Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 14 tháng 6, 2023

“MẸ” (Nguyễn Đình Toàn & Nguyễn Linh Diệu) – Tam ca Hương Lan – Video 4K: Trần Ngọc A.



Lời nói đầu:
Thưa Quý Vị:
Tình Mẫu Tử là thiên tính cao quý của các bà Mẹ dành cho con của mình. Cho dù là MẸ xưa nơi thôn quê già nua, nghèo khổ, chân lắm tay bùn, buôn thúng bán bưng…hay MẸ trẻ thuộc thế hệ hiện tại có ăn học và địa vị ngoài xã hội… Tất cả hai hình ảnh MẸ khác nhau này đều cùng hết lòng yêu thương lo lắng cho con và đều đáng được yêu mến và tôn trọng
<!>
Hôm nay khi thực hiện Video cho nhạc Phẩm MẸ, TN đã cố ý thoát ra khỏi lệ thường là thay vì chỉ tìm hình các Mẹ quê nghèo khổ già yếu, da mồi tóc bạc, lại tìm vẽ các hình ảnh của người MẸ thế hệ mới, trẻ đẹp có học vấn và địa vị xã hội. Mục đích là tạo sự công bằng trong tư tưởng, để thấy rằng xã hội là một ống kính vạn hoa và người Mẹ cũng có hai dạng khác nhau. Lý do gần hơn cả là hôm nay khi thực hiện Video cho nhạc phẩm MẸ, TN chỉ minh họa bằng những hình ảnh người Mẹ trẻ cho đúng với lời ca của nhạc phẩm như: “Chân tay con mẹ cho với sữa mẹ Trong tim con mẹ sang máu xuân thi” “Như măng non hoa vừa hé Tóc Mẹ thiết tha che” “Ôi khi con nhìn mẹ khóc Mỗi giọt như mũi kim”. Do đó với những quý vị ở lứa tuổi 50 trở lên, sẽ không thấy hình ảnh người mẹ già của mình tuổi 80 90 hay hơn.

Vào bài:

Ai trong chúng ta cũng có một bà Mẹ và điều đó đồng nghĩa với hạnh phúc. Mẹ là tiếng nói đầu tiên trên môi trẻ thơ khi tâm hồn của bé chỉ là tờ giấy trắng trinh nguyên . Thiêng liêng quá phải không quý vi? Vâng, bởi chính mẹ là người đã cho ta sự sống, cho ta hình hài, xương thịt và máu huyết. Ngày nào trái tim ta còn đập, ngày ấy ta còn mang sự xẻ chia cốt nhục mà Mẹ đã ban cho ta. Trong giấc mơ tuổi thơ, tiếng ru của mẹ là tiếng êm ái nhất trong cuộc đời: “Ngọt ngào tiếng mẹ bên tai Vỗ về giấc ngủ đêm dài lạnh sương” Công lao nuôi dưỡng con của Mẹ dài theo năm tháng cho đến khi con trưởng thành, thật là mênh mông biển lớn: “Lên cao mới biết non cao Nuôi con mới biết công lao mẫu từ” Tình yêu nào cũng có thể phôi phai, chỉ có tình mẹ là sắt son vĩnh cửu. Xin hãy nói yêu thương Mẹ khi Mẹ còn sống, đừng để khi Mẹ qua đời rồi mới nhỏ vài giọt nước mắt, thì có nghĩa gì nữa đâu. Hôm nay chúng tôi xin kính mời quý vị đi vào tình yêu thương cao quý ấy qua nhạc phẩm MẸ, sáng tác của Nhà Văn NS Nguyễn Đình Toàn & Nguyễn Linh Diệu. Nhạc phẩm này được thể hiện qua ba giọng hát truyền cảm Hương Lan, Hương Giang và Hoàng Nhung, do TT Thúy Nga PBN hòa âm, thâu âm. Và được minh họa bằng hình ảnh SHD của Trần Ngọc. Cuối Slideshow, có Bonus trích đoạn ngắn nhạc phẩm “Lòng Mẹ”(NS Y Vân) với phần độc tấu của guitarist NS Vô Thường.

Xin bấm LINK để xem hình rõ nét. 

     https://www.youtube.com/watch?v=ywHw_Sggf3w

Trân Trọng.

Sơ lược về NV NS Nguyễn Đình Toàn (Wikipedia) Nguyễn Đình Toàn là nhà văn, thi sĩ, nhạc sĩ từ trước năm 1975. Theo Wikipedia, ông sinh năm 1936, nhưng theo ký giả Lê Xuân Trường trong cuộc phỏng vấn tháng 10 năm 2014, ông sinh năm 1930 tại Gia Lâm Bắc Việt. Ông viết lời cho một nhạc phẩm chứa chan tình mẫu tử qua bài “Mẹ”, nhạc của Nguyễn Linh Diệu. Sau năm 1975, ông bị học tập cải tạo 10 năm mới được thả. Năm 1998 ông cùng vợ được xuất cảnh sang Mỹ và định cư ở California . Tác phẩm được ghi nhớ nhiều nhất tại hải ngoại của ông là “Bông Hồng Tạ Ơn” trong đó, ông ghi lại 234 tác giả gổm nhạc sĩ, thi sĩ, văn sĩ: họ là những người mà chúng ta nên Tạ Ơn về những đóng góp cao quý và phong phú của họ vào sự phát triển của nền Văn Học Nghệ Thuật Việt Nam. Ông viết tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch nói, bút ký. Tác phẩm Áo mơ phai đoạt Giải Văn học Nghệ thuật của Việt Nam Cộng hòa năm 1973. Đặc biệt Chương Trình phát thanh Nhạc chủ đề trên đài phát thanh quốc gia VTVN của ông được rất nhiều người ưa chuộng đón nghe mỗi tối thư năm hàng tuần.

Không có nhận xét nào: