Một trong những vẻ đẹp, vẻ dễ thương của căn nhà ở xứ Mỹ này là, dù lớn hay nhỏ, cũng được người ta thiết kế sao đó, để mỗi nhà đều có thể có được một chút vườn. Vườn ở đằng trước, đằng sau hay bên hông nhà. Vườn rộng người ta trồng thêm cây ăn trái. Cam, quýt, nhãn, ổi…Có lẽ đất đai Hoa Kỳ màu mỡ nên sai trái mỗi mùa, cho đi không hết! Lại phải thuê Mễ đến dọn dẹp đổ đi. Vườn nhỏ thì chỉ có cỏ và hoa thôi. Đối với gia đình có người già, vườn là chỗ tiêu hao ngày tháng rất tốt, lành mạnh.
Ở quận Cam, nhất là khu Little Saigon, thuộc thành phố Westminter hay Garden Grove thì không nói đến, vì nhà nào gần như cũng là người Việt . Nhưng nếu đi xa xa một chút sang thành phố khác, quận khác, thì chỉ cần nhìn thấy thấp thoáng những cây trồng trong vườn hay trước hiên nhà , người ta có thể đoán mà không sợ lầm rằng, chủ nhân là người Việt Nam: một giàn mướp, một bụi chuối, một khóm tre, một cây mận, một cây ngọc lan chẳng hạn.
Người ta cố thu nhỏ quê hương vào trong những hình ảnh bé nhỏ đó cho vơi lòng thương nhớ. ***
Vườn còn là cõi thiên nhiên riêng của người ta nữa.
Thiên nhiên ở ngoài đường, ngoài phố là thiên nhiên chung. Khi về nhà, bước ra vườn của mình, người ta có cái cảm tưởng nhẹ nhàng, đó chính là chút thiên nhiên của riêng mình. Có đủ cả trời mây hoa lá. Có rào vách ngăn chia cách với láng giềng.
Dù khu vườn nhà tôi không đẹp như những khu vườn nhà khác, nhưng tôi vẫn yêu vì đa số cây cối trong vườn là do chính bàn tay tôi trồng khi cây còn bé xíu.
Một trong những cây đào hôm nay hoa vẫn còn tươi thắm. Bao giờ cây đào cho hoa màu đỏ này cũng nở muộn. Năm nay nở càng muộn hơn, đến nỗi tôi tưởng cây đã chết rồi, tính ra Giêng thuê ông Mễ đào bỏ đi. Không ngờ có một hôm đứng bên cửa sổ trên lầu, nhìn thấy duy nhất có một nụ hoa nở. Mừng quá!
Như vậy là cây vẫn còn mầm sống. Mấy hôm sau lác đác thêm một hai bông…Và cứ thế mà cây nở đầy hoa. Mưa làm rụng bao cánh hoa, gió vun vào thành một khối màu xác pháo trên nền sân trải xi măng.
Mỗi khi ra vườn, hay chỉ đứng nơi cửa sổ nhìn ra lòng tôi bỗng thấy êm ả lạ thường.
Không gian ấy, nhìn từng gốc cây, chậu cảnh, tôi lại nhớ đến gương mặt những người thân thiết với nhau trong cuộc sống . Nào những cây chanh, một của Minh Phượng- Việt Dzũng đài Radio Bolsa cho tôi. Một cây nữa là loại chanh Thái Lan, lá rất thơm của Trần Vũ Bách, kỹ sư Boing, một người bạn mà Uyển Diễm xem như người anh quý. Bách vừa là một nhiếp ảnh gia tài tử, lại có tài nấu nướng. Bách đã từng đến phòng thu thanh giờ tôi làm việc và ghi lại cho tôi nhiều hình ảnh rất tự nhiên và nghệ thuật. Cây chanh của Bách cho, mỗi lần nấu canh chua Thái, Uyển Diễm thường hái một vài lá thả vào, là nồi canh dậy mùi thơm lừng.
Nào cành hồng cắt tại khu vườn nhà cũ của Quỳnh Lưu. Hoa nở thường xuyên. Chậu lan chị Hồng Vũ Lan Nhi cho ngày họp mặt các anh chị em trong Diễn Đàn Trưng Vương trên Việt Báo Online cách đây nhiều năm, các anh chị em bạn văn đã bầu tôi làm Trưởng nhóm sinh hoạt. Chậu lan lá đã héo tàn nhưng mỗi năm hoa vẫn nở. Những ngày ấy thật vui, chúng tôi hàng ngày gặp nhau trên diễn đàn, trao đổi thơ văn, to nhỏ đủ thứ chuyện trong cuộc sống. Rồi có khi hẹn hò, gặp gỡ cả các bạn trong Diễn đàn Gia Long, Sương Nguyệt Anh tại nhà tôi, nhà chị Hồng Vũ Lan Nhi …
Những gương mặt thương mến ấy, bây giờ ở đâu? Hay vẫn ở quanh đây, nhưng rất ít khi gặp lại. Không biết có ai còn nhớ tới những tháng ngày vui năm cũ?
Chậu cây sống đời mỗi năm lại cho tôi những chùm hoa vàng nho nhỏ rất dễ thương, chị Minh Chúc, đàn chị Trưng Vương của tôi đã cho khi tôi mới dọn đến căn nhà này. Cây sống đời cho hoa màu đỏ là của chị Nguyệt Điện, chủ nhân một tiệm may áo dài tại Little Saigon. Mỗi lần cần có áo mặc để phù hợp với bài nói chuyện trên sân khấu, chị sốt sắng may trong vòng có một ngày cho tôi chiếc áo thướt tha .
Nào những chậu quỳnh, cành giao và những cây hoa cỏ nở quanh năm những
bông hoa năm cánh màu hồng dễ thương duyên dáng của chị Dung Lê Đình Điểu tặng từ ngày đầu tiên dọn đến căn nhà mới , gần mười lăm năm về trước. Chị Dung tôi rất thích làm vườn. Gần như bao nhiêu giờ rảnh trong ngày, chị đã dành cho việc chăm sóc từng cành cây, gốc hoa, ngọn cỏ trong khu vườn nhỏ của ngôi nhà kỷ niệm, từ hàng chục năm nay. Mỗi lần đến nhà tôi chơi hay ghé đài Radio Bolsa, chị đều mang theo một lọ hoa thuỷ tinh nhỏ và dài với hoa lá vườn nhà, cho tôi và tặng đài một bình nho nhỏ.
Những cây chị Dung cho tôi đều là những loại cây trồng trong vườn nhà ở quê hương Duyên Hà, tình Thái Bình. Như quất, lựu năm nào cũng sai trái. Cây mang hình bóng tuổi thơ của chúng tôi. Hai chị em san sát tuổi nhau, lại là con gái nên quấn quýt bên nhau, thường thơ thẩn dạo chơi khắp bốn khu vườn bao quanh ngôi biệt thự rộng lớn ở huyện Duyên Hà, tỉnh Thái Bình.
Cây lan, chậu cúc Đại Dương, Hùng Cường tặng mỗi năm còn đó. Tết năm nào cũng rực rỡ hoa vàng. Chưa kể vô vàn những bông hoa dạ lý hương màu trắng từ hai bên hàng xóm lặng lẽ leo sang tỏa hương thơm nhẹ ….
Cao nhất là bốn cây đào. Ba cây hoa màu hồng từ vuờn nhà Đặng Trần Hoa, nhân viên phát hành kỳ cựu của nhật báo Người Việt. Gia đình Hoa có một cuộc sống đạo đức , rất giản dị. Vợ là Nguyễn Thị Am, cùng học Trưng Vương, nhưng có lẽ khi tôi rời trường, Am mới vào đệ thất. Hai người chăm sóc dạy dỗ các con thành công nơi xứ người. Giờ đây chỉ có thú vui cùng cỏ cây hoa lá vườn nhà. Tôi nhớ mãi bát canh tôm hoa thiên lý, bát canh rau sắng (từ chùa Hương mang về trồng), Đặng Trần Hoa đã mang tới đài cho tôi và buổi trưa khi trời Cali nắng hè chói chang…Bát canh ngọt lịm tình quê, tình người. Vợ chồng Đặng Trần Hoa là một người có tấm lòng nhân hậu luôn quan tâm đến những người chung quanh kém may mắn và tận tình giúp đỡ trong khả năng, bất cứ lúc nào.
***
Nhớ lại ngày mới sang Mỹ, tôi phải làm việc nhiều nơi để cuối tháng mới có thể gom lại trang trải tiền ăn ở (thuê một căn phòng nhỏ cho hai mẹ con), để dành tiền mua một chiếc xe cũ cho Uyển Diễm, sau một năm đủ mười sáu tuổi có thể tự lái đi học. Tôi đã làm việc miệt mài, bất cứ giờ giấc nào.Tối về viết cho báo Người Việt. Cộng tác phụ trách mục Sinh hoạt Cộng đồng. Công việc này có lẽ là công việc tôi yêu nhất vì đúng với khả năng của mình. Đi tới những sinh hoạt cộng
đồng, ghi lại được những cảm xúc nơi vùng đất mới cùng hồi tưởng lại quãng đời đã qua ở Việt Nam. Được độc giả đón nhận, chờ xem. Và được yêu thương.
Ngòi bút của tôi hướng về những gia đình HO khốn khó. Khi đó chương trình trao trả tù nhân chính trị được tiến hành và di cư ào ạt. Những hội đoàn cựu tù nhân chính trị làm việc không xuể.
Với kinh nghiệm của một người đi trước HO 1, với ngòi bút trong tay, với diễn đàn Nhật báo Người Việt dành cho hàng ngày, -lại trả nhuận bút hàng tháng vài trăm đồng- tôi đã lo ổn định đời sống cho những gia đình mới đến định cư. Đặng Trần Hoa đã mượn xe phát hành báo để chở giường, xe đạp, tủ lạnh cũ, quần áo, nồi niêu, chén bát … ( mà báo Người Viêt đã dành phòng hội cho đồng bào mang tới). Nhóm HO chúng tôi, thay phiên nhau làm việc mỗi ngày, phân phối tới những gia đình mới tới. Đặc biệt là những gia đình có hoàn cảnh không may, chết người vì những tai nạn thảm khốc: như nổ bình ga khi nấu bánh chưng, đi xe đạp lái vào đường exit, hay tự tử vì quá cô đơn không thích nghi với cuộc sống mới v..v…) .
Trong khi tôi cũng như anh chị em HO cùng chung lòng chung sức làm công việc thiện nguyện, chúng tôi nhận được biết bao lời khích lệ của những người đi trước. Thư cảm ơn HO chúng tôi đã mang đến không khí thương yêu ấm áp trong cộng đồng: “ Không có những bài viết của Bích Huyền, của anh em HO làm sao chúng tôi biết được những khó khăn ấy? Làm sao chúng tôi dám cho đồ đạc quần áo cũ? Ngòi bút của HO kéo mọi người đến gần nhau”...
Vậy mà sau đó thơ rơi gửi đi khắp nơi -kể cả nơi tôi đang làm việc- mạt sát tôi đủ điều, hạ cấp. Tôi buồn vô cùng, nhưng đồng thời cũng được an ủi là nhiều người trong cộng đồng vẫn khích lệ, thương yêu, tin tưởng.
Trở lại mảnh vườn nhà, Một cây nữa hoa màu thẫm hơn, hồng như xác pháo là của Xuyến, một trong những vị thính giả đầu tiên của tôi và Quỳnh Lưu. Quỳnh Lưu là con gái một chị đồng nghiệp dạy học với tôi từ Saigon. Khi mới sang Mỹ, tôi lại là cô giáo tư gia hàng ngày buổi chiều đến nhà dạy tiếng Việt hai cháu con của Quỳnh Lưu. Chúng tôi có một chương trình trên đài VNTT kéo dài một giờ. VNTT là một trong hai hệ thống Radio Việt Nam đầu tiên, cất tiếng nói Việt Nam trên làn sóng quận Cam khoảng thập niên 1990.
Cứ chiều thứ bảy là thính giả báo tin cho nhau, chờ đợi gọi vào trò chuyện với chương trình Bích Huyền-Quỳnh Lưu Tâm Tình Với Nhau do chính thính giả đặt tên cho. Mỗi tuần một đề tài, xoay quanh những sự kiện xảy ra hàng ngày về đời sống gia đình, văn học, nghệ thuật, chính trị…Ngay cả vấn đề thời sự nóng bỏng nhất đang xảy ra chúng tôi cũng đề cập tới. Chẳng hạn như giúp đỡ những hoàn cảnh gặp khó khăn trong cộng đồng. Vợ chồng chia rẽ, mẹ chồng nàng dâu, người già cô đơn bệnh tật…Thính giả cùng chúng tôi thay nhau đến thăm hỏi, tặng quà . Xa hơn là cả ở VN, vấn đề giúp đỡ thương phế binh VNCH. Đã có vị thính giả cũng như Uyển Diễm về tận Saigon trao tận tay từng gia đình thương phế binh mà chúng tôi có danh sách.
Xuyến là người gửi vào đài cho chúng tôi hàng trăm. Khi đó giá trị đồng tiền còn lớn lắm. Xuyến cũng như rất nhiều thính giả tư tâm khác luôn tin cẩn và mang tiền đến đài giao cho chúng tôi. Sau này Xuyến là mẹ vợ c ủa Trường tức Họa Sĩ Excetra, chủ nhiệm báo Việt Weekly, một tờ báo trẻ ngày nào mưa gió chốn Bolsa. (vì dám nói thẳng, nói thật cho nên có nhiều người không thích. Nhưng tôi vẫn đến với các em). Nay tờ báo cũng không còn nữa. Cuối góc vườn là một cây hoa lồng đèn đỏ cũng từ vườn nhà Xuyến mang về. Lác đác những bông hoa nở bốn mùa trong nắng lung linh, rủ xuống rất dễ thương…
Còn nhiều loại cây giây leo, hai chậu cây liễu Tú, Uyển mua về trồng vẫn xanh tươi sức sống. Những loại cây leo giống lá phong, Mùa thu lá chuyển thành màu đỏ làm rực rỡ bức tường gỗ trắng. Ngay cả hai cây sung trời cho mọc tự nhiên trong một góc đầu nhà, cũng vươn cao xanh tốt. Và mới đây thôi, một giây leo của loại cây tên gì không biết, khi cùng Tuyết Trinh đến thăm ngôi nhà mới của cô bạn Hà Thanh, tôi đã hái một giây mang về cắm xuống trồng hôm nay cũng đã cho tôi vài ba bông hoa màu hồng hé nở . Hoa nhỏ chỉ bằng 1/10 hoa nhà Hà Thanh thôi nhưng vẫn xinh đẹp vô cùng!
Khu vườn nhỏ trước nhà, có cây ổi từ khu vườn của anh chị Vinh-Dần, thông gia của thông gia của tôi, có năm ra trái rất thơm ngon. Và cây ngọc lan của chị Dung-Lê Đình Điểu, hoa nở gần như bốn mùa. Tôi thường hay hái một đĩa hoa trắng muốt ngát hương thơm đặt cúng trên bàn thờ. Đôi khi nhìn cây, tôi lại nhớ tới cây
ngọc lan trong khoảng vườn nhỏ ngày xưa, trước nhà của gia đình tôi ở đường Hoàng Diệu, Khánh Hội.
Mẹ tôi hay ngắt một bông hoa cài lên búi tóc sau ót. Hoa tỏa hương thơm nhẹ. Ngày đó, các anh lớn ở mãi tận miền Bắc, còn anh Thế, chị Dung thì du học Mỹ. Cho nên, nơi đó mỗi buổi chiều mẹ tôi và tôi hay đứng trước thềm, thầm nhớ những thành viên gia đình ở xa. Hóng mát từ bến tàu thổi về. Ngọc Tâm cũng thường sang chơi nơi đó. Ngọc Tâm, cô bạn cùng trường cùng chung lối xóm nhỏ Đỗ Thành Nhân, sau này bà mẹ của NgọcTâm- mà gia đình tôi luôn trân trọng gọi là “Cụ Phủ”, vì ngày xưa ông cụ làm quan trong triều Nguyễn, cũng mua nhà trên con đường Hoàng Diệu. Chúng tôi có những năm dài thơ mộng của tuổi mới lớn bên nhau cho đến ngày nay. Cũng giống như tôi , Ngọc Tâm luôn có đàn con cháu luôn quấn quýt quây quần trong một mái nhà.
Cảm ơn những người thân yêu trong cuộc sống, cảm ơn cây cối vườn nhà đã thầm lặng mà cùng chung sống, dẫu biết rằng những thành viên trong ngôi nhà , như tôi, Tú và Uyển cùng hai bé cháu ngoại, chẳng có ai biết làm vườn và chăm sóc thường xuyên!
Vườn nhà tôi không đẹp bằng những khu vườn Việt Nam khác trên đất Mỹ nhưng tôi vẫn yêu vì những hình ảnh và tình cảm của biết bao nhiêu người thương mến dành cho.
*Hình ảnh hoa lá trong khu vườn nhà tôi với hai con tôi, hai cháu ngoại ngày còn bé và những gương mặt bạn hữu đã từng lui tới: những hình ảnh cũng trên 10 năm rồi!
Ở quận Cam, nhất là khu Little Saigon, thuộc thành phố Westminter hay Garden Grove thì không nói đến, vì nhà nào gần như cũng là người Việt . Nhưng nếu đi xa xa một chút sang thành phố khác, quận khác, thì chỉ cần nhìn thấy thấp thoáng những cây trồng trong vườn hay trước hiên nhà , người ta có thể đoán mà không sợ lầm rằng, chủ nhân là người Việt Nam: một giàn mướp, một bụi chuối, một khóm tre, một cây mận, một cây ngọc lan chẳng hạn.
Người ta cố thu nhỏ quê hương vào trong những hình ảnh bé nhỏ đó cho vơi lòng thương nhớ. ***
Vườn còn là cõi thiên nhiên riêng của người ta nữa.
Thiên nhiên ở ngoài đường, ngoài phố là thiên nhiên chung. Khi về nhà, bước ra vườn của mình, người ta có cái cảm tưởng nhẹ nhàng, đó chính là chút thiên nhiên của riêng mình. Có đủ cả trời mây hoa lá. Có rào vách ngăn chia cách với láng giềng.
Dù khu vườn nhà tôi không đẹp như những khu vườn nhà khác, nhưng tôi vẫn yêu vì đa số cây cối trong vườn là do chính bàn tay tôi trồng khi cây còn bé xíu.
Một trong những cây đào hôm nay hoa vẫn còn tươi thắm. Bao giờ cây đào cho hoa màu đỏ này cũng nở muộn. Năm nay nở càng muộn hơn, đến nỗi tôi tưởng cây đã chết rồi, tính ra Giêng thuê ông Mễ đào bỏ đi. Không ngờ có một hôm đứng bên cửa sổ trên lầu, nhìn thấy duy nhất có một nụ hoa nở. Mừng quá!
Như vậy là cây vẫn còn mầm sống. Mấy hôm sau lác đác thêm một hai bông…Và cứ thế mà cây nở đầy hoa. Mưa làm rụng bao cánh hoa, gió vun vào thành một khối màu xác pháo trên nền sân trải xi măng.
Mỗi khi ra vườn, hay chỉ đứng nơi cửa sổ nhìn ra lòng tôi bỗng thấy êm ả lạ thường.
Không gian ấy, nhìn từng gốc cây, chậu cảnh, tôi lại nhớ đến gương mặt những người thân thiết với nhau trong cuộc sống . Nào những cây chanh, một của Minh Phượng- Việt Dzũng đài Radio Bolsa cho tôi. Một cây nữa là loại chanh Thái Lan, lá rất thơm của Trần Vũ Bách, kỹ sư Boing, một người bạn mà Uyển Diễm xem như người anh quý. Bách vừa là một nhiếp ảnh gia tài tử, lại có tài nấu nướng. Bách đã từng đến phòng thu thanh giờ tôi làm việc và ghi lại cho tôi nhiều hình ảnh rất tự nhiên và nghệ thuật. Cây chanh của Bách cho, mỗi lần nấu canh chua Thái, Uyển Diễm thường hái một vài lá thả vào, là nồi canh dậy mùi thơm lừng.
Nào cành hồng cắt tại khu vườn nhà cũ của Quỳnh Lưu. Hoa nở thường xuyên. Chậu lan chị Hồng Vũ Lan Nhi cho ngày họp mặt các anh chị em trong Diễn Đàn Trưng Vương trên Việt Báo Online cách đây nhiều năm, các anh chị em bạn văn đã bầu tôi làm Trưởng nhóm sinh hoạt. Chậu lan lá đã héo tàn nhưng mỗi năm hoa vẫn nở. Những ngày ấy thật vui, chúng tôi hàng ngày gặp nhau trên diễn đàn, trao đổi thơ văn, to nhỏ đủ thứ chuyện trong cuộc sống. Rồi có khi hẹn hò, gặp gỡ cả các bạn trong Diễn đàn Gia Long, Sương Nguyệt Anh tại nhà tôi, nhà chị Hồng Vũ Lan Nhi …
Những gương mặt thương mến ấy, bây giờ ở đâu? Hay vẫn ở quanh đây, nhưng rất ít khi gặp lại. Không biết có ai còn nhớ tới những tháng ngày vui năm cũ?
Chậu cây sống đời mỗi năm lại cho tôi những chùm hoa vàng nho nhỏ rất dễ thương, chị Minh Chúc, đàn chị Trưng Vương của tôi đã cho khi tôi mới dọn đến căn nhà này. Cây sống đời cho hoa màu đỏ là của chị Nguyệt Điện, chủ nhân một tiệm may áo dài tại Little Saigon. Mỗi lần cần có áo mặc để phù hợp với bài nói chuyện trên sân khấu, chị sốt sắng may trong vòng có một ngày cho tôi chiếc áo thướt tha .
Nào những chậu quỳnh, cành giao và những cây hoa cỏ nở quanh năm những
bông hoa năm cánh màu hồng dễ thương duyên dáng của chị Dung Lê Đình Điểu tặng từ ngày đầu tiên dọn đến căn nhà mới , gần mười lăm năm về trước. Chị Dung tôi rất thích làm vườn. Gần như bao nhiêu giờ rảnh trong ngày, chị đã dành cho việc chăm sóc từng cành cây, gốc hoa, ngọn cỏ trong khu vườn nhỏ của ngôi nhà kỷ niệm, từ hàng chục năm nay. Mỗi lần đến nhà tôi chơi hay ghé đài Radio Bolsa, chị đều mang theo một lọ hoa thuỷ tinh nhỏ và dài với hoa lá vườn nhà, cho tôi và tặng đài một bình nho nhỏ.
Những cây chị Dung cho tôi đều là những loại cây trồng trong vườn nhà ở quê hương Duyên Hà, tình Thái Bình. Như quất, lựu năm nào cũng sai trái. Cây mang hình bóng tuổi thơ của chúng tôi. Hai chị em san sát tuổi nhau, lại là con gái nên quấn quýt bên nhau, thường thơ thẩn dạo chơi khắp bốn khu vườn bao quanh ngôi biệt thự rộng lớn ở huyện Duyên Hà, tỉnh Thái Bình.
Cây lan, chậu cúc Đại Dương, Hùng Cường tặng mỗi năm còn đó. Tết năm nào cũng rực rỡ hoa vàng. Chưa kể vô vàn những bông hoa dạ lý hương màu trắng từ hai bên hàng xóm lặng lẽ leo sang tỏa hương thơm nhẹ ….
Cao nhất là bốn cây đào. Ba cây hoa màu hồng từ vuờn nhà Đặng Trần Hoa, nhân viên phát hành kỳ cựu của nhật báo Người Việt. Gia đình Hoa có một cuộc sống đạo đức , rất giản dị. Vợ là Nguyễn Thị Am, cùng học Trưng Vương, nhưng có lẽ khi tôi rời trường, Am mới vào đệ thất. Hai người chăm sóc dạy dỗ các con thành công nơi xứ người. Giờ đây chỉ có thú vui cùng cỏ cây hoa lá vườn nhà. Tôi nhớ mãi bát canh tôm hoa thiên lý, bát canh rau sắng (từ chùa Hương mang về trồng), Đặng Trần Hoa đã mang tới đài cho tôi và buổi trưa khi trời Cali nắng hè chói chang…Bát canh ngọt lịm tình quê, tình người. Vợ chồng Đặng Trần Hoa là một người có tấm lòng nhân hậu luôn quan tâm đến những người chung quanh kém may mắn và tận tình giúp đỡ trong khả năng, bất cứ lúc nào.
***
Nhớ lại ngày mới sang Mỹ, tôi phải làm việc nhiều nơi để cuối tháng mới có thể gom lại trang trải tiền ăn ở (thuê một căn phòng nhỏ cho hai mẹ con), để dành tiền mua một chiếc xe cũ cho Uyển Diễm, sau một năm đủ mười sáu tuổi có thể tự lái đi học. Tôi đã làm việc miệt mài, bất cứ giờ giấc nào.Tối về viết cho báo Người Việt. Cộng tác phụ trách mục Sinh hoạt Cộng đồng. Công việc này có lẽ là công việc tôi yêu nhất vì đúng với khả năng của mình. Đi tới những sinh hoạt cộng
đồng, ghi lại được những cảm xúc nơi vùng đất mới cùng hồi tưởng lại quãng đời đã qua ở Việt Nam. Được độc giả đón nhận, chờ xem. Và được yêu thương.
Ngòi bút của tôi hướng về những gia đình HO khốn khó. Khi đó chương trình trao trả tù nhân chính trị được tiến hành và di cư ào ạt. Những hội đoàn cựu tù nhân chính trị làm việc không xuể.
Với kinh nghiệm của một người đi trước HO 1, với ngòi bút trong tay, với diễn đàn Nhật báo Người Việt dành cho hàng ngày, -lại trả nhuận bút hàng tháng vài trăm đồng- tôi đã lo ổn định đời sống cho những gia đình mới đến định cư. Đặng Trần Hoa đã mượn xe phát hành báo để chở giường, xe đạp, tủ lạnh cũ, quần áo, nồi niêu, chén bát … ( mà báo Người Viêt đã dành phòng hội cho đồng bào mang tới). Nhóm HO chúng tôi, thay phiên nhau làm việc mỗi ngày, phân phối tới những gia đình mới tới. Đặc biệt là những gia đình có hoàn cảnh không may, chết người vì những tai nạn thảm khốc: như nổ bình ga khi nấu bánh chưng, đi xe đạp lái vào đường exit, hay tự tử vì quá cô đơn không thích nghi với cuộc sống mới v..v…) .
Trong khi tôi cũng như anh chị em HO cùng chung lòng chung sức làm công việc thiện nguyện, chúng tôi nhận được biết bao lời khích lệ của những người đi trước. Thư cảm ơn HO chúng tôi đã mang đến không khí thương yêu ấm áp trong cộng đồng: “ Không có những bài viết của Bích Huyền, của anh em HO làm sao chúng tôi biết được những khó khăn ấy? Làm sao chúng tôi dám cho đồ đạc quần áo cũ? Ngòi bút của HO kéo mọi người đến gần nhau”...
Vậy mà sau đó thơ rơi gửi đi khắp nơi -kể cả nơi tôi đang làm việc- mạt sát tôi đủ điều, hạ cấp. Tôi buồn vô cùng, nhưng đồng thời cũng được an ủi là nhiều người trong cộng đồng vẫn khích lệ, thương yêu, tin tưởng.
Trở lại mảnh vườn nhà, Một cây nữa hoa màu thẫm hơn, hồng như xác pháo là của Xuyến, một trong những vị thính giả đầu tiên của tôi và Quỳnh Lưu. Quỳnh Lưu là con gái một chị đồng nghiệp dạy học với tôi từ Saigon. Khi mới sang Mỹ, tôi lại là cô giáo tư gia hàng ngày buổi chiều đến nhà dạy tiếng Việt hai cháu con của Quỳnh Lưu. Chúng tôi có một chương trình trên đài VNTT kéo dài một giờ. VNTT là một trong hai hệ thống Radio Việt Nam đầu tiên, cất tiếng nói Việt Nam trên làn sóng quận Cam khoảng thập niên 1990.
Cứ chiều thứ bảy là thính giả báo tin cho nhau, chờ đợi gọi vào trò chuyện với chương trình Bích Huyền-Quỳnh Lưu Tâm Tình Với Nhau do chính thính giả đặt tên cho. Mỗi tuần một đề tài, xoay quanh những sự kiện xảy ra hàng ngày về đời sống gia đình, văn học, nghệ thuật, chính trị…Ngay cả vấn đề thời sự nóng bỏng nhất đang xảy ra chúng tôi cũng đề cập tới. Chẳng hạn như giúp đỡ những hoàn cảnh gặp khó khăn trong cộng đồng. Vợ chồng chia rẽ, mẹ chồng nàng dâu, người già cô đơn bệnh tật…Thính giả cùng chúng tôi thay nhau đến thăm hỏi, tặng quà . Xa hơn là cả ở VN, vấn đề giúp đỡ thương phế binh VNCH. Đã có vị thính giả cũng như Uyển Diễm về tận Saigon trao tận tay từng gia đình thương phế binh mà chúng tôi có danh sách.
Xuyến là người gửi vào đài cho chúng tôi hàng trăm. Khi đó giá trị đồng tiền còn lớn lắm. Xuyến cũng như rất nhiều thính giả tư tâm khác luôn tin cẩn và mang tiền đến đài giao cho chúng tôi. Sau này Xuyến là mẹ vợ c ủa Trường tức Họa Sĩ Excetra, chủ nhiệm báo Việt Weekly, một tờ báo trẻ ngày nào mưa gió chốn Bolsa. (vì dám nói thẳng, nói thật cho nên có nhiều người không thích. Nhưng tôi vẫn đến với các em). Nay tờ báo cũng không còn nữa. Cuối góc vườn là một cây hoa lồng đèn đỏ cũng từ vườn nhà Xuyến mang về. Lác đác những bông hoa nở bốn mùa trong nắng lung linh, rủ xuống rất dễ thương…
Còn nhiều loại cây giây leo, hai chậu cây liễu Tú, Uyển mua về trồng vẫn xanh tươi sức sống. Những loại cây leo giống lá phong, Mùa thu lá chuyển thành màu đỏ làm rực rỡ bức tường gỗ trắng. Ngay cả hai cây sung trời cho mọc tự nhiên trong một góc đầu nhà, cũng vươn cao xanh tốt. Và mới đây thôi, một giây leo của loại cây tên gì không biết, khi cùng Tuyết Trinh đến thăm ngôi nhà mới của cô bạn Hà Thanh, tôi đã hái một giây mang về cắm xuống trồng hôm nay cũng đã cho tôi vài ba bông hoa màu hồng hé nở . Hoa nhỏ chỉ bằng 1/10 hoa nhà Hà Thanh thôi nhưng vẫn xinh đẹp vô cùng!
Khu vườn nhỏ trước nhà, có cây ổi từ khu vườn của anh chị Vinh-Dần, thông gia của thông gia của tôi, có năm ra trái rất thơm ngon. Và cây ngọc lan của chị Dung-Lê Đình Điểu, hoa nở gần như bốn mùa. Tôi thường hay hái một đĩa hoa trắng muốt ngát hương thơm đặt cúng trên bàn thờ. Đôi khi nhìn cây, tôi lại nhớ tới cây
ngọc lan trong khoảng vườn nhỏ ngày xưa, trước nhà của gia đình tôi ở đường Hoàng Diệu, Khánh Hội.
Mẹ tôi hay ngắt một bông hoa cài lên búi tóc sau ót. Hoa tỏa hương thơm nhẹ. Ngày đó, các anh lớn ở mãi tận miền Bắc, còn anh Thế, chị Dung thì du học Mỹ. Cho nên, nơi đó mỗi buổi chiều mẹ tôi và tôi hay đứng trước thềm, thầm nhớ những thành viên gia đình ở xa. Hóng mát từ bến tàu thổi về. Ngọc Tâm cũng thường sang chơi nơi đó. Ngọc Tâm, cô bạn cùng trường cùng chung lối xóm nhỏ Đỗ Thành Nhân, sau này bà mẹ của NgọcTâm- mà gia đình tôi luôn trân trọng gọi là “Cụ Phủ”, vì ngày xưa ông cụ làm quan trong triều Nguyễn, cũng mua nhà trên con đường Hoàng Diệu. Chúng tôi có những năm dài thơ mộng của tuổi mới lớn bên nhau cho đến ngày nay. Cũng giống như tôi , Ngọc Tâm luôn có đàn con cháu luôn quấn quýt quây quần trong một mái nhà.
Cảm ơn những người thân yêu trong cuộc sống, cảm ơn cây cối vườn nhà đã thầm lặng mà cùng chung sống, dẫu biết rằng những thành viên trong ngôi nhà , như tôi, Tú và Uyển cùng hai bé cháu ngoại, chẳng có ai biết làm vườn và chăm sóc thường xuyên!
Vườn nhà tôi không đẹp bằng những khu vườn Việt Nam khác trên đất Mỹ nhưng tôi vẫn yêu vì những hình ảnh và tình cảm của biết bao nhiêu người thương mến dành cho.
*Hình ảnh hoa lá trong khu vườn nhà tôi với hai con tôi, hai cháu ngoại ngày còn bé và những gương mặt bạn hữu đã từng lui tới: những hình ảnh cũng trên 10 năm rồi!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét