc xung đột Ukraine.

Cuba hồi đầu tuần tiết lộ nhà chức trách đang 'triệt phá và vô hiệu hóa' đường dây này mà họ nói là đang hoạt động cả trên đất Cuba lẫn ở Nga.

"Theo kết quả điều tra, 17 người đã bị bắt cho đến nay, trong đó có người tổ chức các hoạt động này", Cesar Rodriguez, đại tá của Bộ Nội vụ Cuba, cho biết vào cuối ngày 7/9/2023 trên truyền hình.

Ông Rodriguez không nêu tên bất kỳ ai trong số những người bị cáo buộc tham gia đường dây, nhưng cho biết thủ lĩnh đường dây đã dùng hai người ở Cuba chiêu dụ người Cuba làm lính đánh trận cho Nga ở Ukraine.

Công tố viên Jose Luis Reyes cho biết những người liên quan trong sự việc có thể bị tù tới 30 năm, chung thân hay tử hình, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và phạm tội gì, từ buôn người, làm lính đánh thuê và có hành động thù địch nhằm vào ngoại quốc.

Nga, nước có quan hệ chính trị chặt chẽ với nhà nước cộng sản Cuba, từ lâu đã là điểm đến quan trọng của di dân Cuba tìm cách chạy trốn cảnh khó khăn ở quê nhà.

Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi năm 2022 đã ký sắc lệnh cho phép người ngoại quốc xung phong làm lính cho Nga được nhập tịch nhanh chóng.

Cuba nói rằng họ không dính líu đến cuộc chiến ở Ukraine và bác bỏ việc sử dụng người dân của họ làm lính đánh thuê.


Tổng Thống Pháp Macron: Không Thể Có Cờ Nga Tại Thế Vận Hội Paris 2024


(Hình: Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.)

-Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói không có lá cờ Nga nào được tung bay tại Thế Vận hội Paris vào năm 2024 tới, và việc các vận động viên Nga tham gia là vấn đề do Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) quyết định.

Ukraine đã đe dọa tẩy chay Thế Vận hội, nhưng có thể thay đổi quyết định nếu các vận động viên từ hai đồng minh chiến tranh Nga và Belarus thi đấu dưới lá cờ trung lập thay vì màu cờ quốc gia.

"Tất nhiên, không thể có cờ Nga trong Thế Vận hội Paris, tôi nghĩ rằng đã có sự đồng thuận về vấn đề đó. Bởi vì Nga, với tư cách là một quốc gia, không được chào đón vào thời điểm nước này phạm tội ác chiến tranh và trục xuất trẻ em", ông Macron nói với nhật báo thể thao Pháp L'Equipe.

"Câu hỏi thực sự mà tổ chức Olympic nên quyết định là chỗ nào cho các vận động viên Nga, một vấn đề không nên bị chính trị hóa".

Ông nói thêm rằng người Ukraine nên tham gia vào các cuộc họp của IOC về vấn đề này.

Cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine đã giết chết hàng chục ngàn người, phá hủy các thành phố, khiến hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa và phá hoại nền kinh tế. Quân đội Nga đã sử dụng Belarus làm nơi dàn dựng cuộc tấn công thất bại của họ vào Kyiv ngay từ đầu cuộc xâm lược.

Một số vận động viên Ukraine coi lệnh cấm toàn diện hiện nay của quốc gia họ đối với vận động viên Nga và Belarus - bất kể họ thi đấu dưới lá cờ nào - như một vết thương tự gây ra cho sự nghiệp của các ngôi sao thể thao.


Thổ Nhĩ Kỳ Thúc Đẩy Nối Lại Đàm Phán Gia Nhập Liên Hiệp Âu Châu


(Hình: Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan (phải) và Ủy viên Âu Châu đặc trách mở rộng Liên Hiệp Âu Châu Oliver Varhelyi sau cuộc họp tại Ankara, thủ đô của Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 6/9/2023.)

-Hôm 6/9/2023, ông Oliver Varhelyi, Ủy viên Âu Châu đặc trách mở rộng Liên Hiệp Âu Châu (EU), đã tới Ankara để gặp Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ.

Thổ Nhĩ Kỳ mong muốn thúc đẩy quá trình đàm phán gia nhập Liên Hiệp Âu Châu, nhưng nước này còn phải có nhiều tiến bộ để có thể nối lại các cuộc đàm phán vào tháng 10, theo thời hạn mà Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã đặt ra tại hội nghị thượng đỉnh Khối Minh ước Bắc Ðại Tây Dương (NATO) ở Vilnius vào tháng 7/2023. Từ thủ đô Brussels của Bỉ, thông tín viên Pierre Benazet của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường trình:

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan yêu cầu Liên Hiệp Âu Châu đẩy nhanh các cuộc đàm phán trong nội bộ. Đối với ông, các nước Liên Hiệp Âu Châu phải dám tiến về phía trước và không để bị ràng buộc bởi lợi ích của một số nước. Đây rõ ràng là ám chỉ đến việc Cộng hòa Chypre yêu cầu giải quyết vấn đề quy chế của hòn đảo này để việc xét đơn ứng cử của Thổ Nhĩ Kỳ có thể tiến triển.

Ông Hakan Fidan còn nêu việc chấm dứt cấp thị thực lưu trú ngắn hạn ở Âu Châu cũng như khởi động lại các dự án Liên minh Hải quan đã gặp bế tắc từ 7 năm qua. Đây có lẽ là những hồ sơ mà Liên Hiệp Âu Châu có thể thỏa mãn các yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ. Các cuộc đàm phán đã chính thức bị đình chỉ từ 5 năm qua. Nghị viện Âu Châu không muốn nối lại các cuộc đàm phán và Ủy viên đặc trách mở rộng Liên Hiệp Âu Châu đang yêu cầu Thổ Nhĩ Kỹ có thêm các nỗ lực.

Theo ông Oliver Varhelyi, Thổ Nhĩ Kỳ phải đáp ứng các tiêu chí về dân chủ và pháp quyền. Tuyên bố này đủ mơ hồ để không khiến cho Thổ Nhĩ Kỳ bực tức, nhưng đồng thời phản ánh quan điểm của Âu Châu rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã rời xa các giá trị cơ bản của Liên Hiệp Âu Châu.


Thượng Đỉnh Khí Hậu Nairobi: Phi Châu Khẳng Định Tiềm Năng "Tăng Trưởng Xanh"


(Hình: Thượng đỉnh Phi Châu đầu tiên về khí hậu khép lại hôm 6/9/2023, tại Nairobi, thủ đô của Kenya.)

-Thượng đỉnh Phi Châu đầu tiên về khí hậu đã kết thúc hôm 6/9/2023, 54 nước Phi Châu ra "Tuyên bố Nairobi", mang tên thủ đô nước chủ nhà Kenya. Tuyên bố chung khẳng định lập trường thống nhất của khối về khí hậu, làm cơ sở cho các đàm phán của châu lục trong hội nghị khí hậu của Liên Hiệp Quốc COP28 cuối năm nay.

Phi Châu là nạn nhân hàng đầu của biến đổi khí hậu do khí thải gây hiệu ứng nhà kính, trong khi chỉ chịu trách nhiệm về 3% lượng khí thải toàn cầu. Tuy nhiên, lục địa này cũng là nơi có thể mang lại các giải pháp căn bản cho cuộc chiến khí hậu toàn cầu, với tiềm năng về sản xuất năng lượng tái tạo, cũng như về nguyên liệu cần thiết cho các năng lượng tái tạo với trữ lượng dồi dào (40% trữ lượng thế giới về cobalt, mangan hay platine cần cho chế tạo bình điện).

Việc toàn thể các nước Phi Châu chính thức khẳng định tiềm năng "tăng trưởng xanh" của lục địa là một thông điệp gây phấn chấn trong giới bảo vệ môi trường châu lục. Tường trình của thông tín viên Albane Thirouard của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) từ Nairobi:

"Cam kết phát triển năng lượng tái tạo, phát triển nông nghiệp xanh hoặc các ngành công nghiệp xanh, kêu gọi một cơ chế tài chính cho phép giảm nợ, hoặc thậm chí đề xuất thiết lập thuế cac-bon. Trong Tuyên bố Nairobi, các nguyên thủ quốc gia Phi Châu chắc chắn nhấn mạnh đến nhu cầu về tài chính, nhưng điều chủ yếu là họ đã làm nổi bật nhiều hơn tiềm năng của lục địa này.

Đây là điều làm phấn chấn Durrel Halleson, phụ trách về đối ngoại của tổ chức bảo vệ thiên nhiên WWF Phi Châu. Ông nói: "Lần đầu tiên, các nước Phi Châu khẳng định quan điểm riêng của Phi Châu về biến đổi khí hậu. Trong suốt thời gian qua, chúng tôi đã tự nhìn nhận mình là một khu vực dễ bị tổn thương. Nhưng điều rút ra từ tuyên bố chung này là chính Phi Châu có thể mang lại các giải pháp. Khi nhìn vào những cam kết, khi nhìn vào con số nguyên thủ quốc gia có mặt ở đây, tôi tự nhủ có lẽ lần này mọi chuyện sẽ bắt đầu thay đổi".

Ông Frederick Kwame Kumah là thành viên của Tổ chức Động vật hoang dã Phi Châu (African Wildlife Foundation). Ít tháng trước hội nghị khí hậu của Liên Hiệp Quốc COP28, hội nghị thượng đỉnh này mang lại cho ông hy vọng. Ông nói: "Hội nghị đã đạt được nhiều thứ hơn là tôi mong đợi.Tôi nghĩ điều chúng ta cần bây giờ là một cơ chế theo dõi các cam kết, một hệ thống được lập ra để buộc các chính phủ, khu vực tư nhân và những bên khác phải thực hiện những lời hứa đã được đưa ra. Nhưng riêng những điều đạt được đã là một khởi đầu tốt đẹp, chúng tôi đang đi đúng hướng!"

Tuy nhiên, một số ý kiến cũng chỉ trích việc nhấn mạnh đến quyền phát thải cac-bon trong hội nghị thượng đỉnh này, điều mà nhiều nhà môi trường coi là một "giải pháp sai lầm".


Sri Lanka: Cựu Tổng Thống Rajapakse Bị Tố Chủ Mưu Vụ Khủng Bố Năm 2019


(Hình: Cựu Tổng thống Gotabaya Rajapakse phát biểu tại Colombo, thủ đô của Sri Lanka, ngày 3/1/2020.)

-Dòng tộc Rajapakse, điều hành đất nước trong vòng gần 20 năm tại Sri Lanka, đã chủ mưu các cuộc tấn công khủng bố vào mùa lễ Phục Sinh năm 2019 giết chết 279 người. Trên đây là những tố cáo do một cựu nhân viên tình báo đưa ra trong một bộ phim tài liệu phát sóng hôm thứ Ba (5/9/2023), trên kênh truyền hình Channel 4 của Anh.

Hôm 7/9, hai ngày sau khi bộ phim được phát, cựu Tổng thống Gotabaya Rajapaksa đã bác bỏ những cáo buộc trên và cho đấy là những lời "vu khống, dối trá". Tuy nhiên, phe đối lập và giáo hội Công giáo Sri Lanka đòi mở một cuộc điều tra quốc tế độc lập. Thông tín viên Sebastien Farcis của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) trong khu vực tường thuật :

Đó là vào năm 2019. Gia tộc Rajapakse không còn cầm quyền, nhưng ông Gotabaya Rajapakse, cựu Bộ trưởng Quốc Phòng, muốn ra tranh cử trong cuộc bầu cử Tổng thống sắp tới. Ông dường như đã yêu cầu cựu lãnh đạo tình báo quân sự của mình đến gặp một nhóm khủng bố Hồi giáo và chuẩn bị các cuộc tấn công khủng bố, nhằm gieo rắc hỗn loạn ở Sri Lanka.

Đây là những tiết lộ của bộ phim tài liệu trên Channel 4, dựa vào lời thuật của ba nhân chứng gần gũi với gia tộc Rajapakse. Những người này nói rõ các cuộc tấn công khủng bố Hồi giáo mùa lễ Phục Sinh đã diễn ra như thế nào, và ông Gotabaya Rajapakse đã đắc cử sau đó nhờ vào lời hứa thắt chặt an ninh.

Các Nghị sĩ phe đối lập cũng như giới tu sĩ Công giáo yêu cầu một cuộc điều tra quốc tế độc lập về âm mưu khủng bố này. Ruki Fernando, nhà đấu tranh nhân quyền cho tổ chức phi chính phủ Centre For Society and Religion, cho biết : "Chúng tôi không còn tin rằng hệ thống Tư pháp quốc gia có thể trừng phạt những người có trách nhiệm, nhất là các chính khách và lãnh đạo quân sự quyền lực. Chính vì thế mà chúng tôi muốn một cuộc điều tra quốc tế, bởi vì, theo chúng tôi, đây là một tội ác thảm sát hàng loạt, và phải tìm ra những kẻ đầu não đứng sau tội ác này".

Tính đến hôm nay, đã có 25 người bị đưa ra xét xử vì có can dự vào việc chuẩn bị cho cuộc khủng bố tháng 4/2019.


Bắc Hàn Bán Vũ Khí Cho Putin và Nới Được Trừng Phạt

-Báo Les Echos quan tâm đến sự kiện "Lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un đến Nga để bán vũ khí cho Vladimir Putin".

Theo tình báo Mỹ, cuộc gặp giữa hai nhà độc tài sẽ diễn ra ở thành phố cảng Vladivostok, nơi Kim Jong Un có thể đến được từ Bình Nhưỡng bằng đoàn xe lửa bọc thép. Bị ngưng hẳn trong đại dịch Covid, đường xe lửa giữa Nga và Bắc Hàn đã được nối lại từ tháng 11/2022 với vài chuyến tàu hàng. Hiện Mạc Tư Khoa không xác nhận tin này. Nhưng từ nhiều tháng qua, Hoa Thịnh Ðốn và Hán Thành khẳng định Mạc Tư Khoa đòi hỏi Bình Nhưỡng cung cấp đạn dược và vũ khí cho cuộc xâm lăng Ukraine.

Phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia của Tòa Bạch Ốc, Adrienne Watson, hôm 6/9 nói rằng có những thông tin cho biết việc thương lượng đang tiến triển, Kim Jong Un đang chờ cam kết về ngoại giao của lãnh đạo Nga. Cuộc gặp cấp cao này được sắp xếp sau chuyến thăm Bình Nhưỡng của Bộ trưởng quốc phòng Nga Sergei Shoigu hồi tháng Bảy. Lần này Mạc Tư Khoa tìm mua pháo, tên lửa và nguyên vật liệu cho kỹ nghệ vũ khí. Theo Hoa Thịnh Ðốn, năm 2022 Bắc Hàn đã giao rốc-kết cho lính đánh thuê Wagner. Hoa Kỳ và các nước trong khu vực theo dõi chặt chẽ việc Nga và Bắc Hàn xích lại gần nhau, vì có nguy cơ thay đổi thăng bằng địa chính trị trong nhiều thập niên.

Cuộc xâm lăng Ukraine đã giúp nới lỏng gọng kềm ngoại giao xung quanh Bình Nhưỡng. Trung Quốc và Nga có thời gian đã chấp nhận cùng với cộng đồng quốc tế gây áp lực bằng cách trừng phạt để chế độ Bình Nhưỡng ngưng lại chương trình vũ khí nguyên tử. Nhưng nay hai nước này không còn hợp tác nữa, và Bắc Hàn có thể lại buôn bán với hai nước láng giềng đều có quyền phủ quyết tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, không phải sợ đối mặt với một liên minh quốc tế. Nhất là nay Bình Nhưỡng còn thu lợi với việc xuất cảng vũ khí sang Nga và đòi hỏi Mạc Tư Khoa phải chuyển giao kỹ thuật, vật liệu thiết yếu mà nhiều năm qua không có được vì quốc tế cấm vận.


Một Phái Đoàn Cao Cấp của Trung Quốc Sẽ Đến Thăm Bắc Hàn


(Ảnh: Cờ Bắc Hàn tại lễ Quốc Khánh, quảng trường Kim Nhật Thành, Bình Nhưỡng, thủ đô của Bắc Hàn, ngày 9/9/2021.)

-Hôm 7/9/2023, Trung Quốc và Bắc Hàn thông báo một phái đoàn viên chức cấp cao của Trung Quốc sẽ đến thăm Bắc Hàn để dự lễ kỷ niệm 75 năm thành lập quốc gia này.

Hãng tin AFP, trích thông tấn xã chính thức KCNA của Cộng sản Bắc Hàn, cho biết, theo lời mời của đảng và chính phủ Bắc Hàn, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Quốc Trung (Liu Guozhong) sẽ dẫn đầu phái đoàn tới thăm Bình Nhưỡng từ ngày mai, 8/9, để dự lễ kỷ niệm 75 năm thành lập Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.

Đây là chuyến thăm thứ hai của một phái đoàn cao cấp Trung Quốc trong chưa đầy hai tháng, sau khi ông Lý Hồng Trung (Li Hongzhong), Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, dẫn đầu một phái đoàn tới Bình Nhưỡng vào tháng 07/2023 để dự lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm kết thúc chiến tranh Triều Tiên.

Bắc Kinh từ lâu vẫn là đồng minh và đối tác kinh tế quan trọng nhất của Bắc Hàn. Mối quan hệ giữa hai nước đã được vun đắp từ thời chiến tranh Triều Tiên những năm 1950.

Bắc Hàn đang bị quốc tế trừng phạt do các vụ bắn thử tên lửa đạn đạo và thử nghiệm nguyên tử bất chấp lệnh cấm của Liên Hiệp Quốc và ngày càng cô lập với thế giới bên ngoài kể từ đầu năm 2020 do đóng cửa biên giới để đối phó với đại dịch Covid-19. Nhưng sau ba năm bị cô lập do Covid, Bình Nhưỡng bắt đầu nới lỏng kiểm soát biên giới.

Chuyến bay thương mại quốc tế đầu tiên của Bắc Hàn sau 3 năm đã hạ cánh xuống Bắc Kinh vào tháng trước. Bình Nhưỡng cũng đã cho phép một đoàn vận động viên tham gia thi đấu Taekwondo ở Kazakhstan vào tháng 8.


Bắc Kinh Lúng Túng Với "ChatGPT Xã Hội Chủ Nghĩa"

-Báo Les Echos đưa tít "Trí thông minh nhân tạo: Sự trả thù của Bắc Kinh". Tập đoàn Bách Độ (Baidu) vừa tung ra AI đầu tiên để cạnh tranh với ChatGPT, các tập đoàn kỹ thuật khác cũng đang chuẩn bị. Đây là thách thức cho một chế độ muốn kiểm soát những nội dung liên quan đến chính trị.

Bài viết "Trung Quốc ra mắt các ChatGPT đầu tiên 'mang giá trị Xã hội chủ nghĩa'" cho biết cư dân mạng Hoa lục háo hức tìm hiểu Ernie, chatbot (robot đối thoại) của Bách Độ. Chưa đầy 24 tiếng đồng hồ sau khi trình làng, đã có dến 1 triệu lượt người tải về ứng dụng này, 33 triệu câu hỏi đã được đặt ra. Bị chặn tại Trung Quốc, ChatGPT tạo được thành công ngoạn mục trên khắp thế giới, đánh thức tham vọng của các tập đoàn kỹ thuật ở Hoa lục và khiến các nhà kiểm duyệt nâng cao cảnh giác.

Cùng ngày, 4 công ty khác, trong đó có SenseTime, một trong những đơn vị dẫn đầu về nhận diện khuôn mặt, đã đưa ra dịch vụ tương tự với Ernie, và thêm sáu công ty được chính quyền cấp phép. Bắc Kinh cho đẩy nhanh AI (trí thông minh nhân tạo) để cạnh tranh với Hoa Kỳ, nhưng trước khi thương mại hóa sản phẩm, các ứng dụng này phải được an ninh thẩm định. Cơ quan quản lý Internet đòi hỏi các nhà cung cấp phải tuân theo "các giá trị xã hội chủ nghĩa căn bản". Không được đưa vào những nội dung bị cấm (chống đảng và nhà nước, gây hại đến trật tự và đoàn kết, bạo lực, dâm ô).

Báo Les Echos cho biết ứng dụng Ernie bị kiểm duyệt nghiêm ngặt, đưa ra những câu trả lời đã được nhà nước thông qua về những vấn đề nhạy cảm. Về Đài Loan, Ernie nói rằng "Đài Loan là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa", "Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc không thể bị vi phạm". Khi được hỏi chuyện gì đã xảy ra tại Trung Quốc năm 1989, Ernie trả lời không có "thông tin phù hợp", lờ đi vụ thảm sát Thiên An Môn. Những trắc nghiệm khác cho thấy chatbot này đôi khi ngưng luôn cuộc đối thoại.

Phổ biến Ernie Bot, Bách Độ muốn "thu thập một lượng lớn những lời bình quý báu của người sử dụng trong thế giới thực" để cải thiện công cụ này – theo Tổng Giám đốc Lý Ngạn Hoành (Robin Li). Tuy nhiên những hạn chế của chính quyền Biden trong việc bán những chip tân tiến cho Trung Quốc khiến tham vọng về trí thông minh nhân tạo của tập đoàn khó đạt được, vì hầu hết những con chip dùng để huấn luyện các chatbot Trung Quốc được sản xuất bên ngoài Hoa lục. Chưa kể khả năng robot học hỏi được những thông tin "nhạy cảm" từ người sử dụng.


Trung Quốc Sắp Ra Luật Cấm Các Biểu Hiện Làm Ảnh Hưởng 'Tinh Thần Quốc Gia'


(Hình minh họa.)

-Những thay đổi được đề xuất cho luật an ninh công cộng của Trung Quốc nhằm hình sự hóa những bình luận, trang phục hoặc biểu tượng "làm suy yếu tinh thần" hoặc "làm tổn hại đến tình cảm" của đất nước khiến các chuyên gia pháp lý quan ngại vì e rằng những sửa đổi này có thể được sử dụng một cách tùy tiện.

Những đề nghị thay đổi này lần đầu tiên được công bố vào tuần trước như một phần của quy trình 'lấy ý dân', giữa lúc mối lo ngại ngày càng gia tăng về sự cai trị ngày càng độc tài và mang tính dân tộc chủ nghĩa của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Tuần này, một số học giả pháp lý và blogger đăng các bài xã luận và ý kiến lên mạng xã hội kêu gọi loại bỏ một số điều khoản trong dự thảo.

Các học giả và các bình luận gia cũng khuyến khích người dân lên tiếng phản hồi về dự thảo và cho đến nay có khoảng 39.000 người đã phản hồi trên trang web của Quốc hội Trung Quốc.

"Nếu Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua điều luật như dự thảo hiện nay, công tác thực thi pháp luật và Tư pháp chắc chắn sẽ dẫn đến hậu quả thực tế là bắt giữ và kết án theo ý muốn của người đứng đầu, và sẽ có tác hại vô cùng tận", ông Tong Zhiwei, một học giả nghiên cứu Hiến pháp tại Đại học Khoa học Chính trị và Luật Đông Trung Quốc, nói.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội không hồi đáp yêu cầu bình luận.

Nhiều người đã lên mạng xã hội Trung Quốc để bày tỏ lo lắng rằng những sửa đổi đang được đề xuất này có thể dẫn đến nhiều biện pháp kiểm duyệt hơn.

"Hôm nay họ có thể cấm cản bạn mặc một số trang phục nào đó, ngày mai họ có thể cấm bạn nói, rồi ngày kia họ có thể cấm bạn suy nghĩ", một người dùng viết trên Weibo.

Tờ Hoàn cầu Thời báo nói "Luật trừng phạt hành chính công an" năm 2005, chủ yếu bao gồm các tội nhẹ, đang được sửa đổi để phù hợp hơn với thực tế xã hội ngày nay.


Trung Quốc Sẽ Không Bao Giờ Qua Mặt Được Hoa Kỳ

-Về tài chánh, báo Le Figaro nhận định "Đồng Mỹ kim vua chưa dễ dàng bị soán ngôi". Khối BRICS muốn lật đổ trật tự quốc tế hiện có, chấm dứt việc ngự trị của Mỹ kim. Vấn đề "phi Mỹ kim hóa" vẫn được tranh cãi từ khi hệ thống Bretton Woods ra đời năm 1944, nhưng chưa đồng tiền nào có thể thay thế.

Bắc Kinh hy vọng vượt qua Hoa Kỳ để trở thành siêu cường lãnh đạo thế giới về mọi mặt, nhân kỷ niệm 100 năm thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào 2049. Cuộc chiến tranh ở Ukraine cũng làm thay đổi thế trận: Trừng phạt của phương Tây chủ yếu dựa vào sức mạnh của đồng Mỹ kim. Tuy đồng Mỹ kim xanh chỉ còn chiếm 58% dự trữ ngoại hối của các ngân hàng trung ương so với 70% vào đầu thế kỷ, nhưng đồng Nhân dân tệ chỉ chen vào được 1/4 trong số những vị trí được Mỹ kim bỏ lại. BRICS vô cùng chia rẽ, bằng chứng là Tập Cận Bình không tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 do Ấn Độ tổ chức, tạo ra một đồng tiền chung là ngoài tầm tay với.

New Development Bank (NDB) lập ra để cạnh tranh với Ngân hàng Thế giới (WB), cũng dùng đồng Mỹ kim và áp dụng trừng phạt với Mạc Tư Khoa. Hệ thống thanh toán quốc tế CIPS do Bắc Kinh lăng-xê dựa vào SWIFT. Ngoài ra sự thống trị của Mỹ kim còn do là đồng tiền tiết kiệm của cả thế giới, trái phiếu Hoa Kỳ được tin tưởng. Đồng Mỹ kim chiếm 88% trên thị trường hối đoái, 40% tín dụng và thương mại. Một sự xoay chuyển thế giới đã không diễn ra. Phải chăng là chẳng bao giờ? Theo dự báo của Bloomberg công bố hôm 6/9, GDP của Trung Quốc sẽ không bao giờ vượt nổi Hoa Kỳ!


Thâm Quyến và Hồng Kông Hứng Chịu Trận Mưa Lớn Nhất Kể Từ Năm 1952


(Hình: Một trục lộ chính ở Hồng Kông ngập trong nước ngày 8/9/2023.)

-Theo thông tấn xã AFP, trích truyền thông Trung Quốc, kể từ thứ Năm (7/9/2023), thành phố Thâm Quyến, phía Nam Trung Quốc giáp Hồng Kông đã phải hứng chịu những trận mưa lớn nhất kể từ năm 1952. Hồng Kông cũng bị ảnh hưởng bởi trận mưa này. Hiện chưa có thiệt hại về nhân mạng.

Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường trình :

Sáng 8/9, nhiều hình ảnh được đăng tải trên màn hình của smartphone cho thấy ở Hồng Kông mưa ngập đến tận đèn của xe hơi hay người dân Thâm Quyến phải xỏ ủng để di chuyển trên đường vì một phần của phố bị ngập nước.

Một người Pháp sống ở Thâm Quyến, làm việc tại nhà hôm 8/9, đã giải thích cho chúng tôi rằng ở Thâm Quyến, mưa quá to, mưa suốt đêm, sáng nay, trời vẫn mưa. Tôi cũng không ra ngoài. Vì chúng tôi làm việc ở nhà cả ngày nên cũng không ra ngoài xem tình hình bên ngoài thế nào. Nhưng nhìn qua cửa sổ, tôi thấy ngoài việc đường phố vắng tanh, tình trạng ngập lụt không đáng kể.

Trong khi đó, ở Hồng Kông, tình hình mưa lũ tồi tệ hơn. Trên các video được đăng tải, người ta thấy gầm cầu thang đã biến thành thác nước. Những cơn mưa như trút nước đổ xuống đường phố. Lượng mưa nhiều hơn cả lượng mưa của bão kéo dài một tuần.

Theo các cơ quan chức năng, lượng mưa tối 7/9 đã phá vỡ 4 kỷ lục kể từ khi kỷ lục bắt đầu được thống kê vào năm 1952. Kể từ năm 1984, chưa bao giờ Hồng Kông hứng chịu một lượng mưa lớn như thế trong 1 tiếng đồng hồ. Do đó, sáng 8/9, báo động đỏ về mưa được duy trì. Học sinh ở Hồng Kông và Thâm Quyến được nghỉ học, các trường học sẽ đóng cửa cả ngày cũng như các nhà trẻ, công viên và một số tuyến xe điện ngầm.


Tuyên Bố Chung Thượng Đỉnh Đông Á Cam Kết "Duy Trì Khu Vực Như Một Trung Tâm Tăng Trưởng" Toàn Cầu


(Hình: Ngồi hàng đầu từ trái sang phải: Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, Tổng thống Phi Luật Tân Ferdinand Marcos, Jr., Thủ tướng Tân Gia Ba Lý Hiển Long và Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris tại Thượng đỉnh Đông Á, Jakarta, thủ đô của Nam Dương, ngày 7/9/2023.)

-Thượng đỉnh Đông Á (EAS) lần thứ 18, với sự tham gia của khối Hiệp hội các Quốc gia Ðông Nam Á (ASEAN) và 8 quốc gia ngoài khối, trong đó có Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nga, diễn ra hôm 7/9/2023, tại Jakarta, với sự chủ tọa của Nam Dương, Chủ tịch luân phiên ASEAN. Thượng đỉnh đã ra Tuyên bố chung khẳng định cam kết "duy trì khu vực như một trung tâm tăng trưởng".

Tuyên bố chung của Thượng đỉnh Đông Á nhấn mạnh cam kết "đối thoại và hợp tác về các vấn đề chiến lược, chính trị và kinh tế rộng lớn vì các lợi ích chung và nhằm mục đích thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng kinh tế ở khu vực Đông Á". ASEAN được nhìn nhận như trung tâm của kiến trúc an ninh khu vực. Bản tuyên bố chung của 18 nước "ủng hộ sự đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN trong các cơ chế và chính sách do ASEAN chủ trương, tái khẳng định ASEAN là động lực của EAS".

Hồi năm 2022, tại thượng đỉnh EAS, tổ chức tại Nam Vang, các bên đã không ra được tuyên bố chung do bất đồng về cuộc chiến xâm lăng Ukraine của Nga. Báo Thái Lan Bangkok Post ghi nhận EAS năm nay đã đạt được đồng thuận về một tuyên bố chung mà cả Mỹ và Nga đều chấp nhận được, với việc các bên tham gia đã tránh đề cập đến chiến tranh Ukraine.

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường và Ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov đã tham gia thượng đỉnh Đông Á lần này. Theo thông tấn xã AFP, thượng đỉnh hôm nay là cơ hội đầu tiên để các viên chức cấp cao của Mỹ và Nga gặp nhau, gần 2 tháng sau hội nghị ASEAN căng thẳng trước đó hồi tháng 7, cũng tại Jakarta, trong bối cảnh các nước phương Tây kiên quyết yêu cầu Nga nhận trách nhiệm về cuộc chiến xâm lăng Ukraine.


Tuyên Bố Chủ Tịch ASEAN 2023 Dành Ưu Tiên Cho An Ninh Hàng Hải và Miến Điện


(Hình: Tổng thống Nam Dương, Joko Widodo, tại thượng đỉnh ASEAN-Trung Quốc, Jakarta, thủ đô của Nam Dương ngày 6/9/2023.)

-Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) kêu gọi tăng cường an ninh, đặc biệt là an ninh hàng hải, đẩy mạnh trao đổi mậu dịch và tìm giải pháp cho khủng hoảng Miến Điện. Đây là những điểm chính trong Tuyên bố Chủ tịch ASEAN được công bố hôm 7/9/2023 tại Jakarta, thủ đô của Nam Dương.

Văn bản đề ngày 5/9 nhưng chỉ được công bố vào lúc thượng đỉnh ASEAN lần thứ 43 bế mạc hôm 7/9/2023. Liên quan đến Miến Điện, thông cáo Jakarta "mạnh mẽ lên án bạo lực gia tăng" gieo rắc đau khổ, đẩy quốc gia Đông Nam Á này vào "khủng hoảng nhân đạo". Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á chủ trương duy trì bản đồng thuận 5 điểm nhằm vãn hồi ổn định chính trị tại Miến Điện.

Trong văn bản dài 34 trang kết thúc nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên ASEAN, Nam Dương và các đối tác Đông Nam Á tránh nêu đích danh các quốc gia trên thế giới, nhưng đã bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về những căng thẳng địa chính trị trong khu vực đang gia tăng, về sự "thiếu hợp tác" trong lĩnh vực chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, về những bế tắc trong tiến trình phi nguyên tử hóa. Tình hình Biển Đông cũng là đề tài đã được đề cập đến, khối ASEAN nhìn nhận "lo ngại" của một số thành viên trước những "tranh chấp chủ quyền" làm "xói mòn lòng tin", đồng thời "tác động đến an ninh, hòa bình" của khu vực. Vì vậy ASEAN nhấn mạnh đến ưu tiên "duy trì và phát triển hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải" ở Biển Đông trong khuôn khổ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).

Tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông trực tiếp liên quan đến 4 nước thành viên ASEAN gồm Brunei, Mã Lai Á, Phi Luật Tân và Việt Nam. Trong cuộc họp hôm 6/9/2023 với Thủ tướng Nhật Bản và Tổng thống Phi Luật Tân, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris một lần nữa khẳng định "cam kết lâu dài của Mỹ với Đông Nam Á, và rộng ra hơn là với toàn khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương". Tránh nêu đích danh Trung Quốc, nhưng Hoa Thịnh Ðốn nhắc lại lập trường chống mọi "thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông và Biển Hoa Đông".

Với tư cách Chủ tịch luân phiên ASEAN, Tổng thống Nam Dương Joko Widodo hôm nay một lần nữa nhấn mạnh thượng đỉnh Jakarta là một diễn đàn "hợp tác", không phải là nơi để phơi bày những hiềm khích. Theo ông, cộng đồng quốc tế có trách nhiệm tránh tạo ra thêm những "xung đột, căng thẳng và chiến tranh", hiềm khích giữa các cường quốc trên thế giới "tàn phá" thịnh vượng chung.


Phi Luật Tn Lên Án Trung Quốc Quấy Rối Tàu Tiếp Tế của Họ Cho Chiến hạm Mắc Cạn


(Hình: Tàu Hải cảnh Trung Quốc giám sát các hoạt động quanh Bãi Cỏ Mây.)

-Hôm 8/9/2023, Phi Luật Tân đã lên án Hải cảnh và 'Dân quân Biển' của Trung Quốc vì điều mà họ mô tả là hành vi 'bất hợp pháp, gây hấn và gây bất ổn' đối với tàu bè của họ thực hiện nhiệm vụ trú đóng luân phiên cũng như tiếp tế thường xuyên ở Biển Đông.

Phó Đô đốc Alberto Carlos nói rằng bất chấp các hành động của Trung Quốc, hôm 8/9, hàng tiếp tế đã được chuyển đến cho binh lính Phi Luật Tân đóng quân trên một chiếc chiến hạm đã bị cố tình cho mắc cạn trên một đảo san hô không có người ở hơn hai thập kỷ trước để củng cố tuyên bố chủ quyền của Manila ở quần đảo Trường Sa.

Đội công tác chuyên trách về Biển Đông của Phi Luật Tân, một cơ quan chính phủ liên ngành, cho biết trong một tuyên bố rằng các tàu tiếp tế đã báo cáo về các vụ 'quấy rối, di chuyển nguy hiểm và hành vi hung hăng' của các tàu Trung Quốc khi họ tiến hành một chiến dịch 'hợp pháp'.

Lực lượng Hải cảnh Trung Quốc cho biết 2 tàu tiếp tế và 2 tàu Tuần duyên của Phi Luật Tân đã đi vào vùng biển tiếp giáp bãi cạn mà không được chính phủ Trung Quốc cho phép.

Họ cho biết các tàu của họ đã đi theo các tàu Phi Luật Tân và đưa ra cảnh báo nghiêm khắc, lặp lại sự phản đối 'kiên quyết' của Trung Quốc đối với việc vận chuyển vật liệu xây dựng 'bất hợp pháp'.

Sự việc mới nhất xảy ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng sau cuộc đối đầu hôm 5/8, khi tàu bè Trung Quốc bắn vòi rồng vào một tàu Phi Luật Tân chở hàng tiếp tế cho binh lính trên chiếc chiến hạm Sierra Madre bị mắc cạn trên bãi Cỏ Mây, tức Second Thomas Shoal.

Manila đã bác bỏ lời kêu gọi của Bắc Kinh yêu cầu họ kéo chiếc chiến hạm từ thời Đệ nhị Thế chiến ra khỏi bãi san hô này, vốn nằm trong Vùng đặc quyền Kinh tế của Phi Luật Tân. Phía Phi Luật Tân gọi bãi này là Ayungin, còn Trung Quốc gọi là Nhân Ái Tiêu.

Dưới thời Tổng thống Phi Luật Tân Ferdinand Marcos Jr., quan hệ với Trung Quốc đã ngưng trệ do tranh chấp trên Biển Đông với việc Manila xoay trục trở lại với Mỹ, quốc gia ủng hộ nước này này trong các tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.


Úc-Phi Luật Tân Nâng Cấp Quan Hệ Lên Đối Tác Chiến Lược


(Hình: Tổng thống Phi Luật Tân Ferdinand Marcos Jr. tiếp Thủ tướng Úc Ðại Lợi Anthony Albanese tại Manila hôm 8/9/2023.)

-Hôm 8/9/2023, Úc Ðại Lợi và Phi Luật Tân đồng ý tổ chức họp Bộ trưởng Quốc phòng hàng năm, trong lúc hai nước nâng cấp quan hệ song phương lên đối tác chiến lược, trong bối cảnh những thách thức an ninh ngày càng gay gắt trong khu vực, bao gồm ở Biển Đông.

Thủ tướng Úc Ðại Lợi Anthony Albanese đã ký Thỏa thuận Đối tác Chiến lược với Tổng thống Phi Luật Tân Ferdinand Marcos Jr. trong chuyến thăm Manila, chuyến thăm đầu tiên của một nhà lãnh đạo Úc Ðại Lợi đến nước này sau 20 năm.

"Úc Ðại Lợi đang làm việc với các đối tác, gồm cả Phi Luật Tân, để định hình một khu vực nơi chủ quyền được tôn trọng", ông Albanese nói trong cuộc họp báo chung với ông Marcos sau khi có các cuộc đàm phán song phương. Ông Marcos cho biết quan hệ chặt chẽ giữa hai nước là 'rất quan trọng'.

Phi Luật Tân hồi tháng trước đã tổ chức các cuộc tập trận quân sự gần Biển Đông với Úc Ðại Lợi, đối tác an ninh quốc phòng lớn thứ hai của họ. Úc cũng là một trong hai đối tác song phương mà Phi Luật Tân có Thỏa thuận về Quy chế các Lực lượng Viếng thăm, vốn cho phép hai nước tiến hành tập trận chung, tổ chức các chuyến thăm, đối thoại và trao đổi cấp cao.

Úc Ðại Lợi đã thảo luận về việc theo đuổi các cuộc tuần tra Hải quân chung trên tuyến đường hàng hải Biển Đông.

Ông Albanese ủng hộ phán quyết của Tòa trọng tài Thường trực hồi năm 2016 trong vụ kiện của Phi Luật Tân về Biển Đông vốn vô hiệu hóa các đòi hỏi chủ quyền bành trướng của Trung Quốc ở vùng biển chiến lược này với giá trị hàng hóa khoảng 3.000 tỉ Mỹ kim đi qua mỗi năm.

"Úc Ðại Lợi ủng hộ phán quyết trọng tài về Biển Đông vào năm 2016. Đó là phán quyết cuối cùng và mang tính ràng buộc. Và điều quan trọng là nó phải được tôn trọng trong tương lai", ông Albanese phát biểu.

Hôm thứ 7/9, ông Albanese xác nhận sẽ đến thăm Trung Quốc vào cuối năm nay, chuyến thăm đầu tiên của một lãnh đạo Úc Ðại Lợi kể từ năm 2016.


Moderna, Pfizer Nói Vắc-Xin COVID Cải Tiến Tạo Kháng Thể Mạnh Chống Biến Thể Mới


(Hình: Vắc-xin COVID-19 của Pfizer dùng cho trẻ em từ 6 tháng đến 4 tuổi.)

-Ngày 6/9/2023, công ty Moderna loan báo dữ liệu thử nghiệm lâm sàng cho thấy vắc-xin COVID cập nhật của họ có thể sẽ có hiệu quả chống lại biến thể phụ BA.2.86 đột biến cao của virus Corona vốn làm dấy lên lo ngại về sự bùng phát lây nhiễm trở lại.

Moderna nói mũi tiêm của họ đã tạo ra lượng kháng thể trung hòa chống lại BA.2.86 cao hơn 8 lần. Biến thể phụ này hiện đang được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) theo dõi.

CDC trước đây chỉ ra rằng BA.2.86 có thể có nhiều khả năng hơn trong việc gây bệnh cho những người từng bị COVID hoặc đã tiêm vắc-xin trước đây. Biến thể phụ này của Omicron mang hơn 35 đột biến ở các phần chính của virus so với XBB.1.5, biến thể chiếm ưu thế trong hầu hết năm 2023 và là mục tiêu của các đợt vắc-xin cập nhật.

Moderna cho biết họ đã chia sẻ phát giác mới về vắc-xin với các cơ quan quản lý. Hiện vắc-xin cập nhật này chưa được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt, nhưng dự kiến sẽ được đưa ra công chúng vào cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10.

Theo một viên chức của WHO, BA.2.86 hiện đã được phát giác ở Thụy Sĩ và Nam Phi cũng như Do Thái, Đan Mạch, Mỹ và Anh.

Mặc dù điều quan trọng là phải theo dõi biến thể này, nhưng một số chuyên gia nói với thông tấn xã Reuters rằng nó khó có thể gây ra một đợt bệnh nặng và tử vong vì hệ thống phòng thủ miễn dịch được xây dựng trên toàn thế giới từ việc tiêm chủng hàng loạt và từ việc bị nhiễm COVID trước đó.

Cùng ngày 6/9, công ty Pfizer cũng loan báo vắc-xin COVID cập nhật của họ dự kiến sẽ được sử dụng vào mùa Thu này đã tạo ra phản ứng kháng thể mạnh chống lại biến thể phụ BA.2.86 đột biến cao của virus Corona trong một nghiên cứu tiền lâm sàng ở chuột.

Không có nhận xét nào: