Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 5 tháng 7, 2018

Giá đá phí và phi vụ kiếm 300 tỷ của Hà Nội - VOA


Ông Nguyễn Đức Chung.
Một loạt các tờ báo lớn trong đó có Tuổi TrẻThanh NiênVnExpress và VietNamNet dẫn lời Chủ tịch Hà Nội nói thành phố muốn “thu giá” nhờ bán thông tin thu thập được từ các công dân. Ông Nguyễn Đức Chung mong sẽ thu về 300 tỷ từ việc kinh doanh cơ sở dữ liệu cư dân.Nhưng không phải báo nào cũng chấp nhận cách nói “thu giá”. Báo Người lao động chạy tít‘Hà Nội đề xuất thu phí chia sẻ dữ liệu dân cư, thu 300 tỉ đồng/năm’. Mặc dù vậy trong câu đầu tiên của bài viết báo cũng đề cập tới đề xuất “thu giá”.
<!>
Cách dùng từ của người đứng đầu thành phố khiến thành viên của một trong các diễn đàn mạng bình luận: "[T]hu giá" là gì vậy? [S]ống mấy chục năm trên đời chưa nghe từ này.”
Trong khi đó chính Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung cũng dùng từ “phí” để nói về giá trong phỏng vấn với VietNamNet:
“Mọi người cũng đang cho là phí này sẽ thu của người dân, thực tế thì không phải như vậy. Ở đây, các đơn vị như ngân hàng, phòng công chứng… muốn truy cập vào hệ thống thì phải trả phí.”
Dữ liệu cá nhân
Trong khi cuộc tranh luận “phí” và “giá” có vẻ đã ngã ngũ và phần thắng nghiêng về phía các quan chức, bàn cãi về chuyện chia sẻ thông tin cá nhân mới chỉ bắt đầu.
Khi bị chất vấn về chuyện chính quyền định chia sẻ thông tin cá nhân, ông Chung có vẻ muốn hô ‘biến’ để thông tin cá nhân bỗng nhiên trở thành thông tin công cộng. Ông nói với VietNamNet:
“Thông tin chia sẻ là thông tin trong chứng minh thư chứ không phải là thông tin cá nhân. Mọi người hiện nay đang bình luận sai ở chỗ đó.”
Theo như ông Chung nói thì bảy thông tin trên chứng minh thư như họ tên đầy đủ, ngày tháng và năm sinh, nguyên quán cũng như nới đăng ký hộ khẩu thường trú “không phải là thông tin cá nhân” và chính quyền có thể lấy chúng đem bán để thu về vài trăm tỷ. Ông cũng nói thêm bên cạnh cơ sở dữ liệu công dân mà thành phố đã xây dựng xong, Bộ Công an cũng đang xây dựng cơ sở dữ liệu của riêng họ cho thành phố Hà Nội và sẽ xong vào năm 2022.
Truyền thông Việt Nam cũng nói một cơ sở dữ liệu tương tự cho thành phố Hồ Chí Minh sẽ được Bộ Công an hoàn thành vào năm 2020. Hiện chưa rõ cơ sở dữ liệu của công an khác với cơ sở dữ liệu của chính quyền các tỉnh và thành phố như thế nào.
Với sức ép phải tăng thu để trang trải chi phí cho bộ máy chính quyền lắm người nhưng làm việc kém hiệu quả, dường như lãnh đạo cả trung ương và địa phương đang nghĩ ra đủ cách để kiếm thêm thu nhập. Nếu họ muốn bán dữ liệu, điều quan trọng là họ cần phải có sự thoả thuận của các cá nhân sở hữu dữ liệu nếu muốn bán các thông tin của họ. Đây là điều không được chủ tịch Hà Nội đề cập tới và cũng không rõ người cung cấp thông tin đã bao giờ được tham khảo ý kiến hay chưa.
  • 16x9 Image

    Nguyễn Hùng

    Nguyễn Hùng bắt đầu viết báo từ năm 1995 cho tờ Vietnam Investment Review và hai năm sau được Liên Hiệp Quốc chọn là một trong một vài nhà báo châu Á xứng đáng nhận giải thưởng mang tên cố tổng thư ký Dag Hammarskjold. Nguyễn Hùng đến London năm 2000, trở thành phát thanh viên, biên tập viên và phó ban Việt ngữ BBC. Trong vài năm trước khi rời BBC hồi năm 2017 để trở thành giảng viên báo chí kỹ thuật số ở Goldsmiths, University of London, Nguyễn Hùng phụ trách mảng mạng xã hội cho Vùng Đông Á và mảng kỹ thuật số cho Vùng Nam Á của BBC World Service. Nguyễn Hùng là người đồng sáng lập chương trình Bàn tròn Thứ Năm của BBC Tiếng Việt. Anh cũng sẽ chia sẻ blog này qua trang Facebook - https://www.facebook.com/haynhi3005/.

Không có nhận xét nào: