Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 25 tháng 6, 2023

TIN HOA KỲ NGÀY CHỦ NHẬT 6-25-2023


Mô hình trực quan đại diện cho mã kim Bitcoin ở London hôm 30/05/2021. (Ảnh: Edward Smith/Getty Images) Theo một bản tin của Wall Street Journal hôm 11/06, Bắc Hàn đã đánh cắp số mã kim trị giá hơn 3 tỷ USD, tài trợ cho khoảng 50% hoạt động phát triển vũ khí hạt nhân của nước này.Lượng mã kim rất lớn nêu trên là khoản bổ sung cho hàng trăm triệu USD mà chính quyền bất hảo này, với trợ giúp của Nga và Trung Quốc, đã đánh cắp hoặc đòi tiền chuộc bằng các loại tiền tệ truyền thống. Đội quân tin tặc toàn cầu của Bắc Hàn đã tạo điều kiện cho các vụ trộm này, một diễn biến mới nhất trong lịch sử tội phạm lâu năm của quốc gia này, vốn bắt đầu từ những năm 1970 với hoạt động làm giả.
<!>

25/06/2023
bigger smaller
Mã kim cũng tạo điều kiện cho hoạt động tội phạm fentanyl gây tử vong của Trung Quốc.
Theo một báo cáo nghiên cứu ngày 23/05 của Elliptic, các công ty ở Trung Quốc vận chuyển tiền chất fentanyl và fentanyl đã nhận hàng chục triệu USD thanh toán bằng mã kim. Theo nghiên cứu này, 90% số công ty mà các nhà nghiên cứu của Elliptic được đề nghị chào bán tiền chất fentanyl có chấp nhận thanh toán bằng mã kim.

Tạo ra các điều kiện thuận lợi cho việc buôn bán fentanyl là một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất của tội phạm mã kim, vì việc sử dụng quá liều fentanyl gây ra hơn 71,000 ca tử vong ở Hoa Kỳ mỗi năm.

“Phân tích chuỗi khối của Elliptic cho thấy các ví mã kim mà các công ty [tiền chất fentanyl Trung Quốc] sử dụng đã nhận được hàng ngàn khoản thanh toán, với tổng trị giá chỉ hơn 27 triệu USD, và khối lượng giao dịch đã tăng 450% so với cùng thời kỳ năm ngoái,” theo nghiên cứu. “27 triệu USD sẽ mua được đủ lượng tiền chất để sản xuất số thuốc fentanyl với giá thị trường chợ đen trị giá xấp xỉ 54 tỷ USD.”

Tội phạm Nga đã khai thác các sàn giao dịch mã kim tương đối không an toàn để tiến hành hoạt động tội phạm.

Hôm 09/06, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã công bố hai bản cáo trạng chống lại các cá nhân người Nga vì cáo buộc về xâm nhập vào sàn giao dịch mã kim Mt. Gox để cố gắng rửa 647,000 bitcoin, hiện có trị giá gần 17 tỷ USD. Một người bị cáo buộc điều hành sàn giao dịch BTC-e bất hợp pháp, là sàn giao dịch đã bị cơ quan thực thi pháp luật Hoa Kỳ đóng cửa vào năm 2017.

Theo ông Ismail Ramsey, công tố viên Hoa Kỳ cho Địa hạt Phía Bắc của California: “Trong nhiều năm, Bilyuchenko và đồng phạm bị cáo buộc đã điều hành một sàn giao dịch tiền kỹ thuật số đã cho phép bọn tội phạm trên khắp thế giới — gồm tin tặc máy điện toán, tội phạm tống tiền qua mã độc (ransomware), các đường dây ma túy, và các công chức tham nhũng — rửa hàng tỷ USD.”

Mã kim và công nghệ chuỗi khối của mã kim gây khó khăn cho việc xác định chủ sở hữu và các giao dịch của họ, do đó khiến mã kim trở nên lý tưởng để tội phạm trong nước và quốc tế sử dụng.

Tuy nhiên, những người ủng hộ mã kim cho rằng tất cả các loại tiền tệ đều có liên quan đến tội phạm, và mã kim mang đến sự dễ dàng trong giao dịch và tính hòa nhập về tài chính cho các khu vực trên thế giới không có đủ dịch vụ ngân hàng trên điện thoại di động.

Tội phạm mã kim chỉ thuần túy ở nội địa Hoa Kỳ có thể gặp khó khăn hơn, vì “các nhà điều tra tư nhân và chính phủ hiện có thể xác định địa chỉ ví mã kim có liên quan đến khủng bố, buôn bán ma túy, rửa tiền và tội phạm mạng, toàn bộ những hình thức được cho là ẩn danh,” theo một bản tin hồi tháng Tư trên The Wall Street Journal. “Các cơ quan chấp pháp, làm việc với các sàn giao dịch mã kim và các công ty phân tích chuỗi khối, đã tổng hợp dữ liệu thu thập được từ các cuộc điều tra trước đó, bao gồm cả trường hợp của Con đường Tơ lụa, để lập bản đồ luồng giao dịch mã kim giữa các mạng lưới tội phạm trên toàn thế giới.”


Hai công nhân xây dựng sử dụng thang máy dọc theo một bức tường các máy khai thác bitcoin tại Bitfarms ở Saint Hyacinthe, Quebec, hôm 19/03/2018. Bitcoin là một loại mã kim và hệ thống thanh toán trên toàn thế giới. Đây là loại tiền kỹ thuật số phi tập trung đầu tiên, vì hệ thống này hoạt động dựa trên công nghệ chuỗi khối mà không cần ngân hàng trung ương hoặc một nhà quản trị nào. (Ảnh: Lars Hagberg/AFP qua Getty Images)

Tuy nhiên, việc quản lý tội phạm quốc tế sẽ khó khăn hơn, chẳng hạn như hành vi trộm cắp mã kim của Nga và Bắc Hàn, hoặc việc sử dụng mã kim để vận chuyển tiền chất fentanyl bất hợp pháp giữa Trung Quốc và Mexico. Tính ẩn danh tương đối của mã kim vẫn có thể cung cấp cho những tên tội phạm quốc tế này đủ khoảng cách với chính quyền Hoa Kỳ để giữ cho mình hoạt động được và vẫn ngoài vòng pháp luật.

Một lập luận ủng hộ mã kim là mã kim giúp cho các giao dịch và dịch vụ tài chính phục vụ dễ dàng hơn cho các cộng đồng khó khăn trên toàn cầu. Nhưng lập luận này có thể là sai. Theo giáo sư luật Hilary Allen tại Đại học American University, việc chuyển tiền pháp định thường xuyên thông qua các ứng dụng dành cho thiết bị di động cũng thật dễ dàng, nếu không muốn nói là còn dễ dàng hơn so với việc sử dụng mã kim cho các giao dịch hợp pháp, kể cả đối với những người gặp khó khăn trong việc tiếp cận tài chính.

Ông Allen lập luận rằng các cộng đồng khó khăn về tài chính ở các nước đang phát triển có thể sẽ bị “bỏ rơi trong lúc gặp khó khăn” khi mã kim sụp đổ do sự thiếu giá trị nội tại của đồng tiền này.

Nhà đầu tư tỷ phú nổi tiếng, đồng sự của ông Warren Buffett là ông Charlie Munger cũng lập luận tương tự rằng mã kim thiếu giá trị nội tại. Trong một bài bình luận hồi tháng Hai, ông Munger đã cảnh báo rằng hàng ngàn loại mã kim mới đang được giao dịch công khai mà không có sự phê chuẩn trước của chính phủ về công bố thông tin.

Ví dụ, tình trạng thiếu quy định cho phép những người quảng bá mã kim có được khối lượng lớn mã kim mà gần như miễn phí, trong khi công chúng ngây thơ mua với giá cao hơn nhiều và không có kiến thức đầy đủ về tình trạng bị pha loãng giá trị từ trước của loại tiền tệ này.

“Mã kim không phải là tiền tệ, không phải là hàng hóa, mà cũng chẳng phải là chứng khoán,” ông Munger viết. “Thay vào đó, nó là một hợp đồng cờ bạc với 100% lợi nhuận về tay nhà cái, thâm nhập vào một quốc gia nơi các hợp đồng cờ bạc theo truyền thống là chỉ được quản lý bởi các chính quyền cạnh tranh nhau một cách lỏng lẻo.”

Ông Allen, giáo sư luật, lập luận rằng việc áp dụng rộng rãi mã kim trong hệ thống tài chính Hoa Kỳ dẫn đến rủi ro không cần thiết do sự thiếu giá trị nội tại của các công cụ tiền tệ này. Rất giống như cuộc khủng hoảng thế chấp năm 2008 đã làm mất ổn định hệ thống tài chính Hoa Kỳ, với việc các ngân hàng đi tới sụp đổ và thị trường chứng khoán sụp đổ do việc tập hợp các khoản thế chấp riêng lẻ thành một sản phẩm tài chính đã che giấu đi sự thiếu giá trị nội tại, một cuộc khủng hoảng tài chính tương tự do đầu tư quá mức vào mã kim có thể dẫn đến sự bất ổn tài chính trong tương lai ở Hoa Kỳ.

Thêm vào những vấn đề này là áp lực lạm phát mà việc sử dụng mã kim ngày càng tăng gây ra đối với tiền pháp định truyền thống. Tổng vốn hóa thị trường của tất cả các loại mã kim tại thời điểm viết bài này là hơn 1 ngàn tỷ USD. Vì thị trường mã kim không được kiểm soát, không ngân hàng trung ương nào có thể tăng lãi suất để hấp thụ thanh khoản mã kim dư thừa trên thị trường. Lạm phát mã kim nhìn chung là không thể kiểm soát được vì các đồng mã kim mới liên tục gia nhập thị trường. Và vốn hóa của tất cả các tài sản mã kim càng cao thì nhu cầu về tiền tệ pháp định càng thấp, nếu giả định rằng toàn bộ những thứ khác không đổi.

Trong khi các nhóm lợi ích đặc biệt về mã kim được cho là chi nhiều hơn cho việc vận động hành lang so với ngành công nghiệp quốc phòng trong một nỗ lực để giữ cho ngành mã kim không bị quản lý, ông Munger và ông Allen dường như đã không bị mua chuộc. Họ tranh luận một cách thuyết phục về các quy định và các luật cấm hoặc hạn chế mã kim để tránh những rủi ro không cần thiết cho hệ thống ngân hàng và những người tiêu dùng ngây thơ.

Vì lợi ích của người Mỹ và nền kinh tế Hoa Kỳ, vốn là nền tảng cho sức mạnh quân sự và các quyền tự do của chúng ta, chúng ta nên nghiêm túc cân nhắc những cảnh báo và dự đoán của họ.

Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Nhật Thăng biên dịch

Ông Hunter Biden tham dự tiệc tối tại Tòa Bạch Ốc sau khi nhận tội, Tổng chưởng lý cũng có mặt

Ông Hunter Biden, con trai của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, đang quan sát trong một tiệc tối cấp quốc gia tại Tòa Bạch Ốc hôm 22/06/2023. (Ảnh: Anna Moneymaker/Getty Images)
Zachary Stieber

25/06/2023
bigger smaller

Hôm 22/06, ông Hunter Biden, con trai của Tổng thống (TT) Joe Biden, đã tham dự một bữa tiệc tối tại Tòa Bạch Ốc, hai ngày sau khi ông thừa nhận vi phạm luật liên bang.

Tổng chưởng lý Merrick Garland, người được TT Biden bổ nhiệm đứng đầu Bộ Tư pháp (DOJ), cũng nằm trong số những người tham dự bữa tối này, vốn được tổ chức để tiếp đón Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Vợ của ông Garland, bà Lynn Rosenman Garland và vợ của ông Hunter Biden, bà Melissa Cohen Biden, cũng có mặt. Không thấy ông Garland và ông Hunter Biden trò chuyện với nhau trong sự kiện này.

Bữa tối có phần biểu diễn âm nhạc của nghệ sĩ vĩ cầm Joshua Bell và Dàn nhạc Thính phòng của Ban nhạc Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ. Những người tham dự khác gồm có Thượng nghị sĩ Chuck Schumer (Dân Chủ-New York); ông Martin Luther King III, con trai của ông Martin Luther King Jr. quá cố; và nhà báo Thomas Friedman của tờ New York Times.

Hôm thứ Tư (21/06), các công tố viên của DOJ cho biết trong hồ sơ tòa án rằng ông Hunter Biden đã đồng ý nhận tội cố ý không trả hơn 200,000 USD tiền thuế. Các khoản thuế này bị ghi nợ trên thu nhập hơn 3 triệu USD trong hai năm, 2017 và 2018.

Các công tố viên cho biết người con trai duy nhất còn sống của tổng thống cũng đang thực hiện việc chuyển hướng trước khi xét xử sang các hệ thống thay thế (pretrial diversion) vì sở hữu súng một cách trái phép trong khi sử dụng ma túy bất hợp pháp. Ông Hunter Biden phải đối mặt với án tù hai năm vì các cáo buộc về thuế.

Ông Hunter Biden chưa lên tiếng về những diễn biến này và luật sư của ông từ chối bình luận. Trước đây, ông cho biết ông tin tưởng rằng một cuộc điều tra về các vấn đề thuế của ông sẽ “chứng minh rằng tôi đã giải quyết các vấn đề của mình một cách hợp pháp và đúng đắn.” Ông dự kiến sẽ trình diện tại tòa án liên bang ở Delaware vào tháng Bảy để đề nghị một thẩm phán phê chuẩn thỏa thuận nhận tội trên. Thẩm phán Địa hạt Liên bang Maryellen Noreika, người được ông Trump bổ nhiệm, được chỉ định phụ trách vụ án này.

Những người tố cáo từ IRS tham gia vào cuộc điều tra ông Hunter Biden đã nói với các thành viên của Quốc hội rằng ông Hunter Biden đã nhận được “sự đối xử ưu ái” từ cả IRS và DOJ.

Ông Gary Shapley, một trong những người tố cáo, cho biết trợ lý biện lý liên bang của Bộ Tư pháp Lesley Wolf đã chặn các nhà điều tra truy cập vào một chiếc máy điện toán xách tay thu hồi từ một cửa hàng Delaware đã được xác minh là thuộc về con trai của tổng thống.

“Dựa trên kinh nghiệm của tôi đây là một quyết định chưa từng có,” bà Shapley nói. “Các điều tra viên được chỉ định cho cuộc điều tra này đã bị cản trở xem tất cả các bằng chứng có sẵn. Không biết liệu tất cả các bằng chứng đó đã được các đặc vụ hay các công tố viên xem xét hay chưa.”

DOJ đã từ chối bình luận.

Bà Ashley Biden, con gái của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, bên trái, chào đón con trai của tổng thống là ông Hunter Biden trong bữa tiệc chiêu đãi cấp quốc gia tại Tòa Bạch Ốc ở Hoa Thịnh Đốn hôm 22/06/2023. (Ảnh: Anna Moneymaker/Getty Images)


Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, trái, cùng với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Tòa Bạch Ốc ở Hoa Thịnh Đốn hôm 22/06/2023. (Ảnh: Anna Moneymaker/Getty Images)

Trước bữa tiệc tối, TT Biden đã từ chối hồi đáp những câu hỏi gay gắt về vụ án của con trai ông, hay liệu Hoa Kỳ có một hệ thống tư pháp hai tầng hay không.

Cựu TT Donald Trump gần đây đã bị buộc tội vi phạm nhiều luật [liên bang] vì được cho là giữ các tài liệu mật sau nhiệm kỳ tổng thống của mình và cản trở cuộc điều tra về vấn đề này. Ông Trump đã không nhận tội và nói rằng ông vô tội.

Một người tố cáo cũng nói rằng ông Hunter Biden đã tiến hành công việc kinh doanh với một doanh nhân Trung Quốc trong khi có cha ông đi cùng, làm suy yếu các tuyên bố của tổng thống rằng ông chưa bao giờ nói chuyện với con trai mình về các giao dịch kinh doanh. Những người tố cáo cũng nói rằng Biện lý Liên bang David Weiss, người vừa buộc tội ông Hunter Biden, đã cố gắng đưa ra các cáo buộc truy tố ông Hunter Biden ở Hoa Thịnh Đốn và ở California hồi năm 2022 nhưng cả hai lần đều không thành công.

“Tuy nhiên, Tổng chưởng lý Hoa Kỳ Merrick Garland đã nói với Quốc hội rằng ông Weiss có tất cả các thẩm quyền cần thiết để theo đuổi các cáo buộc này. Chà, thẩm quyền nào vậy?” Dân biểu Jason Smith (Cộng Hòa-Missouri), Chủ tịch Ủy ban Tài chính và Thuế vụ Hạ viện, nói với các phóng viên tại Capitol Hill.

Ông Weiss, một người được ông Trump bổ nhiệm, cho biết trong một bức thư gần đây rằng ông “được trao quyền tối cao đối với vấn đề này, bao gồm cả trách nhiệm quyết định địa điểm, thời gian, và liệu có nên đệ trình đơn buộc tội hay không.”

Ông Garland nói với các phóng viên trong một cuộc họp báo: “Như tôi đã nói từ thời điểm được bổ nhiệm làm tổng chưởng lý, tôi sẽ giao vấn đề này vị biện lý liên bang — người được tổng thống tiền nhiệm bổ nhiệm và được chính phủ tiền nhiệm giao nhiệm vụ này — rằng ông ấy sẽ được trao toàn quyền quyết định vấn đề khi ông xác định là phù hợp, và đó là những gì ông ấy đã làm.”

Theo ông Garland, các câu hỏi bổ sung về vụ án này nên được trình bày với ông Weiss. Ông Weiss cũng đã nói rằng cuộc điều tra này đang diễn ra.

Dân biểu Richard Neal (Dân Chủ-Massachusetts), thành viên cao cấp của ủy ban, cho biết các cáo buộc đó là “hấp tấp” và gọi việc công bố bản ghi cuộc phỏng vấn người tố cáo là một “sự lạm dụng quyền lực nghiêm trọng.”

Dân biểu Darin LaHood (Cộng Hòa-Illinois), một cựu công tố viên, cho biết thỏa thuận nhận tội được công bố trong tuần này là “rất bất thường” và đặt câu hỏi tại sao DOJ không điều tra thêm về một số cáo buộc.

Ông LaHood nói: “Tôi nghĩ quý vị sẽ thấy một mức độ phạm tội mà tôi nghĩ không có ai mong đợi sẽ thấy trong những bản ghi phỏng vấn của những người tố cáo này.”
Nhã Đan biên dịch

Căn cứ gián điệp của ĐCSTQ ở Cuba
Tàu hải quân Trung Quốc Type 054A (NATO định danh: Jiankai II) và khinh hạm Ích Dương 548 (bên phải) cùng tàu tiếp tế tổng hợp 886 Thiên Đảo Hồ tiến vào cản
25/06/2023
bigger smaller

Căn cứ gián điệp của Trung Quốc ở Cuba có thể vi phạm Học thuyết Monroe.

Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện Mark Warner (Dân chủ-Virginia) và Phó Chủ tịch Marco Rubio (Cộng Hòa-Florida) đã viết trong một tuyên bố gần đây liên quan đến cơ sở gián điệp của Trung Quốc sẽ được xây dựng tại Cuba: “Chúng tôi vô cùng lo ngại trước các bản tin cho thấy chính phủ Havana và bắc Kinh đang bắt tay với nhau để nhắm mục tiêu vào Hoa Kỳ và người dân của chúng ta.”

Cuba, một quốc gia nằm cách bờ biển Hoa Kỳ chỉ 90 dặm (~145km), đã cho phép Trung Quốc xây dựng một căn cứ gián điệp quân sự, nơi sẽ giúp Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) theo dõi thông tin liên lạc cũng như các hoạt động quân sự và hàng hải của Hoa Kỳ. Thứ trưởng Ngoại giao Cuba Carlos Fernandez de Cossio đã bác bỏ tuyên bố rằng một căn cứ của Trung Quốc đang được xây dựng ở nước này, tuyên bố các cáo buộc đó chỉ là cái cớ để Hoa Kỳ tiến hành lệnh cấm vận Cuba. Bộ Ngoại giao Trung Quốc phủ nhận mọi thông tin về tình hình này.

Sau một thời gian ngắn, trong giai đoạn đầu của chính phủ Tổng thống (TT) Obama, khi có vẻ như mối bang giao giữa Hoa Kỳ và Cuba sắp được cải thiện, thì mọi thứ lại trở nên tồi tệ hơn. Năm 2016, khoảng 200 nhà ngoại giao và quan chức tình báo Hoa Kỳ đã đổ bệnh do “Hội chứng Havana,” được cho là do các vũ khí siêu âm và vi sóng. Mối bang giao này trở nên tồi tệ dưới thời chính phủ TT Trump, vốn đã chỉ định Havana là nhà nước tài trợ khủng bố.

Mối bang giao với Trung Quốc cũng không khả quan. Văn phòng Đánh giá Mối đe dọa Thường niên của Giám đốc Tình báo Quốc gia đã công nhận Trung Quốc và Nga là những mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với Hoa Kỳ, đặc biệt là khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cố gắng bành trướng lợi ích của mình ra ngoài biên giới Trung Quốc. Quân Giải phóng Nhân dân đã xây dựng các căn cứ ở Djibouti và Campuchia, và cũng bị nghi ngờ đã xây dựng căn cứ ở Miến Điện (còn gọi là Myanmar) và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Bắc Kinh đã tài trợ cho các bến cảng neo đậu các container và thu mua các hoạt động khai thác lithium ở Mỹ Latinh.

Ngoài ra, Cục Quản lý Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc, là một nhánh của Mạng lưới Không gian Sâu Trung Quốc, đã thành lập một trạm giám sát không gian tại Argentina, gần Eo biển Magellan. Tướng Laura Richardson, chỉ huy Bộ Tư lệnh miền Nam Hoa Kỳ, gọi các cuộc xâm nhập của ĐCSTQ ở Mỹ Latinh là một “cuộc hành quân không ngừng nghỉ” và một nỗ lực nhằm thay thế Hoa Kỳ. Một căn cứ của ĐCSTQ ở Cuba sẽ là bước tiếp theo để thiết lập sự thống trị của ĐCSTQ ở châu Mỹ.

Xung đột lợi ích giữa Hoa Kỳ và ĐCSTQ dường như đang diễn ra thường xuyên hơn. Đầu năm nay, một số khinh khí cầu gián điệp của Trung Quốc đã lơ lửng trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Vào tháng Ba, Bắc Kinh đã cáo buộc một tàu Hoa Kỳ xâm phạm vùng biển của Trung Quốc trong vùng lãnh thổ tranh chấp. Vài tuần sau đó, FBI đột kích vào một đồn công an bí mật của Trung Quốc tại Hoa Kỳ, trong khi các bản tin cho thấy có một số đồn (công an) khác cũng đang hoạt động. Trong tháng này, trong khi thực hiện các thao tác thiếu an toàn, một tàu Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân đã suýt va chạm với một tàu hải quân Hoa Kỳ gần Đài Loan. Đồng thời, Hoa Kỳ đang gia tăng hợp tác quốc phòng trong khu vực này, mở bốn căn cứ mới ở Philippines. ĐCSTQ cũng đang nỗ lực tìm kiếm đồng minh, gửi một tàu huấn luyện Thích Kế Quang (Qi Juquang) đến Việt Nam.

Hầu hết các nền kinh tế hàng đầu thế giới cũng nhận ra mối đe dọa đến từ ĐCSTQ. Tại hội nghị thượng đỉnh G-7 hồi tháng Năm, một chủ đề thảo luận trọng tâm là “giảm thiểu rủi ro,” nghĩa là các thành viên của nhóm đã nhận ra sự nguy hiểm nếu tiếp tục phụ thuộc kinh tế vào thương mại Trung Quốc. Các đồng minh của Hoa Kỳ phần lớn đã đồng thuận tuân thủ lệnh cấm bán vi mạch bán dẫn vi xử lý tân tiến cho Trung Quốc.

Giờ đây, Trung Quốc đang trả đũa bằng cách loại trừ một số công ty Hoa Kỳ ra khỏi thị trường của họ, Ủy ban Đối ngoại Hạ viện và Dân biểu Mike Gallagher (Cộng Hòa-Wisconsin), Chủ tịch Ủy ban đặc biệt Hạ viện về Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã thúc giục Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo khuyến nghị Nhật Bản, Nam Hàn, và các đồng minh khác của Hoa Kỳ không cố gắng kiếm lợi từ các hạn chế do ĐCSTQ áp đặt.

Trong khi quan hệ thương mại giữa các đồng minh của Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày một xấu đi và căng thẳng leo thang ở Biển Đông, thì có vẻ như một căn cứ của ĐCSTQ ở Cuba sẽ vi phạm Học thuyết Monroe. Theo Học thuyết Monroe năm 1823, các cường quốc Âu Châu — sau này được hiểu là tất cả các cường quốc ở ngoại quốc — bị cấm can thiệp vào công việc của Tây Bán cầu. Tổng thống Theodore Roosevelt giải thích học thuyết này là cho phép Hoa Kỳ đóng vai trò “quyền hạn cảnh sát quốc tế” để ngăn chặn và loại bỏ “những hành động sai trái lặp đi lặp lại,” ông nói rõ như vậy trong Hệ luận Roosevelt.

Năm 1962, học thuyết này đã bị thách thức khi Liên Xô được cho là đang chế tạo vũ khí và khai triển hỏa tiễn hạt nhân ở Cuba. Hai siêu cường này đã tiến gần đến chiến tranh hạt nhân. Cuối cùng, Liên Xô lùi bước. Sáu mươi năm sau, có vẻ như giờ đây, một kịch bản tương tự lại diễn ra, nhưng kẻ thù lần này là ĐCSTQ.

Hôm 09/06, phản ứng trước các tin tức về căn cứ gián điệp, các nhà lập pháp Hoa Kỳ đã đưa ra tuyên bố: “Chúng tôi kêu gọi chính phủ TT Biden thực hiện các bước để ngăn chặn mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh cũng như chủ quyền quốc gia của chúng ta.” Mặc dù Tòa Bạch Ốc đã xác nhận rằng Trung Quốc có đặt một số loại cơ sở gián điệp ở Cuba kể từ năm 2019, nhưng chính phủ TT Biden vẫn chưa giải thích họ dự định thực hiện hành động gì trước sự bành trướng mới nhất của ĐCSTQ sang châu Mỹ.

Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Doanh Doanh biên dịch

Hoa Kỳ tổ chức đối thoại vũ khí hạt nhân với Trung Quốc, Nga, Pháp, Vương quốc Anh

Tổng thống Barack Obama (đứng giữa) diễn thuyết trong phiên bế mạc tại Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân tại Thủ đô Hoa Thịnh Đốn, vào ngày 01/04/2016. Sau một loạt các cuộc tấn công khủng bố từ châu u đến châu Phi, ông Obama đang tập hợp sự ủng hộ của quốc tế trong hội nghị này nhằm nỗ lực ngăn không cho Nhà nước Hồi giáo và các nhóm tương tự có được nguyên liệu hạt nhân và các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác. (Ảnh: Andrew Harrer/Getty Images)
Aldgra Fredly
25/06/2023
bigger smaller
Hôm thứ Sáu (24/06), Hoa Kỳ cho biết họ đã tổ chức một cuộc họp các chuyên gia cấp chuyên viên với các đối tác từ Trung Quốc, Pháp, Nga, và Vương quốc Anh. Đây là một phần của “cuộc trao đổi đang diễn ra” giữa bối cảnh cuộc chiến của Nga ở Ukraine.

Theo Bộ Ngoại giao, các chuyên gia từ bộ ngoại giao và quốc phòng của 5 quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân đã gặp nhau hôm 13 và 14/06 tại Cairo liên quan đến Hiệp ước Không Phổ biến vũ khí Hạt nhân (NPT).

Bộ cho biết họ đã thảo luận về “giảm thiểu rủi ro chiến lược, cũng như các học thuyết và chính sách hạt nhân.” Phái đoàn Hoa Kỳ bao gồm các chuyên gia từ Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng và Cơ quan Quản lý An ninh Hạt nhân Quốc gia.

“Phái đoàn Hoa Kỳ hoan nghênh cách tiếp cận chuyên nghiệp của các phái đoàn này và sự tham gia của các quan chức quốc phòng trong các cuộc thảo luận theo chủ đề,” bộ cho biết trong một tuyên bố.

Phát ngôn viên an ninh quốc gia John Kirby mô tả hội nghị thượng đỉnh về vũ khí hạt nhân này là “một cuộc đối thoại thường xuyên, liên tục” cho phép các chuyên gia thảo luận về “các quy định và thủ tục an toàn hạt nhân.”

Ông Kirby nói với các phóng viên ở Hoa Thịnh Đốn hôm thứ Sáu rằng: “Chúng tôi chỉ tình cờ trở thành chủ tọa của các quốc gia được trang bị vũ khí hạt nhân này, và cuộc họp đã được thực hiện ở cấp chuyên viên.”

Theo các điều khoản của NPT, năm cường quốc hạt nhân đã đồng ý đàm phán để loại bỏ kho vũ khí của họ vào một ngày nào đó, và các quốc gia không có vũ khí hạt nhân hứa sẽ không mua chúng để đổi lấy sự bảo đảm có thể phát triển năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình.
Nga khai triển vũ khí hạt nhân ở Belarus

Cuộc họp này diễn ra khi Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko hôm 16/06 xác nhận việc khai triển vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus
.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (bên phải) gặp người đồng cấp Belarus Alexander Lukashenko tại dinh thự bang Novo-Ogaryovo, ngoại ô Moscow, hôm 17/02/2023. (Ảnh: Vladimir Astapkovich/Sputnik/AFP qua Getty Images)

Một số trong số các đầu đạn này được cho là mạnh gấp ba lần các quả bom nguyên tử mà Hoa Kỳ thả xuống Hiroshima và Nagasaki trong Đệ nhị Thế chiến năm 1945.

Diễn thuyết tại một diễn đàn kinh tế ở St.Petersburg hôm 16/06, ông Putin cho biết Nga chỉ chuyển giao lô đầu đạn hạt nhân đầu tiên tới lãnh thổ Belarus, các đợt chuyển giao còn lại dự kiến sẽ hoàn thành “vào cuối mùa hè hoặc cuối năm.”

Ông Putin lần đầu tiên mô tả các kế hoạch khai triển đầu đạn hạt nhân ở Belarus vào hồi tháng Ba, nêu ra việc Hoa Kỳ khai triển vũ khí tương tự tại các căn cứ của NATO ở một số nước Âu Châu trong nhiều thập niên.

Hành động này đánh dấu lần đầu tiên Moscow khai triển các đầu đạn hạt nhân chiến thuật như vậy — vũ khí hạt nhân tầm ngắn hơn, ít uy lực hơn có thể được sử dụng trên chiến trường — bên ngoài nước Nga kể từ khi Liên Xô sụp đổ vào những năm 1990.

Hôm 17/06, Chuyên gia về Trung Quốc tại Hoa Kỳ Đường Tĩnh Viễn (Tang Jingyuan) nói với The Epoch Times rằng lý do căn bản nhất khiến ông Putin khai triển vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus là Nga đang ngày càng trở nên thụ động trên chiến trường Ukraine.

Với cuộc phản công của Ukraine, Nga có thể mất vùng đất mà họ đã chiếm đóng và thậm chí quê nhà của họ có thể bị tấn công. Do đó, ông Putin cần làm cho một hành động như vậy trở thành một cách hăm dọa tống tiền quân sự, để buộc NATO phải hạn chế viện trợ quân sự cho Ukraine.

“Đây cũng là lần đầu tiên kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh một cường quốc hạt nhân khai triển vũ khí hạt nhân tới các quốc gia khác, điều này đã phá hoại nghiêm trọng Hiệp ước Không Phổ biến vũ khí Hạt nhân và có thể buộc một số quốc gia yếu hơn phải lo lắng nhiều hơn khi nói đến viện trợ quân sự cho Ukraine,” ông Đường nói.

“Nhưng mặt khác, hành động này cũng bộc lộ điểm yếu của ông Putin, cho thấy tình hình ngày càng khó khăn trên chiến trường đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc bảo đảm vị trí quyền lực của ông ấy. Việc mở rộng khai triển vũ khí hạt nhân về cơ bản là quân bài cuối cùng của ông ấy, nói đúng ra, ông ấy không thực sự muốn sử dụng vũ khí hạt nhân để giành chiến thắng trong cuộc chiến này mà sử dụng vũ khí hạt nhân để bảo vệ vị trí của ông ấy,” ông nói tiếp.

Bản tin có sự đóng góp của Lorenz Duchamps, Jessica Mao, Olivia Li và The Associated Press.
Cẩm An biên dịch

Hoa Kỳ: Số công dân Nga và Trung Quốc gia tăng ở biên giới làm dấy lên mối lo ngại về an ninh

Một cảnh sát của Quận Kinney bắt giữ một người nhập cư bất hợp pháp đang được vận chuyển trái phép từ biên giới Hoa Kỳ-Mexico, qua Quận Kinney, Texas, vào ngày 10/09/2022. (Charlotte Cuthbertson/The Epoch Times)
Savannah Hulsey Pointer

25/06/2023
bigger smaller
Các thành viên Đảng Cộng Hòa tại Hạ viện tuyên bố rằng một số lượng công dân ngoại quốc không ngừng tăng lên từ các quốc gia không thuộc Nam hoặc Trung Mỹ, trong đó có Nga, và một số mục tiêu có giá trị cao từ Trung Quốc đã bị Cục Hải quan và Biên phòng (CBP) chặn lại ở biên giới.

Trong một phiên điều trần hôm 21/06 của Ủy ban An ninh Nội địa về Các Mối đe dọa mà Tác nhân Nhà nước ở Mỹ Latinh gây ra cho Tổ quốc, do Tiểu ban An ninh Nội địa Hạ viện về Chống Khủng bố, Chấp pháp, và Tình báo tổ chức, một số nhà lập pháp đã bày tỏ lo ngại về những nguy cơ tiềm tàng mà một biên giới không an toàn đặt ra cho Hoa Kỳ.

Trong phiên điều trần, Dân biểu August Pfluger (Cộng Hòa-Texas), chủ tịch Nhóm Hành động Năng lượng Hạ viện của Ủy ban Nghiên cứu Đảng Cộng Hòa (HEAT), đã lên tiếng báo động và chia sẻ thông tin quan trọng liên quan đến các vụ chạm trán công dân ngoại quốc đến từ nhiều quốc gia đáng quan tâm.

Ông Pfluger cho hay, “Tôi lo ngại rằng sự hỗn loạn ở biên giới Tây Nam có thể bị các chế độ bài xích Hoa Kỳ lợi dụng — không chỉ có thể, mà còn đang thực sự xảy ra.”

“Trong khi đó, CHND Trung Hoa và các địch thủ ngoại quốc của chúng ta đang mở rộng phạm vi ảnh hưởng của họ ở Mỹ Latinh, ngay tại sân sau của chúng ta. … Có những tác động rõ ràng đối với An ninh Nội địa của Hoa Kỳ.”

Ông Pfluger nhấn mạnh cuộc khủng hoảng di cư đang gia tăng về quy mô là hệ quả của các quyết định chính sách của chính phủ, vốn đang dẫn đến sự gia tăng đáng kể số vụ chạm trán ở biên giới Tây Nam. Mối quan tâm đặc biệt là những cuộc chạm trán đó liên quan đến các cá nhân đến từ nơi mà ông gọi là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHND Trung Hoa) và Nga.

Ông cho biết một số văn phòng cảnh sát cấp quận đã báo cáo về việc bắt giữ nhiều mục tiêu có giá trị cao từ Trung Quốc, những người sau đó đã bị FBI bắt giữ, đồng thời trích dẫn dữ liệu từ CBP cho thấy xu hướng gia tăng các cuộc chạm trán trong năm tài khóa 2023 với công dân từ các châu lục khác nhau khi tuần tra dọc theo biên giới Tây Nam.

“Trong bảy tháng đầu tiên của năm tài khóa 2023, lực lượng tuần tra biên giới Hoa Kỳ dọc theo biên giới Tây Nam của chúng tôi đã bắt gặp hơn 9,711 công dân Trung Quốc, nhiều hơn gấp nhiều lần so với ba năm trước đó,” ông Pfluger cho biết, đồng thời cảnh báo rằng “tình trạng hỗn loạn ở biên giới Tây Nam có thể bị các chế độ bài xích Hoa Kỳ lợi dụng.”

Nhà lập pháp này tiếp tục nhấn mạnh rằng sức ảnh hưởng ngày càng bành trướng của Trung Quốc và các địch thủ ngoại quốc khác ở Mỹ Latinh đặt ra những tác động rõ ràng đối với an ninh nội địa của Hoa Kỳ. Vị chủ tịch ủy ban này nhấn mạnh thêm nhu cầu cấp thiết phải giải quyết các thách thức an ninh liên quan đến các tác nhân nhà nước trong khu vực.

Trong tuyên bố khai mạc của mình, ông Pfluger nhấn mạnh mối quan hệ về kinh tế và an ninh của Trung Quốc với các nước Mỹ Latinh như Brazil và Venezuela. Ông cũng nêu bật khoản viện trợ lớn mà Trung Quốc cung cấp, với các khoản vay lên tới khoảng 137 tỷ USD được đề nghị cho khu vực này.

Venezuela nổi lên là bên hưởng lợi chính, nhận khoản vay khoảng 60 tỷ USD. Đây có thể được xem là một vấn đề, nếu xét đến sự hợp tác về quân sự và an ninh của Trung Quốc, trong đó có thương vụ bán vũ khí trị giá 615 triệu USD cho Venezuela từ năm 2009 đến 2019.
Mối lo ngại về công dân Nga

Các cuộc chạm trán với công dân Nga cũng tăng mạnh với xu hướng tịnh tiến trong bảy tháng đầu năm tài khóa 2023.

Theo thông tin được các nhà lập pháp trích dẫn, trong năm 2021, CBP đã báo cáo chỉ có 4,103 cuộc chạm trán với các công dân Nga dọc theo đường biên giới Tây Nam của chúng ta. Tuy nhiên, con số đó đã tăng lên 21,763 vụ trong tài khóa 2022 và hơn 33,000 vụ trong bảy tháng đầu tài khóa 2023.

Ngoài ra, ông Pfluger đã đề cập đến các hoạt động thông đồng của Nga với các chế độ độc tài bài xích Hoa Kỳ, chẳng hạn như Venezuela, Nicaragua, và Cuba. Ông trích dẫn các trường hợp Nga giúp Venezuela né tránh các lệnh trừng phạt bằng cách sử dụng các công ty do nhà nước kiểm soát để vận chuyển dầu của Venezuela.

Chủ tịch ủy ban cũng lưu ý đến sự tham gia của Tập đoàn Wagner, một nhà thầu quân sự tư nhân của Nga, vốn đang tìm cách gây tổn hại ảnh hưởng của Hoa Kỳ cũng như thể hiện mình là một bên trung gian hòa giải và là đối tác an ninh cho các quốc gia bài xích Mỹ. Tập đoàn Wagner đã được thấy là đang huấn luyện cho lực lượng vũ trang của Venezuela.

Ông Pfluger nhấn mạnh, mặc dù Iran đóng một vai trò thứ yếu, nhưng những diễn biến gần đây cho thấy ý đồ khẳng định quyền lực của Iran trong khu vực này. Việc các chiến hạm Iran cập cảng ở Rio de Janeiro, Brazil, báo hiệu sự hiện diện ngày càng mở rộng của Iran.

Ông Pfluger kết luận bằng cách nhấn mạnh tầm quan trọng sống còn của việc hiểu những thách thức và mối đe dọa an ninh do các tác nhân nhà nước gây ra đối với an ninh nội địa của Hoa Kỳ. Ông kêu gọi ủy ban nhanh chóng giải quyết những mối lo ngại này và tìm mọi cách để giảm thiểu rủi ro mà những tác nhân này gây ra.
Lời chứng của chuyên gia

Ông Christopher Hernandez-Roy, Phó Giám đốc kiêm Thành viên Cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cũng bày tỏ những lo ngại giống ông Pfluger.

Ông Hernandez-Roy khẳng định rằng các tác nhân đó đặt ra những thách thức đan xen đối với khu vực và rộng hơn là an ninh của Hoa Kỳ. Chuyên gia này đã nói rằng mặc dù mỗi bên sở hữu những khả năng và mục tiêu dài hạn khác nhau, nhưng họ thường phối hợp theo cả cách không chính thức lẫn chính thức để thách thức tầm ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong khu vực.

Theo ông Hernandez-Roy, khi mà Moscow, Bắc Kinh, và Tehran tán thành các mục tiêu địa chính trị và thế giới quan khác nhau, họ đã cho thấy một mức độ đồng nhất đáng báo động khi nói đến những nỗ lực gây bất hòa và chia rẽ bên trong Hoa Kỳ.

Nhân chứng chuyên gia này tiếp tục nói rằng sự hiện diện của các chế độ độc tài ở phía Tây Bán cầu đang tạo bàn đạp cho các chế độ độc tài ở ngoài bán cầu mở rộng ảnh hưởng của họ, từ đó lôi kéo, cưỡng bách, và thao túng các quốc gia khác trong khu vực để làm suy yếu mối bang giao của họ với Hoa Kỳ, và nhiều khi là trao quyền cho các lực lượng phản dân chủ trong quá trình này.

Ông Hernandez-Roy nói: “Một cách tiếp cận dựa trên nguồn lực toàn diện đối với Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) là rất cần thiết nếu khu vực này muốn được an toàn, dân chủ, và thịnh vượng.”

“Ví dụ, điều này sẽ bao gồm việc sửa đổi các quy tắc của Tập đoàn Tài chính Phát triển (DFC) để cho phép tài trợ cho các dự án ở các quận có thu nhập trung bình trong khu vực, đặc biệt là xét đến sự chênh lệch lớn về phát triển ở các quốc gia khác trong khu vực châu Mỹ Latinh và khu vực Caribe.”

FBI đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận của The Epoch Times.
Hồng Ân biên dịch


Một tấm bảng tuyên truyền ủng hộ tư cách thành viên của Trung Quốc trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) dọc theo một con phố ở Bắc Kinh, Trung Quốc, vào ngày 17/07/2001. (Ảnh: Goh Chai Hin/AFP/Getty Images)

Những hậu quả Mỹ đang gánh chịu khi tin vào lời hứa của Trung Quốc
25/06/23

Ngây thơ tin vào những cam kết của Trung Quốc khi gia nhập WTO, Mỹ giờ đây phải gánh chịu những hậu quả nặng nề. Sân chơi quốc tế bình đẳng đã bị phá hoại. Cảnh giác trước Trung Quốc đã trở thành một vấn đề quan trọng trong các công ty Mỹ.Ngày 11/12/2001, Trung Quốc trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Điều này đã không thể xảy ra nếu không có sự ủng hộ của Mỹ.
Nhìn lại, đó là một trong những quyết định tồi tệ nhất mà nước Mỹ từng đưa ra.
Quyết định tồi tệ nhất

Mỹ đã ủng hộ tư cách thành viên của Trung Quốc trong WTO và các tổ chức quốc tế khác dựa trên cam kết cải cách thị trường và tuân thủ các quy tắc của đất nước này, với cái giá phải trả là tính dân chủ, an ninh và lẽ thường của phương Tây. Người Mỹ thường nhắm mắt làm ngơ và tránh nói trực tiếp về những vấn đề về sự thiếu minh bạch, có đi có lại và các tiêu chuẩn môi trường của chính quyền Trung Quốc; việc vi phạm nhân quyền và sử dụng lao động nô lệ; và vô số hành vi vi phạm các thỏa thuận trước đó và luật pháp quốc tế. Thành thật mà nói, người Mỹ đã nghĩ (và hy vọng) Trung Quốc cuối cùng sẽ trở thành một quốc gia dân chủ hơn.

Điều này lại có lợi cho học thuyết chiến tranh kinh tế được mài giũa kỹ càng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Do sự ngây thơ, người Mỹ đã trao đi tài sản trí tuệ vô giá bằng cách cho phép truy cập vào các tổ chức nghiên cứu được đánh giá cao nhất của nước Mỹ. Người Mỹ cũng đã cung cấp cho ĐCSTQ quy trình kỹ thuật phức tạp đối với một số sản phẩm và công nghệ có giá trị nhất của nước Mỹ bằng cách xây dựng các nhà máy hiện đại nhất ở Trung Quốc. Sau đó, Mỹ trở nên phụ thuộc vào Trung Quốc đối với các thành phần linh kiện chính và nguyên liệu đã qua xử lý bằng cách thuê ngoài hoạt động sản xuất, điều cho phép Trung Quốc tiêu diệt các công ty vừa và nhỏ ở vùng công nghiệp Trung Tây bằng vũ khí sản xuất hàng loạt của mình.

Mỹ cho phép Trung Quốc chiếm được một số trong những tài sản quý giá nhất của nước Mỹ thông qua chuyển giao công nghệ bắt buộc, trộm cắp, lừa dối, trợ cấp chiến lược, săn trộm nhân tài, tấn công mạng, đe dọa và dụ dỗ tài chính. Ngoài ra, Mỹ cho phép Trung Quốc tiếp cận thị trường vốn chi phí thấp của Mỹ mà không phải tuân thủ các thông lệ kế toán tiêu chuẩn, điều có nghĩa là họ không thể bị kiểm toán. Điều này cho phép ĐCSTQ tài trợ cho việc xây dựng nhà nước giám sát và quân sự của mình. Giờ đây, Mỹ đang chuyển cho Trung Quốc một lượng lớn dữ liệu bằng cách cho phép các công ty ứng dụng và đám mây của Trung Quốc kiểm soát người tiêu dùng Mỹ, cho phép họ theo dõi thói quen mua hàng của khách hàng Mỹ, chứ chưa nói đến phần còn lại của thế giới.
Góc nhìn

Quan điểm của tôi về chiến lược kinh tế kỹ thuật của ĐCSTQ bắt nguồn từ thời tôi lớn lên ở vùng Trung Tây Hoa Kỳ. Người cha người Mỹ gốc Đức của tôi đã làm tôi thấm nhuần những giá trị của sự trung thực và chăm chỉ. Kinh nghiệm làm thợ hàn thời thơ ấu của tôi trong cửa hàng máy móc năm người của cha tôi đã mang lại cho tôi niềm yêu thích sản xuất. Bố tôi giải thích rằng các công ty nhỏ như của ông là trái tim và linh hồn của động cơ kinh tế Mỹ, giống như Mittelstand của Đức (các công ty vừa và nhỏ nổi tiếng của Đức). Ông ấy đã dạy tôi rằng chìa khóa cho sức mạnh sản xuất của Mỹ và Đức là sự cạnh tranh công bằng, giúp thúc đẩy năng suất và nâng cao mức sống. Mục tiêu của ông ấy là khiến tôi trở nên khá giả hơn ông ấy, và các con tôi khá giả hơn tôi.

Trong những năm qua, thật đau lòng khi chứng kiến vũ khí sản xuất hàng loạt của Trung Quốc đã phá hủy bộ máy sản xuất của Mỹ như thế nào. Tôi đã tận mắt chứng kiến tác động tàn phá của nó đối với hàng nghìn doanh nghiệp vừa và nhỏ, những cơ sở giống như cửa hàng máy móc của cha tôi. Lúc đầu tôi không hiểu, nhưng bây giờ tôi nhận ra rằng đây là kết quả của chiến lược chiến tranh kinh tế của Bắc Kinh với việc sử dụng trợ cấp của nhà nước, thao túng tiền tệ, năng lượng bẩn không được kiểm soát và lao động cưỡng bức để thao túng lợi thế cạnh tranh.

Trong 10 năm làm Phó chủ tịch của General Motors, tôi đã chứng kiến kịch bản của Trung Quốc nhằm thực hiện chuyển giao công nghệ bắt buộc. Tôi phát hiện ra rằng việc xây dựng các nhà máy ở Trung Quốc không chỉ có nghĩa là chuyển giao bản thiết kế mà còn cả bí quyết kỹ thuật của các công ty Mỹ.


Công nhân làm việc tại một dây chuyền sản xuất Buick Excelles tại Nhà máy Xe phía Nam Jinqiao của Shanghai General Motors Corp. ở Thượng Hải, Trung Quốc, vào ngày 28/05/2005. (Ảnh: China Photos/Getty Images)

Sau 30 năm ở Thung lũng Silicon, tôi đã chứng kiến sự đe dọa và tấn công mạng không ngừng nghỉ của Bắc Kinh. Tôi đã bị các quan chức ĐCSTQ và các công ty Trung Quốc do nhà nước bảo trợ ve vãn để thực hiện các liên doanh “thân thiện”. Tôi đã chứng kiến cơn lũ bằng tiền của chính phủ Trung Quốc nhằm mua các công ty đang gặp khó khăn sở hữu công nghệ vô giá và lén lút đầu tư vào các công ty khởi nghiệp tiên tiến nhất. Tôi thậm chí đã cảm nhận được nỗi đau khi Trung Quốc đánh cắp những viên ngọc quý của công ty của mình với việc Alibaba đánh cắp tài sản trí tuệ của Ariba.

Đó là lúc tôi nghe thấy giọng nói của bố tôi: “Keith, bố tin vào thị trường tự do, nhưng khi ai đó tham gia vào thị trường và không chơi theo luật, thì thị trường không còn tự do nữa. Đó là thị trường của một kẻ ngốc”.
Trung Quốc đã cạnh tranh như thế nào?

Với tư cách là cựu Giám đốc điều hành của các công ty đại chúng, tôi nhìn nhận vấn đề theo cách này: Nếu tôi đang cạnh tranh với bạn và tôi có thể đánh cắp tài sản trí tuệ của bạn, sử dụng lao động nô lệ, tham gia hối lộ, trợ cấp cho công ty của bản thân, không bao giờ phải minh bạch, tận dụng các nhà máy nhiệt điện than giá rẻ không bị giới hạn bởi quy định, không cần phải có đi có lại khi cung cấp khả năng tiếp cận thị trường quê hương, nhưng đồng thời buộc bạn phải chuyển giao công nghệ của bạn; và tôi có thể mua công ty của bạn, nhưng bạn không thể mua công ty của tôi, tôi có thể thuê các chủ ngân hàng và luật sư của đất nước bạn, nhưng bạn không thể thuê của tôi, tôi có quyền truy cập vào dữ liệu của bạn, nhưng bạn không có dữ liệu của tôi, tôi có thể lan truyền tuyên truyền của mình ở đất nước của bạn, nhưng tôi không để sự thật có cơ hội vào đất nước của tôi, thông tin kế toán của bạn phải bị kiểm toán, nhưng của tôi thì không, và tôi không phải tuân theo luật, hoặc tôi chính là luật - thì tôi sẽ luôn đánh bại bạn.

Đây là những gì Trung Quốc đã làm với thế giới tự do trong 40 năm để tạo cho mình một lợi thế chiến lược, và không có một chút bằng chứng nào cho thấy Tập Cận Bình sẽ sớm chùn bước. Toàn cầu hóa giả định rằng mọi người đều chơi công bằng và các lực lượng kinh tế tốt đẹp điều chỉnh thương mại quốc tế loại bỏ nhu cầu thực hiện các biện pháp bảo vệ. Nhưng có một lỗ hổng lớn với lý luận đó: nó không tính đến những kẻ gây rối như ĐCSTQ. Sân chơi bình đẳng mà trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và toàn cầu hóa dựa vào đã không còn nữa - chính những quy tắc mà Trung Quốc đã hứa sẽ tuân theo khi gia nhập WTO.

Những chiếc ô tô đang chờ xuất khẩu tại một cảng ở Liên Vân Cảng thuộc tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc, vào ngày 07/09/2020. (Ảnh: STR/AFP qua Getty Images)

Doanh nghiệp Mỹ đề phòng rủi ro với Trung Quốc

Nhiều CEO người Mỹ hiện đang bắt đầu cởi bỏ cặp mắt kính màu hồng của họ và đang đối xử với Trung Quốc không theo những ảo tưởng mà theo thực tế. Nỗ lực của Trung Quốc nhằm tô vẽ bản thân như là một đối tác toàn cầu có thiện chí và bị hiểu lầm đã thất bại. Các công ty làm ăn với Trung Quốc đã phải chịu đựng các liên doanh ăn bám, hoạt động trộm cắp tài sản trí tuệ trắng trợn, việc bị bắt nạt trên toàn thế giới và hoạt động cưỡng chế thu thập thông tin thuộc sở hữu độc quyền nhằm phục vụ lợi ích thương mại của Trung Quốc.

Sau cuộc xâm lược Ukraine của ông Vladimir Putin, hơn 300 tập đoàn nổi tiếng nhất của Mỹ đã cắt giảm mạnh mẽ hoạt động kinh doanh của họ ở Nga. Không cần bằng tiến sĩ trong các vấn đề quốc tế để hiểu các chủ đề chung làm nền tảng cho quan hệ đối tác Trung Quốc - Nga. Cả hai chính quyền đều nổi tiếng với hành vi vô luật pháp, hai mặt, bắt nạt, đàn áp trong nước, cưỡng bức kinh tế và vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Cũng không có gì ngạc nhiên khi những gã khổng lồ công nghệ tạo thành xương sống của nhà nước giám sát Trung Quốc - chẳng hạn như Huawei, Alibaba, Tencent và Xiaomi - vẫn đang vui vẻ kinh doanh ở Nga.

Với cuộc đàn áp gần đây của ông Tập Cận Bình đối với ngành công nghiệp tư nhân và khả năng thực sự xảy ra một cuộc tấn công vào Đài Loan (điều mà ĐCSTQ đã từ chối loại trừ), các hội đồng quản trị công ty Mỹ ngày càng hiểu ra rằng việc kinh doanh với, tại hoặc cho Trung Quốc là rủi ro to lớn. Hội đồng quản trị có nghĩa vụ ủy thác đối với các cổ đông để giảm thiểu những rủi ro đó. Đó là lý do tại sao nhiều thành viên hội đồng quản trị được kính trọng nhất của Mỹ đang yêu cầu một kế hoạch dự phòng đối với Trung Quốc từ các CEO của họ. Họ nhận ra rằng kế hoạch giảm thiểu rủi ro với Trung Quốc không phải là chỉ một cuộc diễn tập.

Các CEO biết rằng họ không thể mất cảnh giác với vấn đề này vì tác động sẽ lớn hơn 10 - 20 lần so với trải nghiệm với Nga. Họ hiểu rằng khi thời điểm đó đến, nếu họ chưa sẵn sàng thì tình hình đã quá muộn. Khi điều đáng sợ trở nên không thể tránh khỏi, thì không cần phải sợ nó nữa. CEO phải phát triển một kế hoạch và thực hiện nó.

Bài viết chỉ phản ánh quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTD Việt Nam.

Bảo Nguyên biên dịch
 
Keith Krach
Tác giả Keith Krach là cộng tác viên của The Epoch Times, người đã được nhất trí xác nhận là Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ và hiện là Chủ tịch của Viện Ngoại giao Công nghệ Krach. Ông từng là Chủ tịch và Giám đốc điều hành của DocuSign và Ariba, đồng thời là Chủ tịch của Purdue Board of Trustees. Ông Krach đã được đề cử giải Nobel Hòa bình năm 2022.


Tổng thống Mỹ Joe Biden, cùng với Chủ tịch Đại học Delaware, ông Dennis Assanis (phải), và Thượng nghị sĩ Tom Carper (trái) tham dự lễ tốt nghiệp cho trường cũ của Tổng thống, Đại học Delaware, tại Sân vận động Delaware ở Newark, Delaware, Mỹ, vào ngày 28/05/2022. (Ảnh: MANDEL NGAN/AFP qua Getty Images)

Giáo sư Mỹ: Trường đại học đang vận hành giống như băng đảng mafia
25/06/23

Có nhiều sự tương đồng đáng ngạc nhiên giữa mafia và trường đại học. Bạn không thể từ chối việc theo học trường đại học, cũng giống như không thể từ chối một lời đề nghị của mafia. Bạn được rèn luyện trở nên im lặng trước những sai trái. Hay bạn cũng không thể thoát ra khỏi những ảnh hưởng của trường đại học một khi đã gia nhập.Tôi đã nghiên cứu về mafia trong nhiều thập kỷ vì ông bà tôi là người Sicily. Tôi cũng đã là giáo sư trường đại học trong 25 năm, vì vậy tôi có nhiều cơ hội để quan sát những điểm tương đồng giữa mafia và trường đại học.

Hãy bắt đầu sự đánh giá với một số mô tả quen thuộc về mafia và sau đó tìm hiểu sâu hơn.
Đưa ra lời đề nghị không thể bị từ chối

Câu nói này từ tác phẩm Bố già (The Godfather) giải thích lý do tại sao mọi người hợp tác với mafia bất chấp vấn đề về mặt đạo đức. Các trường đại học cũng đưa ra lời đề nghị mà bạn không thể từ chối vì bạn được cho biết rằng bạn sẽ rơi vào cảnh cùng quẫn nếu không học đại học. Khi bạn chấp nhận lời đề nghị, những vấn đề về mặt đạo đức bắt đầu xuất hiện.

Có thể bạn bị áp lực phải lên án tất cả đàn ông, tất cả người da trắng hoặc tất cả những người dị tính không chuyển giới, hoặc bất kỳ ai mà giáo sư không ủng hộ trong tuần này. Có thể bạn phải chấp nhận những lý thuyết mà bạn cho là sai để tránh chọc giận giáo sư. Có thể bạn góp phần hủy hoại một người không tuân theo đường lối chính trị.
Omerta: Sự im lặng của Mafia

Trong một thị trấn mafia, bạn có thể giết ai đó ở quảng trường công cộng và không ai thừa nhận rằng họ đã nhìn thấy điều đó. Trong các trường đại học, sẽ không ai thừa nhận rằng các tiêu chuẩn đã rơi xuống thấp tới mức lố bịch. Mọi người đều có thể thấy rằng điểm cao đến mà không cần làm bài, nhưng không ai dám nói điều đó.

Từ “omerta” trong tiếng Sicily có nghĩa là “khiêm nhường”. Bạn có thể giả vờ rằng sự khiêm nhường thúc đẩy sự im lặng của bạn trong khi mối quan tâm ích kỷ cho lợi ích của bản thân mới là động lực thực sự.

Các sinh viên tốt nghiệp Đại học Delaware tham dự lễ tốt nghiệp tại Sân vận động Delaware, nơi Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden sẽ đọc diễn văn cho buổi lễ phát bằng, ở Newark, Delaware, Mỹ, vào ngày 28/05/2022. (Ảnh: MANDEL NGAN/AFP qua Getty Images)

Hình bóng của Robin Hood

Các thủ lĩnh mafia giành được sự ủng hộ và thậm chí cả tình yêu của cộng đồng mà họ cướp bóc bằng cách thể hiện mình là người đứng ra bảo vệ người dân khỏi “những kẻ xấu thực sự”. Họ định nghĩa “những kẻ xấu thực sự” theo bất kỳ cách nào hấp dẫn được dân chúng. Các trường đại học làm điều này bằng cách tuyên bố bảo vệ 99% người dân khỏi sự áp bức của 1% còn lại. Điều này dường như rất thu hút 99% người dân.

Người dân có thực sự coi mafia là người tốt ngay cả khi họ cướp đi số tiền khó kiếm được của họ không? Để đề phòng sự phản kháng, mafia xoa dịu dân chúng bằng cách cho bạn một phần lợi nhuận bất chính của họ. Họ thuê người anh rể thất nghiệp của bạn và xây sân bóng đá cho con bạn, miễn là bạn hợp tác. Các trường đại học trao các khoản trợ cấp, thực tập và các vị trí DEI (đa dạng, công bằng, hòa nhập) được trả lương cao cho những người hợp tác.
Chì hay bạc

Mafia bắn những người chống cự. Họ cho bạn lựa chọn giữa chì (đạn) và bạc (tiền) (“plomo o plato”), theo câu nói nổi tiếng của ông trùm Pablo Escobar.

Các trường đại học không bắn bạn, nhưng họ có nhiều cách để làm tổn thương những người chống lại ý thức hệ mà họ áp đặt. Đầu tiên, bạn bị xa lánh và bị làm cho xấu hổ, và nếu bạn vẫn không phục tùng, bạn sẽ bị buộc tội theo một “chủ nghĩa”. Bạn là có tội nếu bị buộc tội, bởi vì không ai mạo hiểm đứng ra bảo vệ bạn do họ cũng sẽ bị tấn công. Bạn không thể có được một công việc hay một cuộc hẹn trừ khi bạn tuân theo lý thuyết học thuật mới nhất.
Sự ma giáo về kinh tế

Mafia là những kẻ ký sinh làm giàu cho bản thân bằng cách cướp đoạt tài nguyên của người khác. Họ không sản xuất bất cứ thứ gì - họ chỉ lấy đi của cải từ những người thực sự sản xuất. Các trường đại học làm điều này một cách tinh vi. Họ chế nhạo những nghề nghiệp mà bạn thực sự sản xuất ra thứ gì đó và hướng sinh viên đến những nghề nghiệp sẽ khai thác tài nguyên từ những người thực sự sản xuất.

Mafia cho những người có đánh giá tín dụng xấu vay với lãi suất cắt cổ, và nếu bạn không trả, họ sẽ đánh gãy chân bạn. Các trường đại học móc nối bạn với các ngân hàng cho bạn vay nhiều hơn mức bạn có thể xử lý, sau đó vận động hành lang các quan chức nhà nước để bạn thoát khỏi tình cảnh khó khăn.
Không thể thoát ra

Bạn không thể rời khỏi mafia một khi đã gia nhập. Lối thoát duy nhất là chiếc quan tài.

Giáo sư đại học không bao giờ nghỉ hưu. Cộng đồng cựu sinh viên đóng góp mãi mãi. Và sinh viên sống mãi với hậu quả của những thói quen xấu mà họ học được ở trường đại học.

Khả năng hoạt động của thần kinh là cao ở tuổi thanh thiếu niên, vì vậy hành vi của bạn trong những năm đó ăn sâu vào tiềm thức. Nếu bạn đạt điểm A mà không cần học hành, điều đó khiến bạn mong đợi phần thưởng mà không cần nỗ lực trong tương lai. Nếu bạn tìm kiếm được sự nổi tiếng theo những cách gây hại cho cơ thể của mình, điều đó sẽ khiến bạn tiến hành giao tiếp xã hội theo những cách tự hủy hoại bản thân sau này.

Các trường đại học gây hại khi họ tưởng thưởng cho hành vi xấu, nhưng họ lại đổ lỗi tất cả cho xã hội, do đó đào tạo cho sinh viên suốt đời đi đổ lỗi.

Kết nối với giai tầng cao

Mafia trả tiền cho các quan chức nhà nước để bảo vệ họ khỏi hệ thống pháp luật phiền phức. Các trường đại học trả công cho các quan chức chính phủ bằng cách dạy sinh viên rằng chính phủ nên mở rộng không ngừng.

Tất nhiên, có sự khác biệt vì mafia đốt và giết, trong khi các trường đại học chỉ ủng hộ đốt bỏ xã hội và bao biện cho những kẻ giết người.
Tính đa dạng

Có mafia Nga, mafia Trung Quốc, mafia Mexico, mafia Colombia và nhiều mafia khu vực trên khắp nước Ý. Bạn có thể hỏi sự đa dạng như vậy có ích lợi gì nếu kết quả vẫn là tội phạm bạo lực
.

Người biểu tình giương cao các biển ngữ tại một khuôn viên trường đại học ở California, Mỹ, vào ngày 24/09/2017. (Ảnh: Josh Edelson/AFP qua Getty Images)
Tốt nhất bạn không nên hỏi điều đó ở một trường đại học, nơi mà sự đa dạng tự nó đã là mục đích cuối cùng. Nếu bạn hỏi về lợi ích của nó, bạn sẽ bị coi là phân biệt chủng tộc và điều đó khiến bạn phạm tội thù hận (hate crime - có ác ý theo hướng phân biệt đối xử). Nếu bạn không đồng ý với bất cứ điều gì được phát biểu nhân danh sự đa dạng, các trường đại học sẽ nói rằng lời nói của bạn là “bạo lực theo đúng nghĩa đen” và điều đó sẽ biện minh cho một phản ứng đáp trả bạo lực đối với bạn.

Phủ nhận sự thực

Không ai nói về mafia khi tôi lớn lên. Nếu tôi hỏi, họ sẽ nói đó là phát minh của Hollywood. Hãy tưởng tượng tôi đã ngạc nhiên như thế nào khi biết rằng mafia không chỉ tồn tại mà còn đã từng săn lùng tổ tiên của chính tôi, những người có lẽ … đã tham gia vào mafia.

Các thành viên mafia luôn khẳng định rằng mafia không tồn tại. Sự biện hộ này đã phát huy tác dụng khá tốt đối với họ mặc dù có quá nhiều bằng chứng ngược lại.

Các trường đại học cũng che dấu hệ tư tưởng thực sự mà họ theo đuổi. Họ khăng khăng rằng họ chỉ đang phục vụ lợi ích lớn hơn bằng cách tuân theo “Khoa học” và điều này đã có hiệu quả mặc dù có quá nhiều bằng chứng ngược lại. Có lẽ họ đã học được từ lý thuyết của Hitler rằng những lời nói dối thực sự lớn dễ bị bỏ qua hơn những lời nói dối nhỏ.
Như những chú cừu

Khi người dân hợp tác với mafia, uyển ngữ được sử dụng để làm cho tình huống trở nên thoải mái. Bạn vẫn biết mình đang làm thứ gì đó sai trái, nhưng có vẻ như không sao vì mọi người khác đều đang làm điều đó. Tôi có thể tha thứ cho người Sicily vì họ đã quen với việc chăn cừu theo đúng nghĩa đen trong nhiều thế kỷ. Nhưng tôi thấy khó chịu khi người Mỹ tuân theo hành vi bầy đàn phản dân chủ.

Cùng với hành vi này, các trường đại học của Mỹ được khuyến khích để phỉ báng hệ thống của chính đất nước mình. Thật dễ hiểu khi những du học sinh học tại Mỹ lại trở nên ghét hệ thống của chính nước Mỹ.

Bài viết chỉ phản ánh quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTD Việt Nam.

Bảo Nguyên biên dịch
 
Loretta G. Breuning
Tiến sĩ Loretta G. Breuning là người sáng lập Inner Mammal Institute và là Giáo sư Danh dự về Quản lý tại Đại học Bang California, East Bay. Bà là tác giả của nhiều cuốn sách về phát triển bản thân, bao gồm “Thói quen của một bộ não hạnh phúc: Huấn luyện lại bộ não của bạn để tăng cường mức độ Serotonin, Dopamine, Oxytocin và Endorphin của bạn" và "Tôi đã thoát khỏi sự đúng đắn về chính trị như thế nào, và bạn cũng có thể như vậy". Tác phẩm của Tiến sĩ Breuning đã được dịch ra tám thứ tiếng và được trích dẫn trên các phương tiện truyền thông lớn. Trước khi giảng dạy, bà làm việc cho Liên Hợp Quốc ở Châu Phi. Bà tốt nghiệp Đại học Cornell và Tufts. Trang web của bà là InnerMammalInstitute.org.

Một cuộc khủng hoảng của Mỹ quốc

Cựu Tổng thống Donald Trump vẫy tay chào khi đến thăm nhà hàng Cuba Versailles, sau khi ông ra trình diện tại tòa án Miami hôm 13/06/2023. (Ảnh: Alon Skuy/Getty Images)
Newt Gingrich
24/06/2023
bigger smaller

Hệ thống của Mỹ đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng thực sự.

Viễn cảnh mà các công tố viên Đảng Dân Chủ đều truy tố một cựu Tổng thống ở bốn khu vực tài phán khác nhau—thành phố New York, Atlanta, Miami, và District of Columbia—là một cảnh tượng chứa đựng mối hiểm họa to lớn đối với tương lai của nền Cộng hòa Hoa Kỳ.

Nữ tiểu thuyết gia Colleen McCullough, trong loạt tiểu thuyết xuất sắc về Caesar Đại đế và sự kết thúc của Cộng Hòa La Mã, đã mô tả về quá trình mối hiểm họa chính trị này biến thành bạo lực, tù đày, và trả đũa [như thế nào]. Caesar Đại đế cùng đội quân của mình đã băng qua sông Rubicon và đặt dấu chấm hết cho nền Cộng Hòa La Mã bởi vì ông ấy biết nếu quay trở lại thành Rome mà không có quân đội, thì ông ấy sẽ bị kẻ thù giam vào ngục.

Nhà báo, nhà sử học chính trị người Mỹ Theodore White, trong cuốn sách nhỏ nổi bật của mình có tên gọi “Caesar at the Rubicon” (Caesar bên bờ Rubicon), đã khắc họa tình thế tiến thoái lưỡng nan của việc vừa cố gắng bảo vệ nền Cộng Hòa vừa cố gắng duy trì sự tự do. Trong cuốn sách của tác giả White, Caesar liên tục cử các sứ giả đến đàm phán về tự do mà không cần phải động đến binh đao nhưng đã bị khước từ một cách dứt khoát. Cuối cùng, Caesar nhận ra rằng một là ông ấy có thể đầu hàng rồi hy sinh, hai là ông ấy có thể chiến đấu. Tôi đã đi cùng vợ mình là Callista đến thăm sông Rubicon tại nơi mà Caesar đã đi qua. Đó là một lời nhắc nhở sâu sắc rằng hiến pháp rất khó thiết lập, khó duy trì, và dễ bị phá hủy.

Luật sư, người dẫn chương trình Mark Levin gần đây đã nắm bắt được ý nghĩa đằng sau cuộc tấn công pháp lý đối với cựu Tổng thống Donald Trump:

“Tổng thống Trump đã 76 tuổi. Nếu Bộ Tư Pháp thành công trong vụ việc này, ông ấy sẽ qua đời trong nhà tù liên bang…. Họ không muốn chỉ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử. Họ muốn nắm quyền kiểm soát đất nước này. Họ muốn chế độ độc đảng, và họ đã sử dụng Bộ Tư pháp và FBI để đạt được điều họ muốn.”

Để hiểu mối đe dọa về sự sụp đổ tiềm ẩn của phép tắc cư xử và các quy trình hiến pháp đã trở nên nghiêm trọng như thế nào, hãy đọc bài diễn văn của Tổng thống Trump tại Bedminster vào đêm ông bị truy tố ở Miami.

Dưới đây là một số trích đoạn đầy cảnh tỉnh từ bài diễn văn.

“[Sự việc này] sẽ không dừng lại với tôi. Họ sẽ không ngần ngại tăng cường đàn áp các tín đồ Cơ đốc, các nhà hoạt động ủng hộ sự sống, các bậc cha mẹ tham dự các cuộc họp của hội đồng nhà trường và thậm chí cả các ứng cử viên tương lai của Đảng Cộng Hòa, điều mà họ làm. … Rất đơn giản. Họ muốn bịt miệng tôi vì tôi sẽ không bao giờ để họ bịt miệng quý vị. Họ muốn quý vị im lặng.”

Trái ngược với nỗ lực của liên minh Đảng Dân Chủ-Biden nhằm tống đối thủ nguy hiểm nhất của họ vào tù, hãy xem cố Tổng thống Gerald Ford đã nói gì khi ân xá cho cố Tổng thống Richard Nixon để tránh cuộc khủng hoảng tương tự mà chúng ta đang phải đối mặt.

Trong một bài diễn văn trên truyền hình vào ngày 08/09/1974, cố Tổng thống Ford đã nói:

“Tôi tin tưởng sâu sắc vào công lý bình đẳng cho tất cả người Mỹ, dù là ở bất kể nơi đâu. Pháp luật, dù là của con người hay của thần thánh, đều đối đãi với mọi người như nhau; nhưng luật pháp tôn trọng thực tế.”

“Theo tôi thấy, sự thật là một cựu Tổng thống Hoa Kỳ, thay vì được đối xử bình đẳng như bất kỳ công dân nào khác khi bị buộc tội vi phạm pháp luật, thì lại bị trừng phạt một cách tàn nhẫn và thái quá để bảo vệ quan điểm về sự vô tội của ông ấy hoặc nhanh chóng xác định tội của ông ấy để trả món nợ pháp lý cho xã hội.”

“Trong khoảng thời gian trì hoãn lâu dài của vụ truy tố tiềm năng này, những tham vọng xấu xa sẽ lại được khơi dậy. Và người dân chúng ta một lần nữa sẽ bị phân cực trong quan điểm của họ. Và uy tín của các thể chế chính phủ tự do của chúng ta một lần nữa sẽ bị thách thức cả ở trong nước lẫn ngoại quốc.”

Vẫn chưa quá muộn để ngăn chặn mối đe dọa này đối với nền Cộng Hòa của chúng ta, nhưng đồng hồ đang đếm ngược từng tích tắc. Mối đe dọa về sự thù địch sâu sắc và các biện pháp trừng phạt mà chính phủ sử dụng đang tăng lên mỗi ngày.

Từ Gingrich360.com

Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times
Vân Sa biên dịch

Hoa Kỳ: DOJ đệ trình các cáo buộc hình sự đầu tiên đối với các nhà sản xuất fentanyl Trung Quốc
Bức ảnh cậu bé 14 tuổi Alexander Neville đã qua đời sau khi vô tình uống phải fentanyl được trưng bày tại một cuộc họp báo với các quan chức Quận Cam ở Irvine, California, hôm 28/04/2023. (Ảnh: John Fredricks/The Epoch Times)
Tom Ozimek
24/06/2023
bigger smaller

Hôm thứ Sáu (23/06), Bộ Tư pháp (DOJ) đã đệ trình các cáo buộc truy tố bốn nhà sản xuất hóa chất Trung Quốc và tám công dân Trung Quốc, cáo buộc họ phạm các tội liên quan đến sản xuất, phân phối, và bán thuốc chứa fentanyl gây tử vong.

Trong một thông cáo, Bộ Tư pháp cho biết họ đã bắt giữ hai cá nhân và công bố ba bản cáo trạng ở các Quận phía Nam và phía Đông của New York, buộc tội những công ty Trung Quốc này và nhân viên của họ với một số tội danh.

Những bản cáo trạng trên cáo buộc các bị cáo đã vi phạm luật liên bang của Hoa Kỳ bằng cách cố ý sản xuất, tiếp thị, bán, và cung cấp tiền chất để sản xuất fentanyl tại Hoa Kỳ.

“Bộ Tư pháp sẽ không ngừng điều tra và truy tố mọi mắt xích của chuỗi cung ứng fentanyl, bao gồm cả các công ty và giám đốc điều hành của CHND Trung Hoa sản xuất và xuất cảng số lượng lớn những tiền chất mà các băng đảng ma túy cần để bán chất độc của họ,” Phó Tổng chưởng lý Lisa Monaco cho biết trong một tuyên bố. “Họ sẽ không thể tìm được nơi trú ẩn an toàn.”

Fentanyl và các chất tương tự đang làm cho đại dịch opioid ở Hoa Kỳ trầm trọng thêm, tàn phá các cộng đồng. Thuốc giảm đau nhóm opioid có nguồn gốc tổng hợp gây nghiện cao này mạnh hơn 100 lần so với morphine và mạnh hơn heroin 50 lần.

Tham gia trong các cuộc điều tra này, Cơ quan Phòng chống Ma túy Hoa Kỳ (DEA) đã thu giữ hơn 440 pound (khoảng 199.6 kg) tiền chất liên quan đến fentanyl, một lượng đủ để sát hại khoảng 25 triệu người Mỹ.

Tổng chưởng lý Merrick Garland cho biết ngoài việc truy đuổi các băng đảng Mexico vì vai trò buôn lậu fentanyl vào Hoa Kỳ, thì các nỗ lực của DOJ còn bao gồm “ngăn chặn các công ty hóa chất Trung Quốc đang cung cấp cho các băng đảng đó những tiền chất mà họ cần để sản xuất thuốc gây tử vong fentanyl.


Tổng chưởng lý Hoa Kỳ Merrick Garland đưa ra nhận xét trong một cuộc họp với các biện lý Hoa Kỳ tại Bộ Tư pháp ở Hoa Thịnh Đốn hôm 14/06/2023. (Ảnh: Kevin Dietsch/Getty Images)

Hành động này đánh dấu lần đầu tiên Hoa Kỳ buộc tội các công ty Trung Quốc vì buôn bán tiền chất fentanyl vào nước này.

Trong một cuộc họp báo hôm thứ Sáu, ông Garland cho biết: “Những công ty này và nhân viên của họ đã cố ý âm mưu sản xuất fentanyl gây tử vong để phân phối ở Hoa Kỳ.”

Diễn biến này đến khoảng hai tháng sau khi DOJ buộc tội những người đứng đầu băng đảng Sinaloa Cartel về tội buôn lậu fentanyl trong một chiến dịch do các công ty hóa chất Trung Quốc thúc đẩy.
‘Bị bắt giữ ở Mỹ’

Một trong những bản cáo trạng được công bố ở Quận phía Nam của New York đã buộc tội công ty hóa chất có tên là Công ty TNHH Công nghệ sinh học Amarvel Hồ Bắc (Amarvel Biotech) có trụ sở tại Trung Quốc về tội buôn lậu fentanyl, nhập cảng tiền chất hóa học, và tội rửa tiền.

Ngoài ra còn có các giám đốc điều hành và nhân viên của công ty này bị buộc tội là Vương Khánh Châu (Qingzhou Wang), 35 tuổi, hay còn gọi là Bruce (Wang); Trần Y Y (Yiyi Chen), 31 tuổi, hay còn gọi là Chiron (Chen); và Fnu Lnu, hay còn gọi là Dương Nhị (Er Yang), và Anita (Yang).

Đầu tháng Sáu, ông Vương và cô Trần đã bị các đặc vụ DEA bắt giữ và trình diện lần đầu tại tòa án liên bang Honolulu hôm 09/06. Họ vẫn bị giam giữ và sẽ trình diện tại tòa án liên bang Manhattan sau khi bị dẫn độ.

“Chúng tôi đã buộc tội một công ty tiền chất hóa học của Trung Quốc. Và đó không phải là tất cả. Chúng tôi đã buộc tội và bắt giữ một số cá nhân làm việc tại công ty này. Danh sách đó bao gồm một giám đốc điều hành công ty và một giám đốc tiếp thị,” Biện lý Liên bang Damian Willians phụ trách Quận phía Nam của New York cho biết trong một tuyên bố.

“Họ bị bắt giữ ở Mỹ. Và họ sẽ phải đối mặt với công lý tại một tòa án của Mỹ.”

Amarvel Biotech, có trụ sở tại thành phố Vũ Hán của Trung Quốc, bị cáo buộc đã xuất cảng “số lượng lớn” tiền chất hóa học được sử dụng để sản xuất fentanyl và các chất tương tự.

Bộ Tư pháp cho biết công ty này đã quảng cáo công khai trực tuyến các chuyến hàng hóa chất gây tử vong của họ, đồng thời lưu ý rằng họ đã tiếp thị chúng cho các khách hàng ở Mexico, bảo đảm “vận chuyển bí mật 100%,” bao gồm cả vận chuyển tới Culiacan, thủ phủ của Sinaloa Cartel.

Sinaloa Cartel là một trong những tổ chức buôn lậu ma túy lớn nhất ở Tây bán cầu, và DOJ cho biết tổ chức này phải chịu trách nhiệm lớn nhất về lượng fentanyl rất lớn tràn vào Hoa Kỳ trong thời gian gần đây.


Một người lính Mexico đứng gác trước một bức tường vẽ graffiti có liên quan đến nhóm tội phạm “Cartel de Sinaloa” (CDS), ở Palmas Altas, bang Zacatecas, Mexico, hôm 14/03/2022. (Ảnh: Pedro Pardo/AFP/Getty Images)

‘Thảm kịch chưa từng có’

Hai bản cáo trạng được công bố ở Quận phía Đông của New York tập trung vào hai công ty và những nhân viên Trung Quốc có trụ sở tại Trung Quốc, cáo buộc họ âm mưu sản xuất và phân phối fentanyl, cùng các tội danh khác.

Bản cáo trạng đầu tiên buộc tội Công ty TNHH Công nghệ Nhân Thành (Rencheng) An Huy (Anhui Rencheng Technology Co. (Rencheng) Ltd.) và Công ty Công nghệ Vật liệu Mới Moker An Huy (Anhui Moker New Material Technology Co.), trong khi bản cáo trạng thứ hai buộc tội Công ty TNHH Thương mại GSK Hợp Phì (Hefei GSK Trade Co. Ltd), hay còn gọi là Công ty TNHH Thương mại Gesuke Hà Bắc (Hebei Gesuke Trading Co. Ltd.) và Công ty TNHH Thương mại Sinaloa Hà Bắc (Hebei Sinaloa Trading Co. Ltd.).

Nửa tá công dân Trung Quốc cũng bị buộc tội với một loạt những tội danh liên quan, bao gồm cả sản xuất fentanyl và âm mưu gian lận hải quan.

Biện lý Liên bang Breon Peace cho biết trong một tuyên bố: “Theo cáo buộc, các bị cáo đã cố ý phân phối các tiền chất hóa học của fentanyl đến Hoa Kỳ và Mexico, thậm chí còn đưa ra lời khuyên về cách sử dụng chúng để sản xuất loại thuốc nguy hiểm gây ra thảm kịch chưa từng có ở thành phố New York, Long Island, và khắp Hoa Kỳ này.”

Bộ Tư pháp cho biết các công ty bị đơn, cùng với những công ty tương tự, đã đóng một vai trò quan trọng trong dòng chảy fentanyl gây tử vong ở Hoa Kỳ.

Trong một tuyên bố, DOJ cho biết: “Các hóa chất do các công ty bị cáo cung cấp đã cho phép các băng đảng như vậy và các tổ chức buôn bán ma túy khác sản xuất fentanyl với quy mô lớn trong các phòng thí nghiệm bí mật ở Mexico, để sau đó phân phối ở Hoa Kỳ và các nơi khác.”

Ngoài ra, trong nỗ lực chống đại dịch opioid, Bộ Ngân khố đã ban hành các biện pháp trừng phạt đối với bảy công ty, tổ chức, và sáu người ở Trung Quốc hồi cuối tháng Năm, cáo buộc họ cho phép sản xuất thuốc giả có chứa fentanyl.

Ngoài ra, gần đây Hạ viện đã thông qua Đạo luật Ngăn chặn Tất cả Hoạt động Buôn lậu Fentanyl Gây tử vong (HALT), vốn nhằm tăng cường các hình phạt đối với việc buôn lậu fentanyl.


Cẩm An biên dịch

MHP

Không có nhận xét nào: