Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 5 tháng 11, 2014

Cuộc Cách Mạng Nhung: Bức Tường Bá Linh Sụp Đổ


Ký Ức 25 Năm Cuộc Cách Mạng Nhung: Bức Tường Bá Linh Sụp Đổ

Kính Hòa, phóng viên RFA
*

(Hình AFP: Bức tường Bá Linh bị phá hôm 9/11/1989.)

(RFA) Bức tường Bá Linh được chính quyền Cộng hòa Dân chủ Đức dựng lên vào năm 1961 chia đôi thủ đô nước Đức, nhằm ngăn cản những người dân nước này thoát sang phía Tây. Nó còn được người dân Đức gọi là “Bức tường Ô nhục”, và nó là biểu tượng cho sự phân cách ý thức hệ trong thời gian chiến tranh lạnh. Ngày 9/11/1989, sau 28 năm tồn tại, bức tường bị dỡ bỏ.

Có thể là giống như người vỡ tung vậyCho đến bây giờ mình vẫn nhớ cảm giác đó, nó vừa giống như một ngày hội mà lại không phải là một ngày hội. Cảm giác về nước Đức thống nhất nó tác động đến những người hợp tác lao động như mình. Ngoài cái nỗi mình cảm thấy giống như đất nước mình được thống nhất vậy. Ở trong nhà máy bọn mình cũng la hét, cũng hò reo, rồi những lời chúc mừng, chúc mừng các đồng nghiệp”.

Đó là lời chị An nói về cảm xúc của chị trong đêm 9/11/1989 khi chị và các đồng nghiệp người Đức nghe tin bức tường Bá Linh ngăn đôi nước Đức bị kéo đổ. Chị An là một trong hàng chục ngàn công nhân Việt Nam đến Đông Đức làm việc theo một chương trình gọi là hợp tác lao động giữa Việt Nam và các quốc gia Cộng sản Đông Âu lúc đó.

Ông Lâm Đăng Châu, vào năm 1989 là một kỹ sư tại thành phố Hannover của Tây Đức, nhớ lại cảm xúc của ông khi nghe bức tường Bá Linh sụp đổ:

Nhìn nước Đức bị chia đôi trước khi bức tường Bá Linh đổ, mình là người Việt Nam thì cũng nhớ về Việt Nam trước năm 1975, lòng cũng nao nao nhớ về biên giới miền Bắc và miền Nam. Bây giờ Đông Tây được gặp gỡ nhau, lúc đó tôi rất mừng cho người dân Đức. Nhiều khi mình thấy họ gặp gỡ nhau, họ ôm hôn nhau, chính tôi, mình mừng mà cũng ứa nước mắt”.

Những tháng trước ngày 9/11 lịch sử đó, không khí chính trị trong các thành phố Đông Đức đã trở nên căng thẳng với những cuộc biểu tình đòi hỏi nhiều quyền tự do hơn. Tại thành phố Leipzig của Đông Đức cứ mỗi tối thứ hai người dân lại đi biểu tình trương lên khẩu hiệu: Chúng tôi là nhân dân. Trong ngày 9/11 chính quyền Đông Đức tuyên bố rằng công dân của họ sẽ được nhiều quyền tự do đi lại hơn. Sau khi tin này được loan truyền, hàng ngàn người dân hai phía bức tường cùng nhau hô vang kêu gọi mở cánh cửa ngăn đôi hai miền nước Đức.

Có đến hai triệu người dân ở Đông Bá Linh sang thăm phía Tây trong tuần lễ đó, và quá trình thống nhất nước Đức một cách hòa bình bắt đầu.

Kỹ sư Lâm Đăng Châu nhớ lại:

Nhìn lại mình mới thấy đây là một biến cố lịch sử, không ai có thể nghĩ đến bức tường Bá Linh có thể đổ nhanh như vậy. 25 năm nhìn lại cuộc cách mạng ôn hòa này, nước Đức đã thống nhất không đổ máu, không có tiếng súng. Thì cái sự may mắn này thì thế giới họ cho rằng đó là một sự may mắn kỳ diệu cho nước Đức, một phép lạ”.

Nhưng để đạt được đến sự may mắn kỳ lạ đó, nước Cộng Hòa Liên Bang Đức đã thực hiện một chính sách hòa hoãn, mềm mỏng với người anh em Cộng hòa dân chủ Đức để từ đó tạo nên sự thay đổi. Cuối thập niên 80 cũng xuất hiện một nhân vật chính trị lớn của thế kỷ 20 là Tổng Bí Thư đảng Cộng sản Liên Xô Mikhail Gorbachev với ý chí cải tổ toàn bộ hệ thống Cộng sản. Quyết định của ông không mang Hồng quân can thiệp vào các nước Đông Âu như Liên xô đã từng làm vào các năm 1956, 1968 đã tạo thêm điều kiện thuận lợi cho sự thống nhất nước Đức kỳ diệu xảy ra.

Sự kiện lịch sử đó đã đánh thức cả những người Việt Nam sang nước Đức hợp tác lao động. Chị An nhớ lại:

Mình thực ra là người không quan tâm đến chính trị, nhưng mà những ngày đó cái không khí sôi sục đó làm cho những người không quan tâm cũng phải quan tâm. Những người Đức xung quanh mình, rồi những người hợp tác lao động như bọn mình ở Đông Đức, quan tâm tới sự kiện ấy vì nó ảnh hưởng đến việc bọn mình sẽ tiếp tục sống ở Đức như thế nào”.

Nhiều người Việt Nam ở Đông Âu đã sang nươc Đức, vượt qua bức tường Bá Linh đổ vỡ và không quay về nữa.

Nước Đức đã thống nhất, tuy nhiên sau cuộc chia rẽ 28 năm, trong lòng dân tộc Đức không phải chỉ là những nụ cười hân hoan của ngày 9/11. Kỹ sư Lâm Đăng Châu, người sống ở Đức từ năm 1968, nhận xét:

Sau khi thống nhất, 25 năm sau bức tường đổ, chúng tôi vẫn còn nhận thấy đâu đó có những mặc cảm của những người bên Đông. Có những ngộ nhận, hay những liên hệ còn giới hạn, tức là nhiều người họ nói đùa rằng vẫn còn một bức tường trong đầu của một số người bên Đông và bên Tây Đức”.

Kỹ sư Lâm Đăng Châu cũng nói là người Đức xem sự phân cách do lịch sử để lại ấy là một chuyện bình thường, và họ hy vọng rằng thế hệ trẻ của nước Đức sẽ không còn có sự khác nhau nữa.
 i dưới sự dẫn dắt của một phụ nữ có gốc gác từ vùng Đông Đức cũ, bà Thủ Tướng Angela Markel.
Nước Đức 25 năm sau ngày thống nhất là một quốc gia hùng mạnh của châu Âu. Quốc gia này đang vượt qua sự suy thoái kinh tế hiện thời
Nước Đức 25 năm sau ngày thống nhất là một quốc gia hùng mạnh của châu Âu. Quốc gia này đang vượt qua sự suy thoái kinh tế hiện thời dưới sự dẫn dắt của một phụ nữ có gốc gác từ vùng Đông Đức cũ, bà Thủ Tướng Angela Markel.

Giấc Mơ Trong Bóng Tối và Biên Giới của Ánh Sáng

Lê Diễn Đức

*

(Hình PAP: Tám ngàn quả bóng chiếu sáng sẽ được lắp đặt tại Bá Linh nhân ngày 9 tháng 11, 2014.)

(RFA) Thấm thoắt thế mà đã 5 năm trôi qua. Vào đầu tháng 11 năm 2009, tôi hẹn với những người bạn tại Bá Linh để tham dự 20 năm ngày lể tưởng niệm Bức tường Bá Linh sụp đổ.

Đến Bá Linh, tôi đã có dịp lang thang ở trung tâm, hai phía Đông-Tây để nhìn nhận và so sánh cảnh quan với giai đoạn mà tôi đã chứng kiến 20 năm về trước.

Các ngôi nhà của Đông Đức vốn tràn ngập một gam màu tối nay được sửa sang, sơn phết lại sáng sủa. Phố phường nhộn nhịp hẳn lên với khách bộ hành. Dọc vỉa hè, người ta bày bán đồ lưu niệm của thời Cộng sản như mũ, huy hiệu, giày, áo quần của quân đội Liên Xô....

Không còn khác biệt bao nhiêu giữa Đông và Tây. Hai mươi năm qua, sự thay đổi quá nhiều, quá lớn. Tây Đức đã đổ hàng ngàn tỷ D Mác để nâng cao mức sống của phía Đông. Những ngôi nhà mới với kiến trúc đa dạng mọc lên. Đường xá, bến tàu được chỉnh tu khang trang. Chỉ còn cột tháp truyền hình có vẻ vẫn như cũ, nó trở thành nơi thăm viếng của khách du lịch.

Nhưng bao trùm tất cả là không khí sinh hoạt của một thành phố lớn. Náo nhiệt mà an bình, tự do, phóng khoáng.

Hôm nay, Bá Linh có rất nhiều nơi tưởng niệm gợi nhớ tới Bức tường Bá Linh và lịch sử của nó. Những nơi nổi tiếng nhất ngoài Đài tưởng niệm Bức tường Bá Linh phải kể đến của Bảo tàng Bức tường Bá Linh tại Checkpoint Charlie, cửa khẩu biên giới cũ; East Gallery Side - một phần của bức tường với chiều dài khoảng 1,3 cây số được bao phủ bởi graffiti và trên đó có các bức tranh của hơn 100 nghệ sĩ; Đài tưởng niệm Bá Linh-Hohenschönhausen, nhớ lại thời Đông Đức với các nhà tù điều tra và Bá Linher Mauerweg, con đường dành cho người đi bộ và xe đạp dọc biên giới cũ....

Buổi tối hôm 11 tháng Chín năm 2009 ở Bá Linh mưa nặng hạt và kéo dài. Thế nhưng chỉ thấy người với người nối tiếp nhau đi chầm chậm, sít sịt hướng về Cổng Brandenburg, nơi diễn ra lễ khai mạc.

Xúc động nhất là lúc Lech Walesa, nguời thợ điện Ba Lan đã làm chập mạch hệ thống Cộng sản châu Âu, Giải thưởng Nobel Hòa Bình năm 1980, xô đổ tấm domino đầu tiên, tạo phản ứng dây chuyền làm sụp đổ một ngàn tấm khác, tượng trưng cho bức tường Bá Linh, dài 1,5 cây số đặt dọc đường Reichstag tới Quảng trường Postdam.

Gordon Brown, Thủ Tướng Anh lúc bấy giờ nói: “Mọi người đều có những giấc mơ. Người Bá Linh dám mơ ước trong bóng tối và cuối cùng đã chứng minh rằng các quốc gia nhỏ có thể đạt được bất cứ điều gì”.

(Hình Lê Diễn Đức: Một ngàn tấm domino sụp đổ, tượng tưng cho Bức tường Bá Linh.)

Mùa Thu năm nay, 2014, sẽ kỷ niệm năm thứ 25 của sự kiện này. Khác với những tấm domino trong dịp kỷ niệm 20 năm (2009), trong ngày 9 tháng 11 năm 2014 biểu tượng sẽ là “biên giới của ánh sáng” với 8 ngàn quả bóng bay được chiếu sáng, có chiều dài khoảng 12 km đặt dọc theo vị trí cũ của bức tường Bá Linh. Dân chúng Bá Linh, du khách sẽ có thể cảm thấy mình trở về lịch sử cách đây 25 năm.

Kỷ niệm 25 năm sự sụp đổ của Bức tường Bá Linh không chỉ là một cơ hội để nhắc nhở sự tồn tại của bức tường đã từng chia cắt Đông-Tây, mà còn biểu thị lòng kính trọng những người biểu tình trong cuộc cách mạng hòa bình năm 1989.

Với người dân Bá Linh sẽ là một cơ hội để vui mừng ngày hạnh phúc nhất trong lịch sử của Bá Linh. Sự sụp đổ của bức tường là biểu tượng của “hy vọng cho một thế giới không có rào cản”.

Bước Ngoặt

Bức tường Bá Linh là một hệ thống rào chắn công sự có chiều dài khoảng 156 cây số (bức tường bê-tông, hào, dây thép gai, mìn). Ngôn ngữ tuyên truyền của Đông Đức gọi là thành lũy chống phát-xít. Bức tường tồn tại từ ngày 13 tháng Tám năm 1961, tách Tây Bá Linh với phía Đông.

Nhà cầm quyền Đông Đức đã xây dựng chủ yếu để ngăn chặn sự di cư hàng loạt nguời Đức sang phương Tây. Từ năm 1949, hàng chục ngàn người Đức đã từ Đông Đức chuyển qua Tây Đức. Bức tường được canh gác cẩn mật để ngăn chặn người dân Đông Đức rời khỏi đất nước. Tuy nhiên, nhiều nguời đã liều mạng sống của mình để chạy trốn.

Bức tường chia cắt gia đình và bạn bè, trong gần 30 năm phân chia Bá Linh và cả nước, là một biểu tượng nổi tiếng nhất của thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Cho đến khi có cuộc cách mạng hòa bình làm sụp đổ bức tường vào ngày 9 tháng 11 năm 1989, khoảng 71 ngàn công dân Đông Đức đã bị kết án tù vì vượt tường. Khoảng 1.000 người đã trả giá cuộc sống của họ cho những cuộc vượt tường.

Bức tường, 28 năm trước, là một nơi tang tóc và cũng là một nghĩa trang cho hàng trăm người Đức, vào đêm ngày 9 đến sáng ngày 10 tháng 11 đã trở thành nơi vui vẻ nhất ở châu Âu.

Hàng ngàn người đứng trên đỉnh của bức tường và ca hát, mở champagne, hào phóng phân phát những đồng Mác cho người nghèo, thậm chí mùi xăng của hàng trăm ống xả từ những chiếc ô tô Đông Đức Trabant đột nhiên xuất hiện ở phương Tây, không làm phiền ai.

Dân chúng vui mừng nuớc Đức thống nhất, mặc dù chính thức đã phải chờ đợi gần một năm.

Những Mốc Lịch Sử

Tháng 11, năm 1989, thật không dễ dàng cho chính phủ Đông Đức. Trong nhiều tháng, nước Đức đã bị cuốn vào các cuộc biểu tình chống chính phủ lớn nhỏ. Người Đức theo dõi các sự kiện ở Ba Lan và Hungary thấy mình phải hành động.

Bước ngoặt là kết quả cuộc bầu cử địa phương trong tháng phán quyết Đảng Xã hội Chủ nghĩa Thống nhất Đức (SED) đạt gần 99 phần trăm số phiếu và sự ủng hộ của Bá Linh đối với Bắc Kinh trong vụ thảm sát Thiên An Môn. Điều này, với phe đối lập Đông Đức đang phát triển, là quá nhiều.

Trong tháng 10, sự cầm quyền của đảng SED đã vượt quá mức chịu đựng. Hàng ngàn cuộc biểu tình đường phố đã trở nên gần như phổ biến. Tại Dresden, liên tục vào thứ hai hang tuần, diễn ra các cuộc biểu tình với khẩu hiệu “Tổ quốc Đức thống nhất” (“Deutschland Einig Vaterland”).

Ngày 9 tháng 11 năm 1989 - Günter Schabowski, Uỷ viên của Bộ Chính Trị Đảng Xã hội Chủ nghĩa Thống nhất Đức (SED) đã (lỡ) phát biểu tại một cuộc họp báo rằng, Đông Đức sẽ mở ngay lập tức biên giới của mình. Chỉ một lúc sau, hàng ngàn người dân đã ào ào xông ra cửa khẩu biên giới. Bức tường Bá Linh sụp đổ sau 28 năm.

Ngày 13 tháng 11 năm 1989 - Hans Modrow, người đứng đầu địa phương của Dresden được ủy quyền bởi Hội đồng Dân quốc lập chính phủ mới.

Ngày 3 tháng 12 năm 1989 - Dưới áp lực của thành phần phía dưới của đảng SED, Bộ Chính Trị và Uỷ ban Trung ương của SED tuyên bố rút lui.

Ngày 7 tháng 12 năm 1989 - Gặp gỡ bàn tròn, bao gồm đại diện của các bên và các tổ chức cũ và mới - đại diện của nhà thờ, để đề xuất vượt qua cuộc khủng hoảng.

Ngày 19 tháng 12 năm 1989 - Thủ Tướng Liên bang Helmut Kohl (CDU) thực hiện chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Đông Đức. Ở Dresden ông được chào đón nhiệt liệt. Khắp nơi có thể nghe thấy “Helmut, Helmut” và “Deutschland Einig Vaterland”.

15 tháng Một năm 1990 - 100 ngàn người biểu tình trước tòa nhà cơ quan an ninh Đông Đức (Stasi), nhiều người trong số này xông vào trụ sở.

28 Tháng Một năm 1990 - Đại diện các đảng phái chính trị cũ và mới thoả thuận thành lập chính phủ chuyển tiếp. Tham gia hội nghị còn có đại diện của các nhóm dân sự.

Ngày 1 tháng Hai năm 1990 - Thủ Tướng Hans Modrow trình Hội đồng Dân quốc dự án về thống nhất của Đức, dựa trên sự trung lập quân sự và các cấu trúc liên bang.

Ngày 7 tháng Hai năm 1990 - Chính phủ Liên bang của Đức quyết định hỗ trợ Đông Đức trong việc liên minh tiền tệ.

Ngày 18 tháng Ba năm 1990 - Tại Đông Đức diễn ra cuộc bầu cử tự do đầu tiên. Đảng bảo thủ CDU giành chiến thắng tuyệt đối.

Ngày 12 Tháng Tư năm 1990 - Quốc hội từ bầu cử tự do chọn Thủ Tướng: ông Lothar de Maiziere (CDU).

ngày 23 tháng Tư năm 1990 - Liên minh chính phủ Tây Đức đồng ý về nguyên tắc của Hiệp ước nhà nước về liên minh tiền tệ.

Ngày 5 tháng Năm năm 1990 - Tại Bon nhóm họp vòng đầu tiên hội nghị hai cộng bốn với sự tham gia của Ngoại Trưởng 6 nước Mỹ, Liên Xô, Anh, Pháp, Tây Đức và Đông Đức. Chủ đề chính là những vấn đề của liên minh.

Ngày 18 tháng Năm năm 1990 - Ký kết Hiệp ước nhà nước về kinh tế, tiền tệ và xã hội. Đối với Thủ Tướng Tây Đức Kohl đây là “sự ra đời của nước Đức tự do và thống nhất”.

Ngày 1 tháng Bảy năm 1990 - Liên minh tiền tệ có hiệu lực. Đông Đức sử dụng đồng D Mác Tây Đức. Bên trong của Đông Đức bãi bỏ kiểm tra hộ chiếu.

Ngày 2 tháng Bảy năm 1990 - Ở Đông Bá Linh bắt đầu đàm phán về Hiệp ước thống nhất

Ngày 16 tháng Bảy năm 1990 - Helmut Kohl và Mikhail Gorbachev tuyên bố một bước đột phá trong các cuộc đàm phán liên minh. Nước Đức sau khi thống nhất vẫn là một thành viên của NATO.

Ngày 22 tháng Bảy năm 1990 - Hội đồng Dân Quốc hội phía Đông chấp thuận một dự luật về sự phân chia ở Đông Đức trong nhà nước liên bang.

Ngày 23 tháng Tám năm 1990 - Hội đồng Dân quốc quyết định Đông Đức gia nhập với Cộng hòa Liên bang Đức vào ngày 3 tháng Mười năm 1990.

Ngày 31 tháng Tám năm 1990 - Tại Đông Bá Linh Hiệp ước thống nhất nước Đức được ký kết. Quốc hội Tây Đức Bundestag và Hội đồng Dân quốc Đông Đức trong ngày 20 tháng Chín đã phê chuẩn nó bằng một đa số 2 phần 3.

Ngày 24 tháng Chín năm 1990 - Đông Đức ra khỏi khối Hiệp ước Warsaw.

Ngày 1 tháng 10 năm 1990 - Nước Đức toàn vẹn lãnh thổ. Mọi hạn chế cũ của pháp luật về Bá Linh mất hiệu lực từ ngày 3 tháng 10.

Ngày 3 tháng 10 năm 1990 - Vào lúc nửa đêm, trong âm thanh của bài hát “Song of Germany” trên cột cờ Reichstag ở Bá Linh nguời ta kéo lên lá cờ màu đen-đỏ-vàng. Hàng trăm ngàn người ăn mừng sự thống nhất của Đức trên đường phố Bá Linh và các thành phố khác ở Đức.

Kết Luận

Nhìn lại các cuộc cách mạng mùa Thu năm 1989 ở Đông Âu, trong đó có sự kiện Bức tường Bá Linh sụp đổ và nước Đức thông nhất, ta thấy rằng, dân chủ chính là sự thoả hiệp. Dù chế độ độc tài bị sụp đổ, tiến trình dẫn tới thể chế dân chủ sẽ êm thắm, hòa bình là đi tìm sự đồng thuận về mẫu số chung đối với xã hội của chế độ cũ và các đảng phái chính trị mới.

Tổng Thống Benjamin Franklin đã nói: “Dân chủ là khi hai con sói và cừu bình chọn những gì họ ăn cho bữa trưa. Tự do là khi con cừu được vũ trang xem xét lại kết quả của cuộc bỏ phiếu!”


Cuộc bầu cử tại Đông Đức mà đảng SED đạt gần 99% số phiếu, cũng giống như các cuộc bầu cử Quốc hội ở Việt Nam, đảng Cộng sản Việt Nam cũng luôn đạt gần 100% số phiếu. Nhưng hàng trăm ngàn, hàng triệu “con cừu” Đông Đức đã xuống đường liên tục, gây sức ép mạnh mẽ, buộc đảng Cộng sản Đông Đức phải nhượng bộ. Nhưng những “con cừu” Việt Nam thì vẫn im lặng!

Không có nhận xét nào: