Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 5 tháng 4, 2025

Vinh danh những cánh chim trời Không Quân VNCH - Nguyễn Phúc An Sơn

Sanh ra vào năm 1946 từ hãng Douglas, nơi mà các phi cơ chiến đấu được chế tạo rất nhiều. Tên được đặt ra từ đầu là AD- Sau đó là số thứ tự. A có nghĩa là Attack. Người ta phân biệt Attack khác với Bomber ở chỗ loại Attack mang bom ở ngoài cánh, còn Bomber mang bom ở trong thân máy bay. D, chữ thứ nhì là Douglas, là hãng chế tạo chiếc máy bay này. Hãng này nay đã đổi tên vì hãng Boeing đã mua hãng Douglas.Sau năm 1960, người ta thống nhất việc đặt tên cho phi cơ chiến đấu không phân biệt binh chủng, nên đã thay tên chiếc Skyraider thành A-1. Trong số phi cơ bắt đầu bằng chữ A, ta có thể ghi:
<!>
• A-1 là Skyraider
• A-3 là Skywarrior
• A-4 là Skyhawk
• A-5 là Vigilante
• A-6 là Intruder
• A-7 là Corsair II
• AV-8B là Harrier (VTOL)
• A-10 là Thunderbolt II
• A-37 là Dragonfly
• AC-130 là Spectre---------
“Giờ từng đoàn người vượt qua biên giới quуết chiến đấu
Ðã chiếm chiến công ngang trời
Giờ đoàn người còn vượt qua biên giới quуết chiến đấu
Ði không ai tìm xác rơi
Lúc đất nước muốn bao người con thân уêu ra đi
Hối tiếc tấm thân làm chi...”
(Lời bài hát “Hành Khúc Không Quân VNCH”


Thiếu Tá Không Quân VNCH Nguyễn Gia Tập - Thà chết không để rơi vào tay giặc
Chắc chắn trong chúng ta chưa một lần nghe nhắc đến tên anh nhưng sẽ là thiếu sót nếu không nêu tên anh cùng với những người con đã viết lên trang sử kiêu hùng của Quân chủng KQ/VNCH nói riêng và Quân Lực VNCH nói chung. Đó là Thiếu Tá Nguyễn Gia Tập.
Thiếu Tá Nguyễn Gia Tập sinh năm 1943, gia nhập Không Quân VNCH năm 1964, thụ huấn Khóa 64D phi hành tháng 10 năm 1964, sau đó tốt nghiệp T28 ở Randolph AFB,Texas và tốt nghiệp TopGun Khóa A-1H ở Hurlburt Field, Florida, Hoa Kỳ.
Sau khi hoàn tất các khóa huấn luyện, về nước anh được chuyển về phục vụ tại Phi Đoàn Khu Trục 518 Biên Hòa. Anh là một phi công lẫy lừng lập nhiều chiến công trong các chiến dịch hành quân cấp Sư Đoàn/ Quân Đoàn. Sau đó anh được tuyển chọn làm Sĩ Quan Liên Lạc trong trường bay huấn luyện Keesler, Hoa Kỳ.
Sau khi hoàn tất các khóa huấn luyện, về nước anh được chuyển về phục vụ ở Phi Đoàn 514, 518 Biên Hòa. Anh là một phi công rất lẫy lừng, lập rất nhiều chiến công trong các chiến dịch hành quân cấp Sư Đoàn, Quân Đoàn. Sau đó anh đã được tuyển chọn để làm sĩ quan liên lạc cho trường bay huấn luyện Keesler, Hoa Kỳ. Trong thời gian nầy anh đã góp công rất nhiều vào việc giúp đỡ, chỉ dẫn các SVSQ yếu kém để khỏi bị loại vì thiếu khả năng bay bổng. Hết nhiệm kỳ anh trở về phục vụ tại Khối Đặc Trách Khu Trục - Bộ Tư Lệnh Không Quân.
Dù các phi đoàn khác đã chuyển sang bay các loại A-37 hoặc F-5 nhưng vì nhu cầu chiến trường lúc bấy giờ, ba phi đoàn Skyraider vẫn hoạt động, vì loại phi cơ này mang được nhiều bom đạn, bay với tốc độ chậm nên khả năng yểm trợ quân bạn rất hữu hiệu.


Đặc biệt trong những trường hợp cận chiến, khi quân bạn và quân địch áp sát gần nhau trong phạm vi khoảng 100 mét trở lại, hoặc những phi vụ tháp tùng đoàn xe quân sự di chuyển từ căn cứ này sang căn cứ khác, thì Skyraider với khả năng bay trên trời khá lâu có thể khoảng 3 giờ đồng hồ, nên xuất hiện trên chiến trường thật nhanh, và đích thực nó là người bạn đồng hành hữu hiệu nhất. Đó là lý do mà Không Quân VNCH còn giữ lại 3 phi đoàn Skyraider gồm Phi Đoàn 514 và Phi Đoàn 518, và Phi Đoàn 530.
Thời gian đó, tình hình chiến sự tại khắp nơi đều sôi động và ác liệt, nên cả 3 phi đoàn liên tục được yêu cầu bay đi biệt phái yểm trợ quân bạn ở dưới đất khắp chiến trường. Riêng Phi Đoàn 518 và 514 thay phiên xuống phi trường Tân Sơn Nhứt, nằm sát với Phi Đoàn 259G là phi đoàn trực thăng tải thương, nằm ở đó để có thể kịp thời đối phó những trường hợp cần thiết.
Phi Đoàn 514 Phượng Hoàng và 518 Phi Long nằm gần sát trại Davis trong phi trường Tân Sơn Nhứt, là nơi làm việc của phái đoàn đại biểu quân sự bốn bên gồm chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, chính phủ Hoa Kỳ và bọn cộng phỉ bắc việt.
Cứ hai tuần là Phi Đoàn 514 Phượng Hoàng từ Biên Hòa bay xuống Tân Sơn Nhứt thay thế, Phi Đoàn 518 Phi Long lại bay về Biên Hòa để yểm trợ các chiến trường khá nặng lúc ấy như Rạch Bắp, Đức Hòa, Đức Huệ, Tây Ninh, hoặc Lai Khê, Chơn Thành dọc quốc lộ 13, lên đến An Lộc, Tống Lê Chân, Lộc Ninh.
Skyraider là loại máy bay chiến đấu rất hiệu quả, tuy cánh to, bay chậm nhưng rất vững vàng khi mang trên mình nhiều loại vũ khí, mỗi bên cánh có thể mang đến 6 trái bom nổ hoặc 3 trái bom Napal, ngoài ra mỗi bên cánh còn gắn thêm 2 khẩu đại bác 20 ly, nên có thể coi là có hỏa lực rất mạnh.
Khi phát hiện ra những điểm tập trung quân địch ở Lộc Ninh, Skyraider cũng được gọi lên để can thiệp, và đã vào trận ở đó nhiều lần bằng những cuộc đánh bom bằng ra đa. Đi từng đoàn như thời B-52 của Mỹ, dàn ngang từng 5 hoặc 10 chiếc tiến thẳng vào trận địa, được ra đa hướng dẫn thả bom vào mục tiêu.
Vào buổi sáng ngày 30 tháng 4/1975 sau khi nghe được lệnh buông súng của hèn tướng Dương văn Minh, anh đau đớn phẫn uất và như thể đã có sẵn sự quyết định cho mình từ trước, anh mặc đồ đại lễ Không Quân VNCH với đầy đủ cấp bậc, huy chương, lên xe chạy thẳng vào Bộ Tư Lệnh, phòng Đặc Trách.
Chính tại nơi này anh đã rút súng bắn vào đầu tự sát quyết thà chết không để rơi vào tay kẻ thù. Cái chí khí Kiêu Hùng Bất Khuất của anh không thua kém gì các bậc Tướng Lãnh như Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai, Lê Nguyên Vỹ.
Anh xứng đáng là một Anh Hùng Tử Sĩ Việt Nam Cộng Hòa cho hậu thế noi gương.

Nguyễn Phúc An Sơn

Không có nhận xét nào: