Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2019

Hàng trăm người biểu tình khi Thủ tướng Phúc đến thăm Na Uy

Người gốc Việt biểu tình sáng ngày 24/5/2019 khi phái đoàn của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến thủ đô Oslo, Na Uy. Photo Hội người Việt Tị nạn Na Uy.
Ngày 24/5, hàng trăm người Việt biểu tình ở thủ đô Oslo kêu gọi chính quyền Hà Nội trả tự do cho các tù nhân lương tâm và tôn trọng nhân quyền khi Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc bắt đầu thăm chính thức Na Uy trong ba ngày.Từ trung tâm thủ đô Oslo, ông Sơn Nguyễn, một người tham gia cuộc biểu tình sáng ngày 24/5, nói với VOA:“Hiện giờ có khoảng gần 300 người biểu tình tại thủ đô, có cả những người di chuyển hàng 500-700 km từ các tỉnh khác cùng tham gia, họ đã lên đây từ tối hôm qua. Tất cả đã tụ tập ở đây từ 9 giờ 30.”<!>
Ông Sơn Nguyễn cho biết mục đích và thông điệp gửi đến chính phủ Việt Nam và chính phủ Na Uy từ cuộc biểu tình này.
Trả tự do cho tù nhân lương tâm, Không bán nước, Đả đảo cộng sản, Na Uy không được giúp kẻ ác…Chúng tôi không muốn người dân Na Uy dùng tiền để giúp cho cộng sản. Đó cũng là một thông điệp cho cả hệ thống Na Uy, bao gồm cả Thủ tướng Na Uy.
Ông Sơn Nguyễn.
“Có những biểu ngữ như: Trả tự do cho tù nhân lương tâm, Không bán nước, Đả đảo cộng sản, Na Uy không được giúp kẻ ác…Chúng tôi không muốn người dân Na Uy dùng tiền để giúp cho cộng sản. Đó cũng là một thông điệp cho cả hệ thống Na Uy, bao gồm cả Thủ tướng Na Uy.”
Trang Dân trí cho biết hiện có khoảng 20.000 người Việt đang sinh sống tại Na Uy, là cộng đồng đông nhất tại Bắc Âu.
Cũng trang này cho biết Na Uy đã cung cấp 320 triệu đôla viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam và là một trong số ít các nước còn duy trì hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam, chủ yếu trong lĩnh vực môi trường, giáo dục, quản lý kinh tế, cải cách hành chính, rà phá bom, mìn…
Ông Thuận Nguyễn, một người gốc Việt ở Olso, viết trên Facebook: “Nguyễn Xuân Phúc được đón chào bằng những tiếng hô đả đảo khi đến dinh Thủ tướng Na Uy lúc 10 giờ sáng ngày 24/5. Mặc dù trời mưa lạnh và trong ngày đi làm, đông đảo bà con vẫn có mặt để phản đối Nguyễn Xuân Phúc.”
Ông Quách Xuân Thiện, một người dân Củ Chi, ngoại ô Tp. Hồ Chí Minh, có mặt trong cuộc biểu tình hôm 24/5 ở Oslo, chia sẻ với VOA:
Tôi muốn cùng tham gia với anh em ở đây để nói lên tiếng nói để cho thế giới biết rằng đất nước chúng tôi việc biểu tình là vô cùng khó khăn.
Ông Quách Xuân Thiện.
“Tôi có mặt ở đây để thể hiện tình yêu nước, ủng hộ cho tất cả anh em trong nước không bao giờ được thể hiện tình yêu nước hay biểu tình chống đối các đường lối của tập đoàn Đảng Cộng sản. Tôi muốn cùng tham gia với anh em ở đây để nói lên tiếng nói để cho thế giới biết rằng đất nước chúng tôi việc biểu tình là vô cùng khó khăn. Đảng Cộng sản luôn dùng mọi biện pháp để ngăn chặn biểu tình, mà tôi từng là một nhân chứng.”
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Na Uy Erna Solberg tại cuộc họp báo. Photo Báo Quốc tế/VGP News.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Na Uy Erna Solberg tại cuộc họp báo. Photo Báo Quốc tế/VGP News.
Truyền thông Việt Nam loan tin rằng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân cùng đoàn cấp cao Việt Nam đã đến Oslo, bắt đầu chuyến thăm chính thức Vương quốc Na Uy từ ngày 24-26/5 theo lời mời của Thủ tướng Na Uy Erna Solberg.
Trang Báo Quốc tế của Việt Nam cho biết vào chiều 24/5 tại thủ đô Oslo, trong cuộc họp báo chung, ông Phúc và bà Solberg khẳng định quyết tâm thúc đẩy sớm kết thúc đàm phán và ký Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Khối Mậu dịch tự do châu Âu mà Na Uy là thành viên chủ chốt.
Chuyến thăm của ông Phúc đến Na Uy diễn ra trong bối cảnh hai nước sắp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1971-2021).

Không có nhận xét nào: