Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 12 tháng 2, 2019

Sơ Lược về Kỷ Thuật và LUẬT LÀM THƠ - Thượng Quân



Thơ Việt Nam có mấy loại chính: Căn bản nhất là thơ Lục Bát, Song Thất Lục Bát là thơ riêng của Việt Nam, rồi đến thơ Thất Ngôn Bát Cú và thơ Thất Ngôn Tứ Tuyệt ảnh hưởng cùa chữ Nho. Sau khi biết được văn hóa Tây Phương thì ta biết thêm các thể thơ vần ở cuối câu với các thể vần liên châu, vần sóng đôi, vần ôm và vần gián cách của Tây Phương. Ngoài văn vần gồm các thể thơ trên, còn có phú, văn tế cũng là thể văn vần dài, ta còn có văn xuôi là văn viết để đọc, để truyền đạt những câu chuyện, những sự kiện dài dòng, phúc tạp, nhưng thơ cũng có loại thơ đoạn dài mà sau này người ta hay gọi là thơ xuôi:
<!>

I. Với thơ lục bát ta có các bài thơ ngắn như ca dao, câu ví hay truyện dài như Truyện Kiều, Truyện Thạch Sanh Lý Thông, Bần Nữ Thán; song thất lục bát ta có Cung Oán Ngâm Khúc, Chinh Phụ Ngâm là những thể dùng cho kể truyện dài.

  1. Ca dao thì có các thí dụ sau: (với B=bằng với 0/Dấu hay Dấu Huyền, T= Trắc gồm các chữ với Dấu Sắc, Dấu Hỏi, Dấu Ngã, Dấu Nặng):

Hỡi tát nước bên đàng
       2B     4T             6B
Sao múc ánh trăng vàng đổ đi?
       2B        T4            B6    T7 B8
Câu trên (câu lục=6) theo luật phải là BB TT BB nhưng luật chỉ bắt buộc ở chữ thứ 2, chữ thứ 4 và chữ thứ 6
Câu sau (câu bát=8) theo luật phải là BB TT BB TB nhưng chỉ băt buộc chữ thứ 2, chữ thứ 4, chữ thứ 6, chữ 7,chữ thứ 8.

Hay:

Trong đầm gì đẹp bằng sen,
          2B        4T  5B    6B
Lá xanh, bông trắng, lại chen nhụy vàng.
      2B             4T          6B     7T     8B
Nhụy vàng bông trắng, lá xanh, (chữ xanh này đáng lẽ phải vần với chữ vàng ở trên (theo chính vận) nhưng ở đây thì tạm chấp nhận, nên gọi là vần thông, vần ép)
           2B            4T     5T 6B
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
        2B        4T            6B   7B  8B

Hay dài hơn với đề tài dài hơn:
(tương tự, chúng ta tự phân tích, theo dõi lấy luật bằng trắc và vần. Nên nhớ là thơ sai vần, sai luật bằng trắc thì không còn là thơ nữa).

“Đêm qua ra đứng bờ ao
“Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ.
“Buồn trông con nhện giăng ,
“Nhện ơi, nhện hỡi, nhện chờ mối ai?
“Buồn trông chênh chếch sao mai,
“Sao ơi, sao hỡi nhớ ai sao mờ?
*
“Đêm đêm tưởng giải Ngân Hà,
“Ngôi sao tinh đẩu đã ba năm tròn
“Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn
“Tào Kê nước chẩy vẫn còn trơ trơ”.

2. Hay kề truyện như Truyện Kiều:

Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
Lạ gì bỉ sắc tư phong
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen
Cảo thơm lần dở trước đèn
Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh...

3. Với song thất lục bát thì có Chinh Phụ Ngâm:

  Thuở trời đất nổi cơn gió bụi, (7 chữ)
  Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên (7 chữ)
     Xanh kia thăm thẳm từng trên (6 chữ)
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này? (8 chữ)
  Trống tràng thành lung lay bóng nguyệt (7)
  Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây (7)
      Chín tầng, gươm báu trao tay (6)
Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh (8)
  Nước thanh bình ba trăm năm cũ (7)
  Áo nhung trao quan vũ từ nay (7)
    Sứ trời sớm giục đường mây (6)
Phép công là trọng niềm tây xá nào! (8)

4. Về thơ Đường, ta có thơ thât ngôn (7 chữ) bát cú (8 câu) hay tứ tuyệt (4 câu):
Qua Đèo Ngang
1. Bước đến Đèo Ngang bóng xế tà
2. Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
3. Lom khom dưới núi, tiều vài chú
4. Lác đác bên sông, rợ mấy nhà
5. Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
6. Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
7. Dừng chân đứng lại trời non nước
8. Một mảnh tình riêng, ta với ta.
                               (Bà Huyện Thanh Quan)
1. (T)T  -  (B)B  -  (T)T B
2. (B)B – (T)T -  (T) BB
3. (B)B – (T)T- (B) BT
4. (T)T  - (B)B  - (T)T B
5. (T)T – (B)B – (B)TT
6. (B)B – (T)T-  (T)BB
7. (B)B – (T)T – (B)BT
8. (T)T – (B)B –(B)TB
Tóm lại, ta có luât sau (chữ trong ngoặc không bắt buộc theo luật “Nhất Tam Ngũ bất luận” (tức chữ thứ nhất, thứ 3, thứ 5 không bắt buộc giữ đúng luật, nhưng nếu giữ được thì tốt), “Nhị, Tứ, Lục phân minh (chữ thứ 2, thứ 4, thứ 6 bắt buộc phải giữ luật) và chữ thứ 7, thứ 8 thì bắt buộc.
Riêng luật đối 2 câu 3,4 (2 câu tả thực) và 5,6 (2 câu luận) có đối thanh, đối ý: Đối thanh là đối tiếng bằng với tiếng trắc, danh từ với danh từ, động từ đối với động từ, tĩnh từ với tĩnh từ, trạng từ với trạng từ... còn đối ý là đối ý nghĩa ví dụ Lom khom đối với Lác đác, dưới núi (trạng từ) đối với bên sông, tiều vài chú đối với rợ mấy nhà... cho nên, nêu cảm thấy khó quá, ta có thể làm Thơ Mới (như ở dưới đây rồi khi quen, ta học làm lại thơ Đường Luật sau)

5. Thất ngôn tứ tuyệt:

Ấm Kỷ này đây, tớ bảo này
Cha con mày phải cái này cay
Thôi đừng điếu tráp nghênh ngang nữa
Thằng tiểu Phú Long nó chửi mày

Trần Tế Xương 

6. Thơ mới (thời Tiền Chiến) cũng có 2 thể thất ngôn, ngũ ngôn:

- Ngũ ngôn (5 chữ):

Hôm nay đi chùa Hương (B)
Hoa cỏ mờ hơi sương (B)
Cùng thầy mẹ em dậy (T)
Em chải đầu, soi gương (B)

Nguyễn Nhược Pháp

- hay 7 chữ:

Sóng cuốn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái, nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô, lạc mấy giòng.

Huy Cận
hay:

Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng;
Đây mùa thu tới - mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng.

Xuân Diệu
Chú thích:
Các bài thơ trich dẫn hầu hết là do tôi học từ thời Tiểu Học và Trung Học mà còn nhớ được do đó đã không trích dẫn được các bài mới... Nếu cần, đọc thêm cả bài Mùa Thu Tới sau đây của Xuân Diệu, “thời Lãng Mạng” Tiền Chiến):

Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng;
Đây mùa thu tới - mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng.

Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh;
Những luồng run rẩy rung rinh ...
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.

Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ...
Non xa khởi sự nhạt sương mờ...
Đã nghe rét mướt luồn trong gió...
Đã vắng người sang những chuyến đò...

Mây vẩn từng không, chim bay đi,
Khí trời u uất hận chia ly.
Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói
Tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi gì.

(Xuân Diệu)
8. Còn thơ nhóm Sáng Tạo của các ông Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền... thì tôi quên mất tên mà họ tự đặt ra, chỉ nhớ được mấy câu của ông Thanh Tâm Tuyền:

Tôi ra nhìn máu đổ ngoài đường,
Tôi gọi tên tôi cho đỡ nhớ,
Thanh Tâm Tuyền,
Thanh Tâm Tuyền.

Bài sau đây của Họa Sĩ Duy Thanh, tôi chỉ nhớ được một đoạn, đọc còn hiểu được tác giả muốn nói gì, viết về cái gì: 

TRIỂN LÃM

Dù sao mai ngày phòng triển lãm sẽ đóng cửa

Rồi mở thêm một lần nữa...
Để làm gì?
Vất mẩu thuốc lá cuối cùng xuống dòng sông
Mà lòng mình phơi trên kè đá
Trời không xanh, không tím, không hồng,
Những ống khói tầu mệt lả.
Ai sui rằng mùa măng chưa tới,
Mà mùa về măng thôi chẳng ngọt.
Đường đêm dài tháng sáu, đêm thâu...
Muốn làm người học trò 17 tuổi
Đạp xe trên đường đồng,
Bông lúa mới chín...

Họa Sĩ Duy Thanh

Thượng Quân
(ghi lại theo ký ức)

(nếu ai thây không thích hay không cần, xin xóa bỏ)

Không có nhận xét nào: