Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 8 tháng 11, 2014

Di Tích Trường Đấu Hổ Quyền (duy nhất trên Thế Giới) tại Kinh Đô Huế

Hổ Quyền - đấu trường cổ độc nhất thế giới ở Việt Nam


Hổ Quyền ở kinh thành Huế là một đấu trường cổ độc đáo của Việt Nam, không hề có ở bất cứ nơi đâu trên thế giới.

Được vua Minh Mạng cho xây dựng vào năm 1830 ở kinh thành Huế, Hổ Quyền là đấu trường của những cuộc tử chiến giữa voi và hổ nhằm tế thần trong ngày hội và phục vụ nhu cầu giải trí tiêu khiển cho vua, quan lại và dân chúng. Các nhà nghiên cứu nhận định, đây là một đấu trường cổ độc đáo của Việt Nam, không hề có ở bất cứ nơi đâu trên thế giới.

Hồ Quyền là một đấu trường lộ thiên hình vành khăn, kết cấu bởi hai vòng tường thành hình tròn đồng tâm cao gần 6m nếu tính cả lan can. Lối đi ở giữa hai vòng thành rộng 4m, trừ khu vực khán đài của vua được mở rộng hơn đáng kể.

Sân đấu của Hổ Quyền là một thảm cỏ hình tròn, có đường kính 44m. Quanh vòng tường thành có trổ 5 chuồng cọp và một cửa vòm lớn dành cho voi ra vào sân đấu.

Khán đài vua ngồi quay mặt về hướng Đông Nam của đấu trường, được xây cao và rộng hơn so với các vị trí xung quanh. Bên trái khán đài là hệ thống bậc cấp đi lên dành cho vua và đoàn tùy tùng.

Đối diện với khán đài vua ngồi là 5 chuồng cọp nằm liền kề nhau, chuồng ngoài cùng bên trái trổ cổng to hơn các chuồng còn lại.
Tấm bảng tên phía dưới khán đài.
Cửa voi đi nằm về phía bên phải khán đài, rộng 1,90m, cao gần 4m, có hai cánh bằng gỗ lớn (nay không còn), bản 
lề bằng đá.
Con đường trên cửa voi đi được thu hẹp bằng một cây cầu.
Bên phải cửa voi đi là một một hệ thống bậc cấp khác dành cho các quan, binh lính và du khách.
Các chuồng nhốt hổ có cổng thông với đấu trường, phía trên để lộ thiên
Theo sử sách, trận đấu cuối cùng ở Hổ Quyền tổ chức vào năm 1904 dưới triều vua Thành Thái.
Sau nhiều thăng trầm lịch sử, di tích Hổ Quyền đã bị xuống cấp nghiêm trọng.

Không có nhận xét nào: