Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 2 tháng 7, 2018

John Bolton: ''Đã có kế hoạch phá hủy hạt nhân Bắc Triều Tiên"

media
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton. Ảnh chụp ngày 24/02/2017 tại Oxon Hill.REUTERS/Joshua Roberts
Phát biểu trên truyền hình ngày 01/07/2018, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton khẳng định Hoa Kỳ đã có kế hoạch phá hủy chương trình hạt nhân, hóa học và sinh học của Bắc Triều Tiên trong vòng một năm. Tuyên bố này được ông John Bolton đưa ra trong khuôn khổ chương trình « Face the Nation » trên kênh truyền hình CBS. Cố vấn An ninh Quốc gia nói,khi quyết định bước vào đàm phán về hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên, chính quyền Donald Trump ý thức là chế độ Bình Nhưỡng trong quá khứ đã không giữ lời hứa.
<!>
Ông khẳng định « Nhà Trắng biết rất rõ đâu là những rủi ro. Bắc Triều Tiên luôn sử dụng các cuộc đàm phán nhằm kéo dài thời gian để tiếp tục theo đuổi các chương trình hạt nhân, hóa học, vũ khí sinh học và tên lửa đạn đạo ».
Cố vấn an ninh cho biết thêm Ngoại trưởng Mike Pompeo có thể sẽ sớm thảo luận với Bắc Triều Tiên về kế hoạch trên. Theo nguồn tin của Financial Times, ông Mike Pompeo sẽ đi Bình Nhưỡng trong tuần này.
Sau những tuyên bố trên của Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton, hãng tin Anh Reuters khẳng định chưa thể xác nhận dự án nói trên. Tuy nhiên, theo truyền thông Hàn Quốc, hôm qua, 01/07/2018, đặc sứ Hoa Kỳ Sung Kim đã có buổi trao đổi với thứ trưởng ngoại giao Bắc Triều Tiên, bà Choe Son Hui, tại khu phi quân sự Bàn Môn Điếm. Mục đích của cuộc gặp này rất có thể là để bàn thảo về chương trình chuyến công du Bắc Triều Tiên sắp tới của Ngoại trưởng Mỹ.
media
Tàu chiến được trang bị radar SPY-6.Ảnh : Wikipedia
Reuters hôm nay 02/07/2018 dẫn các nguồn tin chính phủ cho biết Nhật Bản sẽ đặt mua radar SPY-6 hiện đại của Mỹ để trang bị cho hệ thống hỏa tiễn phòng không. Việc nâng cấp này nhằm đối phó với sự đe dọa của Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, đồng thời xoa dịu Hoa Kỳ trước những bất đồng về thương mại.
Cho dù vẫn coi Bình Nhưỡng là mối nguy hiểm trước mắt, các nhà lãnh đạo Nhật Bản không quên mối đe dọa lớn hơn về lâu về dài, là sức mạnh quân sự đang lên của Bắc Kinh. Quân đội Trung Quốc đang sở hữu một kho vũ khí hùng hậu, trong đó có hàng trăm hỏa tiễn đạn đạo có thể bắn sang lãnh thổ Nhật.
SPY-6 là radar ba chiều được sản xuất cho các chiến hạm Mỹ trang bị hệ thống Aegis – hệ thống phòng thủ chống hỏa tiễn đạn đạo xuyên quốc gia tiên tiến nhất thế giới. Hệ thống này sẽ giúp Nhật bắn chận được tên lửa của Trung Quốc trong trường hợp xảy ra xung đột.
Trị giá của hai hệ thống Aegis Ashore được ước tính khoảng 2 tỉ đô la. Theo một viên chức chính phủ Nhật, đây sẽ là « một món quà giá trị cho tổng thống Trump ». Đề nghị mua radar được cho là còn có mục đích làm giảm căng thẳng trong quan hệ thương mại Mỹ-Nhật.
Trong chuyến thăm Tokyo tháng 11/2017, tổng thống Mỹ Donald Trump đã hoan nghênh việc Nhật Bản mua chiến đấu cơ tàng hình F-35, khuyến khích Nhật mua thêm vũ khí và hàng hóa Mỹ. Từ đó đến nay, ông Trump không ngừng gây áp lực lên Tokyo qua việc tăng thuế hải quan lên mặt hàng thép, đe dọa đánh thêm thuế lên xe hơi, và kêu gọi thương lượng về tự do mậu dịch song phương.
media
Một tàu hải cảnh Trung Quốc đối mặt với tàu tuần duyên Việt Nam, trong vụ giàn khoan HD 981 năm 2014. Ảnh chụp ngày 14/05/2014.REUTERS/Nguyen Ha Minh
Bắt đầu từ ngày 01/07/2018, lực lượng tuần duyên Trung Quốc được đặt dưới quyền lãnh đạo của Quân ủy Trung ương, thay vì Cục Hải dương như lâu nay. Việc quân sự hóa lực lượng này gây lo ngại cho các nước láng giềng.
Theo Tân Hoa Xã, lực lượng hải cảnh ( tuần duyên ) hoạt động dưới quyền của Cảnh sát Vũ trang Nhân dân Trung Quốc sẽ là một cơ quan thực thi pháp luật, đồng thời bảo đảm quyền hàng hải của quốc gia. Tuần duyên có trách nhiệm chống các tội phạm hình sự trên biển, tìm kiếm và cứu nạn, bảo vệ môi trường, quản lý ngư trường và chống buôn lậu.
Quốc Hội Trung Quốc cách đây vài tuần đã thông qua quyết định quân sự hóa lực lượng tuần duyên. Hoàn cầu Thời báo cho biết, dưới sự chỉ huy của Quân ủy Trung ương, lực lượng tuần duyên sẽ tham gia các cuộc tập trận của quân đội.
Chuyên gia Tống Trung Bình (Song Zhongping) nói rằng các tàu tuần duyên sẽ được vũ trang các khẩu đại bác có hỏa lực mạnh hơn. Các nhân viên tuần duyên cũng được phép mang vũ khí. Tuy nhiên theo chuyên gia này, tuần duyên Trung Quốc sẽ không đe dọa các nước khác, nếu họ không « khiêu khích » chủ quyền và quyền hàng hải của Bắc Kinh.
Trước đó bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản Itsunori Onodera trong cuộc họp báo ngày 26/6 đã bày tỏ quan ngại về việc quân sự hóa lực lượng này, vì tuần duyên Trung Quốc thường xuyên quấy nhiễu vùng biển bao quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông. Tuần duyên Trung Quốc cũng gây phẫn nộ với nhiều vụ bắt giữ ngư dân Philippines hoạt động trên Biển Đông gần đây, và từ tháng trước đã bắt đầu tuần tiễu gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (hiện do Bắc Kinh kiểm soát).
Malaysia tiếp tục tỏ ra trung lập về Biển Đông
Cũng liên quan đến Biển Đông, chính quyền Malaysia hôm qua 01/07/2018 nhắc lại quan điểm vùng biển này phải là khu vực tự do và an toàn cho tất cả các quốc gia trong khu vực. Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh thủ tướng Mahathir Mohamad sắp sang thăm Trung Quốc.
Theo ông Mohamad, chiến hạm của Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc đều có thể đi ngang vùng biển của Malaysia, nhưng không nên nấn ná lại để phô trương sức mạnh.
media
Một cảnh cảng nước sâu Hambantota, Sri Lanka.©LAKRUWAN WANNIARACHCHI / AFP
Chính phủ Sri Lanka ngày 30/06/2018 thông báo cảng biển Hambantota cho Trung Quốc thuê sẽ do hải quân Sri Lanka kiểm soát và Trung Quốc không được phép sử dụng cảng biển này cho các mục đích quân sự.
Văn phòng thủ tướng Sri Lanka còn nêu rõ bộ tư lệnh hải quân phía nam sẽ được dời về cảng biển Hambantota, nằm dọc con đường giao thương hàng hải đông - tây.
Thông báo này được đưa ra trong bối cảnh Ấn Độ quan ngại cảng biển nước sâu này có khả năng mang lại cho quân đội Trung Quốc một vị thế chiến lược chắc chắn tại vùng Ấn Độ Dương.
Tuy nhiên, theo giải thích của AFP, do nợ Trung Quốc đến hàng tỷ đô la vay từ thời cựu tổng thống Mahinda Rajapakse để phát triển cơ sở hạ tầng, cảng biển Hambantota đã bị nhượng quyền khai thác cho Trung Quốc đến 99 năm. Nước này nắm giữ đến 70% cổ phần các hoạt động khai thác cảng biển.
Việc Trung Quốc nắm giữ đến ngần ấy cổ phần của cảng biển Hambantota đã khiến cho Ấn Độ và Hoa Kỳ lo lắng về sáng kiến Một Vành Đai, Một Con Đường. Nhiều nước châu Á nằm trong dự án này đã vay những khoản tiền khổng lồ của Trung Quốc để phát triển cơ sở hạ tầng nhằm phát triển giao thương trên bộ.
AFP nhắc lại, hồi tháng 5/2017, tân chính phủ của tổng thống Maithripala Sirisena đã từ chối cho một tầu ngầm Trung Quốc ghé cảng Colombo, ít lâu sau chuyến thăm Sri Lanka của thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.
media
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn (G) dự lễ tốt nghiệp tại trường Võ bị quân sự. Ảnh tại Đài Bắc, ngày 29/06/2018.REUTERS/Tyrone Siu
01 tháng 07 là ngày « chấn động » tại Đài Loan. Sau những vụ biểu tình đôi khi bạo động và đấu khẩu dữ dội tại Quốc Hội, tổng thống Thái Anh Văn, thuộc xu hướng Dân Chủ-Xã Hội, vượt qua thử thách. Đạo luật biểu tượng của nhiệm kỳ bắt đầu có hiệu lực kể từ hôm nay : cải cách hưu trí. Trong tầm nhắm là giảm ưu quyền đặc lợi của thành phần công chức nhưng đặc biệt là quân nhân Đài Loan, cho dù họ là cột trụ an ninh quốc phòng.
Biện pháp cải cách hưu bổng liên quan đến 60.000 quân nhân, trước hết là thành phần cựu sĩ quan. Một trung tá có thể bị mất đến 20% tiền cấp dưỡng. Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Pháp Stéphan Corcuff, chuyên gia về Đài Loan tại đại học chính trị Lyon, đây là những biện pháp đúng đắn, cần phải chấm dứt tình trạng ưu quyền : Giới quân nhân Đài Loan lãnh tiền hưu trí rất cao và còn được đặc biệt đãi ngộ gửi tiền ở ngân hàng với lãi suất 18%.
Từ khi đắc cử đến nay, tổng thống Thái Anh Văn nhanh chóng tiến hành một loạt cải cách đớn đau mà hưu bổng quân nhân là chương cuối cùng. Trong vòng hai năm, nữ tổng thống có tiếng dũng cảm này đã tấn công vào những bất cập trầm kha của hải đảo từ thời gian làm việc trung bình, giờ phụ trội cho đến ngân sách cung cấp cho địa phương, hầu minh bạch hóa và cân bằng cán cân chi thu với rủi ro làm mất lòng một bộ phận cử tri truyền thống của đảng Dân Tiến.
Chuyên gia Stéphan Corcuff giải thích với RFI :« Đài Loan muốn nhanh chóng thi hành các chính sách cải cách cần thiết cho hải đảo nhưng chính phủ làm nhanh quá. Do vậy đã có nhiều cuộc biểu tình phản đối và làm điểm tín nhiệm của tổng thống bị giảm đến 25% trong khi bà làm rất đúng ».
Liệu tổng thống Thái Anh Văn có thể phục hồi uy tín để tái tranh cử ? Tất cả tùy thuộc vào thành quả do liều thuốc đắng mang lại từ nay đến khi bầu lại tổng thống vào năm 2020.

Không có nhận xét nào: