Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 1 tháng 11, 2014

Nhạc Trẻ Trước Năm 1975 - Lê Ngọc Phượng

[CBC,Ba Con Mèo,Ba Trái Táo,Sao Xanh,Mây Trắng]
Nhiều ca sĩ trẻ tên tuổi gắn liền với ban nhạc mà mình thành lập (hay cộng tác).Cũng có ban nhạc nổi tiếng mà không có sự vượt trội nào trong các thành viên.Thường thì những ban nhạc trẻ không bền lâu ,không hẳn bởi già đi,mà do chưa định hình bền vững,nhất là khi các thành viên đến tuổi lập gia đình.Nhưng dù lâu hay mau,còn tồn tại hay là đã rã đám,một số ban nhạc trẻ và các thành viên của nó vẫn còn in bóng trong lòng người hâm mộ nhạc trẻ ngày xưa,thời thập niên 60_70.Trở ngược lại thời gian hơn 40 năm trước, khi quân viển chinh Mỹ đổ bộ vào miền Nam Việt Nam, bên cạnh “bài ca tự do dân chủ” + … súng ống, những chú Sam còn mang theo vào miền Nam Việt Nam văn hóa lối sống kiểu Mỹ. Với tâm lý chung của đa số giới trẻ ở SG vốn đang quen văn hóa Pháp, thì văn hóa Mỹ là kiểu một văn hóa thực dụng + lối sống thô thiển. Thế nên đa số là dị ứng và khinh thị với những điều đó. Và cũng thế, trong đời sống văn hoá giải trí, nhất là âm nhạc thì tầng lớp SV HS ở Sài Gòn vẫn tiếp tục nghe nhạc Pháp như một kiểu phản kháng lại điều mình khinh thị. Âm nhạc từ những nhóm của Pháp như Les Chaussettes Noires, của Eddie Mitchell và Francoise Hardy vẫn được giới trẻ ưa chuộng và theo đuổi, và với những người chơi nhạc, nếu có thành lập ban nhạc nghiệp dư thì cũng nặng chất thân Pháp (francophone), cụ thể như các nhóm Les Fanatiques (Công Thành), Les Pénitents (Ngọc Tuấn, Nguyễn Kiên, Trần Văn Phúc, Tuấn Khanh), Les Vampires (Đức Huy, Elvis Phương) toàn lấy tên Tây và hát nhạc Tây;
Sinh hoạt của họ đóng khung trong việc giải trí ngoài giờ học, diễn ngay tại trường hoặc tại Cercle Sportif (Nhà Văn Hóa Lao Động ngày nay). Và cứ thế họ vẫn trung thành với những gì mình chọn lựa cho đến ít năm sau… khi nhạc Mỹ bắt đầu len lỏi được vào đầu óc những chàng trai ấy, và việc này cũng có nguyên nhân đáng bàn.
Nguyên nhân thứ nhất: Thuần túy là chuyên môn, khi tiếp xúc với nhạc Mỹ dân chơi nhạc Sài Gòn chợt nhận ra rằng nhạc pop Pháp chỉ là bản sao của RockN’Roll Anh - Mỹ mà thôi, và chẳng lẽ ta lại đi sao thêm một lần nữa (!?). Những tinh túy thật sự của nhạc trẻ phải đến từ The Shadows, The Ventures, Elvis Presley và The  Beatles…
Nguyên nhân thứ hai: là cơn sốt công nghệ giải trí ở Miền Nam: cô cậu nào mới lớn cũng muốn có việc làm và tiền xài, mà cách dễ dàng nhất đối với những người có năng khiếu  là vào chơi nhạc cho các clubs đang thi nhau mọc như nấm.
Như vậy, từ chỗ bị khinh thị, rẻ rúng, nhạc Rock Anh - Mỹ đã len lỏi dần vào nhịp sống của một bộ phận không nhỏ thanh niên miền Nam ngày ấy, và ngay cả bản thân những người chơi nhạc thời ấy cũng không thể lường trước được sự ảnh hưởng to lớn của nó đến bản thân họ và đến thế hệ trẻ ngày nay là như thế nào, khi mà thế giới cũng bắt đầu lên cơn sốt cùng Rock
. (Lịch Sử Rock Việt )

Bích Loan và CBC
(1,2,3,4,5,6,7,8)
Giống các ban nhạc gia đình như The Dreamers của nhà Phạm Duy,The Uptight của nhà Lữ Liên,Ban Bốn Phương của nhà Minh Trang_Dương Thiệu Tước,hay ban The Blue Stars của nhà Nguyên Ngọc_Huyền Nga,CBC là một ban nhạc gia đình gồm Lân Trống, Bích Ly, Tùng Linh, Bích Loan, Bích Liên, Tùng Vân.CBC xuất hiện vào đầu thập niên 60,lúc còn là những cô cậu bé 10,12 tuổi.
Theo nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 thì: “Trước 30/4/75 có những ban nhạc “thuần” rock như The Black Caps, The Rockin’ Stars, The Interprise, Les Pénitents, The Crazy Dog, CBC… Trong đó The Rockin’ Stars và The Black Caps được xem như những ban nhạc rock đầu tiên của Sài Gòn. CBC cũng xuất hiện khá sớm (khoảng 1962) nhưng thời đó còn là một ban nhạc thiếu nhi chơi rock và khi lớn lên CBC được xem là ban nhạc “đệ nhất kích động nhạc” thời ấy.[1]


Ban nhac CBC:Marie,Tùng Linh, Bích Loan,Tùng Vân, Bích Liên,Thanh Tùng.

Điều kỳ lạ là mặc dù danh tiếng đang lên cực đỉnh thì họ bí mật bỏ VN đi năm 1974. Lang thang qua rất nhiều nước xin tị nạn. Có thời kỳ còn được các nhà sư Tây Tạng lưu vong ở Ấn nuôi. Sau này họ quay về sứ quán Mỹ ở Ấn và xin đi Mỹ được.[1]
Sau đây là gom góp một vài trình diễn của ban nhạc này:

Ảo Ảnh (Y Vân /Bích Loan/ Mùa Thu Ơi)
Giã Từ Đêm Mưa (Bích Loan & CBC/PBN 4/1987)
Mây Lang Thang (A Cowboy’s Work Is Never Done/LV Trường Kỳ/Bích Loan & CBC /PBN 5)
Sin's A Good Man's Brother (Bích Loan/Tùng Giang 4)/Pre 75
Tình (Văn Phụng/Bích Loan/Mùa Thu Ơi)
Tình Yêu Tuyệt Vời (Anh Bằng/Bích Loan & CBC/Shotguns 30 )

Ban Blue Stars  (Sao Xanh)(1,2,3 )
 
The Blue Stars với Pauline Ngọc (ngồi,thứ 2 từ trái)
Là ban nhạc nữ đầu tiên của Việt Nam dưới sự dẫn dắt của hai ông bà nhạc sĩ Nguyễn Ngọc và Huyền Nga. Thành viên của ban nhạc này gồm có Minh Trang (tức Bích Câu, lead guitar, con ông bà nhạc sĩ Nguyễn Ngọc – Huyền Nga), Ngọc Lan (organ, cũng là con ông bà Nguyễn Ngọc – Huyền Nga), Ngọc Phượng (Bích Phượng,bass), hai chị em Tường Vân (drums) và Tường Nga (rhythm guitar),các ca sĩ Xuân Thu, Hồng Loan (em của Jo Marcel), Christiane Marbec (Christian Bê)... sau đó tăng cường thêm Bạch La (con nhạc sĩ Hoàng Trọng), Pauline Ngọc... trình diễn khắp nơi trong giới nhạc trẻ cũng như giúp vui cho nhiều club Mỹ tại Tân Sơn Nhất, Long Bình, Biên Hòa...( trong thời kỳ quân đội Hoa Kỳ đến VN)...
Ban nhạc anh em của the Blue Stars là ban the Black Caps (với Paolo,sau đó,Tuấn Ngọc) cũng do Ô.bà Nguyễn Ngọc_Huyền Nga sáng lập.
Bà Huyền Nga là nhạc sĩ trình diễn với sở trường là đàn Hạ Uy Cầm (Hawaiian guitar).Bà là em nhạc sĩ Văn Thủy (tác giả bản nhạc Dứt Ðường Tơ)
Trong giai đoạn 1960-1970, hệ thống truyền thanh, truyền hình đài Quốc Gia VN phát triển rộng, nữ nhạc sĩ Huyền Nga được mời phụ trách chương trình nữ giới trên đài này, lấy tên là Ban nhạc “Sao Xanh”, và ca hát toàn nhạc VN để phù hợp với chương trình Việt ngữ.[2].
Chính từ ban nhạc Sao Xanh này,thính giả VN thời đó đã quen với Tình Xanh (lời Việt Phạm Duy) của bản  Love Is Blue đang thịnh hành. (Bài này trở thành bài nhạc không lời nổi tiếng qua sự trình diễn của ban nhạc Paul Mauriat).Sau này có nhiều ca sĩ hát lại bài này (như Ngọc LanSơn Tuyền,...),nhưng người ta vẫn không quên nó đã được khai sinh từ The Blue Stars.

 
Vân (drum), Phượng (Bass), Christiane Lê, Tuyết Hương 3 trái táo, Loan (em Jo Marcel), Câu (guitar lead), Nga (accord).
Xin mời nghe lại bản thu âm nổi tiếng này (mà cũng là bản duy nhất tìm thấy trên mạng): 
Tình Xanh với tiếng hát Phương Mai và ban Blue Stars *
Vy Vân_ Tuyết Hương_Tuyết Dung và 3 Trái Táo (The Apple Three)
(1,2,3,4,5,6,7)


Ban tam ca "The Apple Three / Ba Trái Táo" do nhạc sĩ Lê Vũ Chấn của phòng trà Baccara thành lập vào đầu thập niên 70, nguyên thủy gồm có Tuyết Loan, Tuyết Hương và Tuyết Dung. Chỉ một thời gian thì Tuyết Loan rời khỏi ban tam ca và được thay thế với Vy Vân (Vanchus).
Là một băng nhạc mang sắc thái mới mẻ cho nhạc trẻ Việt Nam trong đầu khoảng thập niên 70. Bộ ba Vy Vân, Tuyết Hương và cô cháu Tuyết Dung đã được báo chí nhắc nhở đến thật nhiều nhờ hình thức trình diễn sống động và nhịp nhàng cộng thêm lối trang phục đẹp mắt. [7

 

Vy Vân
Sau khi Ba Trái Táo chia tay nhau mỗi người một ngả thì Vy Vân vẫn tiếp tục hoạt động với tính cách độc lập cho đến khi rời khỏi Việt Nam vào năm 75 cùng với con gái là nữ ca sĩ Phi Phi sau này. [1].
Tại San Jose Vy Vân đã từng đứng ra khai thác một vũ trường lấy tên là Baccara trong một thời gian và đã từng thực hiện riêng cho mình một số băng nhạc. Trong băng nhạc đầu tiên Tiếc Một Người, Vy Vân đã trình bày một số nhạc phẩm Việt Nam xen kẽ với những nhạc phẩm lời Anh và Pháp đã đưa tên tuổi cô đến với thính giả như If You Go Away, Without You và Demain Tu Te Maries. Sau đó là một số băng nhạc và CD khác được tung ra thị trường như You Don't Have To Say You Love Me, Làm Sao Quên Được Tình Yêu và I'll Be There,... [1]. 


Vy Vân để lại khá nhiều bản thu âm [2]:
Bạn Lòng (Hoàng Trọng/ Vy Vân 1)
Cuộc Tình Thoáng Bay (More/LV Kỳ Phát)
Đêm Đông (Nguyễn Văn Thương/Vy Vân 4)
Điệu Luân Vũ Dang Dở (Tennessee Waltz)
Đóa Hồng Đen ( Spanish Harlem/1960)
Em Chờ Anh Trở Lại (Hoàng Nguyên/ Vy Vân 1)
Giết Em Bằng Tiếng Hát Anh (Nỗi Đau dịu Dàng/Killing Me Softly With His Song/LV Vũ Xuân Hùng/Tình Ca Nhạc Trẻ 1) /1974
Hạnh Phúc Cùng Nhau (Happy Together/Minh Xuân_ Vy Vân)
I'll Be There (Vy Vân_Phi Phi/The Jackson 5)
Không Cần Nói Anh Yêu (You Don't Have to Say You Love Me - LV Phạm Duy)
Không Có Anh (Without You/LV Vy Vân/ Vy Vân 4)/Một LV khác là của Lê Hựu Hà (Anh Tú ca)/Mariah Carey)
Làm Sao Mà Quên Được (Phạm Duy/ Vy Vân 1)
Lưu Luyến (Dương Quang Định) Bài này Vy Vân lầm là của Khánh Băng
Một Chút Viễn Mơ (Imagine/John Lennon/LV Vũ Xuân Hùng)
Ngày Ấy Chúng Mình ( The Way We Were/Barbra Streisand/Đặng Lệ Quân/Lời Việt)
Ngày Mai Đám Cưới Anh (Demain Tu Te Maries/Vy Vân/ Vy Vân 4)
Người Yêu Dấu Ơi (Je Suis D'accord/)
Người Yêu Nếu Ra Đi (If You Go Away/LV Phạm Duy/Vy Vân 4)
Nhạc Lòng Chưa Dứt (Unchained Melody/ Vy Vân 2 

Tuyết Hương: Ở bước đầu, khi cộng tác với phòng trà Ly Lan ở đường Lý Thái Tổ, Tuyết Hương còn ăn mặc hơi quê quê, trang điểm diêm dúa mà không bắt mắt. Tuyết Hương có một khuôn mặt sáng sủa thông minh, nụ cười cởi mở, ánh mắt hơi lẳng. Vóc dáng cô khá thanh cảnh, dáng đi và cử chỉ cô khá yểu điệu. Về sau, cô sành ăn mặc, thường mặc bộ Âu phục với chiếc jupe bó mông khi bước ra sân khấu. Cô luyện được dáng đứng một cách sang trọng và khêu gợi của nữ tài tử Ava Gardner, hơi tréo chân và hơi ưỡn ngực. Trông cô như lột xác hẳn, mỗi cử động khi diễn tả bài hát làm cho cô có chiều phong vận, có chiều thanh tân lạ lùng. Cô hát nhạc ngoại quốc khá nghề, nhất là bài “It’s Now Or Never”, “Bambino”… Theo lời của ca sĩ Mỹ Hòa thì Tuyết Hương rất sành nhạc ngoại quốc, xứng đáng là bậc đàn chị của mình.
Về sau Tuyết Hương thành lập Tam Ca Ba Trái Táo với Vi Vân và Tuyết Dung.
Hồ Trường An [4]

(trích “Theo Chân Những Tiếng Hát” Tổ Hợp Miền Đông Hoa Kỳ xb 1998) [4]

      
Chỉ Là Giấc Mơ Qua (Yellow Bird,LV Nam Lộc/Tuyết Dung_Tuyết Hương/Sinh Hoạt Nhạc Trẻ Tùng Giang 4)
Don't Cry Out Loud (Tuyết Hương/Tình )
Tonight I Celebrate My Love
 (Tuyết Hương_Trung Hành)
You Are So Vain (Tuyết Hương/Tùng Giang 4)
Chiều Xuống Paris (Ngô Thụy Miên/thơ Trần Đinh/Tuyết Dung)
Hạnh Phúc Cùng Nhau (Happy Together/Tuyết Dung_Tuyết Hương)
Trong Mắt Em Là Biển Nhớ (Ngô Thụy Miên/Tuyết Dung)


Mỹ Hòa_Minh Xuân và Tam Ca Ba Con Mèo (The Cat's Trio)
(1,2,3,4,5,6,7,8)
Mỹ Hòa kết hợp với 2 cô em ca sĩ Minh Tuyết là Uyên Ly và Kim Anh lập ra ban tam ca Ba Con Mèo (The Cat's Trio).Sau đó Minh Xuân thay chỗ cho Mỹ Hòa.
Cùng với Ba Trái Táo (The Aples Three) và Sao Xanh (The Blue Stars),Ba Con Mèo là một trong những ban hợp ca toàn nữ lừng lẫy một thời.


Cuốn Theo Dòng Đời ( Proud Mary/Lời Việt Phạm Duy/The Cat's Trio/Tình Ca Nhạc Trẻ 3)
Đêm Đô Thị (Y Vân /The Cat's Trio/ Phạm Mạnh Cương 26)
Giã Từ Đêm Mưa (Văn Phụng /The Cat's Trio/ Phạm Mạnh Cương 05)
Giờ Này Anh Ở Đâu (Khánh Băng/The Cat's Trio/ Nhã Ca 02)
Nụ Hôn Vĩnh Biệt (Kiss Me Goodbye/The Cat's Trio/Tình Ca Nhạc Trẻ 3)
Tình Khúc Chiều Mưa (Nguyễn Ánh 9/ Sinh Họat Nhạc Trẻ Tùng Giang 1)
Xóm Đêm (Phạm Đình Chương/The Cat's Trio/Jo Marcel 27)
Yêu Hoa (Tout L'Amour / The Cat's Trio/ Phạm Mạnh Cương 26
Trích bài viết của HTAn:
Mỹ Hòa: Tiếng ca sương khói trong ánh trăng.



Mỹ Hòa là ca sĩ thường trực cho vũ trường La Cigale ở Đa Kao nên được báo chí mệnh danh là Nữ Hoàng La Cigale.Cô cùng Uyên Ly và Kim Anh (hai cô em gái của nữ ca sĩ Minh Tuyết) thành lập ban Tam Ca Ba Con Mèo. Nhưng đến năm 1971, cô ra đi nhường chức mèo cái lại cho Uyên Ly. Chổ trống của cô được thay thế bằng Minh Xuân.
Mỹ Hoà vào thập niên 70 có giọng hát khá trong ấm, cách dàn trải làn hơi đâu vào đó nên không có chổ nào hao hụt.Vả lại, cô thường lựa những bản hát nằm trong âm vực của giọng hát cô như "Bao Giờ Biết Tương Tư" của Phạm Duy, "Ngày Về" của Hoàng Giác, "Trở Về" của Châu Kỳ. Nếu gặp chỗ lên hơi cao, lọt ra ngoài âm vực giọng hát cô chút ít, cô cố gắng dùng làn hơi ở bụng để hát lớn tiếng, dù tiếng có hơi gắt đi nữa, chớ cô không tét qua giọng mái, hoặc nhốt sâu giọng hát trong cuống họng rồi rít lên the thé.

Giọng hát của Mỹ Hoà là một giọng trong trẻo, không có gì đặc biệt, như một số đông rất phồn thịnh các giọng ca nữ khác.Nhưng đặc biệt chăng mỗi khi hát bằng giọng ngực, giọng cô trở nên khào khào,đặc sánh như mật ong và cực kỳ nồng ấm.Thường thì nếu dùng giọng ngực không nhuần nhuyễn,người ca sĩ dễ làm cho khán thính giả cảm thấy mệt nhọc và ran ran ở lồng ngực mình.Mỹ Hoà hát giọng ngực thật lưu loát, làm cho khán thính giả cảm thấy thoải mái.Đã vậy, chuỗi ngân của cô khi hát bằng giọng trong trẻo khá điêu luyện, khá khít khao và đều đặn.Nhưng khi cô hát bằng giọng ngực thì chuỗi ngân thêm dài,thêm rập rờn óng ả,như những đợt sóng hồ thu lớp lớp giạt vào bờ (HTAn)[1]

Mỹ Hòa xinh xắn, duyên dáng, giỏi trang điểm, dù cô có làn da hơi ngăm đen nhưng cô có nét tươi trẻ nồng mặn qua màu sắc trang điểm tươi thắm.
Mỹ Hòa trong những năm đầu ở Paris vừa hát tân nhạc vừa đóng tuồng cải lương. Trong vở “Nỗi Oan Thị Kính”, cô thủ vai Thị Mầu, ghi một điểm son lộng lẫy trong kịch giới ở hải ngoại. Trong các vở tuồng cải lương khác của Trần Trung Quân, cô đóng vai thương rất nghề, ai ngờ khi đóng vai lẳng cô rất thao túng.
Mỹ Hòa vào thập niên 70 có giọng hát khá trong ấm, cách dàn trải hơi đâu vào đó nên không có chỗ nào hao hụt. Vả lại, cô thường lựa những bài hát nằm trong âm vực của giọng hát cô như “Bao Giờ Biết Tương Tư” của Phạm Duy, “Ngày Về” của Hoàng Giác, “Trở Về” của Châu Kỳ. Nếu gặp chỗ lên hơi cao, lọt ra ngoài âm vực giọng hát cô chút ít, cô cố gắng dùng làn hơi ở bụng để hát lớn tiếng, dù tiếng có hơi gắt đi nữa, chớ cô không tét qua giọng mái, hoặc nhốt sâu giọng hát trong cuống họng rồi rít lên the thé.
Giọng hát của Mỹ Hòa là một giọng trong trẻo, không có gì đặc biệt, như một số đông rất phồn thịnh các giọng ca nữ khác . Nhưng đặc biệt chăng mỗi khi hát bằng giọng ngực (son de poitrine), giọng cô trở nên khào khào, đặc sánh như mật ong và cực kỳ nồng ấm. Thường thì nếu dùng giọng ngực không nhuần nhuyễn, người ca sĩ dễ làm cho khán thính giả cảm thấy mệt nhọc và ran ran ở lồng ngực mình. Mỹ Hòa hát giọng ngực thật lưu loát, làm cho khán thính giả cảm thấy thoải mái. Đã vậy, chuỗi ngân của cô khi hát bằng giọng trong trẻo khá điêu luyện, khá khít khao và đều đặn. Nhưng khi cô hát bằng giọng ngực thì chuỗi ngân thêm dài, thêm rập rờn óng ả, như những đợt sống hồ thu lớp lớp giạt vào bờ.
Ở ngoài đời, trong cuộc hội họp bạn thân, Mỹ Hòa ưa làm vẻ lẳng lơ để chọc cười mọi người. Nhưng ở chỗ trang nghiêm, cô hành xử nói năng rất điềm đạm và mực thước. Cũng vậy, khi ca tân nhạc, cô không hề ưỡn ẹo để phô trương mắt liếc có đuôi, môi cười nhoẻn nụ, không uốn éo giọng hát, không ỏn thót giọng hát theo điệu nhỏng nhẽo của các cô đào lẳng đóng các vai Đắc Kỷ, Bao Tự, Ly Cơ, Hoàng Phủ Phi Giao…
Mỹ Hòa hát nhạc Pháp rất hay, nhất là bài “Les Feuilles Mortes”của Joseph Kosma  (lời của thi sĩ Jaques Prévert). Những bản nhạc Pháp nổi tiếng vào thập niên 50, 60 như “La Vie En Rose”, “Ombres Sous Les Mers”, “Le Gitan”, “Bambino”, “Histoire d’Un Amour” đều được Mỹ Hòa diễn tả rất khởi hứng.
Với tài năng đa dạng, Mỹ Hòa còn ngâm thơ, nhưng chỉ ngâm trong các buổi ra mắt sách của các văn nhân thi sĩ hay trong các cuộc họp bạn mà thôi. 
[HTAn (3)]
Chuyển Bến (Đoàn Chuẩn/Mỹ Hòa/Trường Hải 16)
Người Yêu Tôi Đâu (Dr Zhivago/Mỹ Hòa)
Thoi Tơ (Đức Quỳnh/Mỹ Hòa/Trường Hải 16)
Vườn Thu (Văn Thủy/Mỹ Hòa/Trường Hải 15)
Yêu Anh Dài Lâu (Đức Huy/Mỹ Hòa)
Uyên Ly_Kim Anh
Lúc đầu, nữ ca sĩ Mỹ Hòa làm trưởng ban Tam Ca Ba Con Mèo (mèo chúa). Sau đó Mỹ Hòa rút lui chỉ còn lại Uyên Ly và Kim Anh. Cho nên Uyên Ly nhảy lên chức mèo chúa và kiếm được Minh Xuân thay chỗ cho mình.
Uyên Ly và Kim Anh là em gái nữ ca sĩ Minh Tuyết. Kim Anh này không phải là cô Kim Anh gốc Tàu nổi tiếng nhờ hát bài “Mùa Thu Lá Bay”. Uyên Ly cao lớn, làn da mặt tuy không mịn nhưng đường nét trên khuôn mặt khá thanh tú và thật hài hòa. Cô cao lớn, có thể mặc minijupe rất đẹp, nhưng cô lại thích mặc maxi hơn. Chiếc maxi làm cho mái tóc buông xõa cô có nét huyền hoặc hơn. Kim Anh thấp hơn Uyên Ly, đẹp vừa phải và có vẻ hiền lành nhẫn nhục.
Khi ra hải ngoại, Uyên Ly trở thành vợ của Sĩ Phú. Cả ba Sĩ Phú, Uyên Ly, Kim Anh có hát chung một băng nhạc. Nói chung, giọng của hai chị em khi hát loại nhạc cây nhà lá vườn tuy không có gì đặc sắc nhưng có nề nếp, không uốn vặn, không tung những trò quái chiêu như Thanh Thúy. Cho nên kẻ khó tính vốn ưa trò vạch lá tìm sâu cũng khó tìm chỗ mà chê giọng của họ
.[HTAn(3)]
Băng nhạc mà HTAn nói chính là album Chiều Bên Giáo Đường,mà tôi đã giới thiệu trong bài viết về Sĩ Phú

[Uyên Ly_Kim Anh_Minh Xuân]
Hoa Soan Bên Thềm Cũ (Tuấn Khanh/Kim Anh/Chiều Bên Giáo Đường)
Lá Rơi Bên Thềm (Lê Trọng Nguyễn/Kim Anh/Chiều Bên Giáo Đường)
Mưa Rơi (Châu Kỳ_Ưng Lang/Kim Anh/Chiều Bên Giáo Đường)
Nhạt Nhòa (Tuấn Khanh/Kim Anh/Nỗi Niềm)
Nỗi Niềm (Tuấn Khanh/Kim Anh/Nỗi Niềm)
Sao Đêm (Lê Trọng Nguyễn/Kim Anh/Chiều Bên Giáo Đường )
Thú Đau Thương (Phạm Duy/Kim Anh/Nỗi Niềm)
Phố Chiều (Hoàng Thi Thơ/Uyên Ly/Chiều Bên Giáo Đường)
Một Ngày Như Mọi Ngày (Trịnh Công Sơn/Uyên Ly/ Nỗi Niềm )
Tình Khúc Cho Em (Lê Uyên Phương/Sĩ Phú_Uyên Ly/Chiều Bên Giáo Đường)

Chiều Bên Giáo Đường    
Minh Xuân là thành viên của ban 3 Con Mèo (The Cat's Trio) sau khi con Mèo đầu đàn Mỹ Hòa tách khỏi ban này. Cô thành công nhờ tiếng hát vững vàng và trong sáng.
Đây là nhận xét của ông Hồ Trường An:
Bên quê nhà, tôi gặp Minh Xuân ở phòng trà Queen Bee. Cô mặc minijupe thật xinh, dù cặp đùi cô không dài lắm. Mặt cô tròn, không đẹp, nhưng trông mũm mĩm dễ thương. Hôm đó tôi cùng ký giả Trần Quân, nhà thơ nữ Hoàng Hương Trang ngồi chung quanh chiếc bàn trước bục ca. Minh Xuân khi vừa tới phòng trà Queen Bee là đến chào Trần Quân. Cô trang điểm thật lòe loẹt. Ngồi gần cô, tôi hơi nhức mắt với màu son phấn quá nóng gắt như thế. Nhưng khi cô lên bục ca, cô đẹp hẳn nhờ màu sắc trang điểm khắc phục ánh đèn ấy. 

Lần sau cô cùng Anh Khoa, Connie Kim hát trong buổi họp mặt của các sĩ quan xuất thân trường Võ Bị Đà Lạt. Lần này cũng như lần trước, cô không làm cho tôi chú ý lắm. Nhưng khi cô hát thâu băng bài “Mặt Trời Đen” thì tôi bị tiếng hát cô chinh phục ngay. Tiếng hát cô khàn đặc gợi nên hình ảnh chất mực Long Tể, mực Huy Châu bôi lấp đi màu sắc trữ tình của cảnh mộng cảnh thơ, xóa nhòa màu sắc diễm lệ thời đại hoàng kim trong chuyện thần thoại La Hy. Bài hát đã trác tuyệt, lại được giọng hát độc đáo kỳ diệu của cô diễn tả thì còn sự xứng hợp nào bằng ! Đó có khác nào một khung gỗ chạm trổ tinh xảo để lồng một bức tranh có giá trị cao. [HTAn/3]


Anh Là Mặt Trời (Tu Es Le Soleil/LV Vũ Xuân Hùng/Minh Xuân_Thanh Lan)
Biệt Khúc (Nguyễn Trung Cang/Minh Xuân)
Cho Quên Thú Đau Thương (Main Dans La Main/LV Nam Lộc/Minh Xuân)
Chuyện Phim Buồn (Sad Movie/LV Nguyễn Duy Buồn/Minh Xuân)
Cuộc Tình Xưa (Tùng Giang/Minh Xuân)
Dòng Sông Tuổi Nhỏ (La Maritza - LV Vũ Xuân Hùng/Minh Xuân)
Đã Có Anh (You Needed Me/LV Minh Phúc /Minh Xuân/Touch Me In The Morning )
Điệu Luân Vũ Dang Dở (Tennessee Waltz/Minh Xuân/Tình Ca Nhạc Trẻ 3)
Gần Bên Anh (C'est Ma Vie/Minh Xuân)
Giữ Anh Trong Tim (Minh Xuân)
Hạnh Phúc Cùng Nhau (Happy Together/The Turtles/lời Việt Đan Hà/ Minh Xuân_Vy Vân/Tình Ca Nhạc Trẻ 2)
Hãy Đến Với Em (Il Te Parle D'Amour/Minh Xuân)
Hãy Yêu Đời (Minh Xuân/ Đám Cưới Đầu Xuân )
Luân Vũ Tình Yêu (Minh Xuân/Luân Vũ Ngày Mưa)
Luyến Tiếc (Minh Xuân/Luyến Tiếc )
Mặt Trời Đen (Nguyễn Trung Cang/Minh Xuân)
Mong Manh (Minh Xuân/Mơ Về Em )
Một Thời Để Chết (La Vie C'est Comme Une Histoire D'Amour/LV Nam Lộc/Minh Xuân)
Một Thời Để Yêu (Les Amoureux Qui Passent/LV Nam Lộc/Minh Xuân)
Nez En Lair ( NQLV/Minh Xuân)
Người Tình Trăm Năm (Đức Huy/Minh Xuân/Nỗi Niềm)
Người Yêu Hỡi (Minh Xuân/Dạ Vũ Nhung )
Phút Bên Chàng (Minh Xuân/Dạ Vũ Yêu Đương 2 )
Phiêu Lưu Cuộc Tình (NQLV/Minh Xuân)
Thương Nhau Ngày Mưa (Nguyễn Trung Cang/ Nỗi Niềm)
Tình (Văn Phụng/Minh Xuân/Tình...! )
Tình Anh Sống Mãi (I Will Survive/Minh Xuân)
Tình Đầu (Hoàng Trọng/Minh Xuân/Tình...! )
Tình Đến Rồi Đi (Il pleut sur Bruxelles/Minh Xuân)
Tình Tuyệt Vời (Minh Xuân)
Tình Yêu Đó (NQLV/Minh Xuân/ Dạ Vũ Xám )
Touch Me In The Morning (Minh Xuân/Touch Me In The Morning *
Toute Premiere Fois (Những Phút Đầu Tiên / Minh Xuân )
Vắng Chàng (Let's Put It All Together/LV Kỳ Phát/Minh Xuân/ Thế Giới Nhạc Trẻ 2)
Vết Son Trên Cổ Áo (Lipstick On Your Collar - Minh Xuân) 
Yêu Nhau Đi (Besamé Mucho
 /LV Trường Kỳ/Minh Xuân)
Yêu Nhau Phút Này (Touch Me In The Morning/Minh Xuân)
Album
Tình Ca Nhạc Trẻ 2 (Minh Xuân,Minh Phúc,...)

[ [

Minh Xuân được nhiều khán thính giả mến mộ khi kết hợp với ca sĩ Minh Phúc thành đôi song ca Minh Phúc - Minh Xuân...[2]
Minh Phúc  (+) là nhạc sĩ kỳ cựu trong làng nhạc trẻ Việt Nam. Anh từng là thành viên của ban nhạc The Black Caps từ đầu thập niên 60 trong vai trò nhạc công xử dụng bass guitar.[a,b]


Bao Giờ Gặp Lại (When Will I See You Again/Minh Phúc Minh Xuân/ Tình Hè Rực Nắng)
Chỉ Là Giấc Mơ Qua (Yellow Bird/LV Nam Lộc/Minh Xuân_Minh Phúc/Nhạc Trẻ - Nhạc Hồng)
Cho Quên Thú Đau Thương (Main Dans La Main/Minh Phúc_Minh Xuân)
Cho Tôi Tình Yêu (Let It Be Me/Minh Xuân_Minh Phúc /The Shadows/Nhạc Trẻ 3 - The Godfather)
Chủ Nhật Tươi Hồng (Beautiful Sunday/LV Phạm Duy/Minh Xuân_Minh Phúc/Nhạc Trẻ 5)
Đưa Nhau Đến Miền Đất Hứa (Nguyễn Trung Cang_Minh Phúc/Minh Phúc_Minh Xuân/Nhạc Trẻ 8)
Giot Buon Trong Đêm ( Lonely Tear In China Town /Minh Xuân _ Minh Phúc)
Gri Gri Thân Mến (Minh Xuân_Minh Phúc/ Asia 10 - Dạ Vũ Trắng)
Khi Có Nhau Trong Đời (World Without Love/LV Trường Kỳ/Minh Xuân_Minh Phúc/ Nhạc Trẻ - Nhạc Hồng)
Kỷ Niệm Bay Xa (Nguyễn Vũ/Minh Phúc_Minh Xuân)
Lãng Du (L'Aventura/LV Vũ Xuân Hùng_Nguyễn Duy Biên/Minh Phúc_Minh Xuân/Giáng Ngọc 06 - Nhạc Trẻ)
Lời Yêu Dấu Cho Người (C'Est Bon Pour Le Morale/Minh Phúc_Minh Xuân/Tình Hè Rực Nắng)
Này Người Ơi Hãy Im Nghe (There's A Kind Of Hush /Minh Phúc Minh Xuân)
Những Mùa Nắng Đẹp
 (Seasons In The Sun/ LV Phạm Duy/Minh Xuân, Minh Phúc)
Những Phút Đầu Tiên (Toute Premiere Fois/Minh Phúc_Minh Xuân)
Rồi Mai Đây (Lo Mucho Que Te Quiero/LV Trường Kỳ/Minh Xuân_Minh Phúc/Nhạc Trẻ 2)
Tiếng Chuông Ngân Đêm Noel (Jingle Bells /LV Trường Kỳ/Minh Xuân_Minh Phúc/Thế Giới Nhạc Trẻ 2)
Tình Hồng Cho Em (Le Seul Bébé Qui Ne Pleure Pas/ LV Kỳ Phát/Minh Phúc_Minh Xuân/Kim Ngân 05 - Angelique)
Tình Yêu Trong Đời (Sealed With A Kiss/LV Trường Kỳ/Minh Xuân _Minh Phúc/Sinh Hoạt Nhạc Trẻ Tùng Giang 3)
Toute Une Vie (Minh Phúc _ Minh Xuân)
Vườn Địa Đàng (Au Jardin D'Alice/Minh Xuân_Minh Phúc) 


 
Ban Mây Trắng
(1,2,3,4,5,6,7)
  

Tuy không sáng tác nhạc thuần Việt như ban Phượng Hoàng của Nguyễn Trung Cang,Lê Hựu Hà ,Mây Trắng là một trong các ban nhạc trẻ đầu tiên dùng tên Việt hoá mà một số bài do thành viên trong ban đặt lời (Lá Xanh Mùa Hè,Mộng Phiêu Du,Tiếc Thương,Khi Nào Khi Nào,Tình Thiên Lý,...). Thành phần trong ban này gồm có Tuấn DũngTrung HànhCao Giảng ... Nghệ thuật trình bày hợp ca của ban nhạc này rất thu hút lớp khán thính giả trẻ thời ấy. 
Ca Khúc Cho Em (I Need You/LV Trường Kỳ)
Đồng Xanh (Green Fields/LV Lê Hựu Hà/Nhạc Trẻ 3)
Lá Xanh Mùa Hè (The Green Leaves Of Summer / LV Tuấn Dũng/Nhạc Trẻ 5)(video)
Mộng Phiêu Du (Cecilia/LV Tuấn Dũng/Tình Ca Nhạc Trẻ 1)
Những Lời Xin Em (Words/LV Trường Kỳ/Nhạc Hồng)
Các thành viên cũng có những bài đơn ca và song ca (sau này):
Bài Luân Vũ Trong Mưa (The Last Waltz/LV Trường Kỳ/Tuấn Dũng/Nhạc Trẻ 2)
Cất Tiếng Hát 
(Winchester Cathedral/LV Tuấn Dũng/Tình Ca Nhạc Trẻ 1)
Khi Nào Khi Nào
(Quando Quando /LV Tuấn Dũng)
Nói Sao Em Hiểu (How Can I Tell Her/ LV Nguyễn Duy Biên /Tuấn Dũng /Video/2011)
Imagine (Cao Giảng/ Nhạc Trẻ Tùng Giang 1)
Xin Giữ Mãi Rung Đông Đó (Hook on A Feeling/ LV Nguyễn Duy Biên/Cao Giảng/Tình Ca Nhạc Trẻ 3)
Rồi Mai Đây 
(Lo Mucho Que Te Quiero/LV Trường Kỳ/Trunh Hành_Cao Giảng/)
Tiếc Thương (Dona Dona /LV Tuấn Dũng/Tuấn Dũng_Trung Hành/Video)
Khói Mờ Mắt Em (Smoke Gets In Your Eyes/Trung Hành)
Người Cha Yêu Dấu (Papa/Paul Anka/LV/Trung Hành/Video) (1974)
Oh Carol (Trung Hành/Tình Ca Cho Em 2)
Tình Thiên Lý (Scarborough Fair/LV Tuấn Dũng/Tuấn Dũng_Trung Hành/Asia 43)
Album
Tình Ca Nhạc Trẻ 1 (Tuấn Dũng,Cao Giảng,...)

  
Rõ ràng là các giọng ca trẻ (ngày đó) khi hát nhạc Việt thì không thể sánh được với những "sao" Thái Thanh,Lệ Thu,Khánh Ly,Hà Thanh,Thanh Thúy,...,nhưng với nhạc ngoại quốc lời Việt,họ không có đối tượng để so kè.Nhạc ngoại quốc lời Việt thường là những bản nhạc thịnh hành đã qua tuyển chọn của người thưởng ngoạn,nên dù gì phần nhạc đã được đảm bảo.Phần ca từ bằng lời Việt ,tuy không đóng vai trò quan trọng (có khi  chỉ là "ghép"lời như bản Trưng Vương Khung Cửa Mùa Thu của Nam Lộc chẳng ăn nhập gì với bài nhạc gốc -Tell Laura I Love Her,hay Dưới Trăng của Phạm Duy trên nền nhạc bài Moon River),nhưng cũng góp phần đưa giai điệu một bài nhạc ngoại tới gần giai điệu của một bài nhạc Việt.
Ngày nay nhạc trẻ cũng có ảnh hưởng từ văn minh,văn hóa thế giới,nhưng buồn thay,hình như các bạn trẻ của ta chỉ học được những cái dở hơi của nhạc Hàn,nhạc Tầu!Cũng ái mộ thần tượng,cũng có fan club,nhưng không biết chọn thần tượng,và lập fan club cũng chỉ là do đua đòi,vì vậy khi nghe lại những bản nhạc "trẻ " (xưa),người ta có cảm tưởng nền âm nhạc Việt (nay) chẳng những không khá lên,mà có chiều hướng thụt lùi.Càng buồn hơn khi những người có trách nhiệm và thế hệ đàn anh hình như chẳng quan tâm gì đến tương lai u ám đó ,mà cứ để kệ đàn em thao túng,như một sự bất lực,hay tệ hơn ,một thái độ "mackeno".Nửa thế kỷ sau,có người nào đó viết hoài cổ (như tôi),liệu họ sẽ viết gì về giai đoạn bây giờ?

Lê Ngọc Phượng 
Tháng 9/2014

Không có nhận xét nào: