Căn cứ quân sự mới này TQ dùng làm bàn đạp để bành trướng thế lực quân sự của mình nhằm khống chế toàn vùng Đông Nam Á và eo biển Malacca. Trên hai đảo quan trọng dưới sự kiểm soát của TQ như đảo Phú Lâm (Woody Island) trong quần đảo Hoàng Sa (Paracel Islands), hay đảo Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa (Spratly Islands), hiện đang phát triển những bến cảng cho các tàu chiến cở lớn và phi trường dành cho các chiến đấu cơ và máy bay ném bom sử dụng được. Các quốc gia có tranh chấp chủ quyền biển đảo với TQ dù yếu kém nhưng họ cũng có nổ lực tìm cách đối phó lại.
- ĐẢO BA BÌNH (Taiping Island)
Trong thế chiến thứ hai (1939-1945) Nhật Bản chiếm đảo này gọi là đảo Nagashima. Người Nhật thiết lập căn cứ tàu ngầm và tàu chiến cùng 1 phi trường tại đây để tiến đánh quân đội đồng minh (Hoa Kỳ) tại Philippine. Đến năm 1946 Trung Hoa Dân Quốc chiếm đảo này sau khi Nhật Bản đầu hàng, sau đó là Taiwan (hậu thân của Trung Hoa Dân Quốc) quản lý đảo cho đến ngày nay.
Phi trường đảo Ba Bình
Bến cảng mới xây dựng tàu 3000 tấn có thể cập cảng
Máy bay vận tải C-130 trên phi trường Ba Bình
Phi trường Ba Bình (Taiping Island Aiport) cách Kaohsiung 1600 km (990 mi), có tuyến đường bay nối liền đảo Ba Bình với thành phố Kaohsiung của Taiwan. Năm 2000 Taiwan thiết lập trạm tàu tuần tra (Taiwan Coast Guard) và căn cứ thủy quân lục chiến khoảng một tiểu đoàn (500 binh sĩ) trên đảo. Năm 2008, phi trường được nâng cấp với đường băng dài 1200 m, rộng 30 m, dành cho phi cơ vận tải C-130 hạ cánh được. Năm 2013, chính phủ Taiwan lên tiếng tranh chấp chủ quyền tại biển Đông, đồng thời cấp kinh phí $112 triệu USD để xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng trong đó xây dựng lại 1 bến cảng với cầu tàu dài 500 m dành cho tàu chiến loại Kidd Class trên 3000 tấn cập cảng, nâng cấp đường băng dài thêm có thể dành cho chiến đấu cơ sử dụng được. Như vậy cho thấy Taiwan có ý định tăng cường lực lượng không quân và hải quân trên đảo Ba Bình là chủ đích trong việc phòng chống TQ bành trướng tại biển Đông. Dự án này sẽ hoàn tất vào năm 2016.
Trên đảo Ba Bình chỉ có quân đội đồn trú và gia đình binh sĩ cư ngụ, có nước ngọt, trồng nhiều dừa, đu đủ, chuối, ... Rất ít ngư dân Taiwan đánh cá xa bờ đến vùng biển Trường Sa.
- ĐẢO THỊ TỨ (Thitu Island)
Sân bay đảo Thị Tứ
Máy bay chiến đấu ENB-314 Super Tucano mua của Brazil
Phi cơ PAF OV-10 Bronco bay trên đảo Thị Tứ
Từ năm 1930 đảo Thị Tứ thuộc Đông Dương dưới sự kiểm soát của Pháp. Đến năm 1956 có một số người Philippine đế cư ngụ, 14 năm sau, năm 1970 chính phủ Phi gởi ra 60 binh sĩ đồn trú để giử đảo. Năm 2012, chính phủ Phi cấp kinh phí xây dựng nhiều hạ tầng cơ sở, nâng cấp phi đạo dài 1260 m dùng cho vận tải C-130 đáp được. Trực thăng tuần tra biển PZL W3-Sokol mua của Ba Lan (6 chiếc) và máy bay chiến đấu cánh quạt EMB-314 Super Tucano mua của Brazil (6 chiếc) hoặc loại máy bay chiến đấu cánh quạt hạng nhẹ đời củ PAF OV-10 Bronco (khoảng 4-5 chiếc) đều sử dụng sân bay này được.
Trên đảo có hơn 400 cư dân và một đơn vị thủy quân lục chiến phòng thủ đảo, một căn cứ hải quân, trạm radar, căn cứ lực lượng đặc biệt và đặc nhiệm hải quân (Special Welfare Group và Navy Seal). Có nhiều nước ngọt, trồng nhiều dừa, cây xanh và có nhiều chim hải âu. Đảo Thị Tứ còn có xây cất một khu nghĩ dưỡng, mỗi tháng có hai chuyến bay nối liền với đảo Palawan.
- ĐẢO HOA LAU (Swallow Island)
Đảo Hoa Lau (Swallow) nhìn từ trên cao
Phi trường đảo Swallow
Du khách rời đảo Swallow sau những ngày nghĩ dưỡng
Malaysia xây dựng bãi ngầm Hoa Lau thành một hòn đảo nổi và biến nó thành một trung tâm nghĩ dưỡng dành cho khách du lịch ưa thích môn thể thao câu cá và lặn biển. Để phục vụ du khách trên đảo có xây dựng một phi trường với đường băng dài 1067 m, dùng cho các loại máy bay cánh quạt sử dụng đường băng ngắn hay loại tuần tra biển CN-235, hoặc các loại Taxi nhỏ như Sessna , ... Mỗi tuần có 2-3 chuyến bay từ Kuala Lumpur ra đảo, chưa kể các chuyến taxi thuê bao. Ngoài ra phi trường Hoa Lau còn tiếp đón du khách đến từ Bangkok (Thái Lan) và Singapore, v.v...
Sân bay Hoa Lau của Malaysia không có mục đích dùng cho các máy bay chiến đấu vì đã có căn cứ không quân trên phần lãnh thổ phía đông (Sarawak) như căn cứ không quân Labuan tại tiểu bang Sabah, và căn cứ không quân Kuching tại tiểu bang Sarawak , 2 căn cứ không quân này đều nằm trên đảo Bornéo. Về phần đất phía Tây, Malaysia còn có 11 căn cứ không quân trải đều trên các tiểu bang.
Trên đảo có thiết lập trạm nghiên cứu ngư nghiệp, căn cứ hải quân, có bến cảng dành cho tàu tuần tra loại Kedar cập bến được (Tàu tuần tra Kedar dài 91,1 m, trọng tải 1650 tấn). Xây dựng đảo nhân tạo Hoa Lau ngoài mục đích kinh tế còn là một tiền đồn của Malaysia tại biển Đông đối phó với âm mưu thôn tính trọn biển Đông của TQ.
- ĐẢO TRƯỜNG SA (Spratly Island)
Sân bay Trường Sa
Máy bay M-28 đang hạ cánh trên sân bay Trường Sa
Máy bay vận tải nhẹ L-410 mua của Tiệp Khắc
Là một huyện đảo gồm các xã đảo Song Tử Tây và xã đảo Sơn Ca trong quần đảo Trường Sa. Một phi trường nhỏ do VN xây dựng năm 1977, trên nền cát nén, đường băng dã chiến ghép bằng những tấm vĩ sắt, dài 560 m, rộng 24 m. Năm 2000 phi trường được nâng cấp dài hơn 600 m, đường băng làm bằng bê-tông dầy 25 cm. Có thể tiếp nhận các loại phi cơ cất và hạ cánh trên đường băng ngắn như M-28 của Liên Sô (2 chiếc), ngày nay có thêm loại tuần tra biển C-212-400 mua của Tây Ban Nha (3 chiếc), hay loại DHC-6 còn là loại thủy phi cơ mua của Canada (6 chiếc), loại vận tải hạng nhẹ L-410 mua của Tiệp khắc (12 chiếc). Các loại máy bay này cũng thích hợp cất và hạ cánh trên các phi trường ngắn tại các đảo Bạch Long Vĩ (ngoài khơi vịnh bắc bộ), đảo Phú Quý (ngoài khơi miền Trung). VN không có nhu cầu xây cất phi trường có đường băng dài dành cho chiến đấu cơ trên các đảo tại biển Đông, vì các loại chiến đấu cơ trong biên chế không quân và không quân-hải quân của VN như Su-22 M3/4 (50 chiếc) Su-27 SKs (15 chiếc) hay Su-30 MK2V (36 chiếc) đều có tầm hoạt động bao phủ cả vùng biển Đông. Các loại chiến đấu cơ này có thể xuất kích từ nhiều phi trường trong đất liền dọc theo bờ biển Đông như Chu Lai, Đà Nẵng, Cam Ranh, Phan Thiết, Biên Hòa và Tân Sơn Nhất, thậm chí cũng có thể dùng những sân bay ở phía nam như Cần Thơ, Côn Đảo và Phú Quốc khi cần. VN có nhiều trực thăng có tầm bay xa bao phủ biển Đông như Mi-17 (mua của Nga), hay EC-225 Super Puma (mua của liện hiệp Âu Châu).
Đảo Trường Sa lớn có khoảng 300 cư dân. Với 1 bệnh viện cấp huyện, trường học, chùa, phi trường, bến cảng. Trên đảo có trồng một số cây ăn trái và chăn nuôi. Có căn cứ hải quân, cảnh sát biển, trạm kiểm ngư, và đơn vị đặc công nước (người nhái) và thủy quân lục chiến phòng thủ đảo.
- ĐẢO CHỮ THẬP (Fiery Cross Reef )
Công trình đang xây dựng đảo Chữ Thập (Fiery Cross Reef) - Ảnh Satellite
Công trình đang xây dựng đảo Gạc Ma (Johnson South Reef) - Ảnh Satellite
Mô hình xây dựng đảo Châu Viên (Cuateron Reef)
TQ hoàn thành cơ bản hòn đảo nhân tạo trên đá Chữ Thập là một trong 7 bãi ngầm mà TQ đánh chiếm của VN năm 1988. TQ đang cải tạo 5 bãi ngầm thành các đảo nhân tạo đó là bãi ngầm Gạc Ma (Johson South Reef), Châu Viên (Cuateron Reef), Đá Ga-ven (Gaven Reef), đá Vành Khăn ( Mischief Reef)), và Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef). Từ trang Web Sina.com cho biết theo mô hình đảo Châu Viên có bến cảng và một sân bay nhưng không rỏ chi tiết. Riêng đá Chữ Thập là quan trọng nhất, với bến cảng cho tàu chiến cở lớn 6000 tấn cập cảng, và sân bay dài 3000 m dành cho các loại chiến đấu cơ J-16 (loại sao chép Su-30 của Nga), Su-30 MKK và máy bay ném bom H-6 sử dụng được. Hiện có hơn 200 binh sĩ TQ đồn trú trên đảo.
Đảo dài hơn 3000 m, rộng trung bình từ 200-300 m. Xây cất một số cơ sở cung cấp nhiên liệu và dịch vụ hậu cần cho không quân và hải quân phục vụ cho hạm đội Nam Hải, là hạm đội chịu trách nhiệm biển Đông, eo biển Malacca và Ấn Độ Dương. Căn cứ đảo nhân tạo Chữ Thập là một căn cứ quan trọng nhất của TQ tại biển Đông, hơn cả căn cứ Phú Lâm trên đảo Hoàng Sa. Với căn cứ Chữ Thập, áp lực quân sự của TQ sẽ nặng nề cho toàn vùng Đông Nam Á, áp chế được eo biển Malacca và đe dọa an ninh miền bắc nước Úc (tầm hoạt động máy bay ném bom H-6 lên đến 3000 km). Loại chiến đấu cơ J-16 và Su-30 có thể tập kích tới căn cứ Subic Bay và Palawan tại Philippine là hai căn cứ có quân đội Mỹ ở đây, cũng có thể tấn công quân cảng Cam Ranh và thành phố HCM của Việt Nam. Được tiếp dầu trên không các chiến đấu cơ này của TQ cũng có thể tấn công Kuala Lumpur (Malyasia), căn cứ Changi của Singapore.
- ĐẢO PHÚ LÂM (Woody Island)
Âu tàu trên đảo Phú Lâm
Mô hình phát triển đảo Phú Lâm trong tương lai
Bến cảng tàu hải quân trên đảo Quang Hòa trong quần đảo Hoàng Sa
Năm 1932 quần đảo Hoàng Sa thuộc Pháp kiểm soát, có trạm thủy văn và đơn vị quân đội Pháp đồn trú. Đã có sự tranh chấp giửa Pháp và Trung Hoa Dân Quốc sau thế chiến thứ hai. Tháng 4 năm 1950 quân đội Tưởng Giới Thạch rút bỏ đảo Phú Lâm mà chiếm đóng đảo Ba Bình. Năm 1956, quân Pháp rút khỏi VN, quân CS Trung Hoa chiếm đóng đảo Phú Lâm cho đến ngày nay. Việt Nam Cộng Hoà chiếm các đảo Hoàng Sa, Hữu Nhật, Duy Mộng, Quang Ảnh, Quang Hòa, Bạch Quy và Tri Tôn trong quần đảo Hoàng Sa. Năm 1974, hải quân TQ đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, đến năm 1990 TQ xây dựng phi trường với đường băng 2700 m, dùng cho máy bay dân dụng B-737 và các loại chiến đấu cơ. Phi trường đảo Phú Lâm (Hoàng Sa) là một phi trường lớn thứ hai trên biển Đông sau phi trường Đá Chử Thập (Trường Sa) cũng đều của TQ xây dựng. Phi trường đảo Phú Lâm (Woody Island Airport) còn có tên Yongxing Island Airport. Đ ảo Ph ú L âm có âu tàu cho tàu cá, tàu dân dụng riêng và âu tàu dành riêng cho chiến hạm, tàu hải giám, hải cảnh có trọng tải lớn lên đến 4000-5000 tấn cập cảng. Căn cứ tiếp liệu cho không quân và hải quân thuộc hạm đội Nam hải của TQ. Đồn trú trên đảo có thủy quân lục chiến và lực lượng người nhái (frogman - đặc công nước). Trên đảo hiện có gần 1500 cư dân, có bưu điện, trường học, bệnh viện, ngân hàng, chợ, nhà khách (một loại khách sạn), cơ sở chính quyền cấp thành phố cai quản thành phố Tam Sa (đảo Phú Lâm và các đảo lân cận).
- VIỆT NAM CẢI TẠO MỘT SỐ ĐẢO Ở TRƯỜNG SA
Đảo Đá Tây khu A (khi chưa cải tạo thành đảo nổi)
Đảo Đá Tây khu B nhìn từ khu A (khi chưa cải tạo thành một đảo nổi)
Trong khi TQ xây các đảo nhân tạo Philippine lên tiếng phản đối, VN lại im lặng, vì theo tờ Hoàn Cầu Thời Báo tố cáo là VN cũng đang cải tạo bãi ngầm thành đảo nhân tạo, điển hình là VN đang xây dựng đảo Đá Tây có diện tích gấp 10 lần một sân bóng đá. Dự án xây dựng đảo Đá Tây làm đảo nối dài giửa hai khu A và B, có thể chiều dài khoảng trên dưới 1000 m, rộng 200-250 m. Tại sao không thể xây một phi trường? Vị trí đảo Đá Tây ngoài giửa biển khơi, có phi trường là rất cần thiết trong hiện tại cũng như tương lai.
Đang cải tạo Đá Tây thành đảo nhân tạo
Công binh lấp biển tiến dần nối liền khu A và khu B
Cận cảnh khu hậu cần nghề cá (khu A)
Toàn cảnh Đá Tây đang thi công thành đảo nhân tạo
Ngoài đảo Đá Tây, VN còn có dự án cải tạo thêm 3 đảo khác (chưa kể xã đảo Song Tử Tây đã cải tạo từ nhiều năm trước, có bến cảng, âu tàu dành cho khoảng 70-80 tàu cá tránh bảo và nhiều hạ tầng sơ sở). Trên các đảo đều có điện quang và điện gió, máy lọc nước ngọt, có các dự án xây dựng ngư cảng để hổ trợ ngư dân và phát triển nghề cá trên vùng biển Trường Sa:
Đảo Nam Yết (Namyit Island), vị trí 10o, 10’54” bắc, và 114o, 21’10” đông. Là một đảo san hô hình bầu dục, dài 600m, rộng 125m, diện tích 0,06 km2. Cách đảo Ba Bình 11 hải lý về phía tây nam. Đảo có bệnh xá, Việt Nam lập khu bảo tồn biển tại đây rộng 35.000 ha. Có nhiều dạng thực vật và động vật biển: 58 loài thực vật trên cạn, 185 loài thực vật phiêu sinh. 225 sinh vật đáy biển, 298 loại san hô, 186 loài cá sống theo các rạn san hô, 8 loài rùa biển.
Đảo Nam Yết nhìn từ trên cao(2010)
Đảo Nam Yết (2010)
Đảo Sơn Ca (Sand Cay Island). Vị trí 10o, 22’36” bắc, và 114o, 28’42” đông. Đảo Sơn Ca dài 450m, rộng 130m. Đất đai màu mở nhờ lớp mùn phân chim nên đảo có nhiều cây xanh. Trên đảo có giếng nước ngọt tuy bị pha mặn nhưng vẫn có thể dùng được. Vùng biển chung quanh hải sản dồi dào như cá chim, cá mú, cá ngừ, cá thu, ốc, hải sâm. Có nhiều bè (lồng sắt 9m x 9m) nuôi các loại hải sản này.
Hệ thống đèn (ánh sáng mặt trời) tự động trên đảo Sơn Ca (2014)
Đảo Sơn Ca trước kia (2010)
Đảo Sinh Tồn (Sin Cowe Island), vị trí 09o, 53’ bắc, và 114o, 19’ đông. Xã đảo Sinh Tồn dài 390m, rộng 110m, đất đai khô cằn, rau xanh phải cải tạo đất mới trồng được, nuôi chó, gà, vịt. Có kè đá 300m x 600m chắn sóng, thủy triều xuống bãi san hô nổi lên 2-4 tấc. Có máy lọc nước ngọt, bệnh xá, chùa, các loại cây chịu khô và nước mặn như phong ba, bảo táp, bàng vuông, mù u, dừa.
Một góc xã đảo Sinh Tồn (2013)
Hải đăng trên đảo Sinh Tồn (2013)
Nếu VN xây dựng phi trường trên đảo Đá Tây thì nhằm mục đích phục vụ cho dân dụng nhiều hơn, khác với TQ xây đảo Chữ Thập trong mục đích quân sự, trong âm mưu khống chế cả vùng Đông Nam Á, eo biển Malacca cửa ngõ đi vào Ấn Độ Dương và miền bắc Úc Châu, đe dọa nghiêm trọng an ninh khu vực.
TQ xây dựng các đảo nhân tạo trên quần đảo Trường Sa ngoài mục đích quân sự, còn có ý đồ xây các đảo to lớn và có sinh hoạt kinh tế để TQ đòi hỏi chủ quyền tại vùng biển chung quanh đảo, tạo một cơ sở pháp lý làm điều kiện một khi có thương thảo phân chia chủ quyền trên biển Đông sau này.
Việc tranh chấp chủ quyền của VN với TQ tại quần đảo Hoàng Sa, vì TQ cho rằng thành phố Tam Sa có nền kinh tế riêng nên căn cứ theo luật biển thì vùng biển phải chia đôi với VN, từ đảo Tri Tôn trong quần đảo Hoàng Sa đến đảo Lý Sơn là 137 hải lý, chia đôi là mỗi bên 68 hải lý, nên TQ tùy tiện hạ đặt giàn khoang hay cấm tàu cá VN đánh bắt trong vùng của họ kiểm soát. TQ giải thích luật biển trong bản tuyên bố ngày June 09-2014 gởi cho TTK Liên Hiệp Quốc như sau: “Các vùng biển giửa quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) của TQ và bờ biển đất liền VN vẫn chưa được phân định. Hai bên vẫn chưa tiến hành phân định vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa trong vùng biển này. Cả hai bên đều có quyền khẳng định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo quy định của UNCLOS”.
TQ giải thích luật biển theo cách suy nghĩ bằng sức mạnh của hạm đội Nam Hải, chứ luật biển UNCLOS không chấp nhận chủ quyền trên đảo khi mà TQ dùng vũ lực đánh chiếm của người khác. VN không bao giờ chịu từ bỏ chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa.
Điều mà các nhà quân sự lo ngại khi hoàn thành phi trường quân sự trên đảo Chữ Thập, TQ có thể tuyên bố vùng nhận dạng phòng không trên biển Đông, nếu điều này xảy ra TQ sẽ phải đối đầu với một số nước trong khối ASEAN, Nhật Bản, Nam Hàn, Úc, Ấn Độ và Hoa Kỳ.
(Theo bản tin của RFI ngày Dec 10-2014): Một văn kiện chính thức của Bộ Ngoại giao Mỹ, công bố ngày 05/12/2014 phân tích cặn kẽ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông trong bản đồ 9 đoạn và nêu bật các tính chất mơ hồ, phi lý và phi pháp của các đòi hỏi. Đối với Bộ Ngoại giao Mỹ, lý luận của Trung Quốc về chủ quyền lịch sử của họ trên Biển Đông không đứng vững. Bản báo cáo kết luận : « Trừ phi Trung Quốc làm rõ rằng yêu sách chủ quyền gói trong các đường gián đoạn chỉ nhắm vào các đảo nằm bên trong và các vùng hải phận được tạo ra từ những thực thể địa dư theo quy định của luật biển quốc tế, như được phản ánh trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, nếu không thì yêu sách chủ quyền thể hiện qua các đường gián đoạn không phù hợp với pháp luật quốc tế về biển ».
Đây là lần đầu tiên Hoa Kỳ chính thức lên tiếng phản đối TQ trong vấn đề yêu sách chủ quyền hơn 80% biển Đông theo đường 9 đoạn.
TQ rêu rao là hai phi trường đảo Phú Lâm và phi trường đảo Chữ Thập mới xây dựng là những hàng không mẫu hạm không thể đánh chìm. Tờ Hoàn Cầu Thời Báo cơ quan ngoại vi của đảng CSTQ quá lộng ngôn rồi, riêng đối với VN, hàng trăm hỏa tiển Scud-C mà Triều tiên chuyển giao công nghệ cho VN tự sản xuất đủ san bằng tất cả các căn cứ, phi trường trên biển Đông của TQ (Đảo Hải Nam, Phú Lâm và Chữ Thập đều nằm trong tầm bắn 550-600 km của hoả tiển Scud-C). Chưa kể các loại vũ khí hiện đại khác của Nhật Bản và Hoa Kỳ có khả năng dìm con rồng đỏ TQ xuống đáy biển Đông.
(Tài liệu và hình ảnh từ Wikipedia, Google và tổng hợp – Dec 2014)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét