Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2015

Di Sản Tháng Tư - Kính Hòa, phóng viên RFA

(Hình hồ sơ, minh họa: Ngày 30 tháng Tư năm 1975.)

(RFA) Chúng ta đã ở giữa tháng Tư lịch sử, những ngày mà 40 năm trước, Sài Gòn sụp đổ, một sự kiện có thể nói là lớn nhất trong lịch sử ngàn năm của dân tộc Việt Nam. Kính Hòa xin dùng thời gian của mục điểm blog hôm nay (20/4/2015) cho các lo lắng và chia sẻ của các blogger trong và ngoài nước về hiện tình đất nước, những hoài niệm 40 năm trước, cùng những suy nghĩ cho dân tộc trên con đường trước mắt
.

Tháng Tư Đang Đến

Tháng Tư là tháng bắt đầu một mùa Xuân, và sắp kết thúc mùa khô. Đó là thời khắc được các tướng lãnh quân đội nhân dân Việt Nam tận dụng hơn 40 năm trước để khai triển hàng trăm xe tăng, hàng chục binh đoàn, tấn công tổng lực trong chiến dịch quân sự có tên Hồ Chí Minh. Và Sài Gòn đã sụp đổ.

Năm nào cũng thế, cứ đến tháng Tư là tôi lại thấy có cái gì như bồn chồn và buồn buồn. Có lẽ với nhiều người khác cũng vậy. Trong năm hầu như không có tháng nào lại gắn liền với ký ức tập thể của người Việt một cách sâu sắc và buồn bã đến như vậy. Đó không phải là một tháng thắng hay thua cuộc mà còn là một dấu mốc của sự đổi đời không phải đối với từng cá nhân mà còn đối với toàn dân tộc.

Đó là lời tâm sự của Giáo sư Nguyễn Hưng Quốc từ nước Úc, nơi trở thành đất lành cho hàng trăm ngàn người Việt tha hương sau sự kiện lịch sử 30/4/1975.

Trong những ngày tháng Tư năm nay, nhà văn từng là đảng viên Cộng sản Phạm Đình Trọng suy nghĩ về cuộc vận động xây dựng tượng đài các liệt sĩ quân đội nhân dân Việt Nam hy sinh bảo vệ Garma năm 1988, và nhà văn tự hỏi có tượng đài nào kỷ niệm các liệt sĩ quân đội Việt Nam Cộng Hòa hy sinh năm 1974 để bảo vệ Hoàng sa hay không, vì tất cả những người lính đó đều hy sinh để bảo vệ phên giậu biên giới cho Mẹ Việt Nam!

Tác giả Trịnh Xuân Thủy so sánh cuộc chiến 40 năm trước với cuộc tranh hùng Trịnh Nguyễn cách đây vài trăm năm trước và nói rằng kết quả của nó là một miền Bắc kiệt quệ, và miền Nam thì có đến 3 triệu người tha hương làm nhân chứng cho một dấu ấn tàn bạo.

Một trong những điều tàn bạo của cuộc chiến tranh 40 năm trước là sự kiện dân chúng thành phố Huế bị thảm sát bởi chính những người cùng tiếng nói với mình, một sự kiện mà 40 năm sau cuộc chiến tàn, vẫn chưa có lời giải đáp rõ ràng từ những người thắng trận. Nghe tin tháng Ba vừa qua, nhà cầm quyền thành phố Huế tổ chức bắn pháo hoa tưng bừng kỷ niệm ngày thành phố này đổi chủ, blogger Tưởng Năng Tiến đặt câu hỏi là những người có thân nhân nằm trong số nạn nhân bị thảm sát trong trận Mậu thân 1968 có chia sẻ niềm vui pháo hoa này hay không?

Cựu tù nhân chính trị, Luật sư Lê Công Định viết một đoản văn mang tên Chiến thắng dang dỡ, trong đó ông nói rằng cái gọi là Chiến tranh nhân dân của những người Cộng sản trong cuộc chiến tranh Việt Nam không thực sự tồn tại, vì khi quân đội Cộng sản kéo tới thì dân chúng lại bỏ chạy, chứ không nổi dậy như những người lãnh đạo Cộng sản mong đợi.

Gia đình Luật sư Định là một gia đình cách mạng Cộng sản, trong một lần trao đổi với RFA, ông nói rằng:

Sau năm 1975, tất cả đều sụp đổ, sụp đổ niềm tin

Luật sư Định trở thành một người dấn thân cho công cuộc dân chủ hóa Việt Nam và ông bị những đồng chí của cha ông cầm tù.

Di Sản 40 Năm

Từ trong nước, nhà văn Phạm Đình Trọng, người một thời đứng trong đoàn quân chiến thắng cách đây 40 năm, nhận định di sản của những người chiến thắng sau bốn thập kỷ nắm quyền và cai trị:

Trong cuộc cách mạng và chiến tranh tàn khốc vừa qua do Đảng Cộng sản Việt Nam phát động, đảng Cộng sản đã thắng lớn, thắng hả hê. Thắng chính dân tộc Việt Nam. Dân tộc Việt Nam đã bị thua thảm hại. Người hốt hoảng bỏ chạy tứ tán khắp thế giới thấy ngay cái thua đau đớn, tức tưởi. Người còn ở lại đất nước thân yêu nhưng đất nước không còn của mình nữa mới dần dần ngậm ngùi nhận ra cái thua trắng tay. Chưa bao giờ dân tộc Việt Nam bị thua đau, bị chia rẽ, ly tán, tan tác, yếu hèn như hôm nay. Chia rẽ, ly tán giữa nhà nước Cộng sản với người dân. Chia rẽ, ly tán, tan tác ngay trong cộng đồng dân tộc.

(Hình: Thuyền nhân Việt Nam, một chương sử bi thương hơn một phần ba số người trốn chạy chế độ Cộng sản đã thiệt mạng trên đường tìm tự do.)

Ông Nguyễn Ngọc Ngạn, một thuyền nhân năm xưa, nay là một gương mặt lớn trong cộng đồng người Việt hải ngoại, nhận xét là ngày nay nếu có ai đó chống Việt Nam thì không phải là chống Cộng sản nữa mà chống lại một sự độc tài mất dân chủ.

Trong chế độ độc tài mất dân chủ ấy các blogger cho rằng di sản lớn nhất là Sự sợ hãi:

Nhà báo Huy Đức viết rằng Di sản lớn nhất mà loài người nhận được từ chế độ Cộng sản là sự sợ hãi. Dân chúng thì sợ từ anh dân phòng cho tới công an, quan tòa. Chính quyền thì sợ nhau và sợ dân.

Trong sự sợ hãi đó blogger Viết Từ Sài Gòn lại nhận ra những thế hệ người Việt lớn lên với một tâm lý nhược tiểu, từ linh hồn tới thể xác. Tâm lý nhược tiểu thấp kém đó là điều dễ dàng để nhà cầm quyền cai trị đất nước. Nhưng chứng kiến liên tục những sự việc bạo lực trong thời gian qua, nhà báo Huy Đức viết tiếp rằng Đỉnh cao của sự sợ hãi của những người trong tay không có gì sẽ là sự khuất phục hoàn toàn nhưng cũng có thể là sự liều lĩnh khó lường. Đỉnh cao của sự sợ hãi của những kẻ cầm quyền hoặc là bỏ chạy hoặc trở nên vô cùng tàn bạo.

Điều mà nhà báo Huy Đức lo ngại đó được blogger Nhạc sĩ Tuấn Khanh nhìn ra như là một niềm tin ở cái ác. Tuấn Khanh viết:

Điều làm người ta kinh sợ là một bộ mặt khác trong đời sống đã lộ diện: có những nơi đã gây nên tội ác và tin cái ác là cần thiết, mà công lý và pháp luật không thể thượng tôn, cái ác trở thành một loại niềm tin, dù chỉ là của một phần rất nhỏ trong dân chúng, thì cũng đó là ngày bất hạnh của dân tộc Việt Nam đã điểm.

Câu chuyện bạo lực và niềm tin trớ trêu vào cái ác đó được blogger Kami xem là sự mất niềm tin vào công lý. Kami viết rằng Ở Việt Nam công lý không được đảm bảo, tinh thần thượng tôn pháp luật không được coi trọng nên một số đông người, đặc biệt là giới trẻ không hiểu khái niệm công lý là gì?

Kami viết thêm là những người ấy càng không thể tưởng tượng nổi việc thực thi pháp luật trong một xã hội pháp trị và công lý luôn được coi trọng như thế nào?

Một di sản khác là di sản Trung Quốc.

Đánh giá về chuyến thăm Trung Quốc gần đây của ông Tổng Bí Thư đảng Nguyễn Phú Trọng, nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Thanh Giang viết rằng cách cư xử của ông Trọng với các đồng chí phương Bắc của ông đã khá hơn, nhưng trang Bauxite Việt Nam thì cho rằng không phải như vậy. Bauxite Vietnam đặt câu hỏi rằng nếu trước đây người tiền nhiệm của ông Trọng đồng ý cho người Trung Quốc vào Tây nguyên khai thác bauxite, nay ông Trọng lại đồng ý với Bắc Kinh về chuyện thăm dò khai thác dầu khí với nhau tại Vịnh Bắc bộ. Bauxite Vietnam kết luận là chẳng có gì khá hơn!

Trong chuyến thăm Trung Quốc của ông Trọng, ông cũng được người đồng nhiệm với ông là ông Tập Cận Bình mời tham gia Con đường Tơ lụa trên biển. Chuyên gia kinh tế Vũ Quang Việt được Bauxite Việt Nam trích lời viết rằng Việt Nam chẳng có lợi lộc gì trong dự án đó của Trung Quốc. Tiến sĩ Vũ Quang Việt còn đặt câu hỏi tại sao ông Trọng chỉ là người đứng đầu đảng lại lên tiếng cam kết với phía Trung Quốc những điều mà đáng ra là của chính phủ Việt Nam như vậy.

Sự Phản Kháng của Người Dân Và Sự Loay Hoay của Nhà Cầm Quyền

Trở lại với di sản sợ hãi mà người Cộng sản trao cho người dân Việt sau 40 năm cai trị, những sự kiện trong vài tuần lễ qua dường như chứng minh cho một sự thay đổi. Gần cả trăm ngàn công nhân đình công đòi quyền lợi bảo hiểm xã hội, rồi cả ngàn người dân chận quốc lộ một chống ô nhiễm tại Bình Thuận,…. Blogger Mai Tú Ân viết rằng Những hành động bất tuân dân sự đang diễn ra rất đa dạng, khác nhau nhưng đều là đưa đến một mục đích giống nhau. Đó là người dân đã bắt đầu chứng tỏ quyền lực thật sự của mình.

Tác giả Thiện Tùng cho rằng nhà cầm quyền đã có những tiến bộ như là họ đang cố gắng soạn thảo Luật biểu tịnh, suy nghĩ về Công đoàn độc lập, hay là báo chí nhà nước đã gọi những người tưởng niệm trận chiến Garma là yêu nước,….

Trước một thực trạng thay đổi của xã hội, nhiều blogger lên tiếng cho những giải pháp, những thay đổi:

Luật sư Lê Trọng Quát lại cho rằng phải thay đổi sâu hơn nữa vì theo ông sự sống chung giữa nhân quyền và chế độ toàn trị là một nghịch lý tuyệt đối.

Nhà khoa học Tô Văn Trường, người thường đưa ra những phản biện rất ôn hòa cho nhà cầm quyền Việt Nam đề nghị rằng hãy bắt đầu từ đảng Cộng sản Việt Nam, rằng đảng phải tổ chức việc bầu cử cho chính mình một cách dân chủ.

Nhà báo Huy Đức nói rằng để giải tỏa sự sợ hãi hiện nay đang ngự trị xã hội thì tốt nhất là chính quyền nên mở ra những kênh đối thoại với người dân.

Đó phải chăng là mơ ước lớn nhất của hàng chục triệu người Việt Nam trong những ngày tháng Tư nhiều kỷ niệm lịch sử này?

Không có nhận xét nào: