Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2023

Mừng Lễ Độc Lập Hoa Kỳ và Kính Chuyển Tin Thế Giới Theo Dòng Thời Sự - Lê Văn Hải


Chỉ Có Ở Mỹ: Mừng Lễ Độc Lập, Với Pháo Bông Ngập Trời Khắp Nơi!
-Thứ Ba tuần tới, là ngày Lễ Độc Lập của Hoa Kỳ, 4 tháng 7 (the 4 th of July), là ngày lễ lớn Liên Bang, kỷ niệm tuyên ngôn Độc Lập được thành lập vào 4 tháng 7 năm 1977.
<!>


Thật ra bảng tuyên ngôn được ký từ năm 1976. Trong cuộc chiến tranh Cách Mạng, những người thuộc địa ở vùng Tân Anh (New England) đã đấu với Anh từ tháng 4 năm 1975 và kiến nghị đầu tiên trong Quốc Hội lục địa để giành độc lập được đưa ra trong ngày 8 tháng 6, sau nhiều bàn cãi sôi nổi để đòi cho được sự độc lập từ đế quốc Anh. Ông Thomas Jefferson, người viết bản văn tuyên ngôn cho rằng ông John Adams mới là người khởi đầu quan trọng trong công cuộc đòi độc lập. Bản văn tuyên ngôn được chấp nhận trong ngày 4 July và lễ kỷ niệm Độc Lập đầu tiên diễn ra vào năm 1977 tại Philadelphia.

Từ đó ngày Lễ Độc Lập được chào đón với những biểu hiệu bày tỏ lòng yêu nước. Dân chúng thường tổ chức diễn hành, làm những buổi liên hoan ngoài trời để ăn thịt nướng, hamburger, xúc xích, bia rượu và nước ngọt, có nhiều ngày nghỉ kéo dài cuối tuần, nên có cơ hội họp mặt gia đình, đi chơi xa. Món ăn truyền thống, hàng năm, trên dưới 150 triệu cây xúc xích, sẽ bị nướng và ăn hết trơn!

Vui và đẹp nhất, huy hoàng nhất, là đầy trời pháo bông! được đốt ở những điểm được chỉ định. Tuy nhiên, dân Mỹ vẫn lén đốt pháo tại khu vực đang ở, để ăn mừng, nên thường có những lệnh cấm đốt pháo nghiêm ngặt, vì sợ gây ra hỏa hoạn.

Ngày Lễ này, nhiều gia đình lợi dụng cơ hội để đi chơi xa. Nên "dù đi chơi xa đến đâu, miễn là còn trong nước Mỹ, bạn vẫn có cơ hội ngắm pháo bông rực rỡ trên khắp nền trời nước Mỹ. Dù ở núi, ở biển, ở đồng quê, đúng giờ, là hàng trăm ngàn pháo bông tung lên nền trời sáng rực!”

Chỉ có Mỹ, mới có cảnh Mừng Lễ Độc Lập, huy hoàng đẹp mắt như thế!

Nhân đây, Kính chúc Quý Vị và Gia Đình, mừng một Lễ Độc Lập 2023, của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ trong an vui, mạnh khỏe và hạnh phúc.

Chúng ta cũng không quên những Tiền Nhân đã hy sinh, những người Lính đã nằm xuống, để Đất Nước này, Quê Hương thứ hai, có Độc Lập, Tự Do, Dân Chủ!


Vài Hình Ảnh Nhóm Mõ Nhân Ái Vui Lễ Độc Lập 2023 Với Những Người Không Nhà (Homeless!)

-Như truyền thống hằng năm, trong mục đích, mang không khí ngày Lễ, đến những mảnh đời không được may mắn. Thứ Năm vừa qua, Nhóm đã có những sinh hoạt mừng lễ với họ. Trong bữa cơm thân mật, có ban nhạc giúp vui, mỗi người còn được tặng một bao đỏ lì xì, với chút tiền mặt mừng Lễ!

Sau đây là một vài hình ảnh sinh hoạt:







Mừng Lễ Độc Lập Hoa Kỳ
(Minh Thuý)


-Ở trên đất Mỹ này, tôi gặp cô em tên Thanh 10 năm trước, lúc cô còn đang học tại San Jose State ngành Graphic Design, chúng tôi thường gặp gỡ trong vài sinh hoạt từ thiện. Cô rất năng nổ giỏi dang, tốt bụng và đầy tình người.

Mỗi đầu năm cô thường gởi tình thương về các Chùa nuôi cô nhi, các hội người mù với khoảng tiền không nhỏ. Khi còn

Ở VN, cô là một hoạ sĩ, cho nên qua Mỹ cô theo học môn Graphic Design 4 năm, hiện tại làm maketing (quảng cáo) cho một hãng ở San Jose.

Cô lập gia đình với người Mỹ tên Tom, sau cuộc gặp gỡ trên khu đồi, khi cô đặt giá vẽ bóng chiều với ánh nắng nhạt nhòa rơi trên những muộn phiền, nỗi nhớ nhà khôn nguôi, với cánh én bay xa về tổ, với gió chiều lao xao giữa cô đơn, với vầng mây lờ lững phiêu lãng …và rồi cô bắt gặp ống kính chụp hình của Tom đang hướng về phía cô.

Thế rồi cả hai làm quen và kết nhau ở điểm họ mê cảnh đẹp thiên nhiên, hay trang trải nỗi lòng theo trời mây trăng gió trên nét vẽ, trên máy chụp hình.

Tom làm việc tại nhà với công việc Real Estate Investment, tánh tình rất hiền lành dễ mến. Thanh có thêm một số bạn và chúng tôi họp thành nhóm nhỏ. Các cô còn trẻ tuổi, rất cởi mở vui vẻ, thường luôn miệng nói “Thỉnh thoảng phải gặp nhau để thay đổi không khí”, và ngôi nhà của Thanh là nơi tụ họp với điều kiện chỉ có phụ nữ.

Chúng tôi tổ chức sinh nhật cho nhau, khi có cuộc họp mặt là Tom sáng sớm lái xe ra khỏi nhà để tôn trọng điều lệ vợ mình đặt ra, và dĩ nhiên chúng tôi cũng chỉ đến một mình.

Các em thường khuyến khích tôi tham gia vào sinh hoạt người Mỹ. Đó là việc quá cao đối với khả năng của tôi, vì tôi nghĩ chỉ có những vị đỗ đạt tại các trường học Hoa Kỳ, các vị thông thạo Anh Ngữ mới làm được. Chính những lúc tôi rụt rè thì các em luôn thoải mái đưa ra lập luận:

– Chị có biết xã hội phải muôn mặt, sự hợp lực luôn cần mọi tầng lớp. Ông kỹ sư cũng cần đi cúp tóc, bà bác sĩ cũng cần thợ may quần áo để mặc, em làm mệt nhọc về không nấu nổi cũng cần tiệm bán cơm v..v…như vậy mới thành xã hội.

Rồi các em rủ tôi tham gia đi diễn hành, hoà niềm vui trong ngày lễ Độc Lập của Mỹ

Tại sao lại không nhỉ? Được diễn hành cùng dân bản xứ và các sắc dân khác nhau trên xứ Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, chẳng phải tìm vinh quang hay thi đua, chỉ đơn giản là để mừng ngày ra đời của một đất nước vĩ đại mà hiện tôi cũng là công dân Mỹ.

Thanh và chồng là Hội viên của ABC club, là một tổ chức có tính cách giáo dục, hướng dẫn huấn luyện tuổi trẻ tập dạn dĩ, phải phát biểu ý kiến trước đám đông, tập nói ngắn gọn dễ hiểu để trong tương lai có thể trở thành Leadership (lãnh đạo), hay mọi lãnh vực khác.

Chương trình này đã sinh hoạt gần trăm năm trên nước Mỹ có tên là ABC Toastmasters, gần 15 năm trở lại đây đã mở rộng trên thế giới ABC Toastmasters thường có cuộc hội họp vào mỗi thứ bảy lúc 10 giờ sáng tại Unitek College nằm trên đường Auto Mall Parkway. Trong cuộc hội họp bất cứ ai cũng có thể lên thực tập, nói đề tài nào đó, các diễn giả lắng nghe và nhận xét phong cách diễn đạt, rồi đúc kết nêu lên khiếm khuyết như nói dài dòng, thế đứng chưa được tự tin, giọng nói còn run ..v..v…

ABC Toastmasters đã đóng góp diễn hành vài năm qua và được xếp hạng nhì năm ngoái.

Bây giờ tôi xin kể tiếp về ngày vui lễ Độc Lập. Sáng sớm tôi lái xe đến nhà Thanh như đã hẹn, trong lúc chờ đợi tôi ra vườn ngắm cảnh thư thả với không khí trong lành. Ánh nắng ban mai thật dễ chịu, thỉnh thoảng có những cơn gió mát, đôi khi hơi lạnh, nhưng rồi những tia nắng ấm kéo lại cảm giác quân bình của thời tiết.

Tách cà phê chủ nhà trao, tôi nhâm nhi từng ngụm thong thả, hơi nóng và mùi thơm thấm vào môi lưỡi, tận hưởng những giây phút an nhàn thanh thản. Nhìn ngắm những đoá hoa xinh như mộng mở hé, e ấp đọng những giọt sương mai long lanh như thiếu nữ độ tuổi dậy thì tươi sáng, lòng tôi thấy phơi phới, rộn ràng đón nhận cảm giác vui mừng ngày lễ Độc Lập nơi xứ người.


Đọc Lịch sử, Ngày 4 tháng 7 là ngày Independent Day cũng là ngày Quốc khánh của Hoa Kỳ.

Năm 1779 bản Tuyên ngôn Độc lập ra đời, tuyên bố rằng mười ba thuộc địa đầu tiên ở Mỹ coi mình là một quốc gia mới, được gọi là Hoa Kỳ. Tác giả của bản Tuyên ngôn Độc Lập cùng đại diện 13 tiểu bang đầu tiên đã ký vào.

Lời mở đầu của bản Tuyên Ngôn là “Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng đấng tạo hoá đã ban cho họ những quyền tất yếu bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền được tự do mưu cầu hạnh phúc của mỗi công dân được luật pháp bảo vệ.

Miên man về lịch sử và nguồn gốc ngày lễ, tôi uống cạn ly cà phê lúc nào không hay khi đang định nâng lên môi tiếp, cũng vừa đúng lúc các bạn réo gọi tập trung lên xe.

Điều đặt biệt là năm nào cũng có sự hiện diện của bà Mary mẹ chồng Thanh. Năm nay bà đã 87 tuổi nhưng tự lái xe một mình từ San Diego lên Fremont mất 8 tiếng đồng hồ cùng tham gia diễn hành.

Tinh thần người Mỹ thật mạnh mẽ và ý chí thật hào hùng. Chúng tôi đến địa điểm … sau hậu trường cảnh đông đúc đang chuẩn bị cho buổi diễn hành. Mọi người đã làm việc cực lực, hăng say, những công việc rất khó, nặng nhọc sửa soạn cho tiết mục của họ.

Tôi đi quanh quan sát thì thấy rất nhiều hội đoàn như trường học, trung tâm thương mại hay các sắc tộc có những màn riêng về sắc thái của họ. Nơi này các em nhỏ học mầm non được cô giáo tập dợt màn múa đầy hồn nhiên dễ thương. Nơi kia, trường dạy võ đang ôn lại màn kiếm đao, môn Karate do các thiếu niên diễn thật ngoạn mục. Kìa ban trống nhạc đang sắp xếp ví trí biểu diễn cùng xem lại dụng cụ. Hàng xe hơi cổ điển được trang trí bằng màu đỏ, trắng, xanh, chứa đựng bộ máy lớn cùng loa và cờ trang trọng. Đoàn người diễn hành mặt mày hớn hở, chú tâm vào công việc của mình, ai ai cũng khoác y phục, đội mũ, mang tất hoặc cài nơ bông trên tóc bằng 3 màu xanh trắng đỏ của lá cờ Mỹ.

Cảnh tượng sau hậu trường thật vui nhộn, tôi đi quanh quẩn chụp hình, thoải mái và hoà nhập. Đến giờ diễn hành, tôi được giao phó cầm bảng đi chung với các em Nhật, Phi, Ấn Độ và Việt Nam… theo sau xe classic của Tom (chồng Thanh) lái. Những bản nhạc yêu nước phát ra từ loa trên xe, tiếng nhạc xập xình hùng mạnh diễn hành trên những con đường dài.

Chúng tôi khởi hành từ đường Civic Center, rồi đi qua đường chính Paseo Padre chạy dài cho đến khi chấm dứt nơi đường Capitol. Hai bên đường dân chúng mang ghế ra chuẩn bị đón xem, kẻ đứng người ngồi đông đúc chật ních suốt mấy con đường. Tiếng reo hò, cổ vũ chào nhau bằng câu “Happy July 4th”, có người chạy ra tiếp chúng tôi những chai nước lọc vì trời nắng gắt.

Trong nhóm chúng tôi đã có hai em hăng say dancing giữa đường rất ngoạn mục. Thanh cùng các em trai khác kéo thùng thổi bong bóng nước rất đẹp lôi cuốn các em nhỏ chạy ra theo đùa giỡn, cũng được thổi vào người, những bong bóng bay lên khiến các em nhỏ thích thú dang tay với và nhảy cười sung sướng. Cảnh tượng rất hào hứng đã mang ý nghĩa thiêng liêng của ngày lễ hội đủ sắc dân hợp lại, gầy dựng lên quốc gia giàu mạnh, văn minh, tự do và dân chủ.


Buổi diễn hành chấm dứt sau 1 giờ trưa, trên đường về tôi thấy nhà nhà đều treo cờ trọng thể trước cửa, hầu như mọi người ở xa đều trở về ăn lễ cùng gia đình, các cháu của tôi cũng không ngoại lệ. Về nhà chị em nướng Barbecue gồm bò và gà đã được ướp tối qua, dùng bánh mì lát đơn giản cùng xà lách làm sẵn mua từ Costco.

Đến chiều cả gia đình, anh chị em con cháu hẹn ra bờ hồ Elizabeth, đem theo khăn trải, trái cây, chips, và nước uống để hứng gió sông chờ tối xem bắn pháo bông.

Người ta đông như kiến, vợ chồng, con cái, thậm chí, có bé chỉ mới vài tháng nằm trong car seat quấn khăn cũng được đem theo. Đúng 9 giờ tối bầu trời sáng rực, những bông hoa đủ màu sắc thi đua nhau rơi xuống với âm thanh rộn ràng náo nhiệt, liên tục không ngớt.

Tiếng la, tiếng reo hò, tiếng cười hợp lại tạo không khí tưng bừng náo nhiệt. Khi tiếng pháo từ từ chấm dứt, những bông hoa thưa thớt trả lại nền trời đen tối với những vì sao lấp lánh thì chúng tôi trở về nhà trong sự thoả mãn.

Đêm về ..tôi thấm mệt với đôi chân rã rời vì đi bộ hơi nhiều, thỉnh thoảng còn sót tiếng pháo bắn lẻ tẻ đâu đó. Tôi tiếc nuối đứng nhìn qua khung cửa kính, bầu trời lại sáng lên khi một vài bông hoa rơi xuống.

Tuy giấc ngủ đến muộn nhưng lòng tôi khoan khoái. Nằm trong bóng tối tôi mỉm cười nghĩ miên man về ngày lễ Độc Lập.

Quê hương thứ hai đã cho tôi nhiều phước phần, có được điều kiện để thực hiện chữ hiếu, người thân nơi quê nhà, thực hiện những việc có ý nghĩa trong cuộc sống, và điều lớn nhất là cho tôi được hưởng bầu không khí tự do, no ấm.

Ngày mai chúng tôi cũng sẽ ăn mừng lễ tiếp với các thức ăn VN, ăn mừng các cháu học xa trở về, ăn mừng các cháu đúng mùa tốt nghiệp đại học, ăn mừng mọi sự thành công trên đất Mỹ.



Xin cảm ơn đất nước Hoa Kỳ, cảm ơn niềm vui hưởng của ngày lễ Độc Lập đầy thú vị.

Mừng lễ Độc Lập Hoa Kỳ
Ngày 4 tháng 7 đua thi tiệc tùng
Vui chơi liên tục tưng bừng
Cỏ cây hoa lá đón mừng Hạ sang
Nắng lên rực rỡ chói chan
Tô thêm hùng khí vẻ vang đất trời
Diễn hành lễ hội tuyệt vời
Pháo bông toả sắc sáng rơi bầu trời
Tự do Hạnh phúc muôn nơi
Dân giàu, nước mạnh cuộc đời ấm no

(Minh Thúy)



Tin Quốc Tế Đó Đây

***
Nga Oanh Kích Nhà Hàng ở Thành Phố Kramatorsk của Ukraine, Giết Chết 10 Người




(Hình: Nhà hàng pizza RIA bị tấn công ngày 27/6/2023.)

-Thông tấn xã Reuters cho hay số người chết đã tăng lên 10 vào thứ Tư (28/6/2023) trong cuộc oanh kích bằng phi đạn của Nga vào một nhà hàng đông người ở thành phố Kramatorsk, miền Đông Ukraine vào tối hôm trước, với 2 thi thể nữa, trong đó có một đứa trẻ thứ tư được kéo ra khỏi đống đổ nát.

Cảnh sát cho biết ít nhất 61 người bị thương trong cuộc tấn công bằng phi đạn hôm 27/6, biến nhà hàng thành một đống xà bần.

"Tính đến thời điểm hiện tại, lực lượng cấp cứu đã tìm thấy 10 thi thể người từ đống đổ nát", bà Veronika Bakhal, phát ngôn viên của các dịch vụ khẩn cấp khu vực Donetsk, nói với truyền hình Ukraine.

Bà cho biết 8 người đã được cứu sống khỏi đống đổ nát và ít nhất 3 người khác được cho là đang bị mắc kẹt.

Thị trưởng Kramatorsk Oleksandr Goncharenko đăng trên ứng dụng Telegram rằng thi thể của một cậu bé đã được kéo ra ngoài. Ông không cho biết tuổi của cậu bé. Những người chết được xác nhận hôm 27/6 bao gồm hai chị em 14 tuổi và một cô gái khác, 17 tuổi.

Phi đạn thứ hai đánh trúng một ngôi làng ở rìa thành phố Kramatorsk, khiến 5 người bị thương.

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết trong thông điệp video hàng đêm hôm 27/6 rằng các cuộc tấn công cho thấy Nga "chỉ xứng đáng với một thứ do hậu quả của những gì họ đã làm - thất bại và một tòa án".

Nga thường xuyên tấn công các thành phố của Ukraine kể từ cuộc xâm lược toàn diện vào tháng 2 năm 2022. Nga phủ nhận việc cố ý nhắm mục tiêu vào dân thường.


Tổng Thống Putin Thừa Nhận Nhà Nước Nga Tài Trợ Wagner

-Lần đầu tiên Tổng thống Vladimir Putin chính thức khẳng định Nhà nước Nga đã tài trợ cho công ty lính đánh thuê của Yevgeny Prigozhin.

Trong bài diễn văn ngày 27/6/2023 trước đông đảo đại diện của quân đội, các lực lượng an ninh và Vệ binh Quốc gia được mời đến Ðiện Cẩm Linh, nguyên thủ Nga cũng khẳng định riêng Yevgeny Prigozhin, ông chủ Wagner, còn nhận thêm 80 tỉ rúp (khoảng 850 triệu Euro) từ hợp đồng cung cấp thực phẩm giữa công ty Concord và quân đội. Thông tín viên Anissa El Jabri của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tại Mạc Tư Khoa tường thuật:

"Ngồi bên bàn làm việc, thỉnh thoảng liếc vào một tờ giấy, Tổng thống Nga "tính sổ" trên truyền hình và khoản thống kê rất đặc biệt: Đó là số tiền mà Nhà nước Nga tài trợ cho Wagner. Chưa hết, ông Vladimir Putin chỉ đưa ra con số thống kê của 12 tháng.

Ông cho biết từ tháng 5/2022 đến tháng 5/2023, công ty lính đánh thuê này đã lĩnh trực tiếp tổng cộng 86.262 tỉ Rúp, tương đương với gần 1 tỉ Euro, trực tiếp từ Nhà nước và Bộ Quốc phòng. Tổng thống Vladimir Putin đã thừa nhận điều mà ông luôn bác bỏ: Đó là Nhà nước tài trợ hoàn toàn tập đoàn Wagner. Tổng thống Nga nói: "Tôi hy vọng là trong suốt những chiến dịch đó, không ai ăn cắp hoặc là "ăn bớt". Đương nhiên là chúng tôi sẽ kiểm tra việc đó".

Như vậy, ông Putin cho thấy là ông chưa chấm dứt với Wagner, mà ngược lại, mọi việc mới chỉ bắt đầu. Trong lúc đó, ông khen thưởng và vũ trang cho những lực lượng trung thành với ông, đứng đầu là Lực lượng Vệ binh Quốc gia (Rosgvardia), được thành lập năm 2018. Một trong những cựu vệ sĩ của ông Putin là Viktor Zolotov hôm nay (28/06) thông báo các nhóm của ông này được trang bị nhiều thiết bị mới, xe tăng và vũ khí hạng nặng tầm xa".

Theo thông tấn xã AFP, việc "chuyển giao" vũ khí hạng nặng của Wagner cho quân đội chính quy đang trong quá trình chuẩn bị. Trước khi xảy ra cuộc xung đột ở Ukraine, Ðiện Cẩm Linh luôn bác bỏ mọi mối liên hệ với tập đoàn lính đánh thuê được Yevgeny Prigozhin thành lập năm 2014, sau đó can dự vào cuộc chiến ở Syria. Chỉ đến tháng 9/2022, Prigozhin mới chính thức thừa nhận đứng đầu Wagner và tuyển tù nhân đi chiến đấu ở Ukraine. Lúc đó, Mạc Tư Khoa cũng thừa nhận có liên hệ với tập đoàn bán quân sự: Bộ Quốc phòng cung cấp cho Wagner thiết bị quân sự, doanh trại và trại huấn luyện.

Theo Ngoại trưởng Nga, hoạt động của Wagner ở Phi Châu vẫn được duy trì. Ngày 27/6, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller cho biết Hoa Kỳ sẽ "có thêm nhiều biện pháp" chống tập đoàn bán quân sự Nga tại Phi Châu nhưng không nêu rõ chi tiết.


Lithuania Mua Hệ Thống Phòng Không NASAMS Cho Ukraine


(Hình: Bệ phóng phi đạn NASAMS.)

-Thông tấn xã Reuters dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Lithuania cho biết hôm 28/6/2023 rằng Lithuania đặt mua 2 hệ thống phóng phi đạn phòng không NASAMS trị giá 9,8 triệu Euro (10,7 triệu Mỹ kim) và sẽ giao cho Ukraine trong vòng 3 tháng.

Bộ Ngoại giao Lithuania cho biết trong một tuyên bố rằng Lithuania đáp lại yêu cầu khẩn cấp của Ukraine về việc giúp tăng cường khả năng phòng không trước các cuộc tấn công của Nga nhằm vào các mục tiêu quân sự và dân sự.

Na Uy sẽ cung cấp thiết bị bảo trì cho các bệ phóng phi đạn theo thỏa thuận này.

Bộ trưởng Quốc phòng Lithuania, ông Arvydas Anusauskas cho biết: "Chúng tôi đang mua các hệ thống phóng phi đạn NASAMS được nâng cấp, và được chuẩn bị đầy đủ cho quân đội Ukraine trang bị cho các đơn vị phòng không của họ. Các khí tài này sẽ tăng thêm số hệ thống NASAMS đã được Ukraine sử dụng do Na Uy và Hoa Kỳ tài trợ".

Lithuania sẽ giao các hệ thống NASAMS cho Ukraine cùng với khoản tài trợ 10 xe bọc thép quân sự M113 bao gồm trong gói đặt hàng này.

Nhà sản xuất Lithuania và Na Uy Kongsberg Gruppen ký hợp đồng cung cấp các hệ thống phòng không này hôm 27/6.


NATO Tuyên Bố Sẵn Sàng Bảo Vệ Các Nước Đồng Minh Trước Mọi Đe Dọa Từ Nga Hay Từ Belarus

-Tuyên bố với báo chí hôm 27/6/2023, tại The Hague (Hòa Lan), Tổng Thư ký Liên minh Phòng thủ Bắc Ðại Tây Dương (NATO) tuyên bố là khối quân sự này sẵn sàng bảo vệ các nước đồng minh trước mọi đe dọa "từ Mạc Tư Khoa hay từ Minsk". Lãnh đạo NATO phát biểu như trên ngay sau khi Belarus thông báo đón tiếp Evgueni Prigogine, chủ nhân tập đoàn lính đánh thuê Wagner.

Theo lời Tổng Thư ký khối NATO, được hãng tin AFP trích dẫn, trong cuộc họp thượng đỉnh vào giữa tháng 7 ở Litva, khối quân sự này sẽ tăng cường các hệ thống phòng thủ để bảo vệ các nước thành viên, nhất là những quốc gia có biên giới chung với Nga và Belarus.

Sau một buổi ăn tối với 7 vị nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo chính phủ của khối NATO, ông Stoltenberg còn nhấn mạnh là phương Tây "không nên đánh giá thấp nước Nga", cho dù đã xảy ra những rối loạn trong cuối tuần qua. Về phần Thủ tướng Mark Rutte của nước Hòa Lan chủ nhà, ông bác bỏ cáo buộc của Tổng thống Vladimir Putin rằng "phương Tây muốn người Nga chém giết nhau".

Cũng hôm 27/6, Ngoại trưởng Pháp Catherine Colonna đã tiếp các đồng nhiệm ba nước vùng Baltic tại Paris và đây cũng đã là dịp để bàn về tình hình nước Nga sau cuộc nổi loạn bất thành của lãnh đạo lực lượng Wagner. Những sự kiện này tác động như thế nào đến các nước vùng Baltic, Ngoại trưởng và cũng là Tổng thống tương lai của Latvia, ông Edgars Rinkēvičs giải thích:

"Chúng tôi xem đó là chuyện nội bộ của Nga. Theo quan điểm của chúng tôi, đó là cái ác này chống lại cái ác kia, nhưng chúng tôi không biết là tình hình sẽ diễn tiến như thế nào trong những ngày tới và những tuần tới.

Chúng tôi cần có thời gian để đánh giá tác động của sự kiện này đối với tình hình nội bộ của Nga, cũng như đối với an ninh khu vực, bởi vì chúng tôi đã chú ý lắng nghe và phân tích tuyên bố của ông Putin rằng một số binh lính của Wagner có thể tự do đi vào lãnh thổ Belarus. Nếu đúng như thế, cần phải đánh giá lại biện pháp này về mặt quốc phòng và an ninh. Ai cũng biết khả năng của lực lượng lính đánh thuê này là như thế nào.

Tôi nghĩ là với cuộc họp thượng đỉnh sắp tới của NATO, với những cuộc thảo luận về sự cần thiết bảo vệ sườn phía Đông của Âu Châu, chúng ta phải rất quan tâm đến những sự di chuyển như vậy (của lực lượng Wagner)".

Theo hãng tin AFP, hôm 27/6, Tổng thống Belarus, ông Alexander Lukashenko đã gián tiếp chỉ trích Tổng thống Putin, khi cho rằng vụ nổi loạn của Prigogine là hậu quả của việc không quản lý tốt mối hiềm khích giữa Wagner và quân đội Nga. Lukashenko cũng khẳng định chính ông đã bảo Tổng thống Putin đừng giết lãnh đạo Wagner.


Liên Hiệp Âu Châu Chuẩn Bị Phát Hành Tiền Euro Điện Tử

-Ngày 28/6/2023, Liên Hiệp Âu Châu giới thiệu bộ khung pháp lý cho đồng Euro điện tử tương lai. Dự án nghiên cứu được khởi động vào tháng 07/2021 với mục đích cung cấp tiền xu và tiền giấy dưới dạng điện tử kể từ năm 2027 hoặc 2028. Tuy nhiên, dự án sẽ còn phải được thảo luận trong vòng nhiều tháng với các nước thành viên Liên Hiệp Âu Châu và Nghị Viện Âu Châu.

Ngân hàng Trung ương Âu Châu (BCE) giải thích dự án này xuất phát từ việc thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng gia tăng, đặc biệt là với sự phát triển của thương mại trực tuyến, nên cần phải tạo ra đồng Euro điện tử và trong bối cảnh đồng tiền chung Âu Châu ngày càng bị tiền ảo và tiền điện tử ngoại quốc cạnh tranh.

Tiền điện tử sẽ chỉ là một phương thức thanh toán bổ sung và tùy chọn cùng với tiền mặt. Tiền Euro điện tử được tích trên thẻ thanh toán hoặc điện thoại di động, có thể thanh toán mà không cần kết nối internet và không tiết lộ danh tính người sử dụng.

Một số người cho rằng tiền Euro điện tử là biện pháp thừa do đã có thẻ tín dụng. Tuy nhiên, những người ủng hộ nhấn mạnh đến tính chất phổ cập, miễn phí của tiền Euro điện tử, đặc biệt là khoảng 4 triệu người dân Âu Châu hiện không có tài khoản ngân hàng, trong khi việc thanh toán trực tuyến hiện trở thành nhu cầu cơ bản.

Nhiều người sử dụng internet bình luận trên các mạng xã hội rằng đây là phương pháp để dần xỏa bỏ tiền mặt nhằm theo dõi người dân qua việc kiểm trả việc mua bán và giao dịch tài chánh. Trước đó, Trung Quốc đã thử nghiệm thành công đồng nhân dân tệ điện tử trên quy mô lớn. Mỹ và Anh cũng tính đến việc này.


Bộ Trưởng Quốc Phòng Úc Ðại Lợi Đến Quần Đảo Salomon Thảo Luận Về An Ninh

-Hôm 28/6/2023, Bộ trưởng Quốc phòng Úc Ðại Lợi Richard Marles bắt đầu chuyến thăm hai ngày quần đảo Salomon. Ông đã hội đàm với lãnh đạo quần đảo về vấn đề an ninh, trong bối cảnh Trung Quốc đang có một vai trò ngày càng lớn trong lực lượng cảnh sát của đảo quốc này.

Theo hãng tin Anh Reuters, ông Marles, trong chuyến thăm đầu tiên tới quần đảo Salomon với tư cách là Bộ trưởng Quốc phòng Úc Ðại Lợi, viết trên mạng xã hội Twitter rằng ông đã có "một cuộc gặp hữu ích" với Thủ tướng Sogavare, thảo luận về "mối quan hệ đối tác ngày càng sâu sắc giữa hai nước, bao gồm những chủ đề như an ninh khu vực, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và y tế".

Bộ trưởng Marles cũng đã gặp các thành viên của Lực lượng Hỗ trợ Quốc tế quần đảo Salomon (SIAF), bao gồm cảnh sát Úc Ðại Lợi, đảo Fiji và Tân Tây Lan được khai triển tới đảo quốc vào năm 2021 theo yêu cầu của Sogavare để dập tắt các cuộc bạo loạn chống chính phủ.

Chuyến thăm Salomon của ông Richard Marles diễn ra vào thời điểm Trung Quốc đang tăng cường các tài trợ cho cơ sở hạ tầng của quần đảo. Năm 2022, Thủ tướng Sogavare đã ký một Hiệp ước an ninh với Trung Quốc, khiến Canberra và Hoa Thịnh Ðốn lo ngại về tham vọng Hải quân của Bắc Kinh trong khu vực có tính chiến lược này. Cảnh sát Trung Quốc cũng tích cực đào tạo và trang bị vũ khí cho Lực lượng Cảnh sát Hoàng gia Quần đảo Salomon trong những tháng gần đây.

Thủ tướng Sogavare dự kiến sẽ có chuyến công du Trung Quốc vào tuần tới.


Nam Hàn Áp Lệnh Trừng Phạt Công Dân Nga Liên Quan Đến Chương Trình Vũ Khí của Bắc Hàn


(Hình: Người Nam Hàn biểu tình phản đối cuộc chiến của Nga ở Ukraine.)

-Theo tin của thông tấn xã Reuters, hôm 28/6/2023, Bộ Ngoại giao Nam Hàn cho biết Hán Thành vừa ra các lệnh trừng phạt đối với hai cá nhân và hai pháp nhân bị cáo buộc liên quan đến các chương trình vũ khí của Bắc Hàn.

Các lệnh trừng phạt này nhắm vào ông Choi Chon Gon, một cựu công dân Nam Hàn đã đổi sang quốc tịch Nga, hai công ty mà ông Choi sở hữu và một người Bắc Hàn đã hỗ trợ ông Choi, Bộ Ngoại giao Nam Hàn cho biết.

Ông Choi bị cáo buộc đã giúp cho các hoạt động tài chánh bất hợp pháp của Bắc Hàn, vi phạm lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc sau khi ông nhập quốc tịch Nga.

"Đây là lần đầu tiên chính phủ của chúng tôi áp các biện pháp trừng phạt đơn phương đối với một cá nhân gốc Bắc Hàn", Bộ Ngoại giao Nam Hàn cho biết trong một tuyên bố.

Thông tấn xã Reuters không thể liên lạc ngay với ông Choi để đưa ra bình luận.

Bắc Hàn có vũ khí nguyên tử đã và đang thử nghiệm nhiều loại vũ khí khác nhau, bao gồm cả phi đạn-đạn đạo xuyên lục địa lớn nhất của nước này, làm gia tăng căng thẳng với Hán Thành và đồng minh chính của Nam Hàn là Hoa Kỳ.


Trung Quốc Ủng Hộ "Hợp Tác" Kinh Tế Với Phương Tây

-Trung Quốc kêu gọi các nước phương Tây hợp tác về phát triển kinh tế thế giới. Ngày 27/6/2023, trong bài diễn văn khai mạc Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) kéo dài đến ngày 29/6, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường nhấn mạnh hợp tác là con đường duy nhất để thúc đẩy phát triển và thịnh vượng.

Đối với ông Lý Cường, hợp tác là điều bắt buộc "để giải quyết hàng loạt vấn đề lớn mà nhân loại đang phải đối mặt", như "biến đổi khí hậu, rủi ro nợ, tăng trưởng sụt giảm, khoảng cách giữa các nước giầu và nghèo". Do đó, việc "một số người ở phương Tây lên tiếng kêu gọi giảm phụ thuộc vào Trung Quốc, loại trừ rủi ro" là "một đề xuất sai lạc" bởi vì "nền kinh tế thế giới đã trở thành một cộng đồng nơi mọi người hòa quyện vào nhau".

Để trấn an cộng đồng quốc tế, Thủ tướng Lý Cường nhấn mạnh Bắc Kinh "hy vọng có thể đạt mục tiêu" tăng trưởng "khoảng 5%" và quá trình phục hồi kinh tế Trung Quốc "đang đi đúng đường". Diễn đàn Kinh tế Thế giới Thiên Tân diễn ra vào lúc môi trường kinh doanh trở nên xấu đi đối với doanh nghiệp ngoại quốc tại Trung Quốc. Trước đó, Thủ tướng Lý Cường đã công du hai nước Âu Châu, Pháp và Đức, để trấn an các đối tác là Trung Quốc sẵn sàng mở cửa.

Tuy nhiên, theo thông tấn xã AFP, mối quan hệ Mỹ-Trung, vốn đã căng thẳng, có thể tăng thêm một bậc vì Hoa Thịnh Ðốn dự kiến ban hành những biện pháp hạn chế mới đối với việc xuất cảng chip điện tử sử dụng trí thông minh nhân tạo sang Trung Quốc. Ngày 27/6, nhật báo Wall Street Journal trích dẫn một số nguồn tin nắm rõ hồ sơ cho biết ngay từ tháng 7, Bộ Thương mại Mỹ sẽ ngừng giao chip điện tử của Nvidia và nhiều doanh nghiệp khác (Micron, AMD…) cho Trung Quốc.

Ngoài ra, trong số những biện pháp hạn chế mới cũng được Bộ Thương mại Mỹ tính đến, có thể có việc cấm bán cả chip A800 nếu không có giấy phép xuất cảng đặc biệt của Mỹ.


Vụ Wagner Nổi Loạn: Trung Quốc Lo Ngại Quyền Lực của Putin Bị Suy Yếu

-Không chỉ có các nước phương Tây mà cả Trung Quốc trong những ngày qua cũng đã lo lắng theo dõi diễn biến cuộc nổi loạn bất thành của chủ nhân tập đoàn lính đánh thuê Wagner.

Bắc Kinh cũng hoàn toàn không muốn nhìn thấy kịch bản một cuộc xung đột giữa lực lượng bán quân sự với quân đội dẫn đến hỗn loạn khiến không còn ai có thể kiểm soát được nước Nga.

Theo nhận định của chuyên gia Pascal Boniface, Giám đốc Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược (IRIS), viết trên trang web của viện này hôm 27/6/2023, cho dù đối địch với nhau, Trung Quốc cũng như phương Tây đều muốn thấy nước Nga suy yếu đi, nhưng không ai muốn quốc gia rộng lớn với hơn 6.000 vũ khí nguyên tử này sụp đổ hoàn toàn. Sau vụ binh biến, Trung Quốc đã tái khẳng định sự ủng hộ đối với Tổng thống Putin, nhưng vẫn không ngớt lo ngại về tình hình nước Nga, một đối tác có tính chất chiến lược của Bắc Kinh trong cuộc đối đầu với phương Tây.

Tuy bị đặt vào tình thế khó xử kể từ khi Putin phát động cuộc chiến tranh Ukraine vào tháng 2/2022, Bắc Kinh vẫn duy trì sự ủng hộ về ngoại giao và chính trị đối với Mạc Tư Khoa, đang bị phương Tây trừng phạt nặng nề và gần như bị cô lập trên trường quốc tế. Cho đến nay, Bắc Kinh vẫn không lên án cuộc xâm lược của Nga, tuy vẫn kêu gọi tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của các nước, kể cả của Ukraine. Tháng 3 vừa qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến Mạc Tư Khoa và khi gặp Tổng thống Vladimir Putin, ông đã tuyên bố quan hệ Nga-Trung "bước vào một thời kỳ mới".

Chỉ đến sau khi chấm dứt hoàn toàn vụ nổi loạn của Wagner mà họ xem là "chuyện nội bộ" của nước Nga, Chủ Nhật 25/6, Bắc Kinh mới ra tuyên bố ủng hộ mọi nỗ lực của Mạc Tư Khoa để "bảo vệ sự ổn định" của đất nước. Theo các nhà phân tích được hãng tin AFP trích dẫn ngày 26/6, Trung Quốc đã chọn một cách tiếp cận thận trọng như vậy vì họ hiểu rằng vụ nổi loạn của Wagner đã làm lộ rõ những rạn nứt trong quyền lực của Tổng thống Putin. Bà Susan Thornton, cựu Phụ tá Ngoại trưởng Mỹ về Đông Á-Thái Bình Dương dưới thời Donald Trump, nhận định với thông tấn xã AFP: "Trung Quốc đã rất ngạc nhiên về kết quả rất kém của quân đội Nga ở Ukraine. Vụ binh biến này rất có thể sẽ bị xem là một dấu chỉ mới về sự suy yếu của Mạc Tư Khoa".

Theo lời ông Victor Shih, chuyên gia về chính trị Trung Quốc tại Đại học San Diego, Hoa Kỳ, trước khi xảy ra vụ nổi loạn của Wagner, rất có thể Trung Quốc tin rằng Putin là lãnh đạo có uy quyền tuyệt đối ở Nga. Nhưng sau vụ nổi loạn, Bắc Kinh sẽ phải xem xét lại đánh giá đó. Björn Alexander Duben, một chuyên gia về quan hệ Nga-Trung tại trường Đại học Cát Lâm (Jilin), Trung Quốc, nhận định với thông tấn xã AFP:"Rất có thể đây đã là một cú sốc đối với Bắc Kinh, và nhất là đối với Tập Cận Bình, khi thấy rằng hệ thống phòng thủ của Nga đã thất bại như vậy".

Theo vị chuyên gia này, chắc chắn là chế độ Bắc Kinh sẽ rút ra những bài học từ vụ này. Cho tới nay, các lãnh đạo Trung Quốc vẫn cho rằng sự sụp đổ của Liên Xô và tình trạng bất ổn sau đó cho thấy là cần phải có một bộ máy quyền lực thật mạnh. Dẫu sao thì ở Trung Quốc không thể có chuyện một lực lượng bán quân sự như Wagner tự tung tự tác như vậy, mà Đảng Cộng sản chỉ chấp một lãnh đạo duy nhất, đó là Tập Cận Bình.

Theo thông tấn xã AFP, một số nhà phân tích cho rằng vụ nổi loạn của Wagner có thể sẽ thúc đẩy Bắc Kinh gia tăng hoạt động trung gian hòa giải nhằm sớm chấm dứt chiến tranh Ukraine, để nước Nga không bị suy yếu hơn. Và phải chăng Trung Quốc vừa tung ra một quả bóng thăm dò theo hướng này? Trả lời phỏng vấn nhiều cơ quan truyền thông hôm 27/6, ông Phó Thông (Fu Cong), Ðại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Âu Châu, đã tuyên bố rằng không có lý do gì Bắc Kinh chống lại việc Ukraine thu hồi toàn bộ lãnh thổ như vào thời giành độc lập năm 1991, kể cả bán đảo Crimea đã bị sáp nhập vào Nga năm 2014.


Đài Loan Phát Giác 2 Chiến Hạm Nga Ngoài Khơi Bờ Biển Phía Đông


(Hình: Khu trục hạm Đô đốc Gorshkov của Nga.)

-Hôm 27/6/2023, Đài Loan phát giác 2 chiến hạm Nga ngoài khơi bờ biển phía Đông và đã điều máy bay và tàu để theo dõi, thông tấn xã Reuters dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng của hòn đảo cho biết.

Trong một tuyên bố vào tối ngày thứ Ba (27/6), Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết 2 khu trục hạm đã đi theo hướng Bắc ngoài khơi bờ biển phía Đông của Đài Loan và sau đó "rời khỏi khu vực phản ứng của chúng tôi" theo hướng Đông-Nam ngoài khơi thành phố cảng Suao, nơi đóng quân của một căn cứ Hải quân lớn của Đài Loan.

Quân đội Đài Loan điều máy bay và tàu để theo dõi và kích hoạt các hệ thống phi đạn trên bờ, bộ này cho biết thêm, mà không cung cấp thêm thông tin chi tiết.

Hãng thông tấn Interfax của Nga hôm 27/6 đưa tin một đội tàu thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Nga đã tiến vào phần phía Nam của Biển Phi Luật Tân để thực hiện các nhiệm vụ trong khuôn khổ một hải trình tầm xa.

Đài Loan cùng với Hoa Kỳ và các đồng minh áp các lệnh trừng phạt trên diện rộng đối với Nga sau khi Mạc Tư Khoa xâm lược Ukraine.


Rừng Nguyên Sinh Tiếp Tục Giảm Trong Năm 2022

-Rừng nguyên sinh đang dần biến mất, theo số liệu khảo sát năm 2022 của Tạp chí thế giới về rừng (Global Forest Review) được công bố vào hôm 27/6/2023. Tổng cộng 4,1 triệu hecta rừng nguyên sinh bị phá hủy vào năm 2022, tương đương với diện tích nước Thụy Sĩ.

Theo trang mạng Mỹ The Huffington Post, diện tích rừng bị phá nói trên dẫn đến việc phát thải 2,7 gigaton CO2 vào năm 2022, tương đương với lượng phát thải nhiên liệu hóa thạch hàng năm của Ấn Độ. Có nghĩa là diện tích rừng nguyên sinh bị phá hủy vào năm 2022 nhiều hơn 10% so với năm 2021. Hiện tượng này đi ngược với các thỏa thuận quốc tế.

Tại hội nghị về biến đổi khí hậu COP26 được tổ chức ở Glasgow, Scotland vào năm 2021, 145 quốc gia đã cam kết chấm dứt nạn phá rừng từ nay đến năm 2030 thông qua "Tuyên bố Glasgow". Nhưng dữ liệu mới nhất của Global Forest Review cho thấy rằng không có biện pháp đủ tầm mức nào được đưa ra, khiến không thể đạt được mục tiêu này.

Bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi hiện tượng phá rừng là Ba Tây, nơi diện tích rừng nguyên sinh bị phá đã tăng 15% từ năm 2021 đến năm 2022. Do đó, rừng Amazon rất được quan tâm bảo tồn. Và nếu hỏa hoạn là nguyên nhân gây ra 19,2% nạn phá rừng ở Ba Tây, thì thủ phạm chính vẫn là con người.

Cộng hòa Dân chủ Congo (RDC) và Bolivia là hai nước khác bị ảnh hưởng nặng nề bởi nạn phá rừng. Bất chấp những cam kết về bảo vệ rừng, lợi ích kinh tế vẫn được các nhà lãnh đạo đặt lên hàng đầu. RDC tích cực cấp phép khai thác dầu khí, trong khi Bolivia tích cực sản xuất cacao và khai thác vàng.


Quân Đội Ukraine Giải Phóng Ngôi Làng Thứ 9, Vượt Sông Dniepr

-Quân đội Ukraine tiếp tục cuộc phản công. Hôm 26/6/2023, Bộ Quốc phòng Ukraine thông báo giải phóng được ngôi làng thứ 9 tính từ đầu cuộc phản công. Cũng trong ngày 26/6, Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelensky đến thăm hai địa điểm ở tiền tuyến miền Đông Ukraine.

Một bước tiến của cuộc phản công được nhiều nhà quan sát chú ý là quân đội Ukraine đã vượt sông Dniepr ở tỉnh miền Nam Kherson, và dường như đã lập được một “đầu cầu” phía tả ngạn sông, đối diện với thủ phủ Kherson, vị trí chiến lược cho phép kiểm soát trục đường chính hướng về bán đảo Crimea. Thông tín viên Stéphane Siohan của đài RFI tường trình từ Kyiv:

“Các lực lượng Ukraine vẫn tiếp tục tiến về phía trước. Đây trước hết là điều toát ra từ các phát biểu của Tổng thống Zelensky, đã đến vùng Donbass hôm thứ Hai, 26/6. Nguyên thủ Ukraine trao tặng huân chương cho binh sĩ. Thậm chí ông còn tham gia chụp hình selfie, thanh thản uống cà phê với các nhân viên phục vụ tại một cây xăng.

Bất chấp tính chất nghiêm trọng của tình hình, Tổng thống Ukraine cho rằng đây là một ngày hạnh phúc, bởi quân đội Ukraine đã giành thêm đất. Trên thực tế, Bộ Quốc phòng đã chính thức thông báo chiếm lại được làng Rivnopil tại vùng Donbass. Đây là địa phương thứ 9 được chính thức giải phóng khỏi các lực lượng chiếm đóng Nga.

Nhưng điều đặc biệt quan trọng là quân đội Ukraine dường như đã thiết lập được một đầu cầu ở phía Nam Kherson, bên tả ngạn sông Dniepr, tại Olechky. Đây là một khu vực đầm lầy, rộng vài cây số, khá khó kiểm soát. Nhưng người Ukraine đã thực sự vượt được sông ở địa điểm mà quân Nga không ngờ tới, sau khi phá hủy đập Nova Kakhovka.

Nếu quân đội Kyiv cố gắng duy trì và củng cố được đầu cầu này, đối diện với thành phố Kherson, họ sẽ kiểm soát được đoạn đầu của xa lộ dẫn thẳng đến bán đảo Crimea. Tất cả điều này tất nhiên sẽ diễn ra rất chậm chạp, khó khăn, tổn thất nhiều về sinh mạng. Nhưng đối với người Ukraine, điều này quan trọng hơn nhiều so với trò múa rối đang diễn ra ở Ðiện Cẩm Linh”.


Lãnh Đạo Wagner Biện Minh Cho Cuộc Nổi Loạn

-Trang mạng Flightradar 24 theo dõi không lưu cho biết lãnh đạo công ty lính đánh thuê Wagner Evgueni Prigojine, hôm 27/6/2023, đã đáp máy bay sang Belarus tị nạn, theo như một thỏa thuận đạt được hôm thứ Bảy (24/6), với Tổng thống Nga nhằm chấm dứt cuộc nổi loạn

Tuy nhiên, trong một tin nhắn âm thanh dài 11 phút đăng trên mạng Telegram tối thứ Hai (26/6), mà thời điểm ghi âm không thể xác định, lãnh đạo Wagner một lần nữa khẳng định cuộc nổi loạn của ông không nhằm lật đổ chế độ. Từ Mạc Tư Khoa, thông tín viên Anissa El Jabri của đài RFI tường thuật:

“Ông ấy luôn nói rằng không muốn làm chính trị nhưng Evgueni Prigojine giải thích là ông đã nhận được hơn 1000 thắc mắc về điều gọi là xin trích, “những biến cố”. Một lần nữa, ông giải thích là Bộ Quốc phòng muốn phá vỡ Wagner và ngăn chặn cuộc hành quân của các chiến binh Wagner tiến về thủ đô. Ông ta rút ra những kinh nghiệm dưới dạng các bài học cho quân đội.

Evgueni Prigojine nói: “Cuộc hành quân vì công lý đã cho thấy được nhiều điều mà chúng tôi đã nhiều lần nói đến như những vấn đề an ninh nghiêm trọng trên toàn lãnh thổ. Chúng tôi đã có thể chặn tất cả các đơn vị quân đội và phi trường nằm dọc theo con đường của chúng tôi và trong vòng 24 tiếng đồng hồ, chúng tôi đã đi được một quãng đường mà quân đội Nga đã thực hiện ngày 24/2/2022. Nếu như hôm đó, chiến dịch này được thực hiện bởi một đơn vị như Wagner với một mức độ huấn luyện, tinh thần chiến đấu và quyết tâm cao, thì chiến dịch đặc biệt này có lẽ chỉ sẽ kéo dài trong một ngày. Đương nhiên là còn có những vấn đề khác, nhưng chúng tôi muốn chỉ cho thấy cấp độ tổ chức mà quân đội Nga lẽ ra phải có”.

Như một sự trêu tức sau cùng: Evgueni Prigojine nói rằng đoàn quân của ông đã được người dân vẫy hoa và cờ đón tiếp tại mỗi nơi họ đi qua”.


Tổng Thống Nga Cáo Buộc Phương Tây Muốn Người Nga “Chém Giết Nhau”

-Hôm 26/6/2023, Tổng thống Nga có bài phát biểu đầu tiên kể từ khi nhóm binh sĩ Wagner rút lui. Ông cáo buộc Ukraine và các nước đồng minh phương Tây muốn người Nga “chém giết nhau” trong cuộc nổi loạn cuối tuần qua.

Trong bài diễn văn truyền hình ngắn, Tổng thống Vladimir Putin khẳng định là đã “trực tiếp” đưa ra những biện pháp ngay từ đầu xẩy ra biến cố, nhằm tránh “một cuộc đổ máu huynh đệ tương tàn” quy mô lớn. Theo ông, đây chính là điều mà “kẻ thù của Nga” - những kẻ tân phát xít ở Kyiv và các nước bảo trợ phương Tây – rất muốn nhìn thấy, muốn “người Nga chém giết nhau”.

Nguyên thủ Nga ca ngợi tinh thần đoàn kết, tình liên đới của người dân và cảm ơn các viên chức an ninh đã hoàn thành công việc trong một cuộc họp với giới chức an ninh, có sự hiện diện của Bộ trưởng Quốc phòng Serguei Choigu.

Ông Putin đưa ra ba lối thoát cho các chiến binh Wagner: Hoặc ký hợp đồng, gia nhập quân đội Nga, hoặc sang Belarus hoặc trở về nhà.

Trả lời đài RFI, chuyên gia Cyrill Bret, Viện Jacques Delors, nhận định, đề xuất này của Tổng thống Putin muốn cơ cấu lại, đặt dấu chấm hết cho cách thức tổ chức, lãnh đạo nhóm vũ trang Wagner như hiện nay. Ông phân tích:

“Đây là hồi kết của Wagner theo cách tổ chức lính đánh thuê được thành lập hồi năm 2014. Bài phát biểu của Tổng thống Nga đã đánh dấu rõ số mệnh các chiến binh của Wagner: Bất kể quân phục họ mặc là gì, bất kể họ được khai triển ở mặt trận nào, hay họ được mang tên là gì đi nữa, số nhân sự này phải được hội nhập vào lực lượng vũ trang đặt dưới sự chỉ huy chính quy, như thông lệ, của quân đội Nga.

Họ vẫn sẽ tiếp tục phục vụ lợi ích của Nga tại Phi Châu hay ở những nơi khác. Vladimir Putin hiểu rằng tôn ti trật tự trong bộ máy quân sự hùng mạnh đã không thể duy trì được nữa và trở thành một mối họa.

Điều này đã được triết gia Machiavel hiểu rõ khi ông nhắc lại rằng số mệnh tất yếu của các nhóm lính đánh thuê là cuối cùng, chúng sẽ chống lại kẻ chỉ huy. Tôi nghĩ rằng Vladimir Putin giờ đã rút ra các bài học. Ông ấy cho sáp nhập tất cả các lực lượng vũ trang vào cùng một hệ thống chỉ huy dưới sự chỉ đạo và quyền lực của ông”.


Đức Sẵn Sàng Khai Triển 4.000 Quân Tại Lithuania Để Bảo Vệ Sườn Đông của NATO

-Hôm 26/6/2023, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius đã đưa ra một thông báo bất ngờ tại Vilnius, thủ đô của Lithuania. Đức sẵn sàng bố trí 4.000 quân thường trực trên lãnh thổ quốc gia thành viên Liên minh Phòng thủ Bắc Ðại Tây Dương (NATO) này, để củng cố biên giới phía Đông của NATO.

Quyết định của Bá Linh cho phép cải thiện hình ảnh của nước Đức, vốn bị nhiều quốc gia Đông Âu phê phán là đầu tư không đủ mức cho nỗ lực phòng thủ chung của Âu Châu chống lại các đe dọa từ Nga.

Thông tín viên Pascal Thibaut của Đài RFI tường trình từ Bá Linh:

“Những diễn biến mới nhất ở Nga đã đẩy nhanh mọi thứ. Rõ ràng trên máy bay đến Vilnius, Bộ trưởng Quốc phòng Đức đã quyết định không dừng ở những tuyên bố chung chung. Bộ trưởng Quốc phòng Boris Pistorius đã khiến người Đức và các chủ nhà Lithuania ngạc nhiên, bởi chính quyền Lithuania đã kêu gọi một biện pháp như vậy từ nhiều tháng.

Chính quyền Đức hứa sẽ khai triển thường trực khoảng 4.000 binh sĩ, hoặc một lữ đoàn ở quốc gia vùng Baltic. Hồi mùa Hè năm 2022, Thủ tướng Olaf Scholz đã nêu một khả năng như vậy, nhưng từ đó Bá Linh chủ trương các lực lượng này có thể ở lại Đức, và chỉ được khai triển ở Lithuania trong trường hợp khẩn cấp.

Bộ trưởng Quốc phòng Boris Pistorius cảm thấy việc chuyển quân này chỉ có thể diễn ra khi có cơ sở hạ tầng phù hợp. Cụ thể là nơi ở cho binh sĩ cùng gia đình và khu vực huấn luyện. Chính quyền Vilnius muốn mọi việc diễn ra nhanh chóng, để có thể tiếp nhận các lực lượng này vào năm 2026.

Quân đội Đức đã có mặt tại Lithuania từ năm 2017 với tư cách là một phần của lực lượng NATO. Với quyết định bất ngờ này, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius đã thực hiện một bước đi quan trọng, trước hội nghị thượng đỉnh của NATO ở Vilnius trong vài ngày nữa. Thông báo nói trên giúp cải thiện hình ảnh của nước Đức, vốn bị các nước Đông Âu chỉ trích là không đủ nỗ lực, kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lăng của Nga chống Ukraine”.

Vẫn tại khu vực Baltic, hôm 27/6, Bộ Quốc phòng Nga thông báo bắt đầu một số cuộc tập trận Không quân chiến thuật. Trước đó, hôm 26/6, theo Bộ Quốc phòng Nga, hai chiến đấu cơ Anh Typhoon đã áp sát không phận Nga tại Biển Đen, buộc phía Nga điều phi cơ lên “ngăn chặn”.


Thụy Sĩ Trở Thành Điểm Nóng Cho Hoạt Động Gián Điệp của Nga ở Âu Châu


(Hình: Cựu điệp viên Anh George Blake, hoạt dộng cho cơ quan tình báo Liên Xô, vượt ngục khỏi nhà tù Anh vào năm 1966 và sống tại Nga kể từ đó.)

-Cơ quan tình báo chính của Thụy Sĩ cho biết Nga vẫn có hàng chục điệp viên cải trang làm các nhà ngoại giao tại Tòa Đại sứ Nga ở Bern và tại phái bộ của Nga ở Liên Hiệp Quốc tại Geneva, khiến Thụy Sĩ trở thành điểm nóng cho hoạt động gián điệp của Nga ở Âu Châu.

Cơ quan gián điệp NDB cho biết trong phúc trình thường niên công bố ngày 26/6 rằng dù các hoạt động tình báo của Nga ở Âu Châu và Bắc Mỹ đã bị suy yếu do các đặc vụ Nga đóng giả là nhà ngoại giao bị trục xuất sau vụ Skripal năm 2018 và cuộc xâm lược Ukraine năm 2022, nhưng số lượng của họ vẫn ổn định ở Thụy Sĩ.

“Trong số khoảng 220 người được công nhận là nhân viên ngoại giao hoặc hành chính kỹ thuật tại các cơ quan đại diện ngoại giao và Lãnh sự ở Geneva và Bern, ít nhất 1/3 có thể vẫn đang hoạt động cho các cơ quan tình báo Nga”, phúc trình cho biết.

NDB nói: “Trên toàn Âu Châu, Thụy Sĩ là một trong những quốc gia có nhiều nhân viên tình báo Nga nhất được khai triển dưới vỏ bọc ngoại giao, vì vai trò là nước chủ nhà của các tổ chức quốc tế”.

Trong khi Trung Quốc cũng được cho là có hàng chục gián điệp tại các cơ quan ngoại giao ở Thụy Sĩ, số lượng của họ ít hơn đáng kể so với Nga, cơ quan này cho biết.

NBD nói nhiều khả năng Trung Quốc có các gián điệp đội lốt các nhà khoa học, nhà báo và doanh nhân.


“Davos Mùa Hè”: Bắc Kinh Phản Bác Chính Sách “Giảm Phụ Thuộc” Vào Trung Quốc

-Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại thành phố Thiên Tân (Trung Quốc), thường được gọi là “Davos mùa Hè”, diễn ra từ 27/6 đến 29/6/2023. Đây là lần đầu tiên Diễn đàn Kinh tế Thế giới mùa Hè được tổ chức kể từ 4 năm nay.

Tại Diễn đàn “Davos mùa Hè”, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường (Li Qiang) đã chỉ trích chủ trương của phương Tây “giảm phụ thuộc” vào kinh tế Trung Quốc, khi coi đây là một hướng đi “sai lầm”. Phát biểu của lãnh đạo chính phủ Trung Quốc được đưa ra vào lúc Hoa Kỳ và các nước Âu Châu đang nỗ lực tái tổ chức các chuỗi sản xuất và cung ứng, để giảm lệ thuộc vào Trung Quốc về các mặt hàng chiến lược với lý do an ninh quốc gia.

Thông tín viên Yena Lee của đài RFI từ Thiên Tân cho biết thêm:

“Nhiều doanh nhân Pháp, Ả Rập Saudi, Nam Phi và cả Mỹ gặp nhau tại thành phố cảng Thiên Tân trong tuần này. Diễn đàn mùa Hè Davos thu hút người tham gia từ khắp nơi trên thế giới. Những người tham dự Diễn đàn hy vọng tiếp cận được với các tác nhân kinh tế và chính trị của nền kinh tế thứ hai thế giới.

Đối với Trung Quốc, đây là cơ hội để thu hút giới đầu tư. Hơn bao giờ hết, năm nay, chính quyền Trung Quốc đang cố gắng cho thấy tất cả đều ổn thỏa, kể từ khi mở cửa trở lại sau đại dịch Covid.Trong bài phát biểu khai mạc, Thủ tướng Lý Cường cho biết kinh tế của Trung Quốc đang tăng trưởng nhanh.

Người đứng đầu chính phủ Trung Quốc khẳng định chủ trương “giảm bớt phụ thuộc” vào Trung Quốc và “giảm thiểu rủi ro” (de-risking) là những quan điểm sai lầm, đồng thời nhấn mạnh rằng Trung Quốc kiên quyết ủng hộ “nền kinh tế thị trường và thương mại tự do”.

Nhận xét được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Phòng Thương mại Âu Châu tại Trung Quốc công bố báo cáo mới, trong đó một số lượng kỷ lục công ty ghi nhận những khó khăn trong hoạt động kinh doanh trong năm nay, đặc biệt là do tình hình kinh tế và môi trường địa-chính trị”.


Trung Quốc Phê Chuẩn Thỏa Thuận WTO Về Trợ Cấp Thủy Sản


(Hình: Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào nói nước này sẽ làm việc với tất cả các thành viên để thúc đẩy thỏa thuận của WTO có hiệu lực.)

-Trung Quốc, quốc gia đánh bắt cá hàng đầu, vừa chính thức chấp nhận thỏa thuận cắt giảm trợ cấp nhà nước cho ngành thủy sản do các thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đưa ra vào năm 2022, cơ quan giám sát thương mại này cho biết hôm thứ Ba (27/6/2023).

Theo một thỏa thuận toàn cầu hiếm hoi nhằm cập nhật các quy định thương mại được ký kết cách đây 1 năm, 164 thành viên của WTO đã đồng ý hành động để loại bỏ hàng tỉ Mỹ kim trợ cấp “có hại” đang làm cạn kiệt nguồn cá trong đại dương.

Nhưng 2/3 số thành viên phải phê chuẩn để thỏa thuận có hiệu lực và một số điều khoản vẫn chưa được hoàn thiện. Trang web của WTO cho thấy cho đến nay chỉ có 11 quốc gia chính thức chấp nhận nó, bao gồm cả các thành viên Liên Hiệp Âu Châu.

“Là quốc gia dẫn đầu thế giới về đánh bắt cá biển, sự ủng hộ của Trung Quốc đối với việc thực thi Hiệp định này là rất quan trọng đối với các nỗ lực đa phương nhằm bảo vệ đại dương, an ninh lương thực và sinh kế”, Tổng Giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala nói trong một tuyên bố tại Hội nghị thường niên lần thứ 14 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại thành phố Thiên Tân, miền Bắc Trung Quốc.

Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào nói nước này sẽ “làm việc với tất cả các thành viên để thúc đẩy thỏa thuận có hiệu lực” và trong giai đoạn đàm phán thứ hai “một cách tích cực và mang tính xây dựng”.

Theo một nghiên cứu năm 2019 được công bố trên Marine Policy, các khoản trợ cấp toàn cầu ước tính trị giá 35,4 tỉ Mỹ kim. Năm nước trợ cấp hàng đầu là Trung Quốc, Liên Hiệp Âu Châu (EU), Hoa Kỳ, Nam Hàn và Nhật Bản, mặc dù không phải tất cả đều được coi là “có hại” và nằm trong phạm vi của thỏa thuận WTO.


Thái Lan: Lãnh Đạo Move Forward Tin Đủ Số Thượng Nghị sĩ Ủng Hộ Để Đắc Cử Thủ Tướng

-Quốc hội mới của Thái Lan sẽ nhóm họp phiên đầu tiên vào thứ Hai (2/7/2023) tuần tới. Theo thông tấn xã AFP, chính trị gia Pita Limjaroenrat, lãnh đạo đảng Move Forward, hôm 27/6 cho biết đã nhận được đủ ủng hộ từ Thượng viện, để được bầu làm Thủ tướng.

Để trở thành Thủ tướng Thái Lan, ông Pita Limjaroenrat phải giành được đa số ở lưỡng viện Quốc hội, bao gồm Thượng viện với 250 thành viên, do quân đội bổ nhiệm. Liên minh tám đảng của Pita Limjaroenrat ở Hạ viện mới chỉ có 312 ghế. Lãnh đạo đảng Move Forward cần có thêm 64 Thượng Nghị sĩ ủng hộ để đắc cử.

Trả lời báo giới hôm 27/6 tại Quốc hội Thái Lan, ông Pita tự tin khẳng định: “Sẽ có đủ ủng hộ để tôi trở thành Thủ tướng”. Theo thông tấn xã AFP, quyết tâm sửa đổi đạo luật phỉ báng Hoàng gia khắc nghiệt của đảng Move Forward là lý do chủ yếu khiến phe bảo hoàng và quân đội lo sợ, và có thể cản đường ứng cử viên Thủ tướng Pita. Một số Thượng Nghị sĩ đã tuyên bố sẽ không bỏ phiếu cho ông.

Theo trang mạng Thai PBS World, lãnh đạo đảng Move Forward Pita Limjaroenrat hôm nay khẳng định đảng này sẽ thúc đẩy sửa đổi luật khi quân cho phù hợp với “bối cảnh đang thay đổi của xã hội Thái Lan”, và lập trường của đảng ông về chủ đề vốn được coi là húy kỵ này sẽ không gây trở ngại cho việc lập chính phủ. Phiên khai mạc của Quốc hội mới của Thái Lan sẽ được tổ chức dưới sự chủ trì của quốc vương. Việc bỏ phiếu bầu Thủ tướng dự kiến diễn ra vào giữa tháng Bảy tới.


Có Bản Ghi Âm Cho Thấy Ông Trump Bàn Về Tài Liệu ‘Rất Bí Mật’ Với Người Phỏng Vấn


(Hình: Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.)

-Một bản ghi âm một cuộc gặp, trong đó cựu Tổng thống Donald Trump thảo luận về một tài liệu “rất bí mật” với một người phỏng vấn, dường như đang làm suy yếu lời khẳng định mới đây của ông rằng ông không có những tài liệu đó, mà chỉ có các bản tóm tắt nội dung báo và tạp chí.

Đoạn ghi âm, trích từ một cuộc phỏng vấn vào tháng 7/2021 mà ông Trump trả lời tại Bedminster, New Jersey, khu nghỉ dưỡng dành cho những người soạn cuốn hồi ký của cựu Chánh văn phòng Mark Meadows, là một bằng chứng quan trọng trong bản cáo trạng của Công tố viên đặc biệt Jack Smith về việc ông Trump quản lý các thông tin mật không đúng quy định.

Bản cáo trạng của Công tố viên đặc biệt cáo buộc rằng những người tham dự cuộc gặp với ông Trump - bao gồm một nhà văn, một nhà xuất bản và hai nhân viên của ông Trump - đã được xem thông tin mật về kế hoạch tấn công của Ngũ Giác Đài vào một quốc gia ngoại quốc không được nêu tên.

“Đây là các giấy tờ”, ông Trump nói trong một khoảnh khắc dường như cho thấy ông đang giữ một tài liệu mật của Ngũ Giác Đài về kế hoạch tấn công Iran. “Việc này do quân đội làm, giao cho tôi”.

Ông Trump đề cập đến một thứ mà ông nói là “rất bí mật” và việc ông rõ ràng trưng ra các tài liệu cho những người khác tại cuộc gặp năm 2021 có thể chống lại tuyên bố của ông trong một cuộc phỏng vấn gần đây với kênh Fox News rằng ông không có bất kỳ tài liệu nào bên mình.

“Không có tài liệu nào. Đó là một lượng lớn những giấy tờ, và mọi thứ khác nói về Iran và những thứ khác”, ông Trump nói trên Fox. “Và nó có thể đã được giữ lại hoặc có thể không, nhưng đó không phải là một tài liệu. Bản thân tôi không có tài liệu. Không có gì để giải mật. Đây là những câu chuyện trên báo, tạp chí và các bài báo”.

Đầu tháng này, ông Trump đã không nhận tội về 37 cáo buộc tội danh liên quan đến việc giải quyết sai các tài liệu mật được lưu giữ tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của ông ở Palm Beach, tiểu bang Florida, như một phần của bản cáo trạng gồm 38 tội danh cũng buộc tội Phụ tá và cựu nhân viên phục vụ của ông là Walt Nauta. Nauta phải trình diện vào ngày 27/6 trước một Thẩm phán liên bang ở Miami.

Một phát ngôn viên của chiến dịch tranh cử của ông Trump nói bản ghi âm, được phát sóng lần đầu vào thứ Hai 26/6 trên chương trình “Anderson Cooper 360” của CNN, “một lần nữa cung cấp bối cảnh chứng minh rằng Tổng thống Trump không làm gì sai cả”.

Ông Trump, trên nền tảng truyền thông xã hội của mình vào tối 26/6, tuyên bố đoạn ghi âm “thực sự là một sự minh oan, hơn là những gì họ muốn bạn tin”.

Không có nhận xét nào: