Tình yêu của thầy giáo tí hon
Ngoài 30 tuổi nhưng thầy giáo Nguyễn Văn Hùng chỉ cao 1,17 m và cô học viên Lê Thị Diễm My cao chưa đầy 1,2 m. Họ phải dùng xe đạp trẻ con và đứng trên ghế mới với tới chiếc tủ đồăn trên bếp được. Tan ca lúc 5 giờ 30 chiều, Diễm My (30 tuổi) phải xoải thẳng chân mới đạp được chiếc xe mini ra chợ mua đồ ăn rồi trở về căn chúng cư nhỏ ở khu Linh Đàm, Hà Nội. Ở đó My và bạn trai Nguyễn Văn Hùng thuê nhà sống cùng ba người bạn khác.Trong căn bếp nhỏ, Diễm My phải bắc ghế mới với tới chiếc tủ đựng đồ trên bếp và tất bật chuẩn bị bữa tối. Lát sau, Hùng bước vào, người đẫm mồ hôi sau buổi đá banh với các học viên của trung tâm nơi chàng là giáo viên dạy về Công nghệ thông tin. Đôi tay nhỏ của Hùngbưng nồi cơm điện dùng cho 5 người ăn mà khệ nệ, thấy rất nặng.Chung quanh chiếc bàn thấp lè tè giữa nhà, mọi người cười nói ríu rít,vui vẻ như trong phim Nàng Bạch Tuyết với 7 chú lùn.<!>
Hùng và Diễm My sống chung trong ngôi nhà thuê với 3 người bạn. Hai người dự định cuối năm nay sẽ làm đám cưới.
Nguyễn Văn Hùng (31 tuổi) sinh ra ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Thấy con nhỏ bé tí teo, không cao lên đượcso với bạn bè, bố mẹ bèn đưa Hùng đi bệnh viện khám mới biết con bị bệnh suy tuyến yên.(Tuyến yên:pituitary gland, hay còn gọi là tuyến não thùy, nằm ở mặt dưới não, chỉ nhỏ bằng hạt đậu nhưng điều khiển hầu hết các tuyến nội tiết khác kể cả tuyến giáp trạng). Nếu tuyến yên suy nhược, nó sản xuất ít hay không sản xuất hormonetăng trưởngkhiến cơ thể không cao lên được, lớn tuổi vẫn bé tí như đứa trẻ con. Không còn cách nào khác, bố mẹ Hùng đành chấp nhận đểHùng mãi mãi chỉ có chiều cao 1,17m như một cậu bé mới 7 – 8 tuổi. (Điều này Đoàn Dự tôi không rõ lắm vì theo tôi hiểu, khi bệnh viện đã xác định được bệnh nhân bị suy tuyến yên thì người ta thường chích hormone tăng trưởng thay thế. Từ 25 tuổi trở lên, cơ thể con người không cao thêm được nữa bấy giờ mới “chịu thua”. Gia đình Hùng không đủ điều kiện kinh tế đểchích hormone thường xuyên cho Hùng chăng?.- ĐD).
Dothân thể quá bé nhỏ, thời còn đi học Hùng thường bị bạn bè trêu chọc, bế bồng lên như bế đứa con nít. Riết rồi Hùng đâm bị mặc cảm, không dám chơi đùa với các bạn.
Tốt nghiệptrung học xong, Hùng học Trung cấp Kỹ thuật tin học, sau đóxin vào Trung tâm Nghị lực sống tại Hà Nội (đây là trung tâm giáo dục dành riêng cho người khuyết tật) rồi trở thành giáo viên dạy về Công nghệ thông tin ở đây.
Trong khi đó thì ở Ninh Thuận thuộc miền Nam Trung bộ, cách Hà Nội khoảng 1.380 km, cô gái Lê Thị Diễm My, cũng mắc chứng bệnh suy tuyến yên như Hùng. Coi trên TV thấy “cậu bé con” cùng tuổi 30 ngang với tuổi mình trình bầyhoàn cảnh một cách đầy nghị lực,siêng năng, cần mẫn, rất có năng khiếu về công nghệ thông tin nên nay đã trở thành một giáo viên tự nuôi sống được mình, Diễm My rất cảm phục. Côgửi email theo địa chỉ củaTrung tâm Nghị lực sống để làm quen với Hùng nhưng không thấy chàngtrả lời.
Không nản lòng, Diễm My xin gia đình cho ra Hà Nội học nghề cũng tại Trung tâm Nghị lực sống, nơi Hùng đang dạy học. Nhưng ở đây, Hùng vẫn thường tránh mặt và hạn chế liên lạc với Diễm My.
Sự kiên nhẫn của Diễm My khiến các bạn đồng nghiệp với Hùng cảm động. Họ khuyên Hùng rằng ở đời dễ gì gặp được người “vừa đôi phải lứa”, cũng nhỏ bé như mình để đến với nhau, nương tựa vào nhau mà sống. Nhữnglời khuyên nhủ của bạn bè khiến Hùng hiểu ra cơ duyên mà tạo hoá dành cho mình, từ đó chàngthấy gần gũi với Diễm Myhơn.
Có lần, Diễm My phải đi khám sức khoẻ. Hùng đạp xe chở Diễm My đi, chờ khám xong chở về rồi mới đạp vội vàng đến Trung tâm cho kịp giờ dạy. Lâu dần, Hùng nhận ra trái tim mình đã rung động. Từ đấy họ thực sự gắn bó với nhau
.
Diễm My phải đứng trên ghế mới với tới chiếc tủ trên bếp
Tuy nhiên, do hình hài nhỏ bé khiến không ít lần họ rơi vào hoàn cảnh khó xử. Có lần, buổi tối họ đi với nhau ra ngoài bờ hồ Hoàn Kiếm dạo mát. Thấy hai “đứa trẻ” có những cử chỉ thân thiết với nhau giống như ngưới lớn, nhiều bậc phụ huynhcũng đi dạo mát không bằng lòng, nhắc nhở rằng đang tuổi học hành thì phải lo học, lo chuyện bồ bịch như vậy không tốt. Hùng và Diễm My trả lời rằng mình đã 30 tuổi, các phụ huynh này la rằng con nít mà nói dối.
Cũng có lần buổi tối vào rạp xem phim, họ bị nhân viên đề nghị cho coi giấy tờ tùy thân vì trẻ con không được vào rạp buổi tối không có người lớn đi kèm. Hùng và Diễm My không đem theo giấy tờ, bị đuổi ra không được vào rạp, phải trả lại vé vàbị mọi người nhìn mình với ánh mắt thiếu thiện cảm.
Mỗi khi Hùng và Diễm My đi chơihay đi sắm đồ trên phố, thấy hai người nắm tay nhau, nhiều người nói thẳng vào mặt rằng con nít bày đặt!
Có lần, Diễm My vào trong tiệm mua chiếc áo len để chuẩn bị mặc trong mùa lạnh. Áo có nhiều cỡ và nhiều màu sắc treo tại các mắc dành cho trẻ em, đa số là rất sặc sỡ khiên cô khó nghĩ, sợ không phù hợp với mình. Cô bán hàng khoảng ngoài 20 tuổi, chọn giùm một chiếc thật đẹp rồi nói: “Chiếc này hợp với nước da trắng của em đấy em ạ. Mẹ đâu, em cứ thử hỏi mẹ mà xem…”. Diễm My bật cười: “Tôi không cần hỏi mẹ, bởi vì tôi đã 30 tuổi, có thể đi mua lấy một mình”.Cô bán hàng cũng cười: “Em nói đùa với chị chứ có ai 30 tuổi mà bé như cái hạt mít!”. Diễm My nói: “Tôi nói thật đấy chứ nếu đùa thì đã khá!”. Chờ lấy chiếc áo và trả tiền xong, My đi, trong lòng hơi buồn: “Ai cũng cho mình là đứa con nít mà sự thật không phải con nít mới khổ!”.
Hùng là giáo viên dạy Công nghệ thông tin tại Hà Nội
Hiện tại, cả hai gia đình đều ủng hộ tình yêu của đôi trai gái. Hai người đã bàn tính cuối năm nay sẽ làm đám cưới mặc dầu bác sĩ cho biết bệnh thiểu hoạt động của tuyến yên khiến họ có thể không có con. Hùng an ủi Diễm My: “Kệ, không có con thì mình xin con nuôi là cùng, còn hơn hai đứa sống không có nhau”. Diễm My cũng đồng ỳ như vậy.
Chị Ngô Thị Huyền Minh, giám đốc Trung tâm Nghị lực sống Hà Nội cho biết , dù thân hình nhỏ bé “như cái hạt mít” nhưng hai người vẫn vui vẻ, lạc quan yêu đời và cuối năm nay họ sẽ làm đám cứới. Cả Trung tâm lẫn các học viên ai cũng ủng hộ tình yêu của họ.
Ba bé trai cùng trứng giống hệt nhau hiếm gặp
Tối 19/5/2019, trong tiết mục giải trí “Người Bí Ẩn”, đài truyền hình Sài Gòn HTV7 giới thiệu trường hợp vợ chồng chị Lê Huỳnh Anh Thư,28 tuổi, chồng chạy xe taxi, vợ buôn bán lặt vặt ở quận Bình Tân, Sài Gòn, sinh cùng lúc 5 đúa con, 3 trai, 2 gái. Các cháu hiện nay đã được 5 tuổi, lên ti-vi bằng đầu nhau tăm tắp trông rất dễ thương. Nhưng chị nói nhà nghèo, đẻ 5 đứa con một lúc, cực lắm, may mà ông giám đốc công ty taxi thương tình cho được căn nhà nho nhỏ ở Phú Lâm, không phải đi thuêchớ nếu không chẳng biết lấy gì mà ăn.
Sự thực, trường hợp sinh 5 của chị Anh Thư, nuôi được cả 5 bé, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, tuy cũng hiếm, gần như duy nhất tại VN từ trước đến nay, song dù sao đó cũng là trường hợp sinh khác trứng (5 đứa trẻ do 5 trứng khác nhau của người mẹ tạo thành nên các cháu cũng giống như các anh chị em bình thường vậy thôi). Điều này khác hẳn với trường hợp sinh 3 cùng trứng (cùng một trứng nhưng sau khi thụ tinh và phân cắt, tạo thành 3 đứa trẻ giống hệt nhau cả về phái tính, hình dáng lẫn tính nết) ở tỉnh Tuyên Quang vào ngày 13/5/2019.
Quý bạn thấy những trường hợp sinh đôi cùng trứng (2 đứa trẻ cùng phái tính và giống hệt nhau) thì nhiều và là chuyện bình thường,nhưng sinh bacùng trứng (3 đứa trẻ giống hệt nhau và cùng phái tính) rất ít gặp, gần như không có. Các nhà khoa học cho biết đây là trường hợp vô cùng hiếm hoi trên thế giới, phảihơn200 triệu ca sinh mới có một ca như vậy.
Bác sĩ Bệnh viện đa khoa Tuyên Quang cho biết, ca mổ đẻ diễn ra ngày 13/5/2019. Thai phụ 29 tuổi ở Yên Sơn mang thai lần này là lần thứ ba, trước đó chị đã đẻmổ2 lần,vào năm 2009 và năm 2012. Cả 2 cháu bé (con gái), đều nuôi được, tốt đẹp. Lần này, chị mang “tam thai”, 35 tuần tuổi (tức thiếu 1 tuần nữa mới đủ 9 tháng), trong đó có 2 thai nằm ngượcchiều so với bình thường.
Ngày 13/5/2019, chị được gia đình đưa vào Bệnh viện Đa khoa Tuyên Quang cấp cứu do có dấu hiệu đau bụng, vỡ ối. Các bác sĩ lập tức chỉ định mổ gấp để lấy thai ra.
Bác sĩ Phạm Thị Lan Hương, trưởng khoa Phụ sản BV Tuyên Quang cho biết: “Đây là ca mổ khó, do thai phụ đã 2 lần mổ đẻ, hiện tại lại mang “tam thai”nên có thể bị đờ tử cung, gây chảy máu, thậm chí bịsốc, mất máu, nguy hiểm đến tính mạng”.
Trong quá trình mổ, bác sĩ phải chủ động dùng thuốc tăng co bóp tử cung để hạn chế nguy cơ. Khó khăn hơn, hai lần mổ đẻ khiến tử cung của sản phụ bị dính vào thành bụng, bác sĩ phải vừa mổ vừa gỡ chỗ dính.
Sau 40 phút căng thẳng, 3 bé trai giống hệt nhau chào đời, lần lượt cân nặng 2,1 kg, 2 kg và 1,7 kg. Cả 3 bé sau đó được chuyển sang phòngsơ sinh của khoa Nhi để chăm sóc. Chiều 17/5/2019, một bé đã được đưa ra khỏi lồng kính. Sức khỏe sản phụ sau mổ ổn định.
Thai phụ Tuyên Quang sinh 3 bé trai cùng trứng giống hệt nhau
Sản phụ cho biết vợ chồng chị đã có 2 bé gái, chị không có ý định mang thai thêm, nhưng do gia đình muốn có con trai nên chị quyết định sinh thêm lần nữa. Khi được bác sĩ thông báo mang “tam thai”, chị rất hoang mang, lo ngại. Trong quá trình mang thai, bác sĩ đã cảnh báo nguy cơ sinh non rất lớn nên yêu cầu chị hạn chế đi lại và tránh làm các công việc nặng, chú ý việc ăn uống để bồi bổ sức khỏe. Trong suốt 35 tuần lễ mang thai,chị tăng 11 kg. (Thực chất, cả 3 cháu bé nếu cộng lại thì nặng 5,8 kg).
Thống kê trên thế giới cho biết, “tam thai”khác trứng(3 đứa trẻ có thể khác nhau về phái tính và diện mạo) có tỷ lệ khoảng 1/4.000 ca; còn mang “tam thai”cùng trứng(3 đứa trẻ giống hệt nhau) cực hiếm với tỷ lệ 1/200 triệu ca. Các ca sinh 3 cùng trứngnàyviệc giữ thai cũng rất khó khăn, đa số là bị sinh non chứ không như sinh 3 bình thường.
Cặp vợ chồng “lùn” sợ khoe con
Vợ chồng chị Trần Thị Hậu (26 tuổi) và Lê Văn Thịnh (25 tuổi) ở phường Phú La, quận Hà Đông (trước đây là tỉnh Hà Đông), Hà Nội. Hàng ngày, Thịnh đi bán những gói tăm bông (loại tăm ở đầu quấn bông), bút bi, kẹo bánh..vv.. từ sáng sớm, trở về nhà khi trời chập choạng tối với bịch thức ăn nho nhỏ trên tay.
Con gái của anh chị năm nay 2 tuổi, khỏe mạnh và có chiều cao bình thường mặc dầu trong cơ thể cháumang gene “lùn” của bố mẹ.
Trong khi anh Thịnh vào bếp cắm nồi cơm điện rồi chơi với conthì chị Hậu bấm điện thoại di động xem có email gì không. Bỗng, chị ngạc nhiên vì thấy hình ảnh gia đình mình bị ai đó đưa lên Internet với lời bình luận: “Đã lùn chưa tới 1 mét còn đẻ con ra làm chi cho con khổ!”.
Sững sờ vì lời nói cay độc trên Internet, bữa cơm của hai vợ chồng chị Hậu chìm trong im lặng. Đứa trẻ 2 tuổi như cảm nhận được nỗi buồn của bố mẹ nên không cười đùa như mọi ngày.
Chị Hậu nói với phóng viên: “Từ hồi sinh cháu bé, vợ chồng tôi chưa hết vui mừng thì đã phải nghe những lời chê trách. Chúng tôi biết họ thương cháu nên mới trách như thế bởi vì chúng tôi vừa lùn vừa nghèo, không có chữ nghĩa, tương lai của cháu sau này lại như bố mẹ vậy thôi”.
Mỗi lần dắt con đi chơi công viên, đi siêu thịhay đến nơi nào đó, cặp vợ chồng lùnchưa tới 1 mét với cái đầu tương đối to này đềubị mọi người nhìn với ánh mắt vừa ngạc nhiên vừa tò mò như nhìn các con vật lạ. Riết rồi hai vợ chồng chẳng ai bảo aiđều không muốn cho con ra ngoài vì sợ bị đụng chạm tới lòng tự ái.
Cặp vợ chồng lùn và đứa con 2 tuổi
Chị Nguyễn Thu Hương, một người sống cùng tổ dân phố ở phương Phú La cho biết:”Ngay bản thân tôi lúc đầu cũng có suy nghĩ không tốt đẹp lắm về Thịnh và Hậu. Nhưng lâu dần, thấy hai vợ chồng chăm sóc cháu bé hết sức chu đáo, nâng niu chiều chuộng như viên ngọc mà con bé cũng thật tội nghiệp, chả được ra ngoài như những đứa trẻ khác, mình thấy thương lắm, dần dần thay đổi ý kiến, thân thiết với gia đình họ”.
Năm 2010, Thịnh nghỉ học khi đang học lớp 10, từ tỉnh Điện Biên trên mạn thượng du xuống Hà Nội tìm việc làm. Chật vật suốt một năm trời từ những cơ sở sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ đến những cơ sở làm nhôm kính. Vì sức khỏe kém, Thịnh không làm được lâu. May mắn, anh được nhận vào đoàn ca nhạc của một hội từ thiện, với mức sống vừa đủ.
Một ngày mệt mỏi, Thịnh trốn vào một góc sau cánh gà, Hậu vô tình bắt gặp và đến trò chuyện. Hai người nhanh chóng tìm được sự đồng cảm. Chưa bao giờ có người ngồi lại trò chuyện với Thịnh lâu như vậy.
Thời gian sau, Hậu đi theo đoàn từ thiện khác để vào Đắk Lắk, còn Thịnh ở lại với đoàn cũ của mình. Chỉ 2 tháng xa nhau, Thịnh bứt rứt nên quyết định đi theo đoàn của Hậu để được gần gũi cô hơn và hai người chính thức yêu nhau từ năm 2014.
Đầu năm 2015, họ tổ chức một đám cưới nho nhỏ gồm vài người bạn trong hội từ thiện rồi chuyển về Hà Nội tìm cách sinh sống. Thịnh đi bán kẹo bánh, tăm bông và các thứ lặt vặt khác, còn Hậu thì đi bán vé số, sống cũng tạm được. Hậu có thaivào khoảng giữa năm 2017. Nhiều người nghĩ, với cơ thể “lùn” như thế, Hậu sẽ sinh rất khó khăn. Nhưng may sao lại suôn sẻ, em bé ra đời nhờ sinh mổ, nặng hơn 3kg.
Hậu nói: “Lúc mới sinh con, mình không đi bán vé số được, vợ chồng nghèo lắm, đến sữa cũng phải đi xin của các trại mồ côi do các nhà từ thiện giúp đỡ, trại bớt ra chovì mình ăn uống kém quá, không có sữa cho con bú”.
Thế rồi đùng một cái, Thịnh trúng xổ số. Một tờ vé số giá 10 ngàn đồng, trước đây nếu trúng giải đặc biệt (trước năm 1975 gọi là lô độc đắc) thì được 1,5 tỷ đồng (trừ 10% tiền thuế, còn lại 1.350 triệu đồng). Nay cũng giá 10 ngàn đồng nhưng do có vụ xổ số Jackpot gì đó, trúng hàng mấy chục tỷ đồng nên vé số Kiến thiết phải tăng tiền thưởng lên 2 tỷ đồng cho khỏi bị ế.
Ôi cha, 2 tỷ đồng tức 2.000 triệu đồng, trừ thuế 10% còn được lãnh 1.800 triệu đồng, vợ chồng Thịnh “giàu to”. Họ mua luôn căn nhà nhỏ tí đang mướn, với giá 800 triệu đồng để mỗi tháng khỏi phải trả tiền thuê nhà. Số tiền còn lại, 1.000 triệu đồng (tương đương với khoảng hơn 40.000 đô la), một nửa họ mua vàng, một nửa gửi vào ngân hàng để kiếm tiền lời hàng tháng. Tuy nhiên, Thịnh vẫn đi bán kẹo bánh, tăm bông; Hậu vẫn đi bán vé số; con bé 2 tuổi rất ngoan gửi vào nhà trẻ. Những người tốt bụng thì bảo: “Trời chả đóng cửa ai cả, vợ chồng chú ấy trúng xổ số cũng đúng vì nghèo quá thấy cũng tội nghiệp”, nhưng những người xấu bụng thì bảo: “Có tiền đến mấy cũng chẳng bằng người ta cao lớn, khoẻ mạnh bình thường”.
Đoàn Dự
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét