Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 27 tháng 2, 2019

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia - Mướp đắng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mướp đắng

<!>
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Cucurbitales
Họ (familia)Cucurbitaceae
Chi (genus)Momordica
Loài (species)M. charantia
Danh pháp hai phần
Momordica charantia
L., 1753
Mướp đắng (tên Hán-Việtkhổ qua được dùng thông dụng ở miền Nam Việt Nam, khổ 苦: đắng, qua 瓜: gọi chung các loại bầu, bí, mướp; danh pháp hai phầnMomordica charantia) là một cây leo mọc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc họ Bầu bí, có quả ăn được, thuộc loại đắng nhất trong các loại rau quả.
Mướp đắng là cây bản địa của vùng nhiệt đới nhưng không rõ có nguồn gốc ở nước nào. Cây mướp đắng được trồng rộng rãi ở Ấn Độ (Karela करेला trong tiếng Hindi), Pakistan (Karela کریلا trong tiếng Urdu, اردو), (komboze کمبوزه trong tiếng Ba Tư), Nam PhiĐông Nam ÁTrung Quốcchâu Phi và vùng Caribe.

Mô tả

Dây, lá có lông, hoa vàng, quả có u sần sùi, vị đắng. Hạt khi quả chín có màu đỏ. Cây được trồng bằng hạt.
Mướp đắng (luộc, để ráo, không cho muối)
Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g (3,5 oz)
Năng lượng79 kJ (19 kcal)

Cacbohydrat4.32 g
Đường1.95 g
Chất xơ2.0 g

Chất béo0.18 g
Chất béo bão hòa0.014 g
Chất béo không bão hòa đơn0.033 g
Chất béo không bão hòa đa0.078 g

Chất đạm0.84 g

Vitamin
Vitamin A equiv.
(1%)
6 μg
Thiamine (B1)
(4%)
0.051 mg
Riboflavin (B2)
(4%)
0.053 mg
Niacin (B3)
(2%)
0.280 mg
Vitamin B6
(3%)
0.041 mg
Folate (B9)
(13%)
51 μg
Vitamin B12
(0%)
0 μg
Vitamin C
(40%)
33.0 mg
Vitamin E
(1%)
0.14 mg
Vitamin K
(5%)
4.8 μg

Chất khoáng
Canxi
(1%)
9 mg
Sắt
(3%)
0.38 mg
Magiê
(5%)
16 mg
Phốt pho
(5%)
36 mg
Kali
(7%)
319 mg
Natri
(0%)
6 mg
Kẽm
(8%)
0.77 mg

Thành phần khác
Nước93.95 g
Tỷ lệ phần trăm xấp xỉ gần đúng sử dụng lượng hấp thụ thực phẩm tham chiếu (Khuyến cáo của Hoa Kỳ) cho người trưởng thành.
Nguồn: CSDL Dinh dưỡng của USDA
Lá non, ít nhiều quả chín, thân và rễ có củ, ảnh được chụp ở Nouméa.

Các món ăn làm từ mướp đắng

Mướp đắng được nấu ở Cao Hùng, Đài Loan.
  • Canh mướp đắng nấu với chả cá thác lác viên
  • Khổ qua nhồi thịt hầm
  • Khổ qua ăn sống với ruốc bông
  • Khổ qua xào với trứng
  • Mứt khổ qua
  • Trà khổ qua
Canh khổ qua nhồi thịt
  • Gỏi khổ qua tôm mực

Bài thuốc từ mướp đắng

Mướp đắng tính mát, không nên dùng cho người tỳ vị hư hàn (rối loạn chức năng tiêu hóa do lạnh).
- Mướp đắng trộn rau cần: Mướp đắng 150g; rau cần 150g, tương mè; tỏi nhuyễn mỗi thứ với lượng vừa. Trước tiên gọt bỏ vỏ, ruột mướp đắng cắt thành sợi nhỏ, trần qua nước sôi, rồi lại dùng nước lạnh dội qua, để ráo nước, sau đó trộn mướp đắng với rau cần, nêm thêm các vật liệu. Món ăn có tác dụng mát gan giảm huyết áp, thích hợp dùng cho người bệnh cao huyết áp.
- Trà mướp đắng: Mướp đắng 1 quả, trà xanh với lượng vừa. Mướp đắng cắt bỏ một phần trên, móc bỏ ruột, nhét trà xanh vào, treo trái mướp đắng ở nơi thoáng gió; một thời gian sau, lấy xuống, rửa sạch, cùng trà cắt nhuyễn, trộn đều, mỗi lần lấy 10g cho vào một tách, hãm với nước sôi. Món trà này có tác dụng thanh nhiệt giải thử (làm mát chống say nắng); miệng khát phiền nhiệt.
- Nước mướp đắng: Mướp đắng tươi 500g. Trước tiên rửa sạch mướp đắng, cắt lát, cho vào nồi, thêm 250ml nước, nấu khoảng 10 phút. Nước nấu mướp đắng có công hiệu thanh nhiệt sáng mắt, thích hợp dùng cho người bệnh can hỏa (gan nóng) bốc lên, mắt đỏ sưng đau

Tác dụng thực dưỡng

+ Kích thích ăn uống, tiêu viêm, thoái nhiệt: Mướp đắng giúp kiện tỳ khai vị (kích thích chức năng tiêu hóa); Alkaloid trong mướp đắng có công hiệu lợi niệu hoạt huyết (lợi tiểu, máu lưu thông); tiêu viêm thoái nhiệt (chống viêm, hạ sốt); thanh tâm minh mục (mát tim sáng mắt).
+ Phòng chống ung thư: Thành phần protein và nhiều lượng vitamin C trong mướp đắng giúp nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể, làm cho tế bào miễn dịch có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư; Nước cốt mướp đắng chứa thành phần protein tựa như hoạt chất Alkaloid, giúp tăng cường chức năng nuốt của các thực bào.
+ Giảm thấp đường huyết: Nước cốt mướp đắng tươi, có tác dụng hạ đường huyết tốt, là món ăn lý tưởng cho người bệnh tiểu đường.
Nước tắm cho trẻ em nhiều rôm sảy: Mướp đắng 2 - 3 quả. Rửa sạch, bổ làm đôi, nấu với nước, lấy nước tắm cho trẻ. Ngày làm 1 lần.
Chữa ho: Mướp đắng 1 - 2 quả. Rửa sạch, bổ làm đôi, nấu với nước, lấy nước uống trong ngày.
Chữa thấp khớp: Lá mướp đắng 8g, dây đau xương sao 8g, cây xấu hổ 8g, rễ nhàu 8g, cỏ xước 8g, cây vòi voi sao 8g, cối xay 8g, rễ ngũ trảo 5g, dây thần thông 5g, quế chi 4g, gừng tươi 3g. Sắc uống ngày 1 thang.
Nước sắc khổ qua: Khổ qua 1 - 2 quả, tách bỏ ruột, thái lát, sắc lấy nước cho uống. Dùng cho các trường hợp tiểu đường, sốt cao mất nước, miệng khô, họng khát.
Nước chiết khổ qua ướp đường: Khổ qua tươi 1 - 2 quả. Khổ qua rửa sạch, nghiền nát nhuyễn, cho thêm 100g đường trắng trộn khuấy đều để sau 2 giờ đem khuấy nước sôi nguội và lọc lấy nước cho uống 1 lần. Dùng cho chứng nhiệt lỵ.
Khổ qua xào đậu phụ: Khổ qua 150g, đậu phụ 100g. Khổ qua rửa sạch, bỏ ruột thái lát, dùng dầu xào to lửa cho chín tái, cho đậu phụ thái lát và ít muối gia vị, tiếp tục xào to lửa cho chín đều. Cho ăn ngày 1 lần. Dùng thường ngày cho bệnh nhân tiểu đường.
Khổ qua xào thịt nạc: cách làm tương tự như trên, thay đậu phụ bằng thịt lợn nạc. Dùng cho các trường hợp chảy máu cam, tiểu đường, đau mắt đỏ...
Khổ qua xào cà rốt: Khổ qua 60g, cà rốt 60g, thêm hành tiêu gia vị xào với lửa to. Ăn ngày 2 lần. Dùng cho các trường hợp tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ nhỏ với liều bằng nửa của người lớn.
Thịt nạc hầm khổ qua củ cải: Khổ qua 250g - 500g, thịt lợn nạc 125g - 250g, củ cải 100g - 200g. Khổ qua rửa sạch thái lát, thịt lợn nạc thái miếng, củ cải thái miếng; hầm với nước; khi đã chín thêm gia vị. Cho ăn ngày 1 lần, liên tục 20 ngày. Dùng cho các bệnh nhân viêm họng mạn tính, đau rát họng, ho khan, viêm nề hoặc viêm teo niêm mạc họng.
Khổ qua xào bột tề: Khổ qua 60g, bột củ năn 60g. Khổ qua bỏ ruột thái lát, bột tề (củ năn) bóc vỏ thái lát. Cho dầu vừng hoặc dầu thực vật xào to lửa, thêm gia vị. Cho ăn ngày 1 - 2 lần. Dùng cho các trường hợp viêm loét niêm mạc môi miệng, viêm lưỡi và họng hầu. Ăn và nhai nuốt đều đau, sốt nóng.

Mướp đắng trong đời sống

  • Trong tiếng Trung, "mặt mướp đắng" (苦瓜臉) là cụm từ dùng để chỉ một vẻ mặt nghiêm nghị hoặc buồn.
  • Trong tiếng Việt, có thành ngữ "mạt cưa, mướp đắng" chỉ những thứ không thể ăn nổi.
  • Ở Việt Nam, khổ qua là món ăn phổ biến vào những ngày Tết, đặc biệt ở miền Nam. Tuy nhiên có hai cách giải thích trái ngược nhau về món ăn này trong ngày tết. Một cách giải thích cho rằng khổ qua nghĩa là rước đến cái khổ cho mình cho nên không nên ăn, cách giải thích thứ hai lại cho rằng ăn cho cái khổ nó qua đi. Một số món ăn ngon làm từ mướp đắng là canh mướp đắng nhồi thịt, canh mướp đắng cá quả, mướp đắng xào trứng, mướp đắng nhồi trứng muối và mướp đắng rán giòn.

Thư viện ảnh


NguyenDacSongPhuong H21 < lượm trên Internet>

Không có nhận xét nào: