Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 23 tháng 7, 2018

Truyền thông cố tình hiểu sai phát ngôn của ông Trump về EU

Phát ngôn của Tổng thống Donald Trump, trong một cuộc phỏng vấn với chương trình Bản tin Tối của đài CBS ở Scotland, đã bị cố tình giải thích sai để giật tít.Tựa bài được đăng bởi CBS ngày 15 tháng 7: “Trump tuyên bố trước khi gặp Putin tại Helsinki: ‘Tôi cho rằng EU là kẻ địch”. Nhiều tờ báo giật tít “Trump nói EU là kẻ thù”, trong khi câu nói gốc của ông là ông chỉ coi EU là đối thủ về thương mại.
<!>
Thực ra Tổng thống Trump đã nói EU là một “đối thủ” (từ gốc “foe” có thể hiểu là đối thủ hoặc kẻ địch) của Mỹ trong lĩnh vực thương mại, nghĩa là họ “cạnh tranh” trong thương mại, theo lời của ông sau khi ông đã tuyên bố trong cuộc phỏng vấn. Nhưng tiêu đề bài báo lại chỉ để thêm dòng đề tựa “Gặp mặt Putin tại Helsinki”. Điều này dễ gây hiểu lầm cho những ai không đọc hết nội dung của buổi phỏng vấn.
Phần lời còn lại của phát ông của ông Trump như sau: “Tôi cho là chúng tôi có rất nhiều đối thủ. Tôi cho rằng EU là một đối thủ, với những điều họ đã gây cho chúng tôi trong thương mại. Bạn có thể không nghĩ như thế về EU, nhưng họ là một đối thủ. Nga cũng là một đối thủ ở một số mặt. Trung Quốc thì đương nhiên là một đối thủ về tài chính.”
Sau đó, ông Trump còn giải thích nghĩa của từ “đối thủ” trong tuyên bố của mình trong buổi phỏng vấn với đài CBS: “Như thế không có nghĩa là họ xấu hay điều gì tương tự. Nó chỉ có nghĩa là họ cạnh tranh với chúng tôi thôi.”
“Tôi tôn trọng lãnh đạo các quốc gia đó, nhưng về thương mại, họ đã lợi dụng chúng tôi và nhiều nước khác thuộc khối NATO, và đã không trả hóa đơn của mình”, Trump nói.
Các đầu tin khác, gồm cả The Hill, CNN, Fox News và The Guardian tiếp bước theo CBS và đưa ra các tựa bài giống như vậy. Tựa của The Guardian, “Trump gọi EU là “đối thủ” trên cả Nga và Trung Quốc”. Nhưng Trump không hề xem EU là “đối thủ” số một, hơn cả Nga và Trung Quốc. Thực tế rằng, ông chỉ liệt kê EU trước trong cuộc phỏng vấn, và trong tựa đề của báo Guardians không hề nhắc đến yếu tố thương mại.
Đến cả Drudge Report cũng không thể cưỡng lại việc đăng một bài giật tít về Donald Trump, với một dòng chữ đỏ thật to ở phía trên trang tin: “Trump gọi EU là kẻ thù của nước Mỹ …” Và cũng không nhắc gì đến thương mại.
Tuy nhiên, báo New York Times đã không bị mắc bẫy và đã đăng bài có tựa chính xác nói về việc Trump nhắc đến cạnh tranh thương mại: “Trump gọi EU là đối thủ trong thương mại; nói rằng chưa suy đến việc yêu cầu dẫn độ từ Nga”
Trong cuộc gặp Putin, Trump đã nói trong cuộc phỏng vấn của CBS rằng, “Ông không đặt nhiều kỳ vọng.”
“Cuộc gặp này sẽ không đem lại điều gì xấu và có thể đem lại một ít điều tốt”, ông nói.

Sự chống đối chưa có tiền lệ của truyền thông

Thái độ thù địch của giới truyền thông đối với Trump đã đạt đến ngưỡng chưa từng thấy, một nghiên cứu được tuyên bố đầu năm nay cho thấy rằng ở các hãng thông tấn như ABC, CBS và NBC, đến 91% số lần Trump được nhắc tới là tiêu cực.
Trung tâm Nghiên cứu Phương tiện truyền thông đã theo dõi lượng tin được đưa kể từ khi Trump bắt đầu tranh cử vào năm 2016, đã phân tích các bản tin hàng đêm vào tháng 1 và tháng 2 năm 2018 và thấy rằng các phóng viên và phát thanh viên tin tức đã có lời bình luận tiêu cực về Trump nhiều gấp 10 lần so với tích cực.
Trong 712 lần bình luận trên các đài về Trump, chỉ có 65 lần là tích cực, còn lại là tiêu cực, MRC cho biết.
Chỉ có 37% lượng bài viết là nói về các chính sách của Trump, và 63% các bài viết còn lại là về các scandal.
“Kết quả hầu như không thay đổi từ con số 90% đưa tin tiêu cực của năm trước, và trùng với con số 91% mà chúng tôi thu được từ cuộc bầu cử năm 2016”, Rich Noyes, biên tập viên lâu năm của Newsbusters.org, cho biết.
Trong 100 ngày đầu nắm chức vụ của Trump, các tin được đưa cũng không mấy khá hơn, theo Trung tâm Shorenstein về Truyền thông, Chính trị và Công chính của trường Harvard Kennedy vào tháng 05/2017. Nghiên cứu đã phân tích tờ New York Times, Wall Street Journal, Washington Post, CNN, Fox, NBC và CBS, và đã phát hiện rằng 93% số bài viết về Trump là tiêu cực.
Các nhà nghiên cứu Harvard nhận thấy rằng, “Từ lúc Trump bắt đầu nhiệm kỳ, các hãng tin hầu hết không tiếc lời tiêu cực nói về ông, mà không có một chủ đề lớn nào mà lượng tin được đăng là tích cực nhiều hơn là tiêu cực. Việc này đặt ra một tiêu chuẩn mới cho việc thiếu ủng hộ từ báo chí đối với một tổng thống”. CNN và NBC hay liên tục chỉ trích Trump nhất, do đó, không gì ngạc nhiên khi ông thường gọi hai hãng tin đó trên Twitter là “tin giả”.
Các hãng truyền thông này dường như được hưởng lợi từ việc gần như liên tục đưa tin tiêu cực về Trump.
Doanh thu từ theo dõi tin của New York Times đã tăng lên đến hơn 1 tỷ đô trong năm 2017, theo CNBC đưa tin. CNN, Fox News và Politico đã có lượng truy cập liên tục cao nhất kể từ cuộc bầu cử năm 2016 bắt đầu.
Không có Trump, Twitter có thể mất khoảng 20% giá trị của nó, nhà phân tích James Cakmak của Monness Crespi Hardt & Co. cho biết. Nếu Trump ngừng tweet, Twitter “sẽ thấy giá trị lên đến 2 tỷ đô của họ bị xóa sổ”, Bloomberg đưa tin vào tháng 8 năm 2017
“Không có quảng cáo miễn phí nào trên thế giới tốt hơn là tổng thống Hoa Kỳ,”Cakmak cho biết trong báo cáo.
Việt Anh

Không có nhận xét nào: