Obama sẽ múa rốn pha chè thế nào với các giáo chủ Ba Tư tại Tehran...Vì ngẫu nhiên thôi, việc Chính quyền Obama đàm phán với Iran về võ khí hạch tâm lại trùng hợp với dịp người Việt kỷ niệm 40 năm của biến cố 1975, người viết sẽ… cố quên chuyện Việt Nam hay cuộc “Hòa đàm Paris” để kết thúc chiến tranh với chiến thắng của Hà Nội. Cố mà hơi khó!
Xin tóm lược về hồ sơ bằng một câu có thể được giải Nobel… về văn chương chính trị vì tối mò.
“Sau năm năm thương thuyết gián tiếp rồi trực tiếp và sau hai ngày gia hạn khi đã đến kỳ, hôm mùng hai Tháng Tư vừa qua, Chính quyền Obama có vẻ tạo được một hình thức đàm phán sơ khởi về một khuôn khổ thương thảo từ nay đến cuối Tháng Sáu về một hy vọng thỏa thuận với Iran về kế hoạch võ khí hạch tâm của Iran.”
Câu tóm lược này quá hay vì ngôn ngữ uyên áo rất ngoại giao chính trị, nên cần… tóm lược lại:
Đấy là một thắng lợi chính trị của Tổng thống Mỹ vì đạt được một hình thức đàm phán dù sơ khởi về một khuôn khổ đàm phán trong hạn kỳ chừng ba tháng tới về một hy vọng thỏa thuận được với các giáo chủ Iran về kế hoạch chế tạo võ khí hạch tâm của Iran. Nói theo bạch văn của người phàm thì chưa cái gì ra cái gì cả. Vì tất cả đều dựa trên hy vọng với rất nhiều cái “nếu” - giả thuyết - về từng bước thương thuyết.
Nhưng dù sao mặc lòng - một chữ nhuốm mùi Hà Nội – đấy là một thắng lợi.
Chẳng khác gì khi Chính quyền Lyndon B. Johnson thỏa thuận được với Hà Nội tại Paris năm xưa về hình dạng của cái bàn thương thuyết giữa hai phía mà có bốn phe. Chuyện ấy của ta đã thành lịch sử bi thảm, chuyện Obama múa rốn với các giáo chủ của xứ Ba Tư mới là tương lai khôi hài.
Tương lai đó vẫn còn mờ mịt vì cả chục nan đề chưa có đáp án thì Chính quyền Obama xoay ra đánh võ ở nhà. Dựa trên hy vọng về một khuôn khổ đàm phán kế tiếp, Nội các Obama tự cho mình cái quyền tháo gỡ bằng Sắc lệnh của Hành pháp các quyết định trừng phạt Iran do Quốc hội đặt ra từ 2012.
Từ cuộc bầu cử năm ngoái, khi đối lập Cộng Hòa đã chiếm đa số và kiểm soát nghị trình của lưỡng viện Quốc hội, Chính quyền Obama cho biết là sẽ qua mặt Quốc hội. Thay vì dung hòa quan điểm qua sự tương nhượng lưỡng đảng, Hành pháp sẽ giải quyết nhiều hồ sơ chiến lược bằng Sắc lệnh. Thí dụ như hồ sơ di dân nhập lậu, hay giải tỏa quan hệ với Cuba hoặc tháo gỡ lệnh cấm vận Iran để đổi lấy hy vọng là Iran tạm ngưng kế hoạch chế tạo võ khí hạch tâm được mươi năm.
Tuần qua, Ủy ban Ngoại giao Thượng viện có câu trả lời. Hôm Thứ Ba 14, 10 Nghị sĩ Cộng Hòa tương nhượng với chín Nghị sĩ Dân Chủ để đạt tỷ lệ thống nhất là 19-0 về một dự luật theo đó Hành pháp phải giải trình cho Lập pháp nội dung đàm phán với Iran để Quốc hội thẩm xét và biểu quyết qua một số thể thức và kỳ hạn.
Cho đến lúc cuối cùng, Chính quyền Obama còn hăm dọa phủ quyết mọi đạo luật của Quốc hội liên quan đến hồ sơ Iran. Nhưng khi thấy các dân biểu nghị sĩ Dân Chủ cũng muốn có tiếng nói trong việc thẩm xét và biểu quyết những thỏa thuận với Iran nên Quốc hội có đủ phiếu gạt quyền phủ quyết của Tồng thống vào rổ rác thì Obama đành ngậm bồ hòn làm ngọt.
Và trấn an Iran rằng dù có bị Quốc hội ở nhà tặng cho trái chanh, ông vẫn pha được một ly chanh đường!
Chúng ta còn hai tháng rưỡi để xem Obama sẽ múa rốn pha chè thế nào với các giáo chủ Ba Tư tại Tehran để đạt một thỏa thuận tạm hầu kết thúc nhiệm kỳ của ông với một thắng lợi biểu kiến – và nhường cho người kế vị tiếp tục đấu trí và đấu lực với Iran.
Nhưng không nên quên vài sự thật khách quan sau đây.
Iran là một đại gia về dầu khí ở Trung Đông nên chẳng cần đến năng lượng nguyên tử (atomic) hay hạch tâm (nuclear) cho nhu cầu kinh tế dân sự của mình. Iran không che giấu “quyền tự vệ tích cực” bằng nhiều loại võ khí tàn sát, và đã thực tế bành trướng thế lực tại Iraq, trong khi tiếp tục nuôi dưỡng các lực lượng khủng bố Hồi giáo để khuynh đảo toàn khu vực, từ Syria qua tới Yemen. Và vì vậy, dù chưa có võ khí hạch tâm, Iran đã thành cường quốc đang đảo lộn cái trật tự quá bất ổn trong thế giới Hồi giáo khiến các cường quốc khác phải chột dạ, như Saudi Arabia, Egypt hay Turkey. Ngoài các nước Hồi giáo thuộc sắc tộc Á Rập, Ba Tư, Thổ hay Kurd, theo hệ phái Sunni hay Shiite, còn có quốc gia Israel của dân Do Thái đang nhìn vào Iran như mối nguy sinh tử nên có thể phải tung biện pháp phòng thủ tích cực bằng cách tấn công các căn cứ chế tạo nguyên liệu sẽ làm ra quả bom hạch tâm.
Phải chăng, khi Obama lạc quan tin tưởng vào “thiện chí” của Iran, ông cũng muốn lập ra một trật tự bất ổn khác, để các nước Hồi giáo trong vùng canh chừng nhau bằng võ khí tuyệt đối? Trong không gian nhiễu loạn ấy, các lực lượng khủng bố như đám al-Qaeda tự phát ở nhiều địa phương, hay tổ chức xưng danh Nhà nước Hồi giao ISIL, hoặc Boko Haram tại Châu Phi, hoặc Hamas và Hezbollah, v.v… sẽ tung hoành như thế nào?
Chưa đi tới những kịch bản hãi hùng ấy mà mới chỉ nhìn vào sự thể hiện tại, sau khi Chính quyền Obama đạt thỏa thuận tạm với Iran và đành nhượng bộ Quốc hội Mỹ, người ta cũng thấy ra nhiều chuyện lạ kỳ.
Thứ nhất, dựa trên lý luận rằng việc đàm phán với Iran có tính chất đa phương, Obama gây vấn đề cho Lập pháp Hoa Kỳ.
Khuôn khổ đa phương này có năm hội viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hệp quốc (Anh, Pháp, Nga, Tầu, Mỹ) cùng nước Đức và đại diện của Liên hiệp Âu châu ngồi thảo luận với Iran. Sau khi đạt thỏa thuận tạm về khuôn khổ thảo luận kế tiếp Obama mà lấy quyết định sẽ tháo gỡ biện pháp cấm vận do Nghị quyết của Liên hiệp quốc đặt ra từ năm 2012, ông tạo điều kiện cho các nước Âu Châu cũng vượt rào cấm vận mà làm ăn với Iran.
Cũng quyết định ấy lại khiến Lập pháp Mỹ phải chấp hành một quyết định của Liên hiệp quốc (với hai lá phiếu có thẩm quyền phủ quyết của hai đối thủ của Mỹ Liên bang Nga và Trung Quốc). Với nhiều người Mỹ, cả Dân Chủ lẫn Cộng Hòa, đấy là điều khó chấp nhận. Nhất là khi Quốc hội bị tước quyền phê chuẩn một hiệp ước có tính chất chiến lược cho Hoa Kỳ.
Nếu như việc đàm phán ấy đạt kết quả tạm vào ngày 30 Tháng Sáu này, Quốc hội có 30 ngày duyệt xét nội dung và bác bỏ hay chấp thuận. Nếu Quốc hội bác bỏ thì phải qua một trận đánh nữa để vượt quyền phủ quyết của Tổng thống. Nếu như việc đàm phán ấy không đạt kết quả trong kỳ hạn thì Quốc hội có 60 ngày để cứu xét lại. Và nếu thấy việc đàm phán khó đạt kết quả trước hay trong ngày 30 Tháng Sáu, Obama vẫn còn biện pháp câu giờ là triển hạn một kế hoạch đã thỏa thuận với Iran từ năm 2013 để sẽ lại… bàn tiếp. Nhưng phải báo cho Quốc hội trong kỳ hạn 45 ngày.
Những rắc rối về thời hạn và điều kiện ấy cho thấy trước một trận đấu bất tận trên chính trường Mỹ về một thỏa thuận mà Iran vẫn có tiếng nói. Quyền chủ động thực tế rơi vào tay các Giáo chủ tại Tehran.
Chưa kịp tới đó thì Liên bang Nga đã nhảy vào ăn có. Tổng thống Vladimir Putin quyết định sẽ bán hỏa tiễn S-300 cho dàn phòng không của Iran, với lý do là đã có thỏa thuận và võ khí này chỉ mang tính chất phòng thủ. Obama nhượng bộ Iran và gây vấn đề với Quốc hội ở nhà mà sau cùng thì nước Nga có lợi! Thêm tiền và kết bạn với một đối thủ của Hoa Kỳ để giải tỏa sức ép tại Ukraine.
Barack Obama phải cố gieo họa cho nước Mỹ thì mới thành công như vậy. Nhưng chuyện chưa hết.
Tại Trung Đông có xứ Israel không mấy yên tâm về chuyện bán chác của Chính quyền Obama với kết quả nhãn tiền là Iran sẽ có hỏa tiễn S-300 của Nga. Phải chăng vì vậy mà hãng thông tấn NRG tại Israel lập tức tiết lộ tin tức của giới chức giấu tên, rằng Israel sẽ bán võ khí tối tân cho… Ukraine và Georgia!
Tháng Tám năm 2008, khi Putin xua quân vào Georgia, Israel đã đánh đòn dứ là sẽ bán võ khí sát thương cho chính quyền Georgia tại Tbilisi. Lập tức Nga xin đàm phán với Israel và cam kết không bán hỏa tiễn S-300 cho Syria và Iran. Bây giờ hài kịch tái diễn.
Putin muốn Hoa Kỳ bị vướng chân vào vũng lầy Trung Đông mà khỏi can thiệp quá mạnh vào chuyện Ukraine của mình tại Âu Châu. Obama làm đúng như vậy, là ráo riết tháo chạy và bán cái cho xứ khác. Với hậu quả bất ngờ là khiến Israel nhập cuộc để bảo vệ khả năng phòng thủ của mình và gây khó cho cả Putin lẫn Obama. Tất nhiên là những chuyện trái khoáy như vậy đều được Quốc hội Mỹ ghi nhận trong trận đấy Mỹ-Mỹ về Iran. Không phải là điều quái hay sao?
Sau cùng, kinh nghiệm của Việt Nam với Hiệp định Paris 1973 và kết quả 1975 khiến ta có thể… mua cổ phiếu của Iran. Nhờ Mỹ, xứ này sẽ có tương lai, còn ai chết oan thì ráng chịu.
Xin tóm lược về hồ sơ bằng một câu có thể được giải Nobel… về văn chương chính trị vì tối mò.
“Sau năm năm thương thuyết gián tiếp rồi trực tiếp và sau hai ngày gia hạn khi đã đến kỳ, hôm mùng hai Tháng Tư vừa qua, Chính quyền Obama có vẻ tạo được một hình thức đàm phán sơ khởi về một khuôn khổ thương thảo từ nay đến cuối Tháng Sáu về một hy vọng thỏa thuận với Iran về kế hoạch võ khí hạch tâm của Iran.”
Câu tóm lược này quá hay vì ngôn ngữ uyên áo rất ngoại giao chính trị, nên cần… tóm lược lại:
Đấy là một thắng lợi chính trị của Tổng thống Mỹ vì đạt được một hình thức đàm phán dù sơ khởi về một khuôn khổ đàm phán trong hạn kỳ chừng ba tháng tới về một hy vọng thỏa thuận được với các giáo chủ Iran về kế hoạch chế tạo võ khí hạch tâm của Iran. Nói theo bạch văn của người phàm thì chưa cái gì ra cái gì cả. Vì tất cả đều dựa trên hy vọng với rất nhiều cái “nếu” - giả thuyết - về từng bước thương thuyết.
Nhưng dù sao mặc lòng - một chữ nhuốm mùi Hà Nội – đấy là một thắng lợi.
Chẳng khác gì khi Chính quyền Lyndon B. Johnson thỏa thuận được với Hà Nội tại Paris năm xưa về hình dạng của cái bàn thương thuyết giữa hai phía mà có bốn phe. Chuyện ấy của ta đã thành lịch sử bi thảm, chuyện Obama múa rốn với các giáo chủ của xứ Ba Tư mới là tương lai khôi hài.
Tương lai đó vẫn còn mờ mịt vì cả chục nan đề chưa có đáp án thì Chính quyền Obama xoay ra đánh võ ở nhà. Dựa trên hy vọng về một khuôn khổ đàm phán kế tiếp, Nội các Obama tự cho mình cái quyền tháo gỡ bằng Sắc lệnh của Hành pháp các quyết định trừng phạt Iran do Quốc hội đặt ra từ 2012.
Từ cuộc bầu cử năm ngoái, khi đối lập Cộng Hòa đã chiếm đa số và kiểm soát nghị trình của lưỡng viện Quốc hội, Chính quyền Obama cho biết là sẽ qua mặt Quốc hội. Thay vì dung hòa quan điểm qua sự tương nhượng lưỡng đảng, Hành pháp sẽ giải quyết nhiều hồ sơ chiến lược bằng Sắc lệnh. Thí dụ như hồ sơ di dân nhập lậu, hay giải tỏa quan hệ với Cuba hoặc tháo gỡ lệnh cấm vận Iran để đổi lấy hy vọng là Iran tạm ngưng kế hoạch chế tạo võ khí hạch tâm được mươi năm.
Tuần qua, Ủy ban Ngoại giao Thượng viện có câu trả lời. Hôm Thứ Ba 14, 10 Nghị sĩ Cộng Hòa tương nhượng với chín Nghị sĩ Dân Chủ để đạt tỷ lệ thống nhất là 19-0 về một dự luật theo đó Hành pháp phải giải trình cho Lập pháp nội dung đàm phán với Iran để Quốc hội thẩm xét và biểu quyết qua một số thể thức và kỳ hạn.
Cho đến lúc cuối cùng, Chính quyền Obama còn hăm dọa phủ quyết mọi đạo luật của Quốc hội liên quan đến hồ sơ Iran. Nhưng khi thấy các dân biểu nghị sĩ Dân Chủ cũng muốn có tiếng nói trong việc thẩm xét và biểu quyết những thỏa thuận với Iran nên Quốc hội có đủ phiếu gạt quyền phủ quyết của Tồng thống vào rổ rác thì Obama đành ngậm bồ hòn làm ngọt.
Và trấn an Iran rằng dù có bị Quốc hội ở nhà tặng cho trái chanh, ông vẫn pha được một ly chanh đường!
Chúng ta còn hai tháng rưỡi để xem Obama sẽ múa rốn pha chè thế nào với các giáo chủ Ba Tư tại Tehran để đạt một thỏa thuận tạm hầu kết thúc nhiệm kỳ của ông với một thắng lợi biểu kiến – và nhường cho người kế vị tiếp tục đấu trí và đấu lực với Iran.
Nhưng không nên quên vài sự thật khách quan sau đây.
Iran là một đại gia về dầu khí ở Trung Đông nên chẳng cần đến năng lượng nguyên tử (atomic) hay hạch tâm (nuclear) cho nhu cầu kinh tế dân sự của mình. Iran không che giấu “quyền tự vệ tích cực” bằng nhiều loại võ khí tàn sát, và đã thực tế bành trướng thế lực tại Iraq, trong khi tiếp tục nuôi dưỡng các lực lượng khủng bố Hồi giáo để khuynh đảo toàn khu vực, từ Syria qua tới Yemen. Và vì vậy, dù chưa có võ khí hạch tâm, Iran đã thành cường quốc đang đảo lộn cái trật tự quá bất ổn trong thế giới Hồi giáo khiến các cường quốc khác phải chột dạ, như Saudi Arabia, Egypt hay Turkey. Ngoài các nước Hồi giáo thuộc sắc tộc Á Rập, Ba Tư, Thổ hay Kurd, theo hệ phái Sunni hay Shiite, còn có quốc gia Israel của dân Do Thái đang nhìn vào Iran như mối nguy sinh tử nên có thể phải tung biện pháp phòng thủ tích cực bằng cách tấn công các căn cứ chế tạo nguyên liệu sẽ làm ra quả bom hạch tâm.
Phải chăng, khi Obama lạc quan tin tưởng vào “thiện chí” của Iran, ông cũng muốn lập ra một trật tự bất ổn khác, để các nước Hồi giáo trong vùng canh chừng nhau bằng võ khí tuyệt đối? Trong không gian nhiễu loạn ấy, các lực lượng khủng bố như đám al-Qaeda tự phát ở nhiều địa phương, hay tổ chức xưng danh Nhà nước Hồi giao ISIL, hoặc Boko Haram tại Châu Phi, hoặc Hamas và Hezbollah, v.v… sẽ tung hoành như thế nào?
Chưa đi tới những kịch bản hãi hùng ấy mà mới chỉ nhìn vào sự thể hiện tại, sau khi Chính quyền Obama đạt thỏa thuận tạm với Iran và đành nhượng bộ Quốc hội Mỹ, người ta cũng thấy ra nhiều chuyện lạ kỳ.
Thứ nhất, dựa trên lý luận rằng việc đàm phán với Iran có tính chất đa phương, Obama gây vấn đề cho Lập pháp Hoa Kỳ.
Khuôn khổ đa phương này có năm hội viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hệp quốc (Anh, Pháp, Nga, Tầu, Mỹ) cùng nước Đức và đại diện của Liên hiệp Âu châu ngồi thảo luận với Iran. Sau khi đạt thỏa thuận tạm về khuôn khổ thảo luận kế tiếp Obama mà lấy quyết định sẽ tháo gỡ biện pháp cấm vận do Nghị quyết của Liên hiệp quốc đặt ra từ năm 2012, ông tạo điều kiện cho các nước Âu Châu cũng vượt rào cấm vận mà làm ăn với Iran.
Cũng quyết định ấy lại khiến Lập pháp Mỹ phải chấp hành một quyết định của Liên hiệp quốc (với hai lá phiếu có thẩm quyền phủ quyết của hai đối thủ của Mỹ Liên bang Nga và Trung Quốc). Với nhiều người Mỹ, cả Dân Chủ lẫn Cộng Hòa, đấy là điều khó chấp nhận. Nhất là khi Quốc hội bị tước quyền phê chuẩn một hiệp ước có tính chất chiến lược cho Hoa Kỳ.
Nếu như việc đàm phán ấy đạt kết quả tạm vào ngày 30 Tháng Sáu này, Quốc hội có 30 ngày duyệt xét nội dung và bác bỏ hay chấp thuận. Nếu Quốc hội bác bỏ thì phải qua một trận đánh nữa để vượt quyền phủ quyết của Tổng thống. Nếu như việc đàm phán ấy không đạt kết quả trong kỳ hạn thì Quốc hội có 60 ngày để cứu xét lại. Và nếu thấy việc đàm phán khó đạt kết quả trước hay trong ngày 30 Tháng Sáu, Obama vẫn còn biện pháp câu giờ là triển hạn một kế hoạch đã thỏa thuận với Iran từ năm 2013 để sẽ lại… bàn tiếp. Nhưng phải báo cho Quốc hội trong kỳ hạn 45 ngày.
Những rắc rối về thời hạn và điều kiện ấy cho thấy trước một trận đấu bất tận trên chính trường Mỹ về một thỏa thuận mà Iran vẫn có tiếng nói. Quyền chủ động thực tế rơi vào tay các Giáo chủ tại Tehran.
Chưa kịp tới đó thì Liên bang Nga đã nhảy vào ăn có. Tổng thống Vladimir Putin quyết định sẽ bán hỏa tiễn S-300 cho dàn phòng không của Iran, với lý do là đã có thỏa thuận và võ khí này chỉ mang tính chất phòng thủ. Obama nhượng bộ Iran và gây vấn đề với Quốc hội ở nhà mà sau cùng thì nước Nga có lợi! Thêm tiền và kết bạn với một đối thủ của Hoa Kỳ để giải tỏa sức ép tại Ukraine.
Barack Obama phải cố gieo họa cho nước Mỹ thì mới thành công như vậy. Nhưng chuyện chưa hết.
Tại Trung Đông có xứ Israel không mấy yên tâm về chuyện bán chác của Chính quyền Obama với kết quả nhãn tiền là Iran sẽ có hỏa tiễn S-300 của Nga. Phải chăng vì vậy mà hãng thông tấn NRG tại Israel lập tức tiết lộ tin tức của giới chức giấu tên, rằng Israel sẽ bán võ khí tối tân cho… Ukraine và Georgia!
Tháng Tám năm 2008, khi Putin xua quân vào Georgia, Israel đã đánh đòn dứ là sẽ bán võ khí sát thương cho chính quyền Georgia tại Tbilisi. Lập tức Nga xin đàm phán với Israel và cam kết không bán hỏa tiễn S-300 cho Syria và Iran. Bây giờ hài kịch tái diễn.
Putin muốn Hoa Kỳ bị vướng chân vào vũng lầy Trung Đông mà khỏi can thiệp quá mạnh vào chuyện Ukraine của mình tại Âu Châu. Obama làm đúng như vậy, là ráo riết tháo chạy và bán cái cho xứ khác. Với hậu quả bất ngờ là khiến Israel nhập cuộc để bảo vệ khả năng phòng thủ của mình và gây khó cho cả Putin lẫn Obama. Tất nhiên là những chuyện trái khoáy như vậy đều được Quốc hội Mỹ ghi nhận trong trận đấy Mỹ-Mỹ về Iran. Không phải là điều quái hay sao?
Sau cùng, kinh nghiệm của Việt Nam với Hiệp định Paris 1973 và kết quả 1975 khiến ta có thể… mua cổ phiếu của Iran. Nhờ Mỹ, xứ này sẽ có tương lai, còn ai chết oan thì ráng chịu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét