Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 5 tháng 4, 2025

Những Sinh Hoạt Đầu Tháng Tư Den: Buổi gây Quỹ Xa Lộ Đầu Tiên, Trong Lịch Sử Người Việt Tị Nạn CS Hải Ngoại, Có Tên “Little Sài Gòn Freeway!” Thành Công Rực Rỡ! Giới Thiệu Chiều Nhạc “Tưởng Niệm 50 Năm, Ngày Sài Gòn Mất Tên!” (Phải Mang Tên…Xác Người!) Và Kính Chuyển Tin Thế Giới Đó Đây Theo Dòng Thời Sự - Lê Văn Hải


Tiệc Gây Quỹ Nhằm Thực Hiện Bảng Chỉ Dẫn, Tên Xa Lộ Đầu Tiên, Trong Lịch Sử Người Việt Tị Nạn CS Hải Ngoại, Có Tên “Little Sài Gòn Freeway!” Thành Công Rực Rỡ!-Số Tài Chánh Cần Có, Chỉ Sau 15 Phút Khai Mạc, Bất Ngờ, Các Mạnh Thường Quân Đã Yểm Trợ Vượt Trội, Còn Trên Con Số Cần Thiết!
<!>
-Tất cả chương trình bữa tiệc bất ngờ đảo lộn! những tiết mục gây quỹ: đấu giá, xổ số, bán rượu kỷ niệm,…dành phải hủy bỏ! Chưa bao giờ thấy bữa tiệc gây quỹ nào, kết thúc mau chóng, nhẹ nhàng, tốt đẹp như thế!
-Tiệc đã hoàn tất mục tiêu nhanh lẹ. Trong dịp Tưởng Niệm Quốc Hận 50 Năm, CS đòi chôn vùi, giết chết tên Sài Gòn, nhưng giờ, tên Sài Gòn có mặt khắp nơi, bất cứ nơi nào có người Việt tị nạn sinh sống, và giờ đầu tiên lại có xa lộ, mang tên…Sài Gòn!


Nhân đây, xin được nhắc lại, mục đích cao đẹp của bữa tiệc:
-Nhằm gìn giữ căn cước tị nạn CS và sự hiện diện của Cộng Đồng Người Việt trên đất nước Hoa Kỳ, Dân Biểu Tiểu Bang Cali Tạ Đức Trí đã đệ trình Dự Luật AB 2698, đặt tên 1 đoạn xa lộ dẫn vào Little Sài Gòn, trên Freeway 405, là Little Sài Gòn Freeway và cũng được Cộng Đồng Việt Mỹ miền Bắc Cali đệ trình thỉnh nguyện thư tới TNS Dave Cortese- đặc trách Trưởng Ban Giao Thông của California và cũng là nhân chứng của Dự Luật AB 2698. Kết quả đã được lưỡng viện Tiểu bang Cali, Thống đốc ký chuẩn thuận. Ngoài ra, DB Trí đã tranh đấu để có bảng tên và sẽ khánh thành trước ngày Đại Lễ Tưởng Niệm 50 Năm Tháng Tư Đen. Do đó, bảng tên sẽ được gắn vào ngày 18/4/2025 tới đây. Đây là thành quả đấu tranh của Cộng đồng Nam & Bắc Cali.
Nhưng còn một đoạn đường phải đi qua, đó là chi phí thực hiện các bảng tên chủ dẫn Xa lộ “Little Sài Gòn Freeway”, nếu chờ ngân sách Tiểu bang chấp nhận, sẽ mất thời gian dài chờ đợi, nhưng Dân biểu Tạ Đức Trí nghĩ rằng, chi phí này không lớn, trên dưới 15 ngàn đô la, Cộng đồng người Việt tị nạn Tiểu Bang Cali, có thể gánh chịu được, nên đã nhận trách nhiệm số tài chánh này, để có ngày khánh thành trong dịp Tưởng Niệm 50 năm Tháng Tư Đen 2025!
Điều Dân biểu Trí nghĩ không sai! Mà kết quả còn tốt đẹp mau chóng đạt mục tiêu trên cả dự tính, qua bữa tiệc hôm nay, ngày 5 tháng 4, tại Bắc Cali.
Buổi gây quỹ chấm dứt, với hừng hực khí thế: Những ngày tới, nhất định tranh đấu, để Miền Bắc Cali, cũng có xa lộ, tên…Little Sài Gòn! Mong lắm thay!


Here is the link VIETV DIRECTV CHANNELS 2036 2037 NATIONWIDE_BUỔI TIỆC GÂY QUỸ GẮN BẢNG TÊN LITTLE SAIGON FREEWAY TẠI NAM CALIFORNIA.



Chủ Nhật Tuần Này, Nhớ Tham Dự: Chiều Nhạc “Tưởng Niệm 50 Năm, Ngày Sài Gòn Mất Tên!” (Phải mang tên…xác người!)




Do Nhóm Thân Hữu Sài Gòn và Nhóm Văn Nghệ Sài Gòn Nhớ, Lần Đầu Tiên Phối Hợp Tổ Chức!
Lúc 3 giờ chiều, Chủ Nhật, ngày 6 tháng 4, năm 2023
Tại Cà Phê Lovers, 1855 Aborn Rd, San Jose, Ca 95121.
*Nước uống và vào cửa tự do!
*Tin giờ chót: Một ân nhân tặng 10 phần quà giá trị, cho mục rút thăm. Chưa kể tăng cường, thực phẩm nhẹ!


Cho dù nửa thế kỷ, tên Sài Gòn không bao giờ chết! Nam Cali: Tuần qua, rất nhiều tổ chức cộng đồng và hàng trăm đồng hương, họp mặt vận động đẩy mạnh việc...đòi lại tên Sài Gòn!

-(NV) Đông đảo đồng hương đến dự Buổi Vận Động Đẩy Mạnh Phong Trào Quốc Dân Đòi Trả Tên Sài Gòn do Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ và nhiều đoàn thể, hội đoàn tổ chức vào trưa Chủ Nhật, 30 Tháng Ba, tại Westminster Community Center.


(Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ (bìa trái) ký tặng sách “Tôi Phải Sống” cho đồng hương tại buổi vận động đẩy mạnh phong trào đòi trả lại tên Sài Gòn.)
Bà Phạm Thiên Thanh, chủ tịch Lực Lượng Dân Tộc Cứu Nguy Tổ Quốc, đại diện ban tổ chức, đọc diễn văn khai mạc.
Bà nói: “Đây là một khát vọng gắn liền với ký ức và tâm tình của người Việt tự do. Chính vì sự quan tâm này nên Phong Trào Quốc Dân Đòi Lại Tên Sài Gòn, gọi tắt là Phong Trào Sài Gòn, được thành lập từ năm 2006, cùng hợp tác với các tổ chức Sáng Lập Thịnh Vượng Dân Tộc Cứu Nguy Tổ Quốc, gọi tắt là Lực Lượng Cứu Quốc, Phục Hưng Việt Nam, và nhiều tổ chức khác.”
Theo ban tổ chức, năm 2025 là thời điểm đánh dấu 50 năm CSVN áp đặt chế độ đảng trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam, nên Lực Lượng Cứu Quốc đã nhanh chóng quyết định thi hành công tác trọng yếu này.
Sau đó, ban tổ chức trình chiếu video clip tóm lược lịch sử hình thành và hoạt động của phong trào.


(Phần trình diễn của Ban Tù Ca Xuân Điềm.)
“Không phải vô tình mà những người chủ trương chọn địa điểm Little Saigon này để phát động phong trào. Vì mục đích này, tên Sài Gòn đã tiềm ẩn trong tâm trí đồng hương của chúng ta đang sống xa quê hương. Điều này nói lên rằng, tên Sài Gòn vẫn sống mãi trong lòng của dân tộc. Từ ngày ra mắt đến nay, Phong Trào Sài Gòn đã hoạt động và phổ biến rộng rãi đến đồng hương khắp năm châu, và ngay cả trong nước. May mắn thay, sau 20 năm cố gắng miệt mài đó, phong trào đã được chú ý, tạo được ảnh hưởng và nhận được sự quý mến, đồng tình của các tổ chức, các đoàn thể và đồng bào Việt Nam khắp nơi trên thế giới,” Linh Mục Lễ, từ New Zealand đến tham dự, nói.

Sau đó là lời phát biểu của các vị dân cử và quan khách đến dự.
Hòa Thượng Thích Minh Tuyên, viện trưởng Viện Hành Đạo Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già Khất Sĩ Thế Giới, chủ tịch Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ, viện chủ Tổ Đình Minh Đăng Quang, Santa Ana, nói: “Lấy lại tên Sài Gòn, nhưng lấy lại thực chất toàn thể ý nghĩa của Sài Gòn mới là cụ thể. Vì lấy lại Sài Gòn chỉ là một bước. Lấy lại kinh thành Huế là bước thứ hai. Lấy lại thủ đô Hà Nội nghìn năm của tổ tiên mình là bước thứ ba. Và lấy lại toàn vẹn lãnh thổ của Mẹ Việt Nam, của hình hài non sông gấm vóc không còn xót một tất đất, đó là ý nghĩa cụ thể mà chúng ta cần phải làm. Quyết định như vậy, nếu ngày hôm nay chúng ta không làm được, xin nguyện, con cháu của chúng ta sẽ tiếp tục thực hiện.”


(Hòa Thượng Thích Minh Tuyên, phát biểu.)
Ông Vũ Hoàng Hải, đại diện Khối 8406, nói: “Mọi người đến đây để tưởng nhớ 50 năm quốc hận, đồng thời cũng nhắc nhở cho chúng ta con đường quang phục quê hương. Và trước mắt, chúng ta phải đòi trả lại tên Sài Gòn mà CSVN đặt tên là Thành Phố Hồ Chí Minh 50 năm qua. Đó là nhiệm vụ chung của đồng bào hải ngoại cũng như trong nước.”
Ông Trần Quốc Bảo, chủ tịch Hội Đồng Điều Hợp Trung Ương Lực Lượng Cứu Quốc, cũng là đoàn thể thực hiện Đài Phát Thanh Đáp Lời Sông Núi, nói: “Đây là một công tác mà chúng tôi đã yểm trợ từ ngày thành lập Phong Trào Sài Gòn. Phong trào này là sự đấu tranh lâu dài, đòi hỏi sự tham gia của nhiều đoàn thể đấu tranh, đặc biệt với những người có lòng yêu mến và nhiều kỷ niệm với thủ đô Sài Gòn ngày xưa. Theo tôi, khi nào không còn sự cai trị của đảng CSVN thì lúc đó chúng ta mới lấy lại tên Sài Gòn. Thành ra hôm nay chỉ là buổi Vận Động Đẩy Mạnh Phong Trào Quốc Dân Đòi Trả Tên Sài Gòn.”


(Phần trình diễn của ban hợp ca Trần Chí Phúc.)
Ông Phạm Kim Bình, đại diện Cộng Đồng Việt Nam Nam California, nói: “Ba trăm năm qua, kể từ nhiều triều đại của các vị vua sau cùng, chưa có vua nào lấy tên của mình để thay thế tên Sài Gòn. Cho dù quan điểm chính trị như thế nào, cho dù nhật vật nào đó là vĩ nhân, hay đại đế, cũng không dùng tên của họ để thay thế tên Sài Gòn. Đó là chưa nói về tâm linh, người ta rất kỵ húy khi đổi tên của một thành phố. Từ đó, gần 50 năm nay, người dân trong nước cũng còn luôn nhắc đến tên Sài Gòn. Điển hình như Sài Gòn Tourist, Khách Sạn Sài Gòn,… và cũng chưa có công ty nào lấy tên là Hồ Chí Minh.”
Sau cùng, ông Nguyễn Thanh Liêm, Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại, tuyên đọc Quyết Nghị Chung.
Đại diện những đoàn thể yểm trợ phong trào gồm có Đại Việt Quốc Dân Đảng, Đảng Nhân Bản Xã Hội, Đảng Tân Đại Việt, Ban Tù Ca Xuân Điềm, Cộng Đồng Việt Nam Nam California, Hội Ái Hữu Đồng Hương Sài Gòn-Gia Định Vùng Hoa Thịnh Đốn, Họp Mặt Dân Chủ, Lực Lượng Dân Tộc Cứu Nguy Tổ Quốc, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam, Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại, và Việt Nam Quốc Dân Đảng.


(Đông đảo đồng hương tham dự Buổi Vận Động Đẩy Mạnh Phong Trào Quốc Dân Đòi Trả Tên Sài Gòn.)
Sau cùng, Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ ký tặng sách “Tôi Phải Sống” do chính ông biên soạn cho đồng hương.
Chương trình văn nghệ đấu tranh, do Ban Tù Ca Xuân Điềm, nhạc sĩ Vũ Hùng, và nhạc sĩ Trần Chí Phúc đảm trách. [đ.d.]


Nửa thế kỷ khai tử, Sài Gòn vẫn bất tử!

*Chuyện Vỉa Hè (Đặng Đình Mạnh)
“Sài Gòn ơi, ta mất người như người đã mất tên”[*].
Sài Gòn, danh xưng đã có từ hơn ba thế kỷ để chỉ một vùng lãnh thổ trung tâm phía Nam Việt Nam, nơi đã từng hào phóng đón nhận biết bao thế hệ người Việt cất công nam tiến khai phá vùng đất mới.
Sài Gòn, nhờ vị trí đắc địa đã trở thành một điểm giao thoa của nhiều tôn giáo, nền văn hóa, dân tộc, thành phần … biến sự thân thiện, chân thật, hào sảng trở thành tâm tính địa phương.
Một quán cà phê ở Sài Gòn ngày nay có tên là “Sài Gòn Xưa” như một hoài niệm một thời đã được sống mà không thể nào quên. (Hình: Nhạc Nguyễn/AFP/Getty Images)
Sài Gòn, nơi đã từng là thủ đô của cả một quốc gia dưới nền Cộng Hòa trước khi ngơ ngác thấy mình có danh tính mới vào ngày 2 Tháng Bảy 1976.
Trước đó, thời thuộc Pháp, Sài Gòn vốn đã là trung tâm hành chính của vùng Đông Dương bao gồm Việt, Miên (Cambodia ngày nay) và Lào. Khi ấy, dinh toàn quyền Đông Dương (Dinh Norodom) được người Pháp cho đặt tại Sài Gòn.

Sau khi giành được độc lập, tư cách pháp lý của đô thành Sài Gòn được xác lập vào ngày 22 Tháng Mười 1956, với Sắc lệnh số 143-NV của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, nhằm đổi tên các tỉnh thành miền Nam Việt Nam, theo đó, đổi tên Sài Gòn – Chợ Lớn thành đô thành Sài Gòn của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, quản lý vùng lãnh thổ từ dưới vĩ tuyến 17 đến Cà Mau theo Hiệp định Genève năm 1954.
Đến ngày 2 Tháng Bảy 1976, sau khi chế độ Cộng Sản thống nhất được lãnh thổ, họ đã thông qua quốc hội để đổi tên đô thành Sài Gòn trở thành thành phố Hồ Chí Minh, vốn là tên giả lãnh tụ của họ: ông Nguyễn Sinh Cung.
Lần giở tài liệu từ khối ý thức hệ Cộng Sản, họ đã từng có tiền lệ đổi tên địa danh bằng tên lãnh tụ.
Trong đó, năm 1925, họ đã đổi tên thành phố Volgograd, tọa lạc tại bờ tây hạ lưu sông Volga, một trong những trung tâm công nghiệp lớn của nước Nga, thuộc Liên Xô cũ trở thành thành phố Stalingrad, tên lãnh tụ Joseph Stalin của Liên Xô khi ấy. Đến năm 1961, sau khi Stalin đã qua đời, thì thành phố mới được phục hồi lại tên cũ Volgograd.
Cũng vậy với thành phố Saint Peterburg. Năm 1924 bị đổi thành thành phố Leningrad, tên lãnh tụ Cộng Sản. Đến tận năm 1991,sau khi Liên Xô tan rã, thành phố mới được phục hồi tên cũ.

Lấy cảm hứng từ các sự kiện đổi tên thành phố này, một bác sĩ thân Cộng là ông Nguyễn Hữu Nghiệp đã vận động nhóm thân hữu cùng đề xuất lấy tên ông Hồ Chí Minh để đổi tên cho đô thành Sài Gòn. Đề xuất này đăng tải trên báo Cứu Quốc, xuất bản tại Hà Nội vào ngày 27 Tháng Tám 1946.
Đến 30 năm sau, khi cưỡng chiếm được miền Nam, giành quyền quản lý toàn lãnh thổ, trong đó có đô thành Sài Gòn, chế độ Cộng Sản đã thay đổi thành thành phố Hồ Chí Minh.
Dịp ấy, người miền Nam, người Sài Gòn tiếc nuối danh tính cũ, vốn đã có từ hàng trăm năm, đã uất hận than thở: “Sài Gòn ơi! Ta mất người như người đã mất tên”.
Tuy đã bị khai tử, nhưng sau nửa thế kỷ, có vẻ như danh xưng Sài Gòn chưa một lần mất dấu. Cái tên Sài Gòn vẫn cứ tồn tại nhờ chính hệ thống truyền thông của chế độ Cộng Sản trong nước, khi bị gắn tên vào những sự kiện tiêu cực, như: Nếu mưa thì “Sài Gòn ngập đến đầu gối”, nếu nắng “Sài Gòn vật vã dưới nắng nóng”, nếu chết “Phát hiện xác chết nam giới nổi trên sông Sài Gòn”, nếu nghiện ngập “Bắt khối lượng ma túy lớn ở Sài Gòn”, nếu chơi bời “Phát hiện ổ mại dâm ở Sài Gòn”, nếu tệ nạn “Chém nhau trên phố Sài Gòn”, thậm chí, nếu hỏa hoạn “Cháy lớn ở Sài Gòn” … đều là những cái tít trên mặt báo của chế độ.
Nhờ vậy, dù nằm ngoài toan tính của chế độ, nhưng đã góp phần giữ gìn lại cái tên Sài Gòn.
Điều đó như đúng tính chất Sài Gòn, nơi không chỉ giao thoa của nhiều tôn giáo, văn hóa, dân tộc, thành phần. Mà còn chứa chấp đủ mọi loại hỷ, nộ, ái, ố tồn tại trong cuộc đời mà vẫn bao dung thân thiện, cũng từ đó mà định hình tính cách hào sảng chẳng dễ thấy từ những nơi khác.

Mới đây, đến cả người đứng đầu chế độ Cộng Sản là ông Tô Lâm cũng đã phải nhắc cái tên Sài Gòn với đầy vẻ tiếc nuối, ông dẫn câu chuyện về Singapore đã từng thèm muốn vị thế Sài Gòn từ thập kỷ 60 như thế nào…
Được nhắc nhở thường xuyên bởi chính những kẻ muốn khai tử cái tên Sài Gòn, giờ lại còn được công khai ca ngợi, thì xem ra, Sài Gòn bất tử. Sài Gòn sống dai dẳng hơn cả đời người, chủ nghĩa, ý thức hệ, sự thắng thua … Sài Gòn cũng chẳng cần đến một lời tuyên bố về sự hồi sinh. Bởi lẽ, Sài Gòn đã từng chết bao giờ mà cần phải hồi sinh?
Hoa Thịnh Đốn, ngày 26 Tháng Hai 2025
Đặng Đình Mạnh
[*] Nước Mắt Cho Sài Gòn (Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên) – Nguyễn Đình Toàn


Chủ Nhật Tuần Này, Nhớ Tham Dự: Chiều Nhạc “Tưởng Niệm
50 Năm, Ngày Sài Gòn Mất Tên!” (Phải mang tên…xác người!)
Do Nhóm Thân Hữu Sài Gòn và Nhóm Văn Nghệ Sài Gòn Nhớ, Lần Đầu Tiên Phối Hợp Tổ Chức!
Lúc 3 giờ chiều, Chủ Nhật, ngày 6 tháng 4, năm 2023
Tại Cà Phê Lovers, 1855 Aborn Rd, San Jose, Ca 95121.
*Nước uống và vào cửa tự do!

*Tin giờ chót: Một ân nhân tặng 10 phần quà giá trị, cho mục rút thăm. Chưa kể tăng cường, thực phẩm nhẹ!


THÁNG TƯ VỀ, NHỚ SÀI GÒN!
(Nguyễn Đức Thu, K16)


-50 năm trôi qua, đôi lúc nghĩ lại chúng ta cũng không thể tưởng tượng nổi, cũng không thể hiểu nổi tại vì ai, tại vì sao Miền Nam và Sài Gòn của chúng ta lại đã phải trải qua, đã phải gánh chịu một cuộc chiến tang thương, một sự vỡ nát, một kế hoạch bỏ rơi của đồng minh, những cuộc rút quân thật phi lý, một cuộc lưu đày kinh hoàng và những năm tháng tù ngục đau thương nhất của quân dân Miền Nam trong lịch sử cận đại thế giới!
Thưa qúy Huynh Đệ và bạn hữu, từ vùng bình yên khá xa phố phường đô thị, cứ khi chiều về, tôi thường lấy sông nước làm niềm vui cho qua tuổi già, cố quên chuyện thế sự thăng trầm, nhưng rồi mỗi khi tháng tư đến thì lại nhớ Sài Gòn da diết. Sài gòn không phải là nơi sinh trưởng, nhưng hình như tôi bị ràng buộc tự hồi nào, đã đến đó rồi đi không biết bao nhiêu lần. Đôi lúc tôi cũng đã khó chịu vì những diêm dúa, những a dua, những nồng nặc khói xe và sự tự do qúa trớn của thành phố này, nhưng chưa bao giờ biết ruồng bỏ nó. Đây là thành phố của chính trị, của quyền lực, của tình yêu, của bạn bè, của chia ly, của đoàn tụ, của một số tầng lớp hầu như không thèm biết đến chiến tranh hoặc muốn sống ở đó để quên đi chiến tranh, một thành phố được thế giới biết đến chỉ sau Thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Người ta có thể sống thú vị ở Sài Gòn nếu là một trong hai hạng người, thật nhiều tiền hoặc thật xác xơ. Chỉ cần một ngày được sống trên đó là đủ thấy mãn nguyện, xa đi là ngẫn ngơ luyến tiếc. Chỉ cần một chút tiền nhỏ trong túi là ta có thể tà tà thả dong trên vùng ánh sáng lung linh, đẹp kiêu sa, đẹp ma quái của trung tâm thủ đô, có thể ngồi dài dài tại Pôle Nord hoặc Brodard ngắm nhìn thiên hạ qua lại với đầy đủ những phô diễn hoặc nghe thấy được mọi chuyện, mọi tin tức sốt dẽo khắp nơi trên thế giới.

Tôi thích lối diễn tả về Sài Gòn của Người Sài Gòn xưa “…Người ta có thể bị choáng ngợp với một đô thị mang dáng vẻ Tây phương này, Sài Gòn như một người con gái kiều diễm, kiêu sa, đài các. Nhưng ở một góc nào đó, Sài Gòn lại có cái ủ dột của phố đêm, lầy lội của xóm nghèo, trong nét bình dân của tiếng rao hàng và những con kinh nước đen…
‘Người Sài Gòn xưa’ còn yêu Sài Gòn rất lãng mạn như sau: “Em Sài Gòn trước 1975 vẫn như một mảnh trầm còn nguyên vẹn hương thơm, như một vết thương trên ngực chưa lành, đang đợi chờ một nụ hôn dịu dàng đặt xuống. Sài Gòn mỗi tháng, mỗi năm tuy dần dần đổi khác, nhưng Sài Gòn vẫn như một người tình đầu đời, để cho ta bất cứ ở tuổi nào, bất cứ đi về đâu, khi ngồi nhớ lại, thấy em Sài Gòn vẫn hiện ra với một đôi môi còn đỏ mọng”. Diễn tả Sài Gòn kiểu nầy nghe thật là nhức nhối con tim.
Trước dịp Lễ Quốc khánh 26 tháng 10 năm 1961, chúng tôi khóa 16 và 17 Trường Võ Bị Quốc gia VN-Đà Lạt theo nhịp quân hành cũng đã mòn gót giày tập dượt và diễn hành qua những đường phố của thủ đô này. Chúng tôi được chào đón, được dân Thủ đô vổ tay nồng nhiệt, được thân ái khen tặng là những Sinh Viên Sĩ Quan trong quân phục và có những bước chân theo nhạc quân hành đẹp nhất. Tôi đã hãnh diện, đã ưỡn ngực, ngẫng đầu cao dù là ‘giữa đoàn hùng binh tôi chỉ là kẻ luôn đi hàng sau cùng’.

Nhiều lúc tôi ước mong có một ngày đó được tung tăng tự do, được chiêm ngưỡng những kỳ tích văn hóa nghệ thuật và di tích lịch sử Sài Gòn như Tòa Đô chánh, biểu tượng của Thủ đô, hay lãng mạn hơn, làm một sĩ quan Hải quân, đứng trên đài cao chiến hạm trở về bến Bạch Đằng sau những tháng ngày hải hành sóng gió để được người yêu chào mừng “với lòng nàng anh là hoàng tử “.
Không ngờ những mong ước đó sau này đều đã thành hiện thực. Còn hơn thế nữa, tôi cũng rất vinh hạnh được quân dân Quận Nhứt, Quận Tư và Quận 9 Đô thành Sài Gòn dang rộng vòng tay thân ái đón chào, đã chọn bầu tôi vào Hội đồng Đô thành trước ngày Quân lực 1974 như là một bước khởi đầu của kỳ vọng. Nhưng thật đau lòng, thời gian cho chúng tôi qúa ngắn. Trong tháng Tư đen 1975, tôi đã đành bất lực chứng kiến Sài Gòn thân yêu của mình rã tan từng mãnh hàng ngày hàng ngày từ ban công (balcony) của tòa nhà lịch sử này!

Ngày 30 tháng tư năm 1975, Sài Gòn bỗng dưng bị đổi tên, cái tên kiêu sa, cái tên Sài gòn hòn ngọc Viễn Đông đẹp như trân châu, cái tên lịch sử từng hằn trong mỗi con tim người Miền Nam, đã bị chính quyền mới tìm mọi cách đưa vào qúa khứ. Rồi mỗi khi kỷ niệm trở về, mọi người thấy thật buồn rầu và nuối tiếc. Tôi cũng vậy, tuổi già không hẹn mà cứ đến và thời gian cứ vùn vụt qua nhanh không đợi chờ. Bây giờ tôi có thể làm được gì hơn là thỉnh thoảng ngồi một mình, xem lại dĩ vãng, để nhớ để thương Sài Gòn của một thời thân ái xa xưa.


Thật vậy, nào có ai ngờ, ngày 30 tháng tư năm 1975, Sài Gòn bị bức tử, bị đổi tên mà trong vài tuần trước đó, hàng ngày, từ văn phòng lầu 2 trên Tòa Đô chánh nhìn thẳng ra Trung tâm Sài Gòn, tôi bất đắc dĩ đã trở thành một nhân chứng, đã phải chứng kiến Thủ đô thân yêu của mình không còn bình yên dù dân Sài Gòn thì vẫn cứ tỉnh bơ, hầu như phó mặc cho số phận. Tuy nhiên ký giả Jean Larteguy thì ghi nhận rằng: “… người dân Nam rất sợ những người hỏa tinh Bắc Việt, sợ những ‘đoàn quân nhỏ bé màu xanh’ mà họ coi như thuộc về một thế giới khác, khắc khổ, cứng rắn, cũng biết tươi cười nhưng thiển cận, một chủng tộc mới. Hơn nữa, người Miền Nam vẫn luôn luôn thích đời sống dễ dàng và không muốn bị tống vào các tu viện để trở thành các tu sĩ và các dì phước đỏ”. Jean Larteguy cũng có trái tim rất Sài Gòn, nhưng ông cũng đành phải bỏ thành phố này sáng ngày 28 tháng tư khi nghe tin có những đại quân mà ông gọi là ‘đoàn quân từ hỏa tinh miền Bắc’ đang bao vây Thủ đô!

Tưởng cũng nên hồi tưởng lại tại sao Miền Nam của chúng ta đã phải tan nát dễ dàng như vậy? Phải thành thật mà nói, cuộc đảo chánh 1 tháng 11 năm 1963 giết Tổng thống Ngô Đình Diệm thật là một thảm họa, đã kéo theo trên 10 cuộc đảo chánh khác, đã đưa tới sự phân hóa trong QLVNCH. 2 năm sau, người Mỹ hình như không còn nhẫn nại để tin tưởng vào khả năng của các vị lãnh đạo Miền Nam. Tháng 8 năm 1965, khi thấy tướng Nguyễn Cao Kỳ có khả năng Anh ngữ trôi chảy vì ông được huấn luyện ở Hoa Kỳ, hơn nữa ông là một phi công khá can đảm, thích đại chúng, nên đã ủng hộ ông lên nắm quyền Thủ tướng (Chủ tịch Ủy ban Hành pháp trung ương) dù họ thừa biết rằng ông chẳng có kinh nghiệm gì về chính trường. Hai năm sau, lại còn ủng hộ ông làm phó cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu 1967-1971 dù họ cũng biết rất rõ hai vị này chẳng ưa gì nhau. Kiểu chính trị của Hoa Thịnh Đốn đối với các nước chậm phát triển là như thế, thật là đơn giãn như thế!!!
Sài Gòn tự nhiên trở thành một Thủ đô buông xuôi, các quán Bar mở đầy đường để Việt cộng lợi dụng tha hồ xâm nhập. Rồi sau cuộc tổng tấn công đẩm máu của Bắc quân Tết Mậu thân 1968, cũng theo ký giả Larteguy “hình ảnh Sài Gòn bắt đầu trông thật là thê lương, từng đàn trẻ em đi lang thang, từng đàn người què cụt đi hành khất không nhà cửa và phạm pháp đủ loại. Dân số Sài Gòn lên tới trên bốn triệu trong khi Thủ đô chỉ được dự trù để chứa chừng một triệu người. Saigon đã qua một thời kỳ say sưa khi người Mỹ ồ ạt đổ bộ 543,000 quân, chưa kể số quân nhân Hải quân của Đệ thất Hạm đội, những nhân viên dân sự, những người dân sự mặc đồng phục, tất cả lên tới 600,000 người. Những người lính Mỹ đầu tiên đã được choàng vòng hoa trên bãi biển. Bây giờ, không còn chuyện ấy nữa”.

Rồi khi Nixon lên ngôi năm 1969, những trò chơi áp lực, đi đêm với Trung cộng của Nixon-Kissinger đã khiến cho các cấp chỉ huy quân lực VNCH càng ngày càng mất niềm tin vào Mỹ và cấp lãnh đạo. Tháng 2 năm 1971, thủy triều bắt đầu xuống. Chỉ còn 335,000 quân nhân Mỹ. Đến tháng 5 thì chỉ còn 284,000 người. Quốc hội Mỹ tìm cách bỏ rơi Miền Nam Việt Nam.
Thay vì cùng hợp nhau cứu Nước, thì các nhà lãnh đạo và một số các chính trị gia Miền Nam lại càng thêm phân hóa, từ đó Kissinger không thấy những con bài đảo chánh, thay quyền đổi ngôi này còn một chút giá trị nào nữa tại Việt Nam so với ván bài mới tại Trung cộng. Miền Nam bắt đầu bằng một sự chấm dứt rỉ máu vì bị cắt đứt viện trợ và quân dụng.
Trở lại một tháng trước đó, tại Hội Đồng Đô thành Sài Gòn, với tư cách cách Chủ tịch Liên Ủy ban Ngân sách và Quân vụ, tôi rất ưu tư về tương lai của Thủ đô sau những cuộc triệt thoái đẩm máu kinh hoàng từ Tây nguyên và từ vùng Hỏa tuyến. Hàng vạn quân dân đã chết, hàng trăm ngàn quân dân tìm đủ mọi cách để trốn thoát trên Tỉnh lộ 7 và Miền Trung đang dưới tay tử thần. Một số may mắn thoát được, một số được các chiến hạm Hải quân VNCH cứu thoát, cập bến Vũng Tàu đầu tháng tư và hầu hết mong muốn được tái định cư ở Thủ đô. Chúng tôi đã chuẩn bị đón tiếp họ nhưng thật đau lòng khi cảm thấy Thủ đô cũng sẽ phải đối diện với những ngày tang thương có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Hình Dương vận hạm HQ-504 (Hạm trưởng là HQ Trung tá Nguyễn Như Phú K16) đã hải vận trên 7,000 quân dân trong số 20,000 người thoát khỏi Đà Nẵng và Huế đầu tháng tư, đến Cam Ranh & Vũng Tàu.

Đài BBC Luân Đôn, ngay tối 29 tháng 3 năm 1975 đã loan báo Đà Nẵng thất thủ với hàng ngàn quân??? bị bắt làm tù binh. Dù tin đúng hay sai cũng đủ tạo nên những đợt sóng thần cuồn cuộn tràn đến. Mọi người tìm cách tháo chạy.

Khoảng 10 giờ sáng ngày 29, Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư lệnh Quân đoàn I và Đại tá Nguyễn Thành Trí, TL phó TQLC không còn một lựa chọn nào khác hơn là cùng quân sĩ khoác áo phao bơi ra chiến hạm HQ 401 đậu ngoài khơi. Nhiều người đã bị chết chìm!

Tại Saigon, Chủ Nhật 30 tháng Ba: Một phát ngôn viên của Chính Phủ cho biết là ngày hôm nay, các liên lạc vô tuyến giữa Saigon và Đà Nẵng đã bị gián đoạn. và đây là dấu hiệu cho thấy Đà Nẵng đã thất thủ (Malcolm Brown, The NewYork Times, March 30.1975)
Ký giả Brown cho biết thêm: ‘Một nguồn tin đáng tin cậy ở cấp cao hơn cho biết vẫn còn có liên lạc vô tuyến giữa Trung ương vả những quan sát viên VN từ một chiến hạm ngoài khơi Đà Nẵng; tuy nhiên đây rõ rệt là Chính Phủ Saigon đã mất Đà Nẵng’.
Sau khi Đà Nẵng thất thủ, bi kịch của hàng triệu người miền Nam Việt Nam thật sự bắt đầu.
Đầu tuần tháng tư 75, cựu Dân biểu Đệ nhất Cộng hòa Trần Công Quốc đến thăm tôi tại Tòa Đô chánh. Tôi thật ngạc nhiên vì đã rất lâu kể từ khi cùng theo học tại trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang, ông ra trường rồi đi biền biệt cho đến khi ông đắc cử Dân biểu Quốc Hội, chúng tôi vẫn không có cơ hội gặp lại. Sau và phút tay bắt mặt mừng, ông cho tôi biết tình trạng sống còn của Sài Gòn có thể đếm từng ngày, quân cộng sản đã về tràn đầy xung quanh Bình Dương và Xuân Lộc, khuyên tôi hãy rất cẩn thận. Sau bửa cơm trưa vội vã, ông lại biến mất cho đến một ngày… tôi nghe tin ông và các con đã bị chết chìm trên biển, thật là thương tâm!

Ngày 9/4/1975, tại mặt trận cuối cùng Xuân Lộc, mức độ tấn công của quân Bắc quân đã thực sự trở nên ác liệt, tức thời điểm trước khi Sài Gòn thất thủ đúng 3 tuần lễ. Để uy hiếp và trấn áp tinh thần của sư đoàn 18 bộ binh VNCH, quân Bắc Việt đã dùng loại pháo 130 ly liên tục pháo kích vào những cứ điểm đóng quân của sư đoàn này và hầu hết những địa điểm trong ngoài thành phố Xuân Lộc.
Sau khi chịu đựng những đợt pháo kích liên tục của Bắc quân, lực lượng phòng thủ sư đoàn 18 VNCH do Chuẩn tướng Lê Minh Đảo làm tư lệnh với tương quan lực lượng kém hẳn địch thủ là 1 đối 3, bắt đầu tổ chức những đợt phản công đánh trả lại một cách hữu hiệu. Và thật đáng kinh ngạc, những chiến sĩ sư đoàn 18 đẩy lui không biết bao nhiêu đợt tấn công xâm nhập vào Xuân Lộc của địch dưới quyền chỉ huy của 2 tướng Hoàng Cầm và tướng Hoàng Thế Thiện.

Chuẩn tướng VNCH Lê Minh Đảo sau đó được thăng cấp Thiếu tướng tại mặt trận.
Tại thành phố Sài Gòn, không khí thật náo nức và nhộn nhịp trong nỗi hân hoan chào mừng chiến thắng Xuân Lộc, một sự chiến thắng không ngờ. Với thắng lợi này, đa số dân chúng thủ đô đều nghĩ rằng quân Bắc Việt sẽ mỏi mệt và cần một thời gian khá dài để dưỡng sức, nhất là nếu có tướng Lê Minh Đảo thì Sài Gòn sẽ bình yên. Cho đến này 13/4/1975 thì sinh hoạt tại Xuân Lộc đã tương đối trở lại bình thường với đường phố tấp nập xe cộ, người qua lại đông đúc. Cảnh mua bán rộn rịp, tưng bừng hẳn lên. Nhưng hầu như người ta không hề biết rằng cách đó mấy chục cây số, quân Bắc Việt vẫn đóng chốt và chuẩn bị cho những cuộc tấn công kinh hoàng khác chỉ trong vài ngày sau đó.
Thật vậy, sau cuộc tái tấn công của Bắc quân lần này, và sau những ngày cầm cự đẩm máu, da thịt và sức lực con người hầu như không chịu đựng nổi trước chiến thuật biển người và các trận mưa pháo biển lửa, áp đảo bởi các sư đòan địch đến tăng cường, Sư đoàn 18 VNCH đành phải triệt thoái khỏi thành phố Xuân Lộc vào ngày 20/4/1975 để cố rút về bảo vệ Thủ Đô. Nhưng tất cả đều qúa muộn, Sài gòn đang đi vào những ngày cuối!

Sáng sớm ngày 20 tháng tư 1975, Chuẩn tướng Đô trưởng Đỗ Kiến Nhiễu bàn giao chức Đô trưởng cho Đại tá Quách Huỳnh Hà tại phòng khánh tiết Tòa Đô chánh.
Cùng một lúc, Đại sứ Pháp Mérillon đến Dinh Độc Lập gặp TT Thiệu. Đại sứ Mérillon nói rằng:
“Thưa Tổng Thống, tôi đến gặp Ngài tại vì tình hình đã trở nên vô cùng nghiêm trọng. Không còn vấn đề quân sự nữa”. TT Thiệu không trả lời và Đại sứ Mérillon nói tiếp: “Tôi thấy chỉ còn là vấn đề chính trị. Cần phải để cho một tiến trình dân chủ được khai triển”.
“Tổng Thống Thiệu ngồi im lặng trong khi Đại sứ Mérillon tiếp tục trình bày gần như là độc thoại. Đại sứ Mérillon nói rằng chính phủ chỉ còn nắm giữ được vài thành phố lớn nhưng ba phần tư lãnh thổ đã bị mất vào tay Cộng sản.
Vào hồi 10 giờ sáng, đến lượt Đại sứ Huê Kỳ Graham Martin vào gặp Tổng Thống Thiệu và cuộc gặp kéo dài trêm một tiếng đồng hồ.
Đại sứ Martin trình bày với Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu về nhận định của Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ đối với tình hình quân sự hiện tại. Trong cuốn Decent Interval, Frank Snepp viết rằng ông đã được Polga, Giám Đốc CIA tại Sài Gòn ra chỉ thị phải “soạn thảo bản nhận định càng đen tối càng tốt chừng đó. Đại sứ Martin sẽ dùng bản nhận định này để thuyết phục ông Thiệu rằng đã đến lúc ông ta phải ra đi”

Đai sứ Martin nói thẳng rằng đây là một việc mà chỉ có một mình TT Thiệu mới có quyền quyết định, tuy nhiên ông Đại sứ cũng cho TT Thiệu biết là đa số người Việt Nam đều quy trách ông Thiệu là người phải chịu trách nhiệm trước sự thảm bại quân sự trong hơn một tháng qua, đa số người Việt Nam không tin rằng ông Thiệu còn có đủ khả năng lãnh đạo đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng này và họ tin tưởng rằng nếu ông Thiệu ra đi thì việc thương thuyết với phe Cộng sản sẽ dễ dàng hơn.
Tại Dinh Độc lập, ngày 21 tháng tư, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức, và trao quyền lại cho Phó tổng thống Trần Văn Hương.
TT Thiệu nói với cụ Trần Văn Hương và Đại Tướng Trần Thiện Khiêm rằng ông muốn bảo tồn tính hợp pháp của chế độ VNCH, do đó ông yêu cầu Phó Tổng Thống Trần Văn Hương nhận lãnh chức vụ Tổng Thống VNCH để cứu vãn tình thế. Ông Thiệu kết luận rằng:
“Tôi sẵn sàng nhận lãnh sự phán xét và buộc tội của đồng bào nhưng sự sống còn của cả một dân tộc không có thể mang ra mặc cả như con cá ở ngoài chợ. Tôi từ chức nhưng tôi không đào ngũ”!
Theo đài VOA “… Trong khi lễ bàn giao đang diễn ra tại Dinh Độc Lập, các đơn vị cuối cùng còn lại của Sư Đoàn 18 bắt đầu di tản ra khỏi thị trấn Xuân Lộc sau khi đã chiến đấu vô cùng anh dũng chống lại một lực lượng chính quy Bắc Việt đông gấp năm lần trong hơn hai tuần lễ. Khi cụ Trần Văn Hương nhậm chức tổng thống thì quân Cộng sản đã tiến về tới Biên Hòa và bộ máy của cơ quan tình báo Mỹ CIA cùng tình báo của Pháp cũng như Đại sứ là ông Jean-Marie Mérillon đã bắt đầu hoạt động ráo riết để đưa cựu Đại Tướng Dương Văn Minh lên thay thế ông Trần Văn Hương nhằm thương thuyết với Cộng Sản…”.
Ngày 22 tháng 4, sau khi TT Nguyễn Văn Thiệu từ chức, CS Bắc Việt không hề có ý định thương thuyết với bất cứ người nào, bất cứ phe phái nào tại Miền Nam vì mục tiêu tối hậu của Bắc Việt là tấn công chiếm Sài Gòn và cưỡng chiếm toàn bộ Miền Nam bằng vũ lực mà thôi. Trong khi đó thì tân Tổng Thống Trần Văn Hương lại phải đương đầu với những áp lực chính trị và ngoại giao nhằm thúc đẩy ông trao quyền lại cho Dương Văn Minh vì họ nghĩ rằng Dương Văn Minh có đủ điều kiện để thương thuyết với CS Bắc Việt.

Còn ông cựu tướng Trần Văn Đôn thì ngày 22 tháng 4 thì lại đi vận động với các chính trị gia là
“Ông Minh cho biết Hà Nội chờ ông Minh nắm chính quyền rồi sẽ thương thuyết!. Lại ông ‘big’ Minh một lần nữa!
Ngày 23/4, Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn đệ đơn từ chức. TT Trần Văn Hương đã yêu cầu nội các Nguyễn Bá Cẩn xử lý thường vụ cho đến khi có chính phủ mới. Vào thời điểm này, dư luận ở Sài Gòn ai cũng biết rằng các thế lực ngoại quốc muốn ông Dương Văn Minh lên làm tổng thống hay thủ tướng toàn quyền,
Ngày 24 tháng tư, tôi thấy Sài Gòn vẫn sinh hoạt như bình thường, cũng vẫn có những làn sóng xe gắn máy chạy ngang dọc không màng đèn xanh đèn đỏ, những chiếc xe Peugoet cũ hôi xăng bấm còi inh oỉ chen lấn với những xe jeep bóng loáng và xe quân vận chở những thùng vật liệu chẳng có gì liên quan đến chiến tranh. Những cảnh sát thì tỉnh bơ để mặc cho xe cộ, khách bộ hành mạnh ai nấy đi. Các nhà hàng và quán rượu trên đường Tự do vẫn mở cửa. Đó là hình ảnh rất ‘hòa bình’ của Thủ đô đúng một tuần trước ngày mất nước.

Trong lúc đó, tại Tòa Đại sứ Hoa Kỳ, ông Đại sứ Graham Graham Martin vẫn tin tưởng rằng cho dù Bắc Việt với thế lực đại quân số có tấn công trực tiếp vào Sài Gòn đi nữa thì miền Nam cũng chưa đến nỗi mất hết hy vọng. Ông vẫn vận động những cuộc thương thuyết để giải quyết vấn đề, và cho đến phút cuối, vẫn chống lại những mệnh lệnh triệt thoái toàn diện từ Hoa Thịnh Đốn, dù ông thừa biết rằng tại cơ quan DAO Tân Sơn Nhứt, những chiếc xe bus đã chạy lui tới liên tục, nhất là ban đêm để di tản hàng ngàn nhân viên và gia đình có liên quan đến người Mỹ lên những vận tải cơ khổng lồ bay thoát ra khỏi Sài Gòn mà không cần bất cứ sự khai báo nào với quan thuế hoặc cảnh sát!
Ngày 25 tháng tư, TT Thiệu rời bỏ Sài Gòn. Để cho sự ra đi của ông Thiệu được hợp pháp, TT Trần Văn Hương đã ký một sắc lệnh cử cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu làm đại diện đặc biệt cho VNCH đến Đài Loan để phân ưu về việc Tổng Thống Tưởng Giới Thạch từ trần ngày 5 tháng 4 năm 1975. Chuyện thật buồn cười vì 20 ngày trước đó, Phó Tổng thống Hương đã đại diện Nước VNCH đến tham dự tang lễ này. Dầu sao thì TT Hương cũng có thiện chí và tạo nên một lý do để giữ thanh danh cho cựu TT Thiệu.
Sáng ngày 26 tháng tư, tôi ngồi uống cà phê tại một ‘bàn vỉa hè’ của khách sạn Continental Palace để cố tìm gặp một số ký giả quen, trong đó có vài ký giả ngoại quốc. Những ký giả Mỹ quen thuộc thì không thấy, duy chỉ có những ông người Pháp, một số biết nói tiếng ‘Ăng-Lê’ thì ngồi đầy kín. Họ cho biết rằng Tổng thống Pháp Giscard D’Estaing đã thảo luận với Đại sứ Pháp và Ngoại trưởng Jean Souvagnargues là một giải pháp chính trị vẫn còn là hy vọng có thể. Ngay trưa hôm đó đề nghị ngưng bắn của TT Trần Văn Hương được cái gọi là ‘Mặt trận GP miền Nam’ xác nhận với điều kiện, đại khái là:

-Sài Gòn lập một chính phủ mới không có ‘tay chân’ của Thiệu
-Chính phủ mới phải chủ trương một chính phủ hòa hợp quốc gia
-Tất cả quân nhân và dân sự Mỹ phải ra khỏi VN ngay lập tức
-Phải trả hết tất cả tù nhân chính trị
Trong chiều hôm đó, ông Kỳ lại nhảy ngay vào cuộc, tuyên bố hoàn toàn ủng hộ cựu tướng Minh làm thủ tướng để lập chính phủ mới. Đệ nhứt phó thủ tướng là tướng Trần Văn Đôn kiêm tổng trưởng quốc phòng và sẽ cương quyết thi hành luật pháp tối đa cho những kẻ nào dám bỏ nước ra đi!
Sáng ngày 27, Việt cộng pháo kích 5 qủa hỏa tiễn vào Thủ đô làm cho 6 người chết và 22 bị thương. Nhiều phe nhóm chính trị thời cơ lại nhao nhao chống lại việc TT Trần Văn Hương không chịu giao quyền cho Dương Văn Minh. Người đầu tiên là ông Trần Quốc Bửu, Chủ Tịch Tổng Liên Đoàn Lao Công Việt Nam. Cũng trong ngày này, cựu Phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ đã đến tham dự một cuộc biểu tình tại giáo xứ Tân Sa Châu với gần m¬ười ngàn người tham dự. Trong cuộc mít-tinh này, PTT Kỳ lên án những kẻ hèn nhát đã bỏ nước di tản theo người Mỹ và hô hào đồng bào ở lại để tử thủ bảo vệ Sài Gòn. Ông Kỳ còn nói với những người biểu tình rằng: “cái gọi là chiến thắng của Cộng sản chẳng qua chỉ là hậu quả của việc những tướng lãnh và sĩ quan của quân đội chúng ta đã chọn sự bỏ chay ngay cả trước khi họ được yêu cầu”. Báo chí Việt ngữ trong nước đã tung lên trang đầu rằng cựu Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ đã kêu gọi mọi ngư¬ời ở lại chiến đấu, chống lại Cộng sản Bắc Việt, ông nói rằng ông “cũng sẽ ở lại để chiến đấu chứ không đi đâu cả, không di tản ra ngoại quốc vì ở bên đó làm gì có rau muống, mắm tôm mà ăn “…Nhưng rồi ông cũng bỏ Nước, dùng trực thăng bay ra Hạm đội 7 ngày 29 tháng tư cùng với một số tướng tá!

Trong lúc đó, cựu tướng Minh hứa sẽ thương lượng, kể cả với quân Bắc Việt đang bao quanh Sài Gòn. Nhưng không lẽ ông không hiểu rằng chúng sẽ được lợi gì khi phải thương lượng với ổng và liệu chúng sẽ tin vào sự bảo đảm của chánh phủ Pháp chăng, những người mà chúng đã từng không đội trời chung, đã từng tốn bao xương máu vì mối thù mà chúng gọi là ‘một trăm năm đô hộ giặc Tây’. Thực sự là chúng đang chuẩn bị một cuộc đại xung phong lần chót.

Nhưng tại sao Tổng thống Trần Văn Hương lại không nghỉ đến Tướng Lê Minh Đảo mà là phải ông tướng Minh chỉ biết ngồi chờ thời? Không phải Tướng Đảo đang liều chết để thực sự vệ Thủ đô Sài Gòn đó sao? một vị Tướng mà chỉ trong mặt trận mở đầu tại Xuân Lộc, đã hiên ngang đứng trên đầu gió chỉ huy sư đoàn 18. Ông đã làm cho 3 sư đoàn quân thù khiếp sợ, đã làm cho tướng Bắc quân Hoàng Cầm bị thay thế vì thua trận và tên tuổi của ông chỉ trong một sớm một chiều đã vang danh khắp nơi đến mãi tận Hoa Thịnh Đốn. Ít nhất là ông Tướng này cũng sẵn sàng đối diện với quân thù cho đến giờ phút chót, còn hơn là nhiều tướng lãnh khác đang chuẩn bị ra đi.

Từ trước 1975 và ngay cả sau này tại VN, cũng đã có những dư luận “tại sao Tổng thống Trần Văn Hương trong tình thế tuyệt vọng này, thay vì chuẩn bị bàn giao chức Tổng thống cho Dương Văn Minh mà ông biết là bất hợp hiến và ông cũng chả mấy thích ông cựu tướng này, đã không cho tướng Lê Minh Đảo lên chức vụ như Tư lịnh Biệt khu Thủ đô để lấy lại tinh thần quân dân Sài Gòn trong khi nhiều Tướng lãnh cao cấp hơn đã không còn khả năng chiến đấu hoặc chuẩn bị ra ngoại quốc. Hay tại sao ông không cho ông Tướng này làm tư lịnh Quân đoàn 3, thống lãnh ba quân mà trong đó hạm đội Hải quân VNCH hầu như còn nguyên vẹn, các sư đoàn Không quân vẫn còn những phản lực cơ hùng hậu với các phi công đầy kinh nghiệm xông pha chiến trận. Nếu giữ Sài gòn không được, ta dùng hạm đội, hải vận đại quân còn lại ra Phú quốc. Có Hải quân và Không quân yểm trợ ,chúng ta sẽ tuyên bố hải đảo rộng lớn này là một Quốc gia VNCH mới như thời quân dân Đài Loan lập quốc. Với vị trí thuận lợi bao quanh bởi đại dương xa đất liền, rất khó cho quân địch tấn công và khi quân dân còn lại cùng một lòng bảo vệ thì chắc chắn chúng ta sẽ tạo nên được tiếng vang trên thế giới. Biết đâu rồi có một ngày chúng ta sẽ còn cơ hội lấy lại Miền Nam yêu dấu của chúng ta”.
Nhưng thực tiếc thay cụ Hương đã qúa già hoặc là đã qúa trể để làm một ‘chuyện đánh cược’ như vậy. Hay nếu có thì có lẽ ông cũng không dám quyết định khi vẫn còn ông Minh và tướng Đôn đang được Đại sứ Pháp tại Sài Gòn chống lưng. Lại Minh và Đôn, hai ông Tướng đã một thời được ông đại sứ kênh kiệu Henry Cabot Lodge mua chuộc trong âm mưu giết TT Ngô Đình Diệm năm 1963, đã tạo nên những thảm kịch thảm kịch cho đến ngày nay!

Cho đến lúc này, tại Tòa Đại sứ Hoa Kỳ, ông Graham Martin, một vị đại sứ có nhiều tình cảm với Miền Nam Việt Nam, vẫn tin tưởng ngồi chờ đợi kết qủa của những cuộc thương thuyết. Nhưng ông có ngờ đâu, tình thế đã quá muộn màng vì quân Bắc Việt sau khi gỡ được nút chận Xuân Lộc, các mũi dùi Nam tiến của Bắc quân đang tiến quân ào ạt về Sài Gòn.
Đã có rất nhiều lần Sài Gòn được cứu nguy bằng những phép lạ nhưng có lẽ lần này, người ta không còn nhìn thấy cách nào để có phép lạ nữa vì 4 sư đòan VNCH, các lữ đoàn dù, TQLC, Biệt Động quân, 81 Biệt Cách dù… đang cố gắng bảo vệ Thủ đô cũng đang từ từ rã từng mảnh từng mảnh vì thiếu đạn dược và quân vận.
Cùng ngày, Tổng Thống Trần Văn Hương sau khi nắm chức TT chỉ trong 7 ngày đã trao quyền lãnh đạo cho cựu tướng Dương Văn Minh để tìm cách điều đình với lực lượng ‘Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam’ đang trên đường đến Sài Gòn. Tổng thống Trần Văn Hương mới được xem là vị Tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa. Nhưng tiếc thay, ngày tàn của Thủ đô Sài gòn đang đến.

Trưa ngày 29/4/1975, người ta có thể nhìn thấy từ xa những cảnh di tản hỗn loạn, ồn ào trên các đường phố Sài Gòn. Trên bầu trời vang dội những âm thanh rộn ràng của các loại trực thăng AH-1G Cobra bay khắp nơi trong thành phố. Người ta có thể trông thấy quang cảnh chính diện trên sân thượng của Trung Tâm Văn Hóa Pháp có nhiều người VN cả nam lẫn nữ đang đứng xếp hàng nối đuôi nhau như một đàn kiến và từng người một leo lên chiếc thang của những chiếc trực thăng Huê Kỳ bay đến rồi đáp xuống tại đây.
Hàng trăm ngàn người đổ xô xuống Bến Bạch Đằng như nước lũ, như sóng triều, tìm đưòng di tản. Nhưng không phải mọi người đều được may mắn, chỉ là một số, một số rất ít, rất ít đã thoát ra được một nhà tù khổng lồ đang từ từ ụp xuống. Và Sài gòn sắp đổi tên!
Tại bến Bạch Đằng, Phó đô đốc Chung Tấn Cang, Tư lịnh Hải quân quyết định Hạm đội Hải quân sẽ chính thức ra đi vào lúc 6 giờ chiều ngày 29 tháng 4 và cuộc di tản dự trù sẽ hoàn tất vào lúc 22 giờ đêm. Điểm hẹn là đảo Côn Sơn”.
Vào lúc 10 giờ 24 sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, Dương Văn Minh đã đọc nhật lệnh trên Đài Phát Thanh Sài Gòn ra lịnh cho tất cả mọi Quân Nhân thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa phải buông súng đầu hàng. Các sư đòan đang cố gắng bảo vệ vòng đai Thủ đô cũng đành phải giã từ vũ khí. Tư Lệnh sư đoàn 5 là tướng Lê Nguyên Vỹ đã tự kết liễu vận mạng bằng cái chết thật hiên ngang.
Tại Củ Chi cách Sài Gòn khoảng 30km về hướng Tây Bắc, sư đoàn 25 của VNCH cũng phải buông súng. Tư Lệnh sư đoàn là tướng Lý Tòng Bá bị bắt làm tù binh.
Tại căn cứ Tân An Đồng bằng sông Cửu Long, nằm ở hướng Tây Nam Sài Gòn do sư đoàn 22 VNCH trấn thủ cũng không còn sự lựa chọn nào khác.

Trong lúc đó, sau cuộc tấn công lần thứ hai của trên 3 Quân đoàn Bắc quân do Đại tướng Bắc Việt Trần Văn Trà chỉ huy, (thay thế tướng Hoàng Cầm bị thất bại trong đợt tấn công lần thứ nhất tại Xuân Lộc), lực lượng còn lại của sư đoàn 18 phải rút lui về để bảo vệ Thủ đô. Thiếu tướng Lê Minh Đảo tiếp tục chỉ huy sư đòan 18 (-) tại phía Đông Sài Gòn, cố cầm cự cho đến giờ phút chót nhưng một lần nữa đã bị tấn công bởi toàn bộ quân đoàn 2 Bắc Việt. Tướng Lê Minh Đảo dù ‘chí tuy còn mong tiến bước, nhưng sức không kham nổi đoạn trường’, đành buông tay. Thế là xong, Sài Gòn yêu dấu của quân dân Miền Nam thất thủ ngày 30 tháng tư!
Nguyên do thực sự từ đâu, do ai, bởi ai, hầu như chúng ta đều qúa biết. Không phải chỉ là 48 năm buồn hận, nhưng thực tiếc thay, nói như ký giả chiến trường kỳ cựu Phạm Huấn: “Nếu Hiệp Định Paris 27/1/1973 được ký kết trễ hơn khoảng 2 năm nữa, miền Nam không bao giờ mất vào tay cộng sản. Bởi vì, đất nước và quân đội sẽ được lãnh đạo và chỉ huy bởi những người thực sự yêu nước và bởi những tướng tá trẻ, anh hùng, can đảm có khả năng cả về quân sự lẫn văn hóa, với đầy đủ Trí, Đức, Dũng…”


Chủ Nhật Tuần Này, Nhớ Tham Dự: Chiều Nhạc “Tưởng Niệm
50 Năm, Ngày Sài Gòn Mất Tên!” (Phải mang tên…xác người!)
Do Nhóm Thân Hữu Sài Gòn và Nhóm Văn Nghệ Sài Gòn Nhớ, Lần Đầu Tiên Phối Hợp Tổ Chức!
Lúc 3 giờ chiều, Chủ Nhật, ngày 6 tháng 4, năm 2023
Tại Cà Phê Lovers, 1855 Aborn Rd, San Jose, Ca 95121.
Vào cửa, nước giải khát tự do!
*Tin giờ chót: Một ân nhân tặng 10 phần quà giá trị, cho mục rút thăm. Chưa kể tăng cường, thực phẩm nhẹ!


Sài Gòn Ơi! Sài Gòn ơi!
(Thơ Trần Quốc Bảo)


Sàigòn ơi!
Người yêu ơi!
Đêm hằng đêm tương tư lưu luyến,
Từng giờ, từng phút ray rứt nhớ thương.
Sàigòn chân tình thoải mái,
Sàigòn rực rỡ yêu đương,
Sàigòn bừng bừng sức sống,
Sàigòn đầy ắp kỷ niệm của năm tháng xa xưa, mãi mãi sinh động trong tôi.

Xa Sàigòn một khoảng cách khá lớn, cả không gian lẫn thời gian,
Nhưng vẫn thường thấy Sàigòn ẩn hiện thấp thoáng đâu đây,
Trong vạt nắng hồng,
Làn gió mát,
Và những đám mây chiều lang thang trên đỉnh núi.
Khi mộng mị,
Lúc say sưa,
Hoặc phút giây thần trí lạc khỏi vùng thể xác.

Từng thoáng bất chợt,
Tôi đã trở về Sàigòn,
Gặp lại người em sầu mộng.
Gặp lại phố phường quen thuộc
Những cột đèn

Nhà thờ Đức Bà, khu Bàn Cờ, viện Hóa Đạo,
cầu Thị Nghè, Dòng Chúa Cứu Thế, chợ Bến thành,
Bến tàu ...
Và trường học thân yêu,
Và công viên kỷ niệm ...
Muôn mầu muôn vẻ huy hoàng kiều diễm của Sàigòn thuở xưa hiện rõ rệt nơi tiềm thức.
Tôi chìm vào Sàigòn.
Giấc mơ Sàigòn quấn quyện trong ký ức,
Sàigòn tràn ngập hồn tôi!

Mỗi buổi sáng,
Thức dậy ngỡ ngàng với sự hiện diện của mình ở miền đất tạm dung.
Nơi đây … Thủ đô xứ người, kiến trúc đồ sộ, ánh sáng chói chang, âm thanh xa lạ,
Tất cả không quen thuộc, không luyến thương,
Chỉ thấy thờ ơ lạnh nhạt!
Biết tìm đâu chút ấm áp cho tâm hồn viễn xứ?
Tôi như người nghèo hèn lạc vào cung điện xa hoa,
Như kẻ mồ côi ăn nhờ ở đậu trong gia đình hạnh phúc,

Nỗi buồn mênh mông dâng lên,
Dìm tôi xuống vực thẳm!
Cô đơn,
Với mối sầu bất tận dưới đáy đại dương!

Mỗi khi màn đêm buông xuống,
Trút bỏ thực tại phiền toái,
Nhắm mắt lại,
Thì dần dần Sàigòn hiện ra,
Tôi nhìn Quê Hương tôi:
- Con đường Nhà Thờ Chí Hòa,
Cây Thánh Giá cẩm thạch ở nghĩa trang Thánh Minh, nấm mộ cha mẹ, nơi tụ họp đông đảo của gia đình, họ hàng quyến thuộc,
Chiếc bình bông cuối mộ sứt mẻ chưa thay mới,
Cỏ đầu mộ quá cao chưa cắt xén.
Tôi không mất mát một chút hình ảnh nhỏ bé nào của Sàigòn!
Chắt chiu cất giữ từng kỷ niệm vàng son,
Tựa kẻ thất tình ủ ấp tôn thờ bóng dáng người yêu,
Tôi mang tâm trạng lữ hành đói khát giữa sa mạc,
bỗng nhìn thấy ảo ảnh dòng suối ngọt ngào!

Sàigòn ơi!
Người yêu ơi!
Tháng năm dài sống đời lưu vong,
Qua từng giấc mơ thảng thốt!
Chợt mê chợt tỉnh...
Đã bao lần được về bên người,
Người em tóc dài,
Sáng chủ nhật, giọng em cao vút lời Thánh ca trong Vương Cung Thánh đường.
Chiều mưa Sàigòn xám đục,
Em đi học về,
Gió thổi tà áo trắng bay bay...

Đã bao lần với ác mộng kinh hoàng,
Sài gòn rực lửa,
Thiếu phụ chờ đón trực thăng, gục xuống bên xác chồng đẫm máu!
Bà mẹ già vuốt mắt con yêu,
Em bé mồ côi trong đống rác,
và từng đoàn dân lành tả tơi chạy giặc ồ ạt tràn về Thủ đô...

Đã bao lần gặp hồn mình trong mộng,
Dựng lại ước vọng lớn của người chiến binh thuở nào!
Với vũ khí,
Với nhung y,
Sừng sững đứng trấn ngoài biên ải !
Dương cao lá Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hòa nơi biên thành!
Giữ thanh bình cho Quê Hương,
Đem yên vui cho dân tộc!

Hỡi Ngọc Trân Châu,
Người em nghìn trùng xa cách,
Thương em biết mấy cho vừa!
Sàigòn yêu ơi!
Mệnh trời oan nghiệt. Vận nước điêu linh,
Tháng Tư đen
Đất Nước Quê Hương lọt vào tay giặc thù
Biết nói sao nên lời!
Mộng lớn không thành rồi,
Chỉ mơ tới em thôi!

Giờ này đây,
Việt Nam chìm trong hỏa ngục!
Sàigòn mang tên ma quái!
Người yêu tôi không còn đi trên Công lý, Tự do,
Lời ca tiếng nhạc im lìm, nụ cười đã tắt, ánh mắt âu lo,
Qủy đỏ xâm phạm Thánh thất, đào xới nghĩa trang,
Biến Quê Hương thành nhà tù vĩ đại!
Toàn dân đói khổ nhục nhằn!

Sàigòn ơi!
Giờ phút em hấp hối,
Trang lịch sử đen tối khởi đầu!
Tôi ôm niềm đắng cay bi phẫn ra đi,
Giã biệt em với hành trang là nỗi đau qúa lớn!
Hôm nào như mới hôm qua,
Tầu đến sông Nhà Bè, nhìn lại Sàigòn,
Pháo kích liên hồi hướng Phi trường Tân-Sơn-Nhứt,
Tia lửa vọt lên nền mây u ám!
Kho đạn Thành-tuy-hạ phát nổ dữ dội. Rúng động Thủ đô!
Ánh lửa hồng bao phủ em yêu,
Tôi ôm uất hận lặng đi như người mất trí!
Con tầu đi xa,
Đi xa dần...
Đến hải phận quốc tế, mưa rơi tầm tã.
Thượng Đế cũng nhỏ lệ cho Quê Hương Việt Nam khổ nạn!
Đứng trên boong tôi nhìn mãi về em...
Tất cả Sàigòn chỉ còn là đốm sáng nhỏ.
Lẫn vào sóng nước, mưa đêm.

Em yêu ơi!
Bây giờ em ở đâu?
Có phải trên từng xanh bát ngát kia,
Em đang gửi từ Sàigòn đến cho tôi những làn khói mây màu xám?
Sàigòn yêu dấu ơi!
Có phải mây trời lang thang đó in đẫm hình ảnh em tôi?

Trong thăm thẳm đêm đen . tôi vẫn niềm tin tha thiết,
Trời cao che chở, Hồn thiêng sông núi phù trì,
Một ngày rất gần, toàn dân mãnh liệt vùng lên, dành lại sự sống cho Quê Hương!
Tôi sẽ trở về với em,
Saigòn yêu dấu ơi!


Chủ Nhật Tuần Này, Nhớ Tham Dự: Chiều Nhạc “Tưởng Niệm
50 Năm, Ngày Sài Gòn Mất Tên!” (Phải mang tên…xác người!)
Do Nhóm Thân Hữu Sài Gòn và Nhóm Văn Nghệ Sài Gòn Nhớ, Lần Đầu Tiên Phối Hợp Tổ Chức!
Lúc 3 giờ chiều, Chủ Nhật, ngày 6 tháng 4, năm 2023
Tại Cà Phê Lovers, 1855 Aborn Rd, San Jose, Ca 95121.
Vào cửa, nước giải khát tự do!
*Tin giờ chót: Một ân nhân tặng 10 phần quà giá trị, cho mục rút thăm. Chưa kể tăng cường, thực phẩm nhẹ!


Vài Tin Đáng Chú Ý
Ghét Elon Musk, Nhưng Đừng! Người đàn ông đối mặt với án tù 20 năm vì đốt phá đại lý Tesla!
(Bình Minh)

-Hôm thứ Hai (ngày 31/3), Tổng chưởng lý Hoa Kỳ Pam Bondi thông báo một người đàn ông bị tình nghi ném thiết bị gây cháy vào một đại lý Tesla ở bang Colorado sẽ phải đối mặt với án tù lên đến 20 năm.
Nghi phạm bị bắt và Bộ Tư pháp Hoa Kỳ có lập trường cứng rắn
Công ty Tesla của tỉ phú Elon Musk từng được lòng vì sản xuất xe điện tốt cho môi trường, nhưng hiện đã trở thành mục tiêu phá hoại nhằm phản đối liên minh Trump – Musk.
Tesla đang là mục tiêu của các nhà hoạt động phản đối chương trình nghị sự của chính quyền Tổng thống Mỹ Trump, khi CEO Tesla Elon Musk là cố vấn của ông Trump, cũng như là người đang dẫn đầu chiến dịch cắt giảm hàng ngàn biên chế liên bang Mỹ thông qua Bộ Hiệu quả Chính phủ Hoa Kỳ (DOGE).
New York Post đưa tin Cooper Jo Frederick, 24 tuổi, đã bị bắt tại thành phố Plano, Texas, vì tình nghi tấn công một đại lý Tesla ở thành phố Loveland, bang Colorado.
Trong một tuyên bố video, bà Bondi nói đây là lời cảnh báo, họ có thể chạy trốn, nhưng không thể trốn tránh, công lý sẽ đến.
Nội dung bài đăng trên nền tảng X: “Pam Bondi vừa đệ đơn cáo buộc nghiêm trọng đối với Cooper Frederick, kẻ tấn công Tesla. Frederick đã ném bom xăng vào một đại lý ở thành phố Loveland, bang Colorado để ‘phản đối’ Elon Musk. Anh ta sẽ phải đối mặt với mức án 20 năm tù khi ra tòa.”
Theo cảnh sát, Frederick đã đốt một thiết bị gây cháy và ném vào đại lý, suýt trúng nhiều xe đang đỗ. Thiết bị này đã rơi vào giữa hai chiếc xe và gây ra hỏa hoạn. Một số người đang dọn dẹp tòa nhà đã gặp nguy hiểm vào thời điểm đó. May mắn thay, một cảnh sát phản ứng nhanh tại hiện trường đã kịp thời dập tắt ngọn lửa, tránh được thương vong.

Các cơ sở của Tesla bị tấn công nhiều lần và đang được điều tra
Ngoài vụ tấn công đốt phá, cảnh sát cho biết, tòa nhà và một số phương tiện cũng bị hư hại do đá ném. Bà Bondi nhấn mạnh, nếu tham gia vào hành vi khủng bố trong nước chống lại tài sản của Tesla, người này sẽ bị bắt giữ và bỏ tù. Bà nói thêm rằng những trường hợp này gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đến an toàn công cộng và sẽ không có cuộc đàm phán nào.
Một tuần sau khi Frederick bị bắt, các công tố viên liên bang tuyên bố đề nghị mức án 20 năm tù cho anh ta. Anh ta cũng phải đối mặt với các cáo buộc tại địa phương, bao gồm tội đốt phá cấp độ 2 và tàng trữ thiết bị nổ hoặc gây cháy.
Tesla trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công liên tiếp
Frederick không phải là nghi phạm duy nhất bị buộc tội tấn công cơ sở của Tesla. Lucy Grace Nelson, 42 tuổi, còn được gọi là Justin Thomas Nelson, cũng đang phải đối mặt với cáo buộc thực hiện một cuộc tấn công tương tự tại cùng một đại lý Tesla vào ngày 27/2.
Trong khi đó, Paul Hyon Kim, 36 tuổi, bị buộc tội đốt phá, tàng trữ thiết bị gây cháy trái phép và vũ khí sau khi anh ta nổ súng vào các xe tại một đại lý Tesla ở thành phố Las Vegas. Bà Bondi tiết lộ, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã truy tố một số nghi phạm vì cáo buộc tấn công tài sản của Tesla, một số trường hợp có mức án tối thiểu là 5 năm tù.

Để ứng phó với các cuộc tấn công này, Cục Điều tra Liên bang (FBI) và Cục Quản lý Rượu, Thuốc lá, Vũ khí và Chất nổ (ATF) đã cùng nhau thành lập một lực lượng đặc nhiệm, để tăng cường nỗ lực điều tra và thực thi pháp luật.
Tỷ phú Elon Musk lên án bạo lực
CEO Tesla Elon Musk tỏ ra sốc trước các cuộc tấn công. Ông đăng trên X (trước đây là Twitter) rằng những hành động này thật điên rồ và cực kỳ sai trái. Tesla chỉ sản xuất ô tô điện và không làm gì để phải chịu cuộc tấn công độc ác này.
Trong khi đó, một vụ hỏa hoạn tại đại lý Tesla ở Rome vào thứ Hai (31/3) đã thiêu rụi 17 chiếc xe, nguyên nhân vụ cháy vẫn đang được điều tra. Ông Musk thẳng thừng tuyên bố trên X rằng những cuộc tấn công này là chủ nghĩa khủng bố.
Đăng tải trên Truth Social ngày 21/3 (giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố, những ai tham gia vào loạt vụ tấn công gần đây nhắm vào công ty xe điện Tesla sẽ có thể đối mặt với hậu quả nghiêm khắc, bao gồm án tù lên đến 20 năm.
“Những người bị bắt vì phá hoại Tesla sẽ có nguy cơ phải ngồi tù lên tới 20 năm, gồm cả những kẻ đứng sau tài trợ. Chúng tôi đang tìm kiếm các người”, ông Trump viết.
Cảnh báo trên được ông Trump đăng tải trong bối cảnh một loạt vụ tấn công nhắm vào phòng trưng bày trạm sạc và xe điện của Tesla xảy ra tại một số thành phố thiên tả ở Mỹ.


Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ cập nhật chính sách chỉ công nhận 2 giới tính: nam và nữ
(Diệc Bình)


(Vào ngày 2 tháng 4 năm 2025, Cơ quan Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) đã cập nhật Sổ tay Chính sách, chỉ công nhận hai giới tính: nam và nữ.)
-Vào ngày 2/4, Cơ quan Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) đã cập nhật Sổ tay Chính sách, chỉ công nhận hai giới tính là nam và nữ.
Dựa trên Sắc lệnh hành pháp ngày 20/1/2025 của Tổng thống, có tiêu đề “Bảo vệ phụ nữ khỏi chủ nghĩa cực đoan về ý thức hệ giới tính và khôi phục sự thật sinh học trong chính phủ liên bang” (Defending Women From Gender Ideology Extremism and Restoring Biological Truth to the Federal Government), USCIS đã khôi phục chính sách lịch sử của mình về việc chỉ công nhận hai giới tính.
Bà Tricia McLaughlin, Trợ lý Bộ trưởng phụ trách các vấn đề công chúng của Bộ An ninh Nội địa Mỹ, nói rằng: “Chỉ có hai giới tính — nam và nữ. Tổng thống Trump đã hứa với người dân Mỹ về một cuộc cách mạng dựa trên lẽ thường, trong đó bao gồm việc đảm bảo rằng các chính sách của Chính phủ Mỹ phù hợp với thực tế sinh học đơn giản.”
Bà nhấn mạnh: “Việc quản lý hệ thống nhập cư của chúng ta một cách hợp lý liên quan đến an ninh quốc gia, chứ không phải là quảng bá và dung túng một hệ tư tưởng gây tổn hại vĩnh viễn cho trẻ em và tước đoạt phẩm giá, sự an toàn cũng như phúc lợi thực sự của phụ nữ.”

Theo hướng dẫn mới này, USCIS xác định giới tính của một cá nhân dựa trên giấy khai sinh được cấp vào thời điểm sinh hoặc gần thời điểm sinh nhất. Nếu giấy khai sinh không ghi nhận giới tính là nam hoặc nữ, USCIS sẽ xác định giới tính dựa trên các bằng chứng bổ sung.
USCIS sẽ không từ chối cấp quyền lợi chỉ vì người nộp đơn không thể hiện đúng giới tính của mình. Tuy nhiên, USCIS sẽ không cấp các giấy tờ có phần giới tính để trống hoặc ghi giới tính khác với giới tính được ghi trên giấy khai sinh (hoặc giấy khai sinh cấp gần thời điểm sinh nhất). Do đó, nếu người nộp đơn không điền giới tính hoặc điền giới tính khác với giấy khai sinh, hồ sơ có thể bị trì hoãn.
Nếu giới tính trên tài liệu do USCIS cấp khác với giới tính mà người nộp đơn đã khai trong hồ sơ, USCIS có thể gửi thông báo cho họ.
Hướng dẫn này có hiệu lực ngay lập tức, áp dụng cho tất cả các đơn đang chờ xử lý hoặc được nộp từ ngày 2 tháng 4 năm 2025 trở đi.


Starlink chuẩn bị xây dựng trạm mặt đất đầu tiên tại Việt Nam, mở đường cho triển khai rộng rãi dịch vụ vệ tinh
(Đất Việt)


-SpaceX, công ty của tỷ phú Elon Musk, đang chuẩn bị thiết lập trạm mặt đất đầu tiên tại Việt Nam để phục vụ hệ thống vệ tinh Starlink, theo thông tin từ hãng tin Reuters. Đây có thể là bước khởi đầu cho mạng lưới gồm từ 10 đến 15 trạm trên khắp cả nước – một động thái chiến lược giữa bối cảnh Việt Nam đối mặt với nguy cơ bị Mỹ áp thuế quan thương mại.
Theo quyết định của Thủ tướng Phạm Minh Chính ký ngày 23 tháng 3, được Reuters tiếp cận, trạm đầu tiên sẽ đặt tại thành phố Đà Nẵng và có thể đi vào hoạt động sớm nhất vào tháng Năm hoặc tháng Sáu tới. Tổng vốn đầu tư cho trạm này được ước tính vào khoảng 3 triệu USD.
Trạm mặt đất đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối vệ tinh với người dùng dưới mặt đất, đồng thời cho phép các cơ quan quản lý tại quốc gia sở tại giám sát dữ liệu truyền tải. Với Việt Nam – quốc gia có chính sách kiểm soát thông tin chặt chẽ – yêu cầu này trở thành điều kiện bắt buộc. Quyết định của Thủ tướng nêu rõ “tất cả lưu lượng dữ liệu phát sinh tại Việt Nam phải đi qua cổng này,” đồng thời quy định các yêu cầu về lưu trữ dữ liệu, xác minh danh tính người dùng và khả năng đình chỉ dịch vụ vì lý do an ninh.

Dấu hiệu hòa giải giữa Việt Nam và Elon Musk
Trước đó, các cuộc đàm phán giữa Việt Nam và Starlink từng bị đình trệ do bất đồng về quyền sở hữu nước ngoài. Tuy nhiên, gần đây Hà Nội đã quyết định cấp phép cho chương trình thí điểm kéo dài năm năm, trong đó Elon Musk được toàn quyền kiểm soát công ty con của SpaceX tại Việt Nam – một bước nhượng bộ hiếm hoi trong bối cảnh chính sách sở hữu nước ngoài nghiêm ngặt.
Một nguồn tin mô tả sự thay đổi này là “cành ô liu” mà Việt Nam gửi tới ông Musk – nhân vật được cho là có quan hệ gần gũi với Tổng thống Donald Trump, người đang đe dọa áp thuế đối ứng đối với những quốc gia có thặng dư thương mại lớn với Mỹ. Năm 2023, thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ đạt mức kỷ lục 123 tỷ USD.

Tầm quan trọng chiến lược và tiềm năng thị trường
Nếu được triển khai đầy đủ, kế hoạch này sẽ biến Việt Nam thành một trong những quốc gia có mạng lưới trạm Starlink lớn nhất toàn cầu. Dù Starlink đang hoạt động tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, không phải nơi nào cũng có trạm mặt đất – yếu tố quyết định chất lượng dịch vụ và khả năng kiểm soát của chính quyền sở tại.
Chính phủ Việt Nam đã cấp phép cho Starlink phục vụ tối đa 600.000 khách hàng – một con số giới hạn do giá cước cao so với mặt bằng thu nhập trong nước. Do đó, dịch vụ có thể tập trung vào khu vực vùng sâu, vùng xa, nơi thiếu kết nối băng thông rộng truyền thống.
Ngoài ra, Starlink còn đang đàm phán để cung cấp một hệ thống mạng nội bộ (intranet) bảo mật, tuy nhiên kế hoạch này vẫn chưa được chính phủ Việt Nam phê duyệt.
Trước đây, Starlink từng triển khai dịch vụ thử nghiệm tại Việt Nam, hỗ trợ lực lượng cảnh sát biển điều khiển drone tại Biển Đông. Tuy nhiên, dịch vụ này bị tạm ngừng vào cuối năm 2023 khi các cuộc đàm phán bị đình trệ.
Theo một báo cáo công bố trên cổng thông tin Chính phủ Việt Nam vào tháng 9/2024, SpaceX đã cam kết đầu tư 1,5 tỷ USD tại Việt Nam, đồng thời đề nghị các nhà cung ứng của mình chuyển một phần hoạt động sản xuất sang quốc gia Đông Nam Á này – cho thấy mức độ quan tâm ngày càng gia tăng của ông Musk đối với thị trường Việt Nam trong cả lĩnh vực công nghệ lẫn công nghiệp.

Tin Quốc Tế Đó Đây
Âu Châu Làm Cột Trụ NATO: Nhiệm Vụ Liệu Có Khả Thi?

-Nhân cuộc họp của các Ngoại trưởng khối Liên minh Phòng thủ Bắc Ðại Tây Dương (NATO) tại thủ đô Brussels của Bỉ, báo Le Monde ra ngày 4/4/2025 nói về khả năng Âu Châu thay Mỹ trở thành cột trụ trong khối NATO.
Một số người nói đến "trụ cột Âu Châu" trong Liên Minh Bắc Đại Tây Dương, một số khác lại nói đến "Âu Châu hóa" NATO, thậm chí là "NATO 3.0".... Đối với báo Le Monde, dù nói thế nào thì cũng là để thể hiện một thực tế: Chính quyền các nước khối 27 nước đã nghĩ tới chuyện Liên Hiệp Âu Châu phải có trách nhiệm hơn đối với quốc phòng tập thể của cả khối NATO, mà suốt 75 năm qua vẫn do Hoa Kỳ lãnh đạo. Việc chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump quay lưng lại với Lục địa già đặt ra một thách thức lớn cho Liên Hiệp Âu Châu.

Trong bài viết "Việc xây dựng khó khăn 'một cột trụ Âu Châu' trong NATO", báo Le Monde nhắc lại là Âu Châu đã bắt đầu bước vào thế trận để cố gắng đề xuất sự tái cân bằng này, trước tiên về mặt tài chánh, sau đó là đến trang thiết bị và việc khai triển quân đội. Còn về khả năng thay đổi cơ chế quản lý của NATO để các nước Âu Châu đảm nhận nhiều trọng trách hơn về quân sự thì các thành viên NATO vẫn chưa sẵn sàng thảo luận.
Hiện tại, không một nhà ngoại giao nào chắc chắn về mục tiêu thực sự về dài hạn của chính quyền Donald Trump, nhưng tất cả đều khẳng định rằng "cần phải làm nhiều hơn nữa". Camille Grand, cựu phó Tổng Thư ký NATO, một trong các đồng tác giả của nghiên cứu "Một thỏa thuận xuyên Đại Tây Dương mới" của Trung tâm Belfer, thuộc Đại Học Harvard của Mỹ thực hiện vào tháng 2/2025 cho biết "câu hỏi đặt ra là liệu quá trình chuyển đổi sẽ được thực hiện theo cách có tổ chức và phối hợp với Mỹ hay là với hàng loạt quyết định đột xuất".
Theo tài liệu được Le Monde trích dẫn, một số nhà nghiên cứu ước tính rằng để xây dựng một "cột trụ Âu Châu" trong NATO, Liên Hiệp Âu Châu sẽ phải gánh vác 70-80% lực lượng được khai triển ở sườn đông NATO và các thiết bị quân sự cần thiết cho một chiến dịch quy mô lớn: máy bay vận tải xe tăng, thiết bị tình báo, giám sát và trinh sát, phương tiện tác chiến điện tử, phòng không, phi đạn tầm xa....

Bản Án Cho Thủ Lãnh Cực Hữu Pháp: Không Ai Đứng Trên Pháp Luật

-Về thời sự nước Pháp, báo Le Monde ra ngày 3/4/2025 nhận định bản án hôm thứ Hai (31/3) dành cho bà Marine Le Pen, là một đòn sấm sét trên chính trường Pháp.
Ba lần là ứng cử viên Tổng thống, thủ lãnh cực hữu sẽ không thể ra tranh cử vào năm 2027.
Đây không phải là lần đầu tiên quyết định của Tư pháp ảnh hưởng đến một chính khách hàng đầu, các cựu Thủ tướng Alain Juppé năm 2004 và François Fillon năm 2017 đã từng bị, và mỗi lần Tư pháp đều bị cho là quá nặng tay.
Chính đảng cực hữu đã đòi trừng trị không thương tiếc các can phạm, còn khi mình vi phạm thì lại phản đối, cứ như là đứng trên pháp luật. Nhưng Nhà nước pháp trị trước hết là áp dụng luật pháp với mọi người, kể cả chính khách nổi tiếng.


Tòa Bảo Hiến Nam Hàn Phế Truất Tổng Thống Yoon Suk Yeol


(Hình REUTERS - Kim Min-Hee: Thẩm phán Moon Hyung Bae (giữa), quyền Chánh án Tòa Bảo hiến Nam Hàn, phát biểu trong phán quyết cuối cùng luận tội Tổng thống Nam Hàn Yoon Suk Yeol tại Tòa Bảo hiến, Hán Thành, Nam Hàn, ngày 4/4/2025.)
-Bốn tháng sau khi ban hành "thiết quân luật" với ý đồ bám víu quyền lực, Tổng thống Nam Hàn Yoon Suk Yeol, thuộc cánh bảo thủ, hôm 4/4/2025 đã chính thức bị Tòa Bảo hiến "nhất trí" bãi nhiệm. Lãnh đạo đảng đối lập, ông Lee Jae Myung hiện được coi là có nhiều triển vọng trong cuộc bầu cử Tổng thống trước thời hạn.
Hôm 14/12/2024, Quốc hội Nam Hàn đã thông qua kiến nghị bãi nhiệm Tổng thống Yoon Suk Yeol, với lý do ông đã "vi phạm các nguyên tắc cơ bản của Nhà nước pháp quyền và của một nền Dân chủ" khi "huy động cảnh sát và quân đội để ngăn cản hoạt động của Quốc hội" ban hành thiết quân luận hôm 3/12/2024. Nhưng quyết định sau cùng thuộc về Tòa Bảo hiến. Phán quyết hôm 4/4 đã được phe ủng hộ dân chủ hoan nghênh, như tường thuật của thông tín viên Camille Ruiz của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) từ Hán Thành.
"Tiếng hò reo, những tràng pháo tay và cả một đội kèn đã vang lên. Một số người biểu tình khóc nức, số khác thì ôm lấy nhau vì vui sướng. Giấu mặt sau cặp kính râm, ông Choi Byeon Ho, 56 tuổi kín đáo lau nước mắt và nói: "Tôi đến đây với tràn đầy hy vọng và thực sự xúc động đến phát khóc. Tôi rất hài lòng và nhẹ nhõm. Đây là một quyết định hiển nhiên và đã đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng".

Cô Lee Eunseo, 25 tuổi, dự trù sẽ ăn mừng sự kiện này. Cô nói:Tôi sẽ đi ăn với bạn bè, trong một nhà hàng kha khá. Chúng tôi đã tích cực tham gia (để có được kết quả như ngày hôm nay). Chúng tôi sẽ bình luận nhiều và hài lòng về những nỗ lực đó.
Tâm trạng nhẹ nhõm hiện rõ trên nhiều khuôn mặt. Bà Ahn Eunyeong, 57 tuổi khó che đậy niềm vui. Ngoài đời là một diễn viên, bà thổ lộ: Tôi thật khó tin điều này đã xảy ra. Tôi thật sự vui sướng. Như vậy là chúng tôi có thể trở về với cuộc sống như xưa, tiếp tục được sống trong một chế độ dân chủ. Ahn Eunyeong đã nghĩ đến cuộc bầu cử Tổng thống Nam Hàn sắp diễn ra trong hai tháng nữa. Theo bà, lãnh đạo dảng đối lập "Lee Jae Myung là người duy nhất thực sự quan tâm đến người dân. Ông thực sự làm đúng công việc của mình. Ông phải được trở thành Tổng thống".
Là đối thủ của Tổng thống Yoon, Lee Jae Myung hiện là ứng cử viên có nhiều triển vọng. Trong khoảng một chục ngày nữa Nam Hàn sẽ thông báo ngày cụ thể tổ chức bầu cử Tổng thống".

Bắc Kinh Dấn Tới Trong Khi Cận Đông và Ukraine Rối Loạn

-Nhà nghiên cứu Collin Koh của Rajaratnam School of International Studies (RSIS) ở Tân Gia Ba phân tích, điều đáng cảnh báo ở đây là bối cảnh chính trị. Nhân lúc tình hình đang căng thẳng ở Cận Đông và Ukraine, Trung Quốc dấn lên tại Á Châu-Thái Bình Dương.
Nhật Bản bớt lo hơn khi Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Pete Hegseth đến thăm vào cuối tuần qua, trao đổi với đồng nhiệm Nhật Gen Nakatani, khẳng định quyết tâm của Hoa Kỳ về việc duy trì khả năng răn đe mạnh mẽ tại Ấn Độ-Thái Bình Dương, "kể cả vượt qua eo biển Đài Loan". Về phía Đài Bắc, tháng Bảy tới sẽ diễn ra cuộc tập trận thường niên phối hợp ba binh chủng nhằm tự vệ trước khả năng Trung Quốc tấn công "vào năm 2027".
Báo Le Figaro nhắc lại, trong những tuần vừa qua, quan hệ giữa Bắc Kinh và Đài Bắc thêm căng thẳng. Coi Trung Quốc là "thế lực thù địch bên ngoài", Tổng thống Lại Thanh Đức tố cáo việc xâm nhập vào xã hội Đài Loan trên đủ mọi phương diện, từ vô số ca gián điệp cho đến việc dùng những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội (KOL) vận động ủng hộ "thống nhất".
Một người Trung Quốc nhiều ảnh hưởng đã bị trục xuất khỏi Đài Loan, Bắc Kinh trả đũa bằng bản án 3 năm tù cho "Fucha", một chủ nhà xuất bản nổi tiếng ở Đài Loan. Theo nhà nghiên cứu Joseph Tsai, đại học Chung Cheng, cuộc tập trận nhằm gởi thông điệp cho Hoa Kỳ, chứng tỏ Trung Quốc dư sức đe dọa Đài Loan. Chuyên gia Su Tzu Yun cho rằng tập trận còn nhằm tuyên truyền trong nội bộ, vào lúc các lãnh đạo cao cấp trong quân đội đang bị thanh trừng.


Động Đất ở Miến Điện: Chính Quyền Quân Sự Ban Hành Lệnh Tạm Ngừng Bắn


(Hình AP: Một con đường bị hư hại nặng nề do trận động đất ngày 28/3/2025 tại thủ đô Naypyitaw của Miến Điện.)
-Tại Miến Điện, sau 6 ngày động đất kinh hoàng, số nạn nhân thiệt mạng đã lên đến gần 3.100 người. Một phát ngôn viên của tập đoàn quân sự cầm quyền, Zaw Min Tun, cho biết số người bị thương là hơn 4.700 người. Ngoài ra, vẫn còn 341 người mất tích.
Trong bối cảnh số nạn nhân không ngừng tăng, công tác cấp cứu gặp nhiều khó khăn, tập đoàn quân sự cầm quyền hôm 2/4/2025, cuối cùng đã đáp ứng đề nghị của các phe đối lập vũ trang, quyết định ban hành lệnh ngừng bắn tạm thời để tạo thuận lợi cho công tác cấp cứu, cứu trợ.
Theo thông tấn xã AFP, phát ngôn viên chính quyền quân sự, Zaw Min Tun, hôm 3/4 cho biết là có 17 nước điều lực lượng cấp cứu và đưa viện trợ đến Miến Điện. Hơn 1.000 tấn thực phẩm và thiết bị đã được chuyển đến.

Công tác cấp cứu vẫn tiếp diễn, nhưng có thể gặp nhiều khó khăn do sẽ có mưa to tại những vùng bị tác động mạnh nhất trong trận động đất tuần trước, chẳng hạn ở Mandalay, Sagaing và thủ đô Naypyidaw. Nhiều đoàn cấp cứu của ngoại quốc, nhất là của phương Tây, gặp trở ngại khi xin giấy phép vào Miến Điện. Từ thủ đô Vọng Các của Thái Lan hôm 2/4, thông tín viên Carole Isoux và Jad EL Khoury của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) trong khu vực tường trình:
"Tình hình hiện nay vượt quá khả năng của nhân viên cấp cứu Miến Điện. Tại một số nơi, chẳng hạn thành phố Sagaing, 1/3 số tòa nhà sụp đổ do thiếu sự hỗ trợ của chính quyền. Chính các lực lượng của xã hội dân sự, không có trang thiết bị, đã phải tự xoay xở để bắt đầu công việc tìm kiếm nạn nhân và dọn dẹp các đống đổ nát. Mùi xác chết phân hủy đã bắt đầu tràn ngập khắp các con đường tại thành phố này.
Trong khi các đoàn cấp cứu của Nga, Trung Quốc và Ấn Độ được phép hoạt động ở Miến Điện, thì lực lượng cấp cứu từ các nước phương Tây lại gặp khó khăn trong việc xin giấy phép cần thiết để tiếp cận các khu vực bị ảnh hưởng. Đơn cử trường hợp của tổ chức Tanky, một nhóm cấp cứu của Pháp được trang bị radar. Họ đã bị kẹt ở phi trường Rangoon trong suốt 48 giờ đồng hồ. Một người nói: "Ở phi trường Rangoon, chúng tôi thực sự được các nhân viên của phi trường chào đón nồng nhiệt và chúng tôi đợi ở phòng chờ từ hôm qua. Chúng tôi được đón tiếp rất, rất, rất là nồng nhiệt, nhưng vẫn chưa được cấp visa nhập cảnh".
Hôm thứ Tư 2/4, binh sĩ Miến Điện đã nổ súng vào một nhóm nhân viên của Hội Chữ Thập Đỏ Trung Quốc và sau đó giải thích rằng họ không được thông báo về chuyến đi của đoàn Trung Quốc. Tập đoàn quân sự cầm quyền lo ngại rằng lực lượng nổi dậy, núp dưới danh nghĩa của các đoàn cấp cứu, sẽ lợi dụng tình hình để mở rộng tầm kiểm soát và giành thêm đất.
Trong khi chờ đợi, một số nhóm dân cư vẫn chưa nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào".

Trung Quốc Tập Trận Quy Mô Phong Tỏa Đài Loan

-Tại Á Châu, các báo Le Figaro và La Croix quan tâm đến sự kiện Trung Quốc tập trận phong tỏa Đài Loan, huy động cả ba binh chủng lục quân, Hải quân và Không quân trong đó có hàng không mẫu hạm Sơn Đông. Từ nhiều năm qua Bắc Kinh vẫn trắc nghiệm nhiều kịch bản để xâm lược Đài Loan, nhưng đây là cuộc tập trận quy mô nhất kể từ tháng Hai.
Có đến 71 chiến đấu cơ, mười mấy chiến hạm cùng với hàng không mẫu hạm tập trận bắn đạn thật tại khu vực cách Đài Loan 40 hải lý về phía nam. Theo quân đội Trung Quốc, đó là "lời cảnh cáo nghiêm khắc". Bắc Kinh đe dọa "Độc lập của Đài Loan có nghĩa là chiến tranh", gọi Tổng thống Lại Thanh Đức (Lai Ching Te) là "kẻ ăn bám đầu độc Đài Loan".
Đáng lo hơn cả là hai sáng kiến quân sự của Trung Quốc về một chiến dịch nhắm vào Đài Loan được phát giác vào tháng trước. Các hình ảnh vệ tinh cho thấy một dãy dài các phà trên một bờ biển, có thể giúp đổ bộ mấy chục xe tăng và binh lính từ trên biển. Một tờ báo tiếng Anh ở Hồng Kông tiết lộ về một thiết bị hiệu quả có thể cắt cáp dưới đáy biển ở độ sâu kỷ lục. La Croix dẫn lời Thomas Shugart, cựu quân nhân trên tàu ngầm Mỹ và là chuyên gia quốc phòng, nhận xét phương Tây không có thiết bị nào có thể so sánh với loại này.


TIN VẮN - TIN TỔNG HỢP


(Reuters) - Tòa Bạch Ốc: Elon Musk sẽ rời chính quyền Trump sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE). Thông báo của Tòa Bạch Ốc được đưa ra ngày 2/4/2025, sau khi trang mạng Politico, trích dẫn 3 nguồn tin thân cận với Donald Trump, loan tin Tổng thống Mỹ thông báo với những nhân vật thân cận là Elon Musk sẽ rời chức vụ trong những tuần tới, để tập trung vào các hoạt động riêng của ông. Politico cũng nhắc lại là vị trí "nhân viên đặc biệt của chính phủ" của Musk chỉ có thời hạn 130 ngày, tức là sẽ hết hạn vào cuối tháng 05 đầu tháng 06/2025.
(AP) - Bảo Gia Lợi đã nhận được chiến đấu cơ F-16 đầu tiên từ Mỹ. Đón chiếc F-16 đầu tiên tại căn cứ Không quân Graf Ignatievo, miền Trung Bảo Gia Lợi, Thủ tướng Rosen Zhelyazkov hôm 2/4/2025 tuyên bố đây không chỉ là máy bay chiến đấu, mà còn là một biểu tượng và hiện thân cho quan hệ đối tác chiến lược giữa Bảo Gia Lợi và Hoa Kỳ, một mối quan hệ mang lại một viễn cảnh mới cho quân đội Bảo Gia Lợi. Hồi tháng 7/2019, Bảo Gia Lợi đã ký thỏa thuận mua 8 chiến đấu cơ F-16 Block 70 của Mỹ với giá 1,3 tỉ Mỹ kim. Máy bay dự kiến được giao cho Bảo Gia Lợi từ năm 2023, nhưng kế hoạch đã bị hoãn lại do đại dịch Covid-19. Năm 2022, Bảo Gia Lợi ký một hợp đồng khác với công ty Mỹ Lockheed Martin, mua thêm 8 chiếc F-16, dự kiến sẽ được giao vào cuối năm 2027.

(Le Monde) – Nga xây đường ống dẫn dầu đi qua vùng Zaporijia sang bán đảo Crimea. Theo trang Censor.net của Ukraine, dẫn lời Piotr Andriouchtchenko Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về sự chiếm đóng, "Nga tích cực tiếp tục cung cấp cho vùng Zaporijia các trang thiết bị và vật liệu để xây dựng đường ống dẫn và cơ sở trữ dầu". Vị lãnh đạo trung tâm nghiên cứu này cho biết tiếp tục theo dõi nhằm xác định vị trí tiềm tàng của đường ống.
(AFP) - Nga - Mỹ họp bàn hợp tác kinh tế tại Hoa Thịnh Ðốn. Trên Telegram hôm nay, 3/4/2025, ông Kirill Dmitriev, đặc phái viên của Tổng thống Nga Putin về đầu tư và hợp tác kinh tế, thông báo có cuộc họp tại Hoa Thịnh Ðốn với các đại diện chính quyền Mỹ. Đây là chuyến công du đầu tiên của một viên chức cao cấp Nga đến Hoa Thịnh Ðốn kể từ khi Putin mở cuộc tấn công xâm lược Ukraine hồi tháng 2/2022. Theo kênh truyền hình CNN, ông Kirill Dmitriev sẽ trao đổi với đặc phái viên Mỹ Steve Witkoff về tái lập quan hệ song phương, trong đó có vấn đề trừng phạt kinh tế của Hoa Kỳ nhắm vào Nga.

(AFP) - Ngoại trưởng Mỹ đến Brussels gặp đồng minh. Ông Marco Rubio đã rời Hoa Thịnh Ðốn công du Brussels tối 2/4/2025, ngay sau khi Tổng thống Donald Trump công bố áp thuế đối với hàng loạt nước bất kể là đồng minh Hoa Kỳ hay không. Ông Rubio dự kiến gặp các đối tác Liên minh Phòng thủ Bắc Ðại Tây Dương (NATO) trong 2 ngày 3 và 4/4/2025. Donald Trump không ngừng gia tăng sức ép đòi các đồng minh Âu Châu chi nhiều hơn cho quốc phòng và gánh nhiều trách nhiệm hơn đối với cuộc chiến tranh Ukraine và Nga, mặc dù Âu Châu bị loại khỏi các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Ukraine và Mỹ cùng như giữa Nga và Mỹ.
(AFP) - Thổ Nhĩ Kỳ: 11 người bị bắt vì kêu gọi tẩy chay hàng hóa để phản đối vụ bắt giữ thị trưởng Istanbul. Hãng tin nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ Anadolu cho biết các vụ bắt giữ diễn ra hôm nay 3/4/2025. Năm người khác đang bị truy lùng vì cũng bị truy tố về tội "kích động hận thù". Viện Công tố Istanbul tối 1/4 thông báo mở điều tra nhắm vào những người đã khởi xướng hoặc chia sẻ lời kêu gọi tẩy chay hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp thân chính quyền, để gây sức ép buộc chính phủ trả tự do cho thị trưởng Ekrem Imamoglu, đối thủ chính trị chủ chốt của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan. Vụ bắt giữ ông Imamoglu hôm 19/3 đã làm dấy lên một phong trào biểu tình lớn hiếm có tại Thổ Nhĩ Kỳ. Tại Istanbul và Ankara, nhiều quán cà-phê, quán bar và nhà hàng đã đóng cửa cả ngày hôm qua.

(AFP) - Hung Gia Lợi rút khỏi CPI, trải thảm đỏ đón Thủ tướng Do Thái. Hung Gia Lợi hôm nay, 3/4/2025, tiếp đón Thủ tướng Do Thái với nghi thức long trọng, cho dù ông Netanyahu đang là đối tượng bắt giữ của Tòa án Hình sự Quốc tế (CPI). Ngay trong ngày đầu tiên của chuyến thăm, Hung Gia Lợi thông báo rút khỏi CPI. Thủ tục này sẽ kéo dài trong khoảng 1 năm. Bị Tòa án Hình sự Quốc tế phát lệnh bắt giữ vì tội ác chiến tranh và tội ác chống nhân loại ở Dải Gaza hồi tháng 11/2024, ông Benyamin Netanyahu đã đến thăm Hoa Kỳ nhưng chưa bao giờ đến thăm một quốc gia là thành viên của định chế có trụ sở tại The Hague.
(Le Figaro) - Hoa Thịnh Ðốn đang nghiên cứu giá mua lại Greenland. Theo các viên chức cấp cao được nhật báo Mỹ Washington Post phỏng vấn, đây là bước đi cụ thể nhất mà chính quyền Donald Trump thực hiện kể từ khi có ý đồ thâu tóm vùng lãnh thổ tự trị của Đan Mạch. Theo Washington Post, ba viên chức cấp cao (giấu tên) nắm rõ hồ sơ này cho biết, các thành viên Văn phòng Ngân sách của Tòa Bạch Ốc trong những tuần gần đây đang nỗ lực xác định chi phí để biến hòn đảo tự trị của Đan Mạch thành một lãnh thổ của Hoa Kỳ. Nghiên cứu bao gồm chi phí cung cấp các dịch vụ của chính phủ Hoa Kỳ cho 58.000 cư dân Greenland, cũng như ước tính thu nhập cho Hoa Kỳ từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Greenland.

(AFP) - Đức phá vỡ một trong những nền tảng lớn nhất trên darknet về ấu dâm. Sau 3 năm điều tra, với sự hỗ trợ của Europol, chính quyền Đức đã phá được nền tảng KidFlix, với 1,8 triệu người dùng trên toàn thế giới, bao gồm 91.000 video lạm dụng tình dục trẻ em. Trong lịch sử Cảnh sát Âu Châu, đây là chiến dịch lớn nhất nhắm vào tội phạm mạng về ấu dâm. Europol hôm 2/4/2025 cho biết KidFlix là một trong những nền tảng video được biết đến nhiều nhất trong giới ấu dâm. Các cuộc thẩm vấn đã diễn ra tại 31 nước, trong đó có Anh và Đức. Từ ngày 10 đến 23/3, có 79 người đã bị bắt, hơn 3.000 thiết bị điện tử bị tịch thu và 39 trẻ em được đặt dưới sự bảo vệ. Cuộc điều tra chưa khép lại, ước tính có 1.400 nghi phạm đã được xác định danh tính.
(AFP) – Anh Quốc: Rác chất đống ở Birmingham do nhân viên thu gom đình công. Tại Birmingham, thành phố đông dân thứ hai của Anh Quốc, cuộc đình công của nhân viên thu gom rác bùng phát từ tháng 3/2025 làm hơn 17.000 tấn rác thải chất đống cao tại các nẻo đường khu đô thị Midlands (miền Trung nước Anh). Nguyên nhân là do xung đột giữa nhân viên thu gom rác và chính quyền địa phương hiện đang gặp khó khăn về tài chánh. Theo nghiệp đoàn Unite, một số nhân viên trong ngành này có nguy cơ bị mất đến khoảng 9.500 Euro tiền lương mỗi năm do kế hoạch tái cơ cấu dịch vụ thu gom rác thải.

(AFP) - Úc Ðại Lợi trải qua 12 tháng nóng nhất từng được ghi nhận từ 1 thế kỷ nay. Một đại diện của cơ quan khí tượng Úc Ðại Lợi hôm nay 3/4/2025 thông báo như trên và cho biết Úc Ðại Lợi cũng đang hứng chịu nhiều trận lũ lụt, lốc xoáy và một đợt san hô bị tẩy trắng trên diện rộng. Từ tháng 04/2024 đến tháng 03/2025, nhiệt độ trung bình trên toàn quốc cao hơn 1,61° C so với nhiệt độ trung bình thông thường. Các nhà khoa học nhất trí là việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch góp phần gây biến đổi khí hậu, trong khi Úc Ðại Lợi vẫn là một trong những nước xuất cảng than đá và khí đốt lớn nhất thế giới và sản xuất điện phụ thuộc rất nhiều vào nhiên liệu hóa thạch.

(Reuters) – Bộ Tài chánh Trung Quốc loan báo "áp thuế nhập cảng 34% vào tất cả hàng của Mỹ". Trong thống cáo hôm 4/4/2025 chính quyền Bắc Kinh đáp trả chính sách bảo hộ của Hoa Kỳ, biện pháp này "có hiệu lực từ ngày 10/4/2025".
(AFP) – Đài Loan dự trù 2,7 tỉ Mỹ kim hỗ trợ các doanh nghiệp quốc gia bị thiệt hại vì chính sách thuế quan của Mỹ. Họp báo sáng nay 4/4/2025 Thủ tướng Trác Vinh Thai (Cho Jung Tai) nhấn mạnh "kế hoạch nói trên chủ yếu nhắm vào các tập đoàn công nghiệp cũng như các nhà sản xuất nông nghiệp Đài Loan". Mỹ tăng 32% thuế nhập cảng đánh vào hàng của Đài Loan, nhưng miễn tăng thế nhắm vào linh kiện bán dẫn và bọ điện tử Đài Loan, vốn chiếm 60% tổng kim ngạch xuất cảng của Đài Loan. Năm 2024, thặng dự thương mại của Đài Loan với Mỹ lên tới 74 tỉ Mỹ kim.
(AFP) – Chiến tranh thương mại: Gia Nã Ðại "ăn miếng, trả miếng", đánh thuế 25% xe hơi Hoa Kỳ. Đúng ngày biện pháp đánh thuế 25% nhắm vào tất cả các loại xe hơi sản xuất ở ngoại quốc thâm nhập thị trường Mỹ có hiệu lực, Thủ tướng Mark Carney loan báo, xe của Mỹ xuất cảng sang Gia Nã Ðại cũng bị mức thuế tương ứng. Biện pháp này liên quan đến 10% xe hơi sản xuất tại Hoa Kỳ.

(AFP) – Đòn thuế đối ứng Mỹ giáng cho toàn cầu là một "cuộc khủng hoảng đố với toàn nước Nhật". Hôm 4/4/2025, phát biểu trước Quốc hội, Thủ tướng Shigeru Ishiba đã tuyên bố như trên và cam kết Tokyo "làm hết sức mình" để tìm được đồng thuận với tất cả các bên. Năm 2024, Hoa Kỳ là thị trường mua vào 20% hàng xuất cảng của Nhật Bản. Việc Mỹ tăng thuế 24% nhắm vào hàng Nhật Bản và đánh thuế 25% nhắm vào xe hơi của ngoại quốc, đã mang lại một hậu quả trực tiếp: hãng xe Nissan thông báo ngừng bán sang Hoa Kỳ hai kiểu xe SUV sản xuất tại Mễ Tây Cơ.

(AFP) – Liên Hiệp Quốc cáo buộc quân đội Miến Điện tiếp tục tấn công các vùng bị động đất, bất chấp tuyên bố ngừng bắn. Theo Phủ Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (OHCHR) hôm 4/4/2025, quân đội Miến Điện tiến hành ít nhất 53 cuộc tấn công, đặc biệt với các cuộc không kích và pháo kích kể từ khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực từ ngày 2/4.
(Bloomberg) – Viên chức quân sự Mỹ và Trung Quốc họp tại Shanghai. Sự kiện diễn ra trong hai ngày 2 và 3/4/2024, đúng vào lúc Bắc Kinh mở chiến dịch tập trận quy mô với bài tập phong tỏa Đài Loan. Đây là cuộc trao đổi đầu tiên trong lĩnh vực quân sự giữa các viên chức hai nước dưới chính quyền Trump. Phía Trung Quốc đưa tin, đôi bên bàn về "An ninh hàng hải". Theo thông cáo của Ngũ Giác Đài, trong các cuộc thảo luận, hai bên tập trung vào mục tiêu "giảm thiểu nguy cơ xảy ra biến cố do các thao tác không an toàn và các hành vi thiếu tính chuyên nghiệp của phía bên quân đội Trung Quốc".

(AFP) – Thượng đỉnh Liên Hiệp Âu Châu và 5 nước Trung Á để nâng cấp hợp tác. Thượng đỉnh lần thứ ba được tổ chức hôm 4/4/2025, tại Samarcande, Uzbekistan, với sự tham gia của Chủ tịch Ủy Ban Âu Châu Ursula von der Leyen, Chủ tịch Hội Đồng Âu Châu Antonio Costa, cùng Tổng thống 5 nước Kazakhstan, Kirghizstan, Uzbekistan, Tadjikistan và Turkmenistan. Liên Hiệp Âu Châu thông báo khoản trợ giúp 12 tỉ Euro cho Trung Á trong khuôn khổ dự án cơ sở hạ tầng "Global Gateway", đối trọng với dự án Con đường Tơ lụa mới của Trung Quốc.
(AFP) – Một thủ lĩnh của phong trào Hồi giáo Palestine Hamas bị quân đội Do Thái tiêu diệt tại Saida miền Nam Lebanon. Bất chấp lệnh ngừng bắn tại Lebanon có hiệu lực từ cuối tháng 11/2024, quân đội Do Thái hôm 4/4/2025 thông báo "trừ khử" chỉ huy Hamas tại khu vực miền Đông ở Lebanon, ông Hassan Farhat và hai người con. Hassan Farhat bị Do Thái cáo buộc là "đầu não nhiều vụ tấn công khủng bố nhắm vào thường dân và các quân nhân Do Thái".
(AFP) – Sau 30 năm hoạt động tại Nga, tổ chức bảo vệ người bị SIDA /AIDS mang tên Elton John bị Mạc Tư Khoa cấm cửa. Trong quyết định hôm 3/4/2025 Tư pháp Nga đưa tổ chức này vào danh sách các hiệp hội "bất hảo". Lý do Elton John AIDS Foundation đi ngược lại đường lối của nước Nga và "cộng tác chặt chẽ với các tổ chức ngoại quốc". Tổ chức này hoạt động từ năm 1992 dưới sự bảo trợ của ngôi sao làng nhạc Pop người Anh, Elton John. Mục tiêu nhằm chống mọi hình thức phân biệt đối xử nhắm vào các cộng đồng bị nhiễm HIV và tìm cách nâng đỡ những người đồng tính, chuyển giới và những ca nghiện ma túy.

Không có nhận xét nào: