NGÀY MAI THỨ HAI, NGÀY 7 THÁNG 4/2025. KÍNH MỜI QUÝ ĐỒNG HƯƠNG, NHỚ THAM DỰ, LỄ THƯỢNG KỲ VNCH, ĐẦU THÁNG TƯ ĐEN! TẠI TIỀN ĐÌNH QUẬN HẠT SANTA CLARA. LÁ CỜ VÀNG THÂN YÊU CỦA CHÚNG TA, SẼ ĐƯỢC TREO, CHO HẾT THÁNG TƯ ĐAU BUỒN, NHÂN TƯỞNG NIỆM 50 NĂM QUỐC HẬN! (1975-2025)
LỜI MỜI
Giây Phút Đặc Biệt 50 Năm! Nửa Thế Kỷ! Cùng Nhau Thắp Nén Hương Lòng Tưởng Niệm, Những Cái Chết Oan Khiên, Ngày Đen Tối Nhất Trong Lịch Sử Đất Nước! Trong Buổi Lễ Thượng Kỳ Đầu Tháng Tư Đen 2025! Ngày Mai!
Phút Tưởng Niệm:
-Bằng giây phút này, 50 năm về trước, Sài Gòn, Thủ đô miền Nam Việt Nam, sắp thoi thóp thở những phút giây cuối cùng! Vĩnh biệt tự do, dân chủ, no ấm, hạnh phúc trên 20 năm!
-Trước giây phút hấp hối, trong hành trình đi vào cõi chết, bắt đầu với Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên, quân dân di tản, kẹt cứng trên Tỉnh Lộ 7B, Cộng Sản pháo kích vào đoàn người di tản, hàng ngàn người chết, Tỉnh Lộ 7B đi vào lịch sử với tên mới: Tỉnh Lộ Máu!
-Bằng giây phút này, các tỉnh Miền Trung dần dần thất thủ, quân dân chạy về phía Nam, Cộng sản đuổi theo bắn giết, xác phơi xếp như cá hộp trên Đại Lộ Kinh Hoàng, trên Đèo Hải Vân và các cửa biển Miền Trung.
-Bằng giây phút này, nhiều vị tướng và hàng trăm người Lính VNCH, đã dùng súng bắn vào đầu mình, trái tim mình, hay dùng lựu đạn nổ tan thân xác, vì không chịu nổi cái nhục đầu hàng, và thế giới đều biết, Kẻ Ác đã thắng cuộc chiến!
-Bằng giây phút này, hàng trăn ngàn người Con Đất Việt, sắp sửa phải rời nơi “chôn nhau cắt rốn,” bỏ Nước ra đi. Sau đó hàng nửa triệu người, các Thuyền Nhân đã lấy đại dương làm mồ chôn, trên đường chạy trốn độc tài Cộng Sản.
Tháng Tư Đen lại về! Xin cúi đầu, nghiêng mình, thắp nén nhang tưởng niệm, những cái chết trong ngày tang thương, đen tối nhất trong lịch sử của Người Dân Việt. Mất Quê Hương là mất tất cả! Còn Quê Hương là còn tất cả những gì mình Dấu Yêu!
Nên, Nhớ Tham Dự Lễ Thượng Kỳ Đầu Tháng 4 Đen! Ngày Mai!
Lúc 11 giờ sáng Thứ Hai, ngày 7 tháng 4, năm 2025
Tại Trước tiền đình Hạt Santa Clara, 70 W. Headding.
Để Tưởng Niệm, những ngày tháng đau thương nhất, của Quê Hương!
Ôi! Quê Hương, biết bao Tình Nhớ! Mong ức ngày nào, không còn CS, để “tầu đưa ta đi, tầu lại đón ta hồi hương!” Mong lắm thay!
Trân Trọng Kính Mời!
Thế Giới Đó Đây
Giáo hoàng Francis đã xuất hiện trước công chúng sau khi điều trị viêm phổi kép.
(Ngày 6.4, Giáo hoàng Francis đã xuất hiện tại Quảng trường St.Peter tại Vatican trên xe lăn để chào đón đám đông đang reo hò, theo Reuters.)
-Giáo hoàng Francis (89 tuổi) đã vắng mặt trước công chúng kể từ ngày 23.3, khi ông lộ diện ngắn ngủi trước khi rời Bệnh viện Gemelli ở Rome sau hơn 5 tuần điều trị. Đó là đợt khủng hoảng sức khỏe nghiêm trọng nhất trong 12 năm lãnh đạo Giáo hội Công giáo của ông.
Trong một diễn biến không được thông báo trước, Giáo hoàng Francis đã ra quảng trường ngay trước buổi trưa 6.4, vào cuối thánh lễ mừng Năm Thánh của Giáo hội Công giáo.
Theo tường thuật của Reuters, Giáo hoàng Francis tiến đến trước bàn thờ chính trong ánh nắng rực rỡ, vẫy tay chào đám đông rồi nói ngắn gọn với giọng còn yếu và vẫn gắn ống thở ôxy dưới mũi: “Chúc mọi người một ngày chủ nhật vui vẻ. Cảm ơn mọi người rất nhiều”.
Giáo hoàng nở nụ cười rạng rỡ khi chào hỏi đám đông. Giọng nói của giáo hoàng được cho là đã cải thiện so với lần xuất hiện hôm 23.3, khi ông gặp khó khăn khi nói chuyện.
Thông thường, Giáo hoàng Francis sẽ ban phép lành trưa chủ nhật hằng tuần tại Quảng trường St.Peter. Tuy nhiên, ông đã không thể thực hiện điều này kể từ ngày 9.2, buổi lễ trước khi ông nhập viện.
Ông được đưa vào bệnh viện hôm 14.2 do viêm phế quản, sau đó trở nặng thành viêm phổi kép, một tình trạng đặc biệt nghiêm trọng vì ông từng bị viêm màng phổi khi còn trẻ và đã phải cắt bỏ một phần phổi.
Các bác sĩ đã đề nghị Giáo hoàng Francis nghỉ ngơi trong 2 tháng để cơ thể hồi phục và Tòa thánh Vatican đã loại bỏ toàn bộ lịch trình trước đó của người đứng đầu giáo hội.
Vua Charles của Anh dự kiến thăm cấp nhà nước đến Ý vào tuần sau nhưng đã hủy cuộc gặp được sắp xếp trước đó với Giáo hoàng Francis. Vatican chưa thông báo giáo hoàng có chủ trì lễ Phục sinh vào ngày 20.4 hay không.
Tiền Iran chạm đáy, 1 USD đổi hơn 1 triệu rial giữa vòng xoáy trừng phạt!
-Ngày 5 Tháng Tư, tiền tệ Iran tiếp tục rơi tự do, lập mức kỷ lục mới khi hơn một triệu rial mới đổi được một đô la Mỹ – đợt sụt giảm tồi tệ nhất từ trước đến nay trong bối cảnh nền kinh tế nước này bị bao vây bởi các lệnh cấm vận và khủng hoảng kéo dài, theo hãng tin AP.
Sau kỳ nghỉ dài mừng năm mới theo lịch Ba Tư, thị trường tiền tệ Iran trở lại hoạt động với tâm trạng lo ngại và đầy bất ổn. Trên phố Ferdowsi – trung tâm giao dịch ngoại tệ sầm uất tại thủ đô Tehran – nhiều cửa hàng thậm chí đã tắt các bảng điện tử hiển thị tỷ giá vì không thể theo kịp biến động. “Chúng tôi tắt bảng điện tử vì không biết tỷ giá sẽ thay đổi ra sao chỉ trong vài giờ tới,” ông Reza Sharifi, một nhân viên tại sàn giao dịch ngoại tệ, chia sẻ với AP.
Trong kỳ nghỉ lễ, khi các sàn chính thức đóng cửa, giao dịch không chính thức trên vỉa hè bùng phát và đã đẩy tỷ giá lên hơn 1 triệu rial đổi 1 USD. Nhưng khi thị trường chính thức mở cửa lại vào ngày 5 Tháng Tư, đồng rial còn tiếp tục rớt thêm – xuống còn 1.043.000 rial cho 1 USD, khiến giới quan sát lo ngại rằng mức đáy mới này có thể sẽ duy trì trong thời gian dài.
Đồng rial vốn đã suy yếu dần trong nhiều năm qua, đặc biệt kể từ năm 2018, khi cựu Tổng Thống Donald Trump rút Hoa Kỳ khỏi thỏa thuận hạt nhân mà Iran ký với nhóm P5+1, đồng thời tái áp đặt hàng loạt biện pháp trừng phạt kinh tế nặng nề. Những đòn cấm vận này nhắm vào ngành xuất khẩu dầu mỏ chủ lực của Iran, khiến nguồn thu ngoại tệ của nước này suy giảm nghiêm trọng.
Sau khi trở lại Nhà Trắng đầu năm nay, ông Trump tiếp tục khởi động lại chiến dịch “gây sức ép tối đa” đối với Tehran, một lần nữa siết chặt các biện pháp cấm vận và nhắm thẳng vào các công ty giao dịch dầu thô của Iran – xương sống của nền kinh tế nước này.
Trong một động thái gây chú ý gần đây, ông Trump đã viết thư gửi lãnh tụ tối cao Iran, ông Ali Khamenei, nhằm đề nghị khởi động lại các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Washington và Tehran. Tuy nhiên, phản ứng từ Iran vẫn giữ nguyên lập trường cũ: sẵn sàng đối thoại gián tiếp, nhưng không tin tưởng vào thiện chí của phía Mỹ – nhất là sau khi những nỗ lực ngoại giao dưới thời cựu Tổng Thống Joe Biden đã không mang lại đột phá nào.
Giữa lúc nền kinh tế trong nước chao đảo và ngoại tệ ngày càng trở nên xa xỉ với người dân, đồng rial – từng là biểu tượng của lòng kiêu hãnh quốc gia – nay chỉ còn là tấm gương phản chiếu sự bế tắc kéo dài trong quan hệ giữa Iran và thế giới.
Sụt Giảm Chưa Từng Thấy Kể Từ Đại Dịch: Thị Trường Chứng Khoán Mỹ Chao Đảo!
-Thị trường chứng khoán Mỹ đã trải qua một ngày giao dịch đầy biến động, được đánh giá là tồi tệ nhất kể từ thời điểm đầu của đại dịch Covid-19 vào tháng 6 năm 2020. Nguyên nhân chính được cho là do Tổng thống Donald Trump công bố các mức thuế đối ứng mới đối với hàng loạt đối tác thương mại quốc tế.
Chỉ số S&P 500 đã chứng kiến mức giảm đột ngột 4,9%, đây là mức giảm trong một ngày lớn nhất kể từ tháng 6 năm 2020. Theo sau đó, chỉ số Dow Jones cũng ghi nhận mức sụt giảm 4% và Nasdaq thậm chí còn lao dốc mạnh hơn với 5,9%, là mức giảm trong một ngày lớn nhất kể từ tháng 3 năm 2020, theo thông tin từ Reuters.
Đợt bán tháo mạnh mẽ này đã khiến giá trị thị trường của các công ty Mỹ giảm đi hàng ngàn tỷ USD. Các nhà đầu tư bày tỏ sự lo ngại sâu sắc về tác động của các mức thuế mới này và sợ hãi trước khả năng chúng có thể đẩy nền kinh tế vào suy thoái.
Các công ty công nghệ lớn như Apple, Amazon, Microsoft và Nvidia cũng không nằm ngoài làn sóng ảnh hưởng. Cụ thể, cổ phiếu của Apple đã giảm 9,2%, Amazon giảm 9%, Microsoft giảm 2,4% và Nvidia giảm 7,8%. Theo báo cáo từ The Guardian, vốn hóa thị trường của Apple và Nvidia đã mất tổng cộng 470 tỷ USD.
Không chỉ có thị trường chứng khoán, đồng USD cũng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. Chỉ số đồng USD, đo lường sức mạnh của đồng tiền này so với 6 loại tiền tệ nước ngoài, đã xóa sạch mọi mức tăng kể từ khi ông Trump tái đắc cử vào tháng 11, theo CNN.
Thêm vào đó, giá dầu cũng sụt giảm mạnh, ghi nhận mức giảm lớn nhất trong gần 3 năm do sự leo thang trong chiến tranh thương mại và nguồn cung bất ngờ tăng từ các nước OPEC+. Giá dầu Mỹ giao sau đã giảm xuống còn 66,95 USD/thùng, giảm 6,6%, trong khi giá dầu Brent cũng giảm 6,4% xuống còn 70,14 USD/thùng, đây là mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 8 năm 2022, theo CNN.
Những biến động này cho thấy tầm quan trọng của các quyết định chính sách và ảnh hưởng sâu rộng của chúng đến nền kinh tế toàn cầu, đồng thời nhấn mạnh tới mức độ phức tạp và liên kết chặt chẽ giữa các thị trường tài chính trên thế giới
Elon Musk công khai chỉ trích kiến trúc sư chính sách thuế của Trump, làm thị trường chao đảo
-Tỷ phú Elon Musk vừa khiến dư luận dậy sóng khi thẳng thừng chỉ trích ông Peter Navarro – cố vấn thương mại hàng đầu của cựu Tổng thống Donald Trump – người được xem là “kiến trúc sư trưởng” của chính sách thuế đối ứng đang gây chấn động thị trường toàn cầu những ngày qua.
Trong loạt bình luận đăng trên mạng xã hội X hôm 5 Tháng Tư, Musk không ngần ngại công kích năng lực và xuất thân học thuật của ông Navarro. Đáp lại một tài khoản ca ngợi Navarro là tiến sĩ kinh tế tốt nghiệp Đại học Harvard, Musk mỉa mai: “Tiến sĩ kinh tế từ Harvard là một điều xấu, không phải tốt”, ngụ ý rằng những người mang danh vị cao từ các trường danh tiếng thường hành xử thiên về cái tôi hơn là lý trí.
Khi một tài khoản khác lên tiếng bảo vệ Navarro, Musk phản pháo: “Ông ta chẳng làm được gì cả.” Trong một phản ứng khác, ông còn tỏ ra đồng tình với trích dẫn từ nhà kinh tế bảo thủ Thomas Sowell, cho rằng “trong mỗi thảm họa lịch sử ở Mỹ, thường có một người từ Harvard đứng phía sau.”
Những bình luận thẳng thắn và có phần châm biếm này được đưa ra giữa lúc chính sách thuế đối ứng của chính quyền Trump đang kéo theo làn sóng phản ứng dữ dội từ giới kinh doanh và thị trường tài chính toàn cầu. Ông Navarro – người liên tục lên truyền hình để bảo vệ chính sách thuế – cho rằng việc đánh thuế mạnh tay với các đối tác thương mại sẽ giúp Mỹ thu về khoảng 600 tỉ USD mỗi năm cho ngân sách liên bang.
Tuy nhiên, thị trường chứng khoán không chia sẻ quan điểm lạc quan này. Các chỉ số lớn tại Mỹ đều lao dốc, trong đó cổ phiếu Tesla – công ty do Elon Musk sáng lập – mất gần 18 tỉ USD giá trị vốn hóa chỉ trong vài ngày.
Trước ngày 5 Tháng Tư, Musk gần như giữ im lặng về các chính sách thuế của Nhà Trắng. Nhưng cùng ngày, ông bất ngờ xuất hiện tại một hội nghị trực tuyến với Phó Thủ tướng Ý Matteo Salvini, nơi ông bày tỏ hy vọng châu Âu và Mỹ có thể cùng nhau đưa thuế quan về mức 0%, mở đường cho một khu vực thương mại tự do xuyên Đại Tây Dương.
Những phát biểu lần này được đưa ra giữa lúc có tin đồn rằng Elon Musk sẽ rút lui khỏi vai trò lãnh đạo Ban Hiệu quả Chính phủ (DOGE) vào tháng 5 tới, khi nhiệm kỳ đặc biệt với tư cách là “nhân viên chính phủ” kết thúc. Tổ chức này gần đây cho biết đã hoàn tất phần lớn kế hoạch cắt giảm 1.000 tỉ USD thâm hụt liên bang – một mục tiêu được chính quyền Trump đặc biệt quan tâm.
Hiện tại, Nhà Trắng và ông Peter Navarro chưa đưa ra phản hồi nào về loạt phát ngôn từ Elon Musk. Nhưng trong bối cảnh thương chiến đang thổi bùng căng thẳng kinh tế toàn cầu, những mâu thuẫn công khai giữa giới kinh doanh và giới hoạch định chính sách chắc chắn sẽ tiếp tục thu hút sự chú ý lớn từ cả thị trường và dư luận.
Đại học Harvard nhận được “tối hậu thư” về “điều kiện nhận tài trợ liên bang”
(Trí Đạt)
(Khuôn viên Đại học Harvard tại Hoa Kỳ).
-Chính quyền Trump đã gửi cho Đại học Harvard một danh sách các yêu cầu, yêu cầu trường này (hiện đang bị điều tra vì hành vi bài Do Thái) phải đáp ứng các điều kiện do Chính phủ đề ra thì mới có thể lấy lại các hợp đồng và khoản tài trợ liên bang trị giá gần 9 tỷ USD.
Vào thứ Năm (3/5), Bộ Giáo dục Mỹ, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh (HHS) cùng với Cơ quan Quản lý Dịch vụ Tổng hợp Liên bang (GSA) đã đồng gửi một bức thư đến Đại học Harvard, trong đó nêu rõ những yêu cầu cụ thể để trường có thể tiếp tục duy trì “mối quan hệ tài chính liên tục” với Chính phủ liên bang.
Người phát ngôn của Harvard xác nhận rằng nhà trường đã nhận được lá thư này, vốn do Nhóm Công tác đặc biệt về Chống Bài Do Thái trong Chính phủ gửi đi. Trong thư, Chính phủ cho rằng Harvard “về cơ bản đã không bảo vệ được sinh viên và nhân viên người Mỹ khỏi bạo lực và quấy rối bài Do Thái”, vì vậy trường phải hành động ngay lập tức nếu muốn tiếp tục được tài trợ.
Bức thư đưa ra một trong những yêu cầu là cấm đeo khẩu trang (trừ một số trường hợp ngoại lệ), điều này chủ yếu nhằm vào những người biểu tình ủng hộ Palestine, vì họ đôi khi sử dụng khẩu trang để che giấu danh tính.
Harvard cũng được yêu cầu làm rõ chính sách phát ngôn trong khuôn viên, tăng cường quản lý hoạt động biểu tình, và giới hạn thời gian, địa điểm và hình thức của các cuộc biểu tình cũng như các hoạt động khác.
Chính phủ liên bang còn yêu cầu Harvard phải cải tổ ban lãnh đạo, tăng cường trách nhiệm giải trình đối với các nhóm sinh viên, cải cách công tác tuyển sinh và tuyển dụng, đóng cửa các chương trình “Đa dạng, Công bằng và Hòa nhập” (DEI), đồng thời thắt chặt hợp tác với cơ quan thực thi pháp luật và Chính phủ liên bang.
Trong bức thư, chính quyền Trump không đưa ra yêu cầu kiểm soát một số chương trình học thuật cụ thể như từng làm với Đại học Columbia, nhưng vẫn yêu cầu Harvard phải rà soát và cải cách các bộ phận bị cho là “dung túng hành vi quấy rối bài Do Thái.”
So với tối hậu thư từng gửi cho Đại học Columbia, bức thư gửi Harvard có ít yêu cầu cụ thể hơn, chủ yếu tập trung vào “cải cách cơ cấu lâu dài”. Thư cũng không đề ra thời hạn cuối cùng, trong khi Columbia chỉ có khoảng một tuần để thực hiện các yêu cầu của Chính phủ.
Lá thư này được gửi đi sau khi 3 cơ quan liên bang nói trên tuyên bố vào thứ Hai (31/3) rằng họ sẽ xem xét các khoản tài trợ liên bang dành cho Harvard, bao gồm hơn 255 triệu USD hợp đồng giữa trường và các cơ quan chính phủ, cùng với khoản tài trợ nhiều năm có thể lên tới 8,7 tỷ USD.
Trước đó vào tháng 3, chính quyền Trump từng thông báo tạm thời hủy bỏ khoản tài trợ liên bang trị giá 400 triệu USD cho Đại học Columbia trong thời gian “Nhóm công tác Chống bài Do Thái” (Task Force to Combat Anti-Semitism) của Bộ Tư pháp điều tra trường này. Chính phủ cũng yêu cầu Columbia sửa đổi các chính sách và đưa chương trình nghiên cứu Trung Đông, châu Phi và Nam Á vào diện kiểm soát hành chính.
Cuối cùng, Columbia đã đáp ứng phần lớn các yêu cầu của Chính phủ. Chính quyền Trump tuyên bố điều đó giúp trường có cơ hội khôi phục lại khoản tài trợ liên bang.
Chính quyền Trump có kế hoạch đóng băng 510 triệu USD tiền tài trợ liên bang cho Đại học Brown
Tờ New York Post cho biết, chính quyền Trump dự định đóng băng khoản hỗ trợ và hợp đồng liên bang trị giá hơn 500 triệu USD dành cho Đại học Brown (Brown University).
Một quan chức Nhà Trắng xác nhận hôm thứ Năm (ngày 3/4) rằng chính phủ có kế hoạch đóng băng khoản tài trợ liên bang trị giá 510 triệu USD dành cho Đại học Brown, trong khi tiến hành điều tra cách trường đại học thuộc Ivy League này xử lý các vụ việc liên quan đến bài Do Thái tại khuôn viên trường ở Providence, tiểu bang Rhode Island, cũng như đánh giá các chính sách về “Đa dạng, Công bằng và Hòa nhập” (DEI) của trường.
Trong một email gửi đến giảng viên và nhân viên vào hôm thứ Năm, Hiệu phó Học thuật của Đại học Brown – ông Frank Doyle, cho biết ông đã nghe những “tin đồn đáng lo ngại” về khả năng chính phủ liên bang sẽ hành động đối với nguồn tài trợ nghiên cứu của trường, nhưng “chưa có bất kỳ thông tin nào xác nhận” việc tài trợ sẽ bị tạm ngưng.
Tờ báo The Daily Caller là đơn vị đầu tiên đưa tin về kế hoạch này của chính quyền Trump nhắm vào Đại học Brown.
Vào đầu tháng này, Văn phòng Quyền Công dân của Bộ Giáo dục Mỹ đã gửi cảnh báo đến 60 trường đại học, trong đó có Đại học Brown, nói rằng các trường này có thể đối mặt với nguy cơ bị cắt tài trợ liên bang vì liên quan đến các hành vi phân biệt đối xử hoặc quấy rối bài Do Thái trong khuôn viên trường.
Brown là một trường đại học tư thục, với quỹ quyên tặng trị giá 7,2 tỷ USD, thấp nhất trong khối Ivy League. Trường này cũng báo cáo rằng ngân sách năm 2024 bị thâm hụt 42 triệu USD, và dự đoán “mức thâm hụt sẽ tăng đáng kể trong ngắn hạn”.
Theo Fox News, chính quyền Trump cũng đã đình chỉ khoản tài trợ liên bang trị giá 175 triệu USD cho Đại học Pennsylvania (UPenn) với lý do trường này cho phép các vận động viên chuyển giới tham gia thi đấu ở nội dung nữ.
Chính quyền Trump đang dựa trên các điều khoản của “Đạo luật Dân quyền” (Civil Rights Act) để thực hiện việc đóng băng các khoản hỗ trợ bằng tiền thuế của người dân này. Luật này cấm bất kỳ cơ sở giáo dục nào tham gia vào các hành vi phân biệt chủng tộc, quốc tịch, tôn giáo hay các hình thức phân biệt đối xử khác được nhận tài trợ liên bang.
Houthi tiếp tục bắn hạ máy bay không người lái Reaper của Hoa Kỳ
(Xuân Hà)
(Một chiếc MQ-9 Reaper của Không quân Hoa Kỳ bay phía trên đường bay tại Căn cứ Không quân Creech, Nevada, ngày 1/9/2021).
-Houthi ở Yemen đã bắn hạ một máy bay không người lái MQ-9 Reaper khác của Hoa Kỳ, các nguồn tin nói với Fox News.
Đây là máy bay không người lái thứ ba cùng loại MQ-9 Reaper mà Houthi bắn hạ kể từ ngày 3 tháng 3 và là máy bay thứ hai bị bắn hạ kể từ khi Hoa Kỳ bắt đầu tiến hành các cuộc không kích hàng ngày.
Mặc dù Hoa Kỳ đã và đang tiến hành các cuộc không kích hàng ngày trong 20 ngày liên tiếp, nhưng có ít thông tin cập nhật từ phía chính quyền Trump về tình hình của chiến dịch này. Ngũ Giác Đài đã không tổ chức họp báo trong nhiều tuần, và Bộ Quốc phòng vẫn im lặng về các cuộc không kích đang diễn ra.
Hôm thứ Ba (1/4), Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố các lệnh trừng phạt đối với “những người trợ giúp tài chính, các nhà thu mua, và các công ty hoạt động như một phần của mạng lưới tài chính bất hợp pháp toàn cầu trợ giúp Houthi”.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đưa ra các lệnh trừng phạt sau khi Houthi bắn hạ chiếc Reaper đầu tiên vào đầu tháng Ba, viện lý do là buôn lậu vũ khí.
Cuối tháng trước, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Mike Waltz nói về các cuộc không kích trong một cuộc phỏng vấn với “Face the Nation” của đài CBS.
Ông Waltz cho hay: “Những kẻ này giống như al Qaeda hoặc ISIS, chúng có trong tay tên lửa hành trình tiên tiến, tên lửa đạn đạo và một số hệ thống phòng không tinh vi nhất, tất cả đều do Iran cung cấp”.
“Giữ cho các tuyến đường biển thông suốt, duy trì hoạt động thương mại và giao thương là một khía cạnh cơ bản của an ninh quốc gia của chúng ta”, ông Waltz nói thêm.
Theo Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội, máy bay không người lái MQ-9 Reaper có giá khoảng 30 triệu USD mỗi chiếc. Houthi đã bắn hạ 13 máy bay không người lái của Hoa Kỳ kể từ tháng 10 năm 2023, khi cuộc chiến Israel-Hamas bắt đầu, tuy nhiên, một nguồn tin nói với Fox News rằng có thể có tới 17 chiếc Reaper đã bị Houthi bắn hạ.
Một quan chức quốc phòng Hoa Kỳ nói với Fox News rằng tính đến tháng 12 năm 2024, Hoa Kỳ có 230 máy bay không người lái MQ-9 Reaper trong kho vũ khí của mình. Theo Không quân Hoa Kỳ, những máy bay không người lái MQ-9 Reaper chủ yếu được sử dụng để thu thập thông tin tình báo, nhưng có thể được trang bị tới tám tên lửa Hellfire dẫn đường bằng laser.
ĐCSTQ áp đặt thuế quan trả đũa Mỹ, ông Trump: Bắc Kinh đã đi sai nước cờ
(Trương Đình)
(Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cầm một sắc lệnh hành pháp đã ký sau khi đưa ra những phát biểu về thuế quan đối ứng trong một sự kiện tại Vườn Hồng có tên “Làm cho nước Mỹ giàu có trở lại” tại Nhà Trắng ở Washington, DC, vào ngày 2/4/2025.)
-Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Tư (ngày 2/4) tuyên bố áp thuế quan đối đẳng 34% đối với hàng hóa Trung Quốc, qua đó nâng mức thuế thực tế đối với hàng hóa Trung Quốc lên 54%. Đáp lại, chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào thứ Sáu (4/4) đã công bố một loạt biện pháp trả đũa, bao gồm việc áp thuế 34% đối với hàng nhập khẩu từ Mỹ. Ông Trump sau đó phản ứng rằng Bắc Kinh đã “đi sai nước cờ” và điều đó sẽ mang lại hậu quả mà họ không thể gánh chịu được.
Ủy ban Thuế quan thuộc Quốc vụ viện ĐCSTQ hôm thứ Sáu ra thông báo cho biết, kể từ ngày 10/4/2025, Trung Quốc sẽ áp thuế bổ sung 34% đối với hàng hóa có xuất xứ từ Mỹ, dựa trên mức thuế hiện hành.
Ngoài ra, ĐCSTQ cũng bổ sung thêm 11 công ty Mỹ vào “danh sách thực thể không đáng tin cậy”, với lý do các công ty này vi phạm quy tắc thị trường hoặc cam kết hợp đồng. Bộ Thương mại ĐCSTQ cũng đưa 16 thực thể Mỹ vào danh sách kiểm soát xuất khẩu và cho biết sẽ áp đặt kiểm soát xuất khẩu đối với 7 loại sản phẩm liên quan đến đất hiếm, bao gồm Samarium (Sm), Gadolinium (Gd) và Terbium (Tb).
Tổng thống Mỹ Donald Trump vào thứ Sáu đã đăng trên nền tảng mạng xã hội Truth Social của ông để phản ứng với các biện pháp trả đũa từ phía ĐCSTQ, nói rằng Bắc Kinh “đã đi sai nước cờ”.
“Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đi sai nước cờ. Họ đang hoảng loạn — điều duy nhất mà họ không thể để xảy ra!” ông Trump cảnh báo.
Ông Trump cam kết rằng chính sách kinh tế của ông “sẽ không bao giờ thay đổi”.
Đối với ĐCSTQ, cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung diễn ra vào thời điểm nhạy cảm. Nền kinh tế Trung Quốc trong những năm gần đây đang đối mặt với nhiều đòn giáng, bao gồm thị trường bất động sản trì trệ kéo dài, nhu cầu nội địa yếu, giảm phát, tỷ lệ thất nghiệp cao. Điều này buộc chính quyền ĐCSTQ phải chuyển hướng dựa vào xuất khẩu để thúc đẩy kinh tế.
Theo tờ Financial Times, bà Alicia Garcia-Herrero, Kinh tế trưởng khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Ngân hàng Natixis (Pháp), cho rằng vòng áp thuế mới nhất của ĐCSTQ cho thấy họ đang cố gắng giành vị thế thuận lợi hơn trong các cuộc đàm phán cấp cao với Washington.
Hiện tại, ông Trump chưa công bố thêm biện pháp nào để đối phó với kế hoạch trả đũa của ĐCSTQ, nhưng trước đó ông từng cam kết rằng nếu các quốc gia tăng thuế để đáp trả chính sách thuế mới của Mỹ, họ sẽ phải gánh hậu quả.
Ông Trump và các cố vấn cấp cao của ông cho rằng thuế quan có thể khuyến khích các doanh nghiệp — những bên muốn tránh thuế nhập khẩu — đầu tư vào Mỹ.
Cố vấn thương mại Nhà Trắng, ông Peter Navarro, hôm thứ Năm (3/4) khi trả lời phỏng vấn CNBC cho biết, việc cấp miễn trừ có thể làm suy yếu lý do thương mại để đầu tư vào ngành sản xuất của Mỹ.
SOS! Tiền Iran chạm đáy, 1 USD đổi hơn 1 triệu rial giữa vòng xoáy trừng phạt!
-Ngày 5 Tháng Tư, tiền tệ Iran tiếp tục rơi tự do, lập mức kỷ lục mới khi hơn một triệu rial mới đổi được một đô la Mỹ – đợt sụt giảm tồi tệ nhất từ trước đến nay trong bối cảnh nền kinh tế nước này bị bao vây bởi các lệnh cấm vận và khủng hoảng kéo dài, theo hãng tin AP.
Sau kỳ nghỉ dài mừng năm mới theo lịch Ba Tư, thị trường tiền tệ Iran trở lại hoạt động với tâm trạng lo ngại và đầy bất ổn. Trên phố Ferdowsi – trung tâm giao dịch ngoại tệ sầm uất tại thủ đô Tehran – nhiều cửa hàng thậm chí đã tắt các bảng điện tử hiển thị tỷ giá vì không thể theo kịp biến động. “Chúng tôi tắt bảng điện tử vì không biết tỷ giá sẽ thay đổi ra sao chỉ trong vài giờ tới,” ông Reza Sharifi, một nhân viên tại sàn giao dịch ngoại tệ, chia sẻ với AP.
Trong kỳ nghỉ lễ, khi các sàn chính thức đóng cửa, giao dịch không chính thức trên vỉa hè bùng phát và đã đẩy tỷ giá lên hơn 1 triệu rial đổi 1 USD. Nhưng khi thị trường chính thức mở cửa lại vào ngày 5 Tháng Tư, đồng rial còn tiếp tục rớt thêm – xuống còn 1.043.000 rial cho 1 USD, khiến giới quan sát lo ngại rằng mức đáy mới này có thể sẽ duy trì trong thời gian dài.
Đồng rial vốn đã suy yếu dần trong nhiều năm qua, đặc biệt kể từ năm 2018, khi cựu Tổng Thống Donald Trump rút Hoa Kỳ khỏi thỏa thuận hạt nhân mà Iran ký với nhóm P5+1, đồng thời tái áp đặt hàng loạt biện pháp trừng phạt kinh tế nặng nề. Những đòn cấm vận này nhắm vào ngành xuất khẩu dầu mỏ chủ lực của Iran, khiến nguồn thu ngoại tệ của nước này suy giảm nghiêm trọng.
Sau khi trở lại Nhà Trắng đầu năm nay, ông Trump tiếp tục khởi động lại chiến dịch “gây sức ép tối đa” đối với Tehran, một lần nữa siết chặt các biện pháp cấm vận và nhắm thẳng vào các công ty giao dịch dầu thô của Iran – xương sống của nền kinh tế nước này.
Trong một động thái gây chú ý gần đây, ông Trump đã viết thư gửi lãnh tụ tối cao Iran, ông Ali Khamenei, nhằm đề nghị khởi động lại các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Washington và Tehran. Tuy nhiên, phản ứng từ Iran vẫn giữ nguyên lập trường cũ: sẵn sàng đối thoại gián tiếp, nhưng không tin tưởng vào thiện chí của phía Mỹ – nhất là sau khi những nỗ lực ngoại giao dưới thời cựu Tổng Thống Joe Biden đã không mang lại đột phá nào.
Giữa lúc nền kinh tế trong nước chao đảo và ngoại tệ ngày càng trở nên xa xỉ với người dân, đồng rial – từng là biểu tượng của lòng kiêu hãnh quốc gia – nay chỉ còn là tấm gương phản chiếu sự bế tắc kéo dài trong quan hệ giữa Iran và thế giới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét