Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 18 tháng 11, 2014

Một người Mỹ tìm mọi cách để Bắc Hàn bỏ tù


Mathew Miller trước tòa án Bắc Triều Tiên
Tháng Tư năm 2014, Matthew Miller, người Mỹ, tới Bắc Hàn du lịch.
Trên chuyến bay anh tự hủy visa của mình và muốn xin tỵ nạn – và giờ đây anh nói với một trang web chuyên đưa tin về Bắc Hàn rằng anh đã làm tất cả để bị bắt giữ. Vì sao?

Có những quy trình nhất định khi Bắc Hàn muốn bỏ tù công dân Hoa Kỳ.
Đây là một trong những quốc gia chuyên chế bậc nhất thế giới, nơi các biện pháp trừng phạt, mà theo cuộc điều tra của Liên Hiệp Quốc mô tả, gồm có “tiêu diệt, ám sát, nô dịch, tra tấn, tù đày, cưỡng hiếp, cưỡng ép phá thai và bạo lực tình dục”.
Bất kỳ vị tổng thống Hoa Kỳ nào cũng muốn làm hết sức có thể để giải thoát tù nhân.
Nhưng nếu tù nhân đó muốn ở lại thì sao? Matthew Miller được thả tự do hôm 08/11, và đây có vẻ là trường hợp rất đáng chú ý - một người đào tẩu có chủ đích – mặc dù sau đó anh ta đã thay đổi cách nhìn.
Anh ta muốn bị giam giữ ngay cả khi Bắc Hàn chỉ mong gửi anh lên máy bay về nhà ngay lập tức.
NK News, trang mạng phỏng vấn Miller qua email, vẽ ra cảnh “một du khách tò mò” chọn cách đi du lịch cực đoan. Anh nói muốn tìm hiểu Bắc Hàn thực sự như thế nào.
Anh nói “chỉ muốn được đối diện với người Bắc Hàn để trả lời những câu hỏi của cá nhân tôi”.
Anh ta không giải thích vì sao việc bị giam giữ có thể giúp anh ta gặp được người dân Bắc Hàn.
“Tôi sợ nhất là họ không bắt khi tôi tới nơi,” anh nói. Bên cạnh xé bỏ tờ thị thực, anh cũng đưa ra cuốn sổ tay với các ghi chép khó hiểu. “Tôi viết cuốn sổ tay này ở Trung Quốc ngay trước khi sang Bắc Hàn,” Miller nói với NK News.
Kenneth Bae và Mathew Miller từng bị giữ trong cùng một nhà khách
Ghi chép này viết rằng, bên cạnh các công việc khác, anh còn là “tin tặc” với ý định “loại bỏ quân đội Mỹ ở Nam Hàn”.
“Có lẽ cuốn sổ tay hơi quá đà, ngay lập tức họ biết là giả và muốn biết ý định thực sự của chuyến đi của tôi.”
Trong cuộc phỏng vấn, Miller cũng cho biết anh nói với các quan chức rằng anh đang nắm trong tay bí mật quân sự, và người Bắc Hàn từng biết anh trai của anh là phi công chuyến bay thử phi cơ chiến đấu F-35 cho Không quân Hoa Kỳ, nhưng họ không mấy quan tâm.
Khi Bắc Hàn đồng ý không trục xuất, nơi anh được lưu lại không phải là trại lao cải thời Stalin, mà là một khách sạn lớn, rồi đến một nhà khách - nơi người ra người vào bị kiểm soát chặt chẽ - cũng có một số người khác đang ở đó, gồm cả công dân Mỹ Kenneth Bae.
Chỉ sau khi ông Bae bị kết án sáu năm lao động cải tạo, ông mới được chuyển sang trại giam bình thường hơn – “giống như nông trại”, theo cách Miller miêu tả với NK News.
Không lâu sau khi bị kết án, tin từ Reuters hé lộ rằng Miller, 25 tuổi, người gốc Bakersfield, California, bị ám ảnh bởi truyện Alice ở Xứ thần tiên, tác phẩm nổi tiếng của Lewis Carroll, và đã sống hai năm ở Nam Hàn.
Nhân vật tưởng tượng của anh – Preston Somerset – cái tên do anh dùng khi vẽ minh họa các tác phẩm nghệ thuật từ cảnh trí trong sách của Carroll.
“Anh ta tuyển một người thiết kế trò chơi điện tử để sản xuất nhạc cho anh, tuyển các nghệ sỹ vẽ những người đàn ông mặc đồ như mèo Cheshire trong truyện, và một người chắp bút giúp ráp nối toàn bộ các dữ liệu được gọi là ‘Alice in Red’ (Alice mặc đồ đỏ),” bài báo của Reuters viết.
Miller nói anh hâm mộ nhà văn George Orwell và Oscar Wilde.
Mathew Miller muốn 'lạc' vào xứ sở kỳ diệu?
Phần lớn những người Mỹ bị bắt giữ ở Bắc Hàn là các nhà truyền đạo, những người mang theo gánh nặng khi truyền bá niềm tin vào Chúa ở một quốc gia vô thần khá hung bạo và người bị bắt được – chẳng hạn như Robert Park, vào Bắc Hàn bất hợp pháp hồi tháng 12/2009, và được thả ra hai tháng sau đó, nói ông thà tử vì đạo còn hơn.
Ông nói đã bị tra tấn, và tới nay những chấn thương tinh thần nặng nề vẫn còn đó.

Chính sách đối với khách du lịch của Bắc Hàn

  • Phần lớn khách du lịch tới Bắc Hàn đến từ láng giềng Trung Quốc
  • Phần lớn các công ty tổ chức tour nói thị thực được cấp khá thoải mái đối với bất kỳ công dân châu Âu nào không phải là nhà báo
  • Năm 2013, quan chức Bắc Hàn đã nới lỏng một số quy định bằng cách cho phép khách du lịch mang điện thoại di động vào Bắc Hàn, nhưng các cuộc gọi giữa người nước ngoài với người địa phương đều bị cấm.
Cũng có ít nhất một trường hợp người Mỹ khác dại dột bước chân vào nước này.
Theo North Korea Travel, cơ quan lưu giữ các tài liệu về các vụ bắt giữ người nước ngoài ở một vùng cô lập, người Mỹ-Triều Tiên Evan Hunziker bơi qua sông Áp Lục ở Trung Quốc vào năm 1996 do bị thách đố và các nông dân Bắc Hàn tìm thấy ông trong tình trạng say bí tỉ và hoàn toàn khỏa thân.
Ông này được thả ra sau khi gia đình nộp cho chính quyền 5000 đôla Mỹ.
Miller có lẽ cũng là một trường hợp đặc biệt.
Anh nói với NK News rằng anh hối hận đã trốn đi, và mọi chuyện cũng kết thúc khi anh yêu cầu được giúp đỡ và người đứng đầu cơ quan tình báo quốc gia Hoa Kỳ, James Clapper, đã sang Bắc Hàn để can thiệp.
“Tôi thấy rất hối lỗi về phạm tội này. Tôi làm tốn rất nhiều thời gian của cả người Bắc Hàn và người Mỹ,” anh nói.
Mặt khác, anh nói, anh có được năm tháng nói chuyện “với nhiều người khác nhau” và đạt được mục tiêu chứng kiến Bắc Hàn được nhiều hơn.
“Tôi nghĩ đây là một sai lầm, nhưng nó đã thành công.”
Theo cách nào đó, đây là chuyến đi tới xứ sở kỳ diệu – mặc dù không phải người lữ hành nào cũng muốn đi theo cách này.

Không có nhận xét nào: