Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 15 tháng 5, 2019

Quy tắc ứng xử trên mạng của Bộ GD-ĐT Việt Nam, bản sao từ Trung Quốc? - Mẹ Nấm DLB

Mẹ Nấm (Danlambao) - Ngày 28/5/2019, Thông tư 06 của Bộ GD-ĐT Việt Nam sẽ có hiệu lực. Đây là thông tư quy định quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục. Đáng chú ý nhất ở thông tư này là quy định: giáo viên, học sinh không được lên mạng xã hội phát tán, tuyên truyền, bình luận những thông tin, hình ảnh làm ảnh hưởng xấu môi trường giáo dục. Liệu đây có phải là bản sao từ Trung Quốc hay không? Năm 2015, khi muốn xiết chặt việc kiểm soát thông tin trên mạng xã hội, Trung Quốc đã đưa ra các quy định mới sẽ buộc người sử dụng đăng những ý kiến trên mạng, ở các trang blog phải dùng tên thật và đồng ý tuân theo quy tắc ứng xử. Trong bộ quy tắc này có lời cam kết rằng người sử dụng sẽ không chỉ trích đảng Cộng sản.<!>
 Đến năm 2019, khi hệ thống chấm điểm công dân bắt đầu dược đi vào thử nghiệm, bộ quy tắc ứng xử cho công chức, học sinh được áp dụng chặt chẽ hơn để quản lý những ý kiến bất mãn trên mạng xã hội. Và đến năm 2020, hệ thống này dự kiến sẽ được vận hành chính thức để quản lý con người.
Tại Việt Nam, cuối năm 2018, Bộ Thông tin và Truyền thông đưa đề xuất cần có “Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội” để “đối phó với những thông tin xấu, độc, xuyên tạc chính sách của đảng và nhà nước, đả kích chế độ, gây chia rẽ, thù hằn dân tộc, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của cá nhân, ảnh hưởng tiêu cực đến quyền lợi hợp pháp của tổ chức.”

Trong dự thảo “Bộ quy tắc ứng xử” được đưa ra lần này có đề xuất công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan nhà nước phải công khai sự xuất hiện trên mạng xã hội (MXH) bằng cách sử dụng họ tên, hình ảnh thật của cá nhân và công khai cơ quan đang công tác. Đồng thời, phải thực hiện ứng xử trên MXH về các vấn đề chính sách của đảng, nhà nước phù hợp với vai trò, nguyên tắc, quyền hạn của cá nhân và của cơ quan chủ quản. Bên cạnh đó, không được ứng xử thuận chiều với những thông tin xấu, độc, tin đồn gây ảnh hưởng tiêu cực trên MXH; không được ứng xử trên MXH trái với các chuẩn mực về đạo đức công vụ và đạo đức nghề nghiệp, đồng thời không được cung cấp thông tin nội bộ liên quan đến cá nhân, tổ chức mà do vị trí công tác của mình có được khi chưa được ủy quyền bởi cơ quan có thẩm quyền.

Dự thảo bộ quy tắc ứng xử này làm dấy lên nhiều ý kiến trái chiều trong xã hội. Và như thường lệ, có lẽ nó sẽ được âm thầm vận hành để quản lý công chức, viên chức trước tiên.

Thông tin mới nhất liên quan đến ứng xử trên MXH, là thông tư 06 của Bộ GD-ĐT sẽ có hiệu lực vào ngày 28/5/2016 tới đây. "Quy đinh quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên" của Bộ GD-ĐT quy định giáo viên, học sinh: Không sử dụng mạng xã hội để phán tán, tuyên truyền, bình luận những thông tin và hình ảnh trái thuần phong mỹ tục, trái đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước hoặc làm ảnh hưởng xấu đến môi trường giáo dục.(1)

Có thể thấy rõ, sau khi Luật an ninh mạng có hiệu lực vào ngày 1/1/2019, những động thái xiết chặt tự do trên Internet được đưa ra khá dồn dập. 

- Tháng 1/2019, bà Dương Thị Linh, một Facebooker ở Đắk Nông bị bắt.

- Ngày 1/2/2019, Phòng An ninh Đối nội, CA tỉnh Bến Tre đã “làm việc” với em Trần Ngọc Phúc (1998) về “hành vi sử dụng tài khoản Facebook cá nhân để tuyên truyền chống đảng và nhà nước.”Công an vẫn để ngỏ khả năng bắt giữ em Trần Ngọc Phúc khi bắn tin cho báo chí: “Vụ việc đang được cơ quan chức năng củng cố hồ sơ để xử lý theo quy định của pháp luật.”

- Ngày 9/3/2019, Facebooker Lê Minh Thế (ngụ tại tỉnh Cần Thơ), bị đưa ra xét xử với cáo buộc “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của nhà nước, tổ chức, cá nhân” theo khoản 1 điều 331 Bộ luật hình sự năm 2015. Ông Thế bị bắt giam từ ngày 10/10/2018.

- Ngày 9/42019, Facebooker Trần Đình Sang bị bắt tại Yên Bái.

- Ngày 25/4/2019, ông Võ Thường Trung (Facebooker Tìm Tụ Do) bị bắt tại Đồng Nai.

Với những dẫn chứng trên đây có thể thấy, khi Luật An ninh mạng vấp phải sự phản đối từ cộng đồng quốc tế, nhà cầm quyền đã thay đổi chiến thuật bắt người nhằm gieo rắc sự sợ hãi ở các tỉnh, thành phố khác nhau.

Điều đáng quan ngại là sự gia tăng bắt bớ này diễn ra rất khéo léo. Và quan trọng hơn, tiến trình kiểm soát sự tự do trên không gian mạng đang diễn ra từng ngày sau khi Luật ANM có hiệu lực.

Chắc hẳn khi đọc đến đây, người đọc đã có câu trả lời cho câu hỏi liệu Việt Nam có sao chép mô hình quản lý công dân từ Trung Quốc hay không. 

Khi sự tự do bị xiết chặt trên không gian mạng, bạn sẽ chọn thái độ nào?

03.05.2019

Không có nhận xét nào: