Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2019

Dầu hỏa Venezuela, con dao hai lưỡi trong tay Hoa Kỳ

image.jpeg
Juan Guaido chủ tịch Quốc Hội Venezuela tuyên bố đảm nhiệm luôn cả chức vụ tổng thống 
Đài RFI (tổng hợp)
Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên công nhận chính quyền Juan Guaido hôm 23/01/2019ngay sau chủ tịch Quốc Hội Venezuela tuyên bố đảm nhiệm luôn cả chức vụ tổng thống tại quốc gia dầu hỏa 
Washi ngton đang nghiên cứu khả năng ban hành một số biện pháp mới trừng phạt chế độ Maduro. Nhưng khác với trường hợp của Iran, Nhà Trắng đã không vội vã ban hành lệnh cấm vận dầu hỏa Venezuela trong lúc các nhà chiến lược Mỹ thừa biết rằng, vận mệnh Venezuela nằm trong tay phe nào kiểm soát được quân đội và dầu hỏa.Vậy phải chăng đối với Venezuela, chính quyền Trump chơi trò giơ cao đánh khẽ để trấn an công luận bề ngoài?<!>
Tại sao chính quyền Trump vốn không che giấu ý đồ lật đổ tổng thống Nicolas Maduro ở Caracas lại không thẳng tay đánh vào túi tiền của chế độ này? Nhất là khi hỏa bảo đảm đến 90 % nguồn thu nhập cho Venezuela. Mỹ lại là khách hàng quan trọng số 1 của Caracas. 40 % xuất khẩu dầu hỏa của Venezuela là để bán sang Hoa Kỳ. Bài toán tưởng chừng quá đơn giản đối với Washington : có gì dễ hơn là dùng lá bài dầu hỏa để giáng một đòn chí tử vào chế độ Maduro, và bước kế tiếp, trở thành điểm tựa thực sự cho tổng thống tự phong Juan Guaido?
Có ít nhất hai lý do khiến ngay cả một nhà lãnh đạo nóng tính như Donald Trump cũng phải dè chừng.
image.jpeg
Tổng thống Nicolas Maduro
Về kinh tế, nếu cấm vận dầu hỏa Venezuela, Hoa Kỳ bị thiệt hại không kém. Đành rằng không bán được dầu hỏa cho Washington, Caracas sẽ điêu đứng, nhưng trên thực tế, hai quốc gia thù địch này lại rất cần có nhau : Mỹ cần dầu thô của Venezuela, dù muốn hay không Hoa Kỳ vẫn còn phải nhập dầu của thế giới. Thêm vào đó, cấm nhập dầu của Venezuela sẽ làm phương hại trực tiếp đến các hãng lọc dầu của Mỹ trong vùng Vịnh Mêhicô, hoạt động nhờ nhập khẩu hàng trăm ngàn thùng dầu Venezuela mỗi ngày. Thống kê gần đây nhất cho thấy, mỗi ngày Venezuela vẫn xuất khẩu 500.000 thùng dầu thô sang Hoa Kỳ.
Một chuyên gia về dầu hỏa của Mỹ được đài truyền hình CNN trích dẫn cho rằng, tẩy chay dầu thô của Venezuela sẽ đẩy giá dầu trên thị trường Hoa Kỳ lên cao và thậm chí còn đe dọa trực tiếp đến sự tồn tại của nhiều nhà máy lọc dầu tại Mỹ.
Mùa hè 2017 vào lúc căng thẳng ngoại giao giữa Washington và Caracas đang cao trào, thì một tập đoàn dầu hỏa của Mỹ tại bang Oklahoma vẫn ký hợp đồng hơn 1 tỷ đô la với Venezuela để đổi lấy quyền khai thác 200 giếng dầu trong vòng ba năm.
Điểm thứ nhì cần lưu ý là về mặt ngoại giao, Mỹ và Venezuela là hai quốc gia thù địch, nhưng ngành công nghiệp dầu lửa của hai quốc gia này lại đan xen chặt chẽ với nhau.
Tập đoàn dầu khí quốc gia Venezuela PDVSA qua công ty con là Citgo đang làm chủ nhiều hãng lọc dầu và cả một hệ thống đường ống dẫn dầu trên lãnh thổ Mỹ, đặc biệt là tại các bang Texas, Lousianna và Illinois. Hiện tại, khoảng 4.000 công nhân Mỹ làm việc cho Citgo và có trên 5.000 trạm xăng ở Mỹ là của tập đoàn dầu khí Venezuela này. Một nguồn tin được bản tin của AFP ngày 16/11/2017 trích dẫn còn tiết lộ, Citgo từng trích nửa triệu đô la để đóng góp cho quỹ tổ chức lễ tuyên thệ nhậm chức của Donald Trump hôm tháng 01/2017. Tương tự như hai ông khổng lồ trong ngành dầu khí của Mỹ là Chevron và ExxonMobil, Citgo nằm trong danh sách 20 tập đoàn đóng góp nhiều nhất cho quỹ này.
Bên cạnh hai yếu tố vừa nêu, còn có một thực tế không thể chối cãi, đó là theo thẩm định của Tổ Chức Các Quốc Gia Xuất Khẩu Dầu Hỏa, nguồn dự trữ vàng đen của Venezuela còn lớn hơn cả Ả Rập Xê Út và chỉ một điểm này thôi, cũng đủ để chính các tập đoàn dầu khí của Hoa Kỳ và các cố vấn Nhà Trắng phải cân nhắc kỹ trước khi trừng phạt Caracas. Sau cùng, trong số các nước châu Mỹ La Tinh, Venezuela vốn có tinh thần bài Mỹ rất nặng, chính quyền Washington cũng cần thận trọng với quốc gia này.
Mỹ cố lung lạc quân đội Venezuela, Guaido sẵn sàng để Hoa Kỳ can thiệp

Hoa Kỳ đang có liên lạc trực tiếp với các thành viên quân đội Venezuela để thúc giục họ từ bỏ tổng thống Nicolas Maduro. Trong một bài phỏng vấn dành cho hãng tin Anh Reuters, được công bố hôm qua 08/02/2019, một quan chức cấp cao Nhà Trắng đã tiết lộ như trên.
Theo quan chức xin giấu tên được Reuters trích dẫn, chính quyền của tổng thống Mỹ Donald Trump hy vọng là sẽ có thêm nhiều quân nhân rời bỏ hàng ngũ của tổng thống Maduro. Cho đến nay, chỉ có một vài sĩ quan quân đội Venezuela làm điều này kể từ khi lãnh đạo đối lập Venezuela Juan Guaido tuyên bố làm tổng thống lâm thời và được Mỹ cùng hàng chục quốc gia khác công nhận.
Đối với quan chức Nhà Trắng được Reuters phỏng vấn, cho dù còn ít ỏi, nhưng những trường hợp rời bỏ hàng ngũ Maduro như kể trên là “những viên sỏi đầu tiên trước khi chúng ta bắt đầu thực sự nhìn thấy những tảng đá lớn hơn lăn xuống chân đồi”.
Theo nhân vật này, Mỹ đã tiến hành những cuộc trò chuyện với các thành viên quân đội Venezuela, “mặc dù những cuộc trò chuyện đó rất hạn chế". Quan chức Mỹ tuy nhiên không cho biết thông tin chi tiết và cấp bậc của các quân nhân Venezuela được tiếp cận.
Theo Reuters, cho đến giờ này, chưa thể biết được là liệu những cuộc tiếp xúc đó có thành công hay không trong việc chia rẽ quân đội Venezuela, vốn là chỗ dựa chính cho phép ông Nicolas Maduro duy trì quyền lực.
Juan Guaido không loại trừ khả năng "cho phép Mỹ can thiệp quân sự"
Chính quyền Trump vừa tìm cách lung lạc lực lượng quân đội Venezuela thân Maduro, vừa bắn đi tín hiệu là không loại trừ việc can thiệp quân sự vào quốc gia Nam Mỹ này.
Ý định của Mỹ đã được tổng thống lâm thời Venezuela Juan Guaido gián tiếp tán đồng.
Trả lời hãng tin Pháp AFP vào hôm qua, ông Guaido cho biết “sẽ làm mọi điều cần thiết… để cứu lấy mạng người…”, và ông không loại trừ “vấn đề gây tranh cãi” về việc kêu gọi lực lượng ngoại quốc, đặc biệt là Mỹ, can thiệp quân sự vào Venezuela để đánh đuổi ông Nicolas Maduro.
Venezuela: Maduro trúng ngư lôi nhưng chưa chìm
Khủng hoảng Venezuela, Binh pháp Hoa Vi của đảng Cộng sản Trung Quốc, Bắc Kinh trong mắt một nhà dân túy, Gián điệp quốc tế tái xuất, Hệ quả 40 năm cách mạng Hồi giáo Iran… những chủ đề trên các tuần báo Pháp hôm nay làm cuộc khủng hoảng Áo Vàng và đấu đá tại Pháp, chỉ là bão tố trong ly nước.
Như thường lệ, thời sự quốc tế dồi dào nhất vẫn là tuần báo Courrier International tổng hợp 1.500 bài báo quốc tế. Hồ sơ đặc biệt tuần này tổng kết 40 năm cách mạng Hồi giáo Iran và nhìn về tương lai không có tín hiệu khả quan. Cũng bất trắc không kém là cuộc khủng hoảng chính trị tại Venezuela, đối đầu hai vị tổng thống. Người đương nhiệm ngày càng yếu thế hơn so với vị lâm thời.
Sau khi chủ tịch Quốc Hội lập pháp Venezuela tuyên thệ nhậm chức tổng thống, trước hàng chục ngàn người, chuyện gì sẽ xảy ra trong bước kế tiếp? Đây là câu hỏi được đặt ra trên khắp nước Venezuela và trên thế giới, theo báo El Tiempo. Dưới bức hí họa một ông râu sâu róm ngồi trong xe tăng chĩa súng cà-nông vào một anh thanh niên mảnh khảnh tay cầm ống loa, tác giả phân tích tương quan lực lượng : một bên, Juan Guaido được quốc tế công nhận và nhất là không ngờ nhà lãnh đạo đối lập trẻ tuổi này lại được phe đối lập đoàn kết hậu thuẫn. Bên kia, Nicolas Maduro, bị cô lập, đứng dưới chân tường.
Tuy nhiên, dù Mỹ và các nước láng giềng của Venezuela huy động mọi biện pháp bóp nghẹt dưỡng khí kinh tài để làm sụp chế độ Caracas, còn phải có nhiều động tác hơn nữa mới có thể đánh chìm được Nicolas Maduro. Bởi vì hàng sĩ quan cao cấp, đang bị tư pháp điều tra về các hành động tham ô và buôn ma túy, biết rõ nếu họ buông Maduro thì họ sẽ chết theo. Nhưng nếu quân đội ý thức là dân chúng cần lương thực và cần mở cửa biên giới với Colombia để nhận viện trợ quốc tế thì người ta có quyền hy vọng một giải pháp ôn hòa. El Tiempo của Colombia không dám phiêu lưu trả lời câu hỏi : Maduro sẽ sụp đổ hay không? Tuy nhiên, tờ báo kết luận: chưa bao giờ gọng kềm siết chặt như thế và có nhiều quyết tâm làm cho chế độ sụp đổ như thế.
Cùng nhận định là Maduro không đầu hàng một cách dễ dàng, báo Đức Người Frankfurter cho rằng cần phải «giúp» lãnh đạo đối lập bởi vì Maduro «để lộ bản chất» không chấp nhận luật chơi dân chủ, tổ chức bầu lại tổng thống để đưa đất nước ra khỏi bế tắc chính trị một cách lý tưởng nhất cho cả đôi bên và quốc tế. Khi công nhận Juan Guaido, Đức và đa số quốc gia châu Âu hỗ trợ cho Mỹ và các quốc gia châu Mỹ la-tinh vì hai nhu cầu : đạo đức và dân chủ. Các nền dân chủ Châu Âu không thể không bảo vệ các quyền chính đáng của công dân Venezuela.
Từ một quốc gia thịnh vượng, Venezuela đã rơi xuống hố sâu khủng hoảng và nghèo đói vì chế độ của Maduro. Khi một nhà lãnh đạo chính trị là cội nguồn của mọi bất hạnh xảy đến cho dân chúng thì phải ngăn chận đương sự lộng hành. Sự kiện trong nội bộ châu Âu có những đảng mị dân như «phong trào 5 sao » ở Ý ủng hộ Maduro chứng tỏ phe tả châu Âu chỉ gắn bó với ý thức hệ và quên đi chuyện chính quyền Trung Quốc và Nga hoàn toàn không quan tâm gì đến số phận thường dân Venezuela mà chỉ nhìn đến trữ lượng dầu hỏa và tính tóan hơn thua với Hoa Kỳ.

Không có nhận xét nào: