Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

Ngoại trưởng G-7 hàm ý cảnh cáo Trung Quốc về hành vi trên biển

media 
Các Ngoại trưởng nhóm G7 chụp ảnh chung vào ngày thứ hai của cuộc họp, Luebeck, 15/04/2015. REUTERS/Fabrizio Bensch
Trong bản thông cáo công bố vào hôm qua, 15/04/2015, kết thúc hai ngày họp tại thành phố Đức Lubeck, các Ngoại trưởng trong nhóm G7, đã lên tiếng cảnh cáo « mọi mưu toan nhằm khẳng định chủ quyền lãnh thổ trên biển thông qua việc hù dọa, cưỡng ép hoặc dùng võ lực ». Hãng tin Nhật Jiji khi loan tin này đã khẳng định rằng lời cảnh cáo này rõ ràng là nhắm vào Trung Quốc.

Trong bản thông cáo chung, Ngoại trưởng bẩy nước công nghiệp hàng đầu thế giới (Anh, Pháp, Đức, Ý, Mỹ, Canada và Nhật) đã xác nhận rằng họ vẫn theo dõi tình hình trên Biển Hoa Đông và Biển Đông và cảm thấy : « quan ngại trước bất kỳ hành động đơn phương, chẳng hạn như cải tạo đất trên quy mô lớn, có tác dụng thay đổi hiện trạng và làm gia tăng căng thẳng ».
Các Ngoại trưởng nhóm G-7 cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp trên biển một cách hòa bình và phù hợp với luật pháp quốc tế.
Dù không nêu đích danh Trung Quốc, nhưng các hành vi bị lên án rõ ràng là các hoạt động cải tạo các rạn san hô và bãi đá mà Bắc Kinh đang rầm rộ tiến hành ở Biển Đông. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã có những hành vi khiêu khích Nhật Bản tại vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông.
Phát biểu với giới báo chí sau cuộc họp, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida xác nhận rằng chính ông đã dẫn đầu cuộc thảo luận trong nhóm G-7 về môi trường an ninh ở châu Á, và đã làm rõ lập trường của Tokyo, theo đó không thể chấp nhận bất kỳ hành vi nào nhằm thay đổi hiện trạng trên biển.

Không có nhận xét nào: