Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2017

Bắt Dũng Phi Hổ: Công an Nghệ An bỏ của chạy lấy người - DLB


Nguyễn Tường Thụy (Danlambao) - ...Điều khôi hài là “thi hành lệnh bắt” mà khi bị quần chúng phát giác, công an Nghệ An đã hoảng hốt vứt cả xe máy lại để thoát thân. Chiếc xe này đã tháo biển số 37-L1 261.57 giấu ở trong cốp. Tại sao phải giấu biển số xe khi “thi hành công vụ? Mở cốp xe ra, ngoài biển số, bà con còn thấy một còng số 8, một số giấy tờ và thật là ngạc nhiên khi thấy trong đó có cả một vỉ… bao cao su dùng dở (vì chỉ còn 3 cái)...<!>
Cựu Tù nhân Lương tâm Nguyễn Viết Dũng (nickname facebook là Dũng Phi Hổ) bị bắt lại vào lúc 12 giờ trưa hôm qua, 27/9/2017.

Chỉ vài phút sau, thông tin về việc Dũng bị bắt được bạn bè anh đưa lên mạng xã hội.

Theo đó, vào lúc 12 giờ, khi Nguyễn Việt Dũng đi ăn trưa cũng bạn ở xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An thì anh bị một nhóm mặc thường phục bắt lên xe và đưa đi. Có trang còn kể rõ nhóm này có khoảng 10 tên, đi trên 1 chiếc xe 7 chỗ và 3 xe máy.

Như vậy, trong đợt bố ráp mạnh nhất trong gần 2 tháng nay, Nguyễn Viết Dũng là người thứ 6 bị bắt (trước đó là Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Trương Minh Đức, Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Trung Trực và Nguyễn Văn Túc). Tất cả đều là cựu Tù nhân Lương tâm.

Thông tin này lập tức được đăng rộng rãi trên các trang facebook và blog.

Tuy nhiên, phải gần 8 giờ sau, truyền thông Nghệ An mới đưa tin. Trang Truyền hình Nghệ An đăng một thông cáo báo chí về việc bắt khẩn cấp Nguyễn Viết Dũng.

Thông cáo báo chí của cơ quan an ninh điều tra tỉnh Nghệ An

Cần khẳng định rằng, cũng như những tù nhân lương tâm khác, hành vi của Nguyễn Viết Dũng không thể cấu thành cái gọi là “tội phạm” so với pháp lý phổ quát và kể cả so với pháp luật do chính nhà nước Việt Nam đặt ra. Ngược lại, họ là những người có công đối với đất nước và nhân dân. Hành vi của họ bị nhà cầm quyền kết tội nhưng luôn hướng tới những điều tốt đẹp cho dân, cho nước. Vì vậy, nhà cầm quyền luôn luôn bị phản đối sau mỗi vụ bắt người hoạt động dân chủ, nhân quyền. Tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam là vấn đề nhức nhối đang bị lên án gay gắt. Ở đây, chỉ vạch ra lối nói một đằng, làm một nẻo, ngang ngược và bất chấp pháp luật của công an tỉnh Nghệ An trong vụ này.

Thứ nhất, “thông cáo báo chí” của cơ quan an ninh điều tra tỉnh Nghệ An nhắc đến “lệnh bắt” nhưng rất chung chung, không nói cụ thể lệnh bắt như thế nào, cơ quan nào ra lệnh, ngày ký lệnh… Trong khi đó, yêu cầu của một thông cáo báo chí là “việc ra thông cáo báo chí phải đảm bảo cung cấp cho các cơ quan báo chí thông tin chính thống, kịp thời, đầy đủ và chính xác về: tên văn bản; ngày, tháng, năm ban hành; cơ quan ban hành; hiệu lực thi hành…”

Thứ hai, thông cáo nói bắt khẩn cấp Nguyễn Viết Dũng. Vậy công an tỉnh Nghệ An có được bắt Dũng khẩn cấp không?

Bộ luật Tố tụng hình sự qui định về những trường hợp được bắt khẩn cấp như sau:

a) Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

b) Khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;

c) Khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.

Thế nhưng, trường hợp Nguyễn Viết Dũng không hề có căn cứ nào để công an Nghệ An phải bắt khẩn cấp.

Thứ ba là “thông cáo” nói bắt Nguyễn Viết Dũng “theo đúng qui định của Bộ luật Tố tụng hình sự”. Vậy thử xem họ thực hiện cái “qui định” này như thế nào?

Những người chứng kiến bắt Nguyễn Viết Dũng cho biết nhóm người bắt anh không có một ai mặc quân phục, ập vào quán ăn bắt anh đi và đương nhiên là không hề có chuyện đọc lệnh bắt. Những người chứng kiến cho biết Dũng bị chúng đánh đập và đẩy lên xe như đối xử với một con vật. Những người đi cùng Dũng đều bị đuổi đánh. Thực chất đây là một vụ bắt cóc.

Điều khôi hài hơn là “thi hành lệnh bắt” mà khi bị quần chúng phát giác, công an Nghệ An đã hoảng hốt vứt cả xe máy lại để thoát thân. Chiếc xe này đã tháo biển số 37-L1 261.57 giấu ở trong cốp. Tại sao phải giấu biển số xe khi “thi hành công vụ? Mở cốp xe ra, ngoài biển số, bà con còn thấy một còng số 8, một số giấy tờ và thật là ngạc nhiên khi thấy trong đó có cả một vỉ… bao cao su dùng dở (vì chỉ còn 3 cái).

Những tang vật công an Nghệ An bỏ lại

Thì ra, cái gọi là bắt người theo qui định của pháp luật của cơ quan an ninh điều tra tỉnh Nghệ An là như vậy. Thật đáng xấu hổ. Nhưng ngay đến chuyện Trịnh Xuân Thanh từ Đức về nước “đầu thú” cũng còn đúng qui trình pháp luật thì cái sự bắt Nguyễn Viết Dũng là chuyện thường của đất nước quen xài luật rừng này.

29/9/2017

Không có nhận xét nào: