Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 12 tháng 4, 2025

Nhắc Nhở Lần Cuối, Chủ Nhật Ngày Mai, Nhớ Tham Dự “Chiều Nhạc Tưởng Niệm 50 Năm Tháng Tư Đen!” Và Kính Chuyển Tin Thế Giới Theo Dòng Thời Sự - Lê Văn Hải


Đặc Biệt Năm Nay, Quốc Hận 2025! Tưởng Niệm 50 Năm Tháng Tư Đen!
-Bằng giây phút này 50 năm về trước, cả đất nước Việt Nam rơi vào tay Cộng Sản, 30 tháng 4 năm 1975, mãi mãi là vết thương đau đớn trong lòng hàng triệu người dân trong nước và ngoài nước. “Bên chiến thắng” là phe ác, chỉ biết quyền lợi của mình, của Đảng, đã nửa thế kỷ, đã đưa dân tộc Việt xuống tận đáy bùn đen, và còn có nguy cơ mất nước vào tay ngoại bang.
<!>
Ngày nào khi quê hương chưa có tự do dân chủ, ngày ấy, vẫn còn là Tháng Tư đau thương! Người Việt vẫn còn trách nhiệm đấu tranh, để quê hương chóng có thay đổi, để tương lai Việt Nam được tươi sáng hơn, sánh vai với những quốc gia văn minh trên thế giới hiện nay.

Ngày đó, bình minh lại trở về trên quê hương yêu dấu!
Cùng nhau xác định lời thề đấu tranh trong:
Chiều Nhạc Tưởng Niệm 50 Năm Tháng Tư Đen!
Lúc 3 giờ chiều Chủ Nhật, tuần này! ngày 13 tháng 4 năm 2025.
Tại Hội trường Hạt Santa Clara (Isaac Newton Center Auditorium) 70 West Hedding, San Jose, Ca 95110
Mong lắm thay.


Bước vào những tháng ngày, buồn thảm, đau thương nhất của Quê Hương!
Giới thiệu sinh hoạt, ý nghĩa nhất, nhiều công phu, thời gian sửa soạn nhất, cho Tháng Tư Đen năm nay tại San Jose:


Chiều Nhạc Tưởng Niệm 50 Năm Tháng Tư Đen!
Lúc 3 giờ chiều Chủ Nhật, ngày 13 tháng 4 năm 2025.
Tại Hội trường Hạt Santa Clara (Isaac Newton Center Auditorium) 70 West Hedding, San Jose, Ca 95110
-Chương trình nhạc Tưởng Niệm truyền thống, do Người Lính KQ LVHải (hội trưởng VTLV) tổ chức hằng năm, vào mỗi Tháng Tư Buồn! với trên, hàng chục ca nhạc sĩ hay nhất, với những giọng ca truyền cảm nhất, hát với tất cả trái tim của Thung Lũng Hoa Vàng trình diễn.

-Gồm: Đồng Thảo, Hoàng Kim, Văn Khoa, Ngọc Hoa, Thanh Trúc, Trung Kiên, Hạnh Thảo, Cindy Mỹ Dung, Hiếu Hạnh, Thu Phượng, Khôi Nguyên, Hoàng Minh… MC: Thanh Loan, Duy Hải, Nguyễn Hồng Dũng và Đoàn Du Ca Bắc Cali.

-Được tổ chức truyền thống hàng năm, với sự yểm trợ của rất nhiều Hội đoàn và các Anh Chị Em Nghệ Sĩ, lần này là lần thứ 6! Những năm khác, tổ chức tại Câu Lạc Bộ Mây Bốn Phương, Cà phê Lover… Quý Khách ủng hộ đông đảo, nên không đủ chỗ ngồi! Năm nay, hội trường nơi diễn, khang trang, lớn hơn gấp 3 lần!
-Vào cửa tự do, cũng như có phục vụ nước giải khát, thức ăn nhẹ, hoàn toàn miễn phí! Tin giờ chót, một ân nhân bảo trợ 10 món quà giá trị trong mục rút thăm!
-Đặc biệt, bảo trợ bởi: Giám Sát Viên Hạt Santa Clara, Betty Dương.
-Nếu có thể được, xin mặc y phục mầu đen, hay trắng
*Mọi chi tiết, xin liên lạc: (408) 613-9142, (408) 335-3862
Chân thành cảm tạ và Trân trọng kính mời.

Thay Mặt Ban Tổ Chức
Lê Văn Hải


QUỐC HẬN 50 NHỚ HAY QUÊN
(Ngô Quốc Sĩ)

-Lại thêm một lần dân Việt ngậm ngùi tưởng niệm Quốc Hận 30 tháng 4! Thật buồn đến nghẹn lời, nhức buốt tâm can như Lương Trần đã thốt lên “ Hận lũ con hoang hận ngút trời. Hận này sao viết hết thành lời!”


Có người nghĩ rằng, nên quên quá khứ để hướng về tương lai. Thậm chí, có người còn lớn tiếng ca ngợi những thành quả của bên thắng cuộc trong nỗ lực dành lại độc lập và thống nhất đất nước. Thật mỉa mai! Xin hỏi Việt nam hôm nay có thật sự độc lập và thống nhất không? Ngày 30 tháng Tư có thật sự là ngày giải phóng, hay chỉ là ngày quốc nhục khi tự do rẫy chết và dân chủ bị nhận chìm trong địa ngục đỏ?


Hãy nghe Dương Thu Hương, người đã theo “đoàn quân chiến thắng” vào tiếp quản miền Nam, nghẹn ngào thốt lên khi nhìn thấy miền Nam bị cưỡng chiếm:
“Tôi khóc ngày 30 tháng Tư 1975 vì thấy nền văn minh đã thua chế độ man rợ”


Thêm nữa, làm sao quên được quá khứ? Làm sao quên được mối hận mất nước? Hình ảnh người chiến sĩ cộng hòa tức tưởi buông súng đầu hàng khi đạn đã lên nòng. Hình ảnh ngũ tướng anh hùng tuẫn tiết để bảo toàn danh dự. Hình ảnh người tù cải tạo vùi thân trong trại lao động khổ sai. Hình ảnh người thiếu nữ nhũn mềm trong tay hải tặc. Hình ảnh người mẹ cắt máu thay sữa cho con bú trên thuyền vượt biên…Tất cả còn đó như một tiếng nấc ngàn thu!


Năm mươi năm trôi qua, lịch sử vẫn chưa sang trang. Việt Nam tuy bên ngoài có vẻ hoành tráng với cao ốc, biệt phủ và những khu du lịch sang trọng hoa đèn rực sáng tại Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc.. Nhưng bên trong, tiếng nói dân chủ vẫn bị bóp nghẹt, lòng dân oán hận chất ngất trước những hành động đàn áp tự do và cướp đoạt tài sản của bạo quyền. Đất nước thống nhất mà lòng dân chia rẽ tột cùng. Chia rẽ Bắc Nam, chia rẽ giàu nghèo, chia rẽ giữa người dân bị trị xơ xác, đối lại với tập đoàn “con cháu Bác” ngồi mát ăn bát vàng, hưởng thụ trên xương máu mẹ già và thân xác những thiếu nữ trinh bạch! (Bùi Minh Quốc). Chế độ vẫn được gọi là chế độ của dân nghèo, nay nghiễm nhiên là chế độ của thiểu số tư bản đỏ, sống trên xương máu dân lành! Có thể nói Việt nam hôm nay tuy bên ngoài hoành tráng, nhưng bên trong đã thật sự bé lại trong tư duy và khí phách, như cô giáo Trần Thị Lam đã thổ lộ:


“Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi..

Không phải chỉ có người dân bất mãn uất ức, mà chính những người cộng sản thức tỉnh cũng phải lên tiếng kết án chế độ bất nhân, như Bùi Tín, Trần Vàng Sao, Trần Đức Thạch:

Mới ngớ ra “Quân ta đánh dân mình!“
Miền nam giàu và dân sống văn minh
Không đói khát vật vờ như dân miền bắc…
Hận ngút trời đứa nào lừa tuổi xuân tôi coi dân mình là giặc!


Cũng tương tự, Phan Huy, người “bộ đội cụ Hồ” cũng đã nhận ra mình bị lừa, tiếp tay cho bọn xâm lăng:

Bây giờ miền Nam ta đã hiểu.
Người là xứ đất của Tự Do.
Chính ta mới kẻ cần giải phóng.
Ra khỏi xích xiềng họng Cộng nô !

Đặc biệt là Bùi Minh Quốc, thẳng thắn kêu gọi bộ đội cộng sản quay mũi súng chống lại bọn phản bội:

Các anh đâu rồi?
Những người tháng Tám
Chẳng nhẽ khoanh tay nhìn tấn trò bội phản
Dân tộc này bị vỡ nợ Tự Do?


Riêng những khuôn mặt trí thức thiên tả miền Nam đã phản bội chinh nghĩa quốc gia, “ăm cơm quốc gia thờ ma cộng sản” thì một số về cuối đã tỉnh ngộ, thú nhận mình đã lầm đường như Đoàn Văn Toại, Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Hiếu Đằng, chỉ tiếc cho Lý Chánh Trung, Trịnh Công Sơn, âm thầm ôm hận xuống tuyền đài..


Cũng cần nói thêm về hiểm họa đất nước bị Trung quốc xâm chiếm, với ý đồ biến Việt Nam thành một tỉnh bang của thiên triều! Nạn Hán hóa mỗi ngày một thâm độc và nguy hiểm hơn. Hoàng Sa Trường Sa Bản Giốc, Ải Nam Quan vẫn nằm trong tay ngoại tặc..Thái độ thân Trung cộng của nhà cầm quyền cộng sản bao năm qua thực đáng lên án, và lịch sử sẽ không tha thứ cho tập đoàn thái thú hôm nay..


Tại hải ngoại, tuy cờ vàng đã tung bay phất phới khắp nơi, nhưng công cuộc đấu tranh phục quốc của dân Việt không còn hứng khởi như buôi ban đầu, với quyệt tâm và nỗ lực kháng chiến mở đường về. Đáng buồn hơn, một số người Việt lưu vong lại bị tha hóa, quên cội xa nguồn, đánh mất căn cước tị nạn cộng sản của mình. Thậm chí, có những khuôn mặt trí thức khoa bảng, những cựu sĩ quan cao cấp Việt Nam Cộng Hòa, và những cơ quan truyền thông thiên tả, đã vô tình hay hữu ý cổ võ cho hòa hợp hòa giải với cộng sản, hay hơn nữa, kêu gọi “khúc ruột ngàn dặm” hợp tác với tà quyền xây dựng xã hội chủ nghĩa đúng theo tinh thần Nghị Quyết 36 của Hà Nội! Đó là chưa kể những doanh nhân về Việt Nam làm ăn với cộng sản, tiếp tay xây dựng chế độ, và hãy nhìn vào số tiền khổng lồ người Việt hải ngoại gửi về Việt Nam giúp gia đình hằng năm lên tới mấy chục tỷ Mỹ Kim và tính thử bao nhiêu phần trăm lọt vào tay tà quyền thì biết người Việt đã tiếp tay nuôi sống chế độ thế nào! Trách đồng minh phản bội, trách kẻ thù xâm lăng, nhưng cũng phải trách mình thiếu quyết tâm tranh đấu giải thể chế độ cộng sản, tà thuyết đã lỗi thời, đi ngược với trào lưu dân chủ toàn cầu và hướng tiến của nhân loại..


Trong bối cảnh không mấy thuận lợi đó, công cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ của dân Việt càng khó khăn hơn, đòi hỏi nhiều quyết tâm và nghị lực hơn. Đối đầu với thù trong giặc ngoài, thiết tưởng sức mạnh dân tộc là yếu tố quyết định trong cuộc vận động dân chủ hóa Việt Nam.


Câu hỏi căn bản là dân Việt phải làm gì? Hẳn nhiên, chúng ta không thể trông chờ người cộng sản thay đổi bản chất, hay hy vọng ngoại bang giúp đỡ giải thể chế độ cộng sản hiện nay. Dân Việt phải tự cứu lấy mình, phải tự đứng vững trên đôi chân của mình và vươn lên xứng với uy danh “Việt” là trổi vượt và vượt thắng không ngừng. Dân Việt đã chiến thắng kẻ thù phương Bắc với Trưng Triệu, Hưng Đạo Lê lợi Quang Trung. Dân Việt đã thắng kẻ thù phương Tây với Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Cường Để, Nguyễn Trường Tộ..Dân Việt cũng đã kiên cường chống lại kẻ nội thù là cộng sản Việt Nam với bao xương máu và tim óc với chính nghĩa sáng chói và tinh thần bất khuất, nhưng đã bị đồng minh bán đứng một cách oan uổng!


Thiết tưởng dân Việt cần nhìn vào Do Thái và Ukraine để học bài học tự lập tự cường. Do Thái, một quốc gia nhỏ bé giữa khối Ả rập thù nghịch bao la, và không thiếu những cường quốc muốn xóa bỏ Do Thái trên bản đồ thế giới, nhưng dân Do Thái đã kiên cường đứng lên bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ. Do Thái tồn tại và đang vươn lên như ngọn hải đăng dân chủ tại Trung Đông.


Còn Ukraine, phải nói là một vết son lịch sử cận đại. Bị Nga xé bỏ hiệp ước Budapest, xâm lăng Ukraine trước thái độ khiếp nhược của Hoa Kỳ và Liên Âu, nhưng dân Ukraine đã cương quyết đứng lên bảo vệ đất tổ. Ukraine đang bẻ gãy gọng kìm của Nga và đang đánh thức thế giới, nhất là Liên Âu, trước mộng xâm lăng của bạo quyền Cẩm Linh với tội ác chống nhân loại..


Hôm nay, lịch sử vẫn chưa sang trang, nhưng cuộc chiến còn tiếp tục một cách quyết liệt cho đến khi cánh cửa dân chủ rộng mở và dân Việt vui hưởng tự do thái bình. Sức mạnh dân tộc tuy còn âm ĩ, nhưng ý chí quật cường của dân tộc với truyền thống anh hùng vẫn ngấm ngầm kết tụ. Một chân lý căn bản không thể lay chuyển, là dân tộc Việt mãi trường tồn và vươn lên với ý chí Phù Đổng, thần khí Diên Hồng, ngọn lửa Bến Nghé và con tim Lạc Hồng. Tiếng trống thúc quân và tiếng kèn nổi lửa sẽ vang vọng khắp mọi miền đất nước, thổi bùng cơn bão lửa cách mạng, đưa dân Việt tới thắng lợi cuối cùng. Cơn bão lửa Nguyễn Chí Thiện tiên báo đang âm ỉ châm ngòi. Ngày “tã trắng thắng cờ hồng” sẽ không còn xa. Dân tộc Việt sẽ thay niềm đau Quốc Hận bằng niềm vui chiến thắng, cùng hân hoan chào đón dân chủ tự do thanh bình..Việt Nam minh châu trời Đông!

Ngô Quốc Sĩ

Chủ Nhật Ngày Mai! Nhớ Tham Dự Chiều Nhạc Tưởng Niệm 50 Năm Tháng Tư Đen!
Lúc 3 giờ chiều Chủ Nhật, ngày 13 tháng 4 năm 2025.
Tại Hội trường Hạt Santa Clara (Isaac Newton Center Auditorium) 70 West Hedding, San Jose, Ca 95110


Tin Quốc Tế Đó Đây

Dự luật cấm bắt người nhập cư trong trường học tiến thêm một bước tại Thượng viện CA


Sacramento – Một dự luật nhằm bảo vệ học sinh khỏi các hoạt động thực thi luật nhập cư trong khuôn viên trường học đã được Ủy ban Giáo dục Thượng viện California thông qua hôm 2.4, với đa số phiếu thuận từ các thượng nghị sĩ đảng Dân Chủ và một thành viên đảng Cộng Hòa.
Dự luật SB 48, do Thượng nghị sĩ Lena Gonzalez (Dân Chủ – Long Beach) đề xuất, sẽ ngăn cản các cơ quan di trú liên bang vào trường học để thẩm vấn, bắt giữ hoặc khám xét mà không có lệnh hợp pháp từ tòa án. Ngoài ra, dự luật còn thiết lập một “vùng đệm an toàn” bán kính một dặm quanh các trường học, nơi lực lượng thực thi pháp luật không được cung cấp thông tin liên quan đến học sinh hoặc nhân viên cho các cơ quan nhập cư.
SB 48 được đề xuất nhằm phản ứng trước những tuyên bố gần đây của Tổng thống Donald Trump về việc mở rộng chiến dịch trục xuất người nhập cư không có giấy tờ, bao gồm cả tại các trường học và nhà thờ – những nơi vốn được coi là “khu vực nhạy cảm”.

Ông Tony Thurmond, Bộ trưởng Giáo dục bang California và đồng bảo trợ dự luật, khẳng định việc bảo vệ các khu vực này là cần thiết để học sinh không bị gián đoạn học tập hay ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần vì lo sợ bị trục xuất.
Phát biểu tại phiên họp, bà Gonzalez nhấn mạnh: “Tối Cao Pháp Viện từ lâu đã xác định rằng Hiến pháp bảo đảm quyền được giáo dục bất kể tình trạng nhập cư. Tuy nhiên, các sắc lệnh mới đe dọa điều đó.”
SB 48 cũng nhận được sự ủng hộ từ Thượng nghị sĩ Rosilicie Ochoa Bogh (Cộng Hòa – Yucaipa), người từng là ủy viên Học khu Yucaipa-Calimesa. Bà gọi đây là “một dự luật tốt” dù lưu ý rằng các luật hiện hành đã cấm thu thập thông tin nhập cư tại trường học và giới hạn việc chia sẻ thông tin theo Đạo luật Quyền riêng tư về Giáo dục (FERPA).
Nhiều học khu tại California, như Học khu Santa Ana, đã tự tuyên bố trường học của họ là “khu vực an toàn”, cam kết không hợp tác với Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Hoa Kỳ (ICE).
Nếu được thông qua đầy đủ tại Thượng viện và Hạ viện bang, SB 48 sẽ củng cố đáng kể hàng rào pháp lý bảo vệ học sinh và phụ huynh nhập cư trước các hoạt động cưỡng chế trong môi trường học đường.


Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Bessent cảnh cáo EU sẽ “tự cắt cổ mình” nếu ngả theo Trung Cộng
(Thiên Vân)


-Ông Scott Bessent phát biểu tại Hội nghị Bảo thủ Quốc gia ở Washington D.C vào ngày 10 tháng 7 năm 2024. (Ảnh: DOMINIC GWINN/Middle East Images/AFP via Getty Images)
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Scott Bessent vừa cảnh cáo rằng Liên minh châu Âu (EU) sẽ chẳng khác nào “tự cắt cổ mình” nếu tìm kiếm một liên minh chặt chẽ hơn với Trung Quốc trong khi buông lỏng bang giao với Hoa Kỳ.
Lời cảnh cáo nêu trên được ông Bessent đưa ra vào đầu ngày hôm thứ Tư (9/4), sau khi Thủ Tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez, trong cùng ngày, đã lên tiếng kêu gọi EU cần đánh giá lại mối quan hệ thương mại với Bắc Kinh. Trong chuyến công du đến châu Á, ông Sanchez bày tỏ quan điểm rằng EU có thể hưởng nhiều lợi ích nếu thắt chặt hợp tác với Trung Quốc, nhất là trong bối cảnh tình hình bất ổn xung quanh các chính sách thương mại của Hoa Kỳ và động thái gần đây của Tổng thống Donald Trump quyết định tăng mức thuế quan đối với hầu hết các đối tác mậu dịch.
“Không [một quốc gia nào] chiến thắng trong cuộc chiến tranh thương mại cả. Mọi quốc gia nào đều chịu thiệt hại”, ông Sanchez lên tiếng cảnh báo.

Ðáp lời ông Sanchez, ông Bessent bảo vệ những biện pháp tăng thuế của Tổng Thống Trump, đồng thời kêu gọi các đồng minh chớ ngả theo Bắc Kinh, vì theo ông Bessent, các chính sách thương mại của Trung Quốc là thứ hủy hoại nền kinh tế toàn cầu.
“Vị bộ trưởng kinh tế Tây Ban Nha [Pedro Sanchez] sáng nay đã đưa ra phát biểu, ‘Ồ, tốt thôi, có lẽ chúng ta nên liên kết chặt hơn với Trung Quốc’ – như vậy chẳng khác nào [EU] tự cắt cổ mình. Những mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc mà bức tường thuế quan của Hoa Kỳ đang ngăn chặn… [quý vị phải hiểu rằng] mô hình kinh doanh của Trung Quốc… không hề biết dừng. Họ chỉ tiếp tục sản xuất và sản xuất, bán phá giá và bán phá giá”, ông Bessent phát biểu tại một cuộc họp báo.
Cũng trong ngày thứ Tư (9/4), Tổng Thống Trump thông báo tạm hoãn áp đặt đòn bẩy thuế quan trong vòng 90 ngày đối với khoảng 75 quốc gia mà trước đó ông đã đánh thuế từ 10% đến 50% vì cho là có sự mất cân đối thương mại không công bằng. Ðồng thời, ông Trump cũng hạ mức thuế về một mức cố định 10% cho tất cả các quốc gia — chỉ trừ Bắc Kinh. Ông Trump đã tăng thuế lên tới 125% đối với Trung Quốc, cáo buộc Bắc Kinh leo thang căng thẳng sau khi nước này tăng thuế đối với hàng hóa của Hoa Kỳ lên 84%. Hôm thứ Năm (10/4), CNBC cho biết quan chức Nhà Trắng xác nhận tổng mức thuế áp lên Trung Quốc là 145% vì phần thuế bổ sung 125% là chưa bao gồm khoản thuế đá áp 20% từ tháng Hai và tháng Ba.
“Xét về mức độ leo thang [căng thẳng thương mại], rất đáng tiếc, quốc gia vi phạm lớn nhất trong hệ thống thương mại toàn cầu hiện nay chính là Trung Quốc, và họ cũng là quốc gia duy nhất đã làm tình hình leo thang”, ông Bessent khẳng định.

Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ cho biết hiện có nhiều quốc gia đang chủ động tìm đến Washington để thương thảo sau khi Hoa Kỳ điều chỉnh chính sách thuế quan.
Ông Bessent đặc biệt nhắc tới các cuộc đàm phán sắp tới với Nhật Bản và Việt Nam. Ông Bessent cũng bày tỏ hy vọng có thể hoàn tất các hiệp định thương mại mới với các đồng minh thân cận của Hoa Kỳ, nhằm thiết lập một mặt trận liên kết chống lại điều mà ông gọi là cơ cấu thương mại bất cân đối của Trung Quốc.
Về phía Trung Quốc, Bắc Kinh đã mạnh mẽ phản đối các biện pháp tăng thuế của Hoa Kỳ, đồng thời tuyên bố sẽ đối đầu với những biện pháp này. Trong một thông cáo đưa ra hôm thứ Tư (9/4), Bộ Tài chính Trung Quốc mô tả đợt tăng thuế mới nhất của Hoa Kỳ là “sai lầm chồng lên sai lầm”, đồng thời cáo buộc rằng biện pháp này “xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp của Trung Quốc và gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ quốc tế”.


Walmart cam kết giữ giá thấp bất chấp chiến tranh thương mại toàn cầu leo thang!
(Bảo Minh)


-Hôm thứ Tư, ‘gã khổng lồ’ bán lẻ Walmart đã cam kết giữ giá thấp để tăng thị phần, bất chấp lệnh áp thuế của Tổng thống Trump đối với các đối tác thương mại toàn cầu – đặc biệt là Trung Quốc.
Nhà bán lẻ này cho rằng họ có đủ khả năng để ứng phó với thách thức khi phải chịu mức thuế 125% đối với Trung Quốc – mặc dù Walmart nhập khẩu 60% hàng hóa từ Trung Quốc Đại Lục.
“Lịch sử cho thấy khi chúng ta vượt qua những giai đoạn bất ổn này, Walmart sẽ nổi lên với thị phần lớn hơn và hoạt động kinh doanh mạnh mẽ hơn”, Giám đốc tài chính của Walmart, ông John David Rainey, cho biết trong một thông cáo báo chí sau khi công ty tuyên bố sẽ duy trì dự báo tăng trưởng doanh số và thu nhập cả năm.
Cổ phiếu Walmart tăng vọt gần 10%, theo NYP.
Công ty có trụ sở tại Arkansas hy vọng sẽ sử dụng hình ảnh của mình như một giải pháp thay thế giá cả phải chăng để thống lĩnh không gian bán lẻ, trong khi các đối thủ đắt tiền hơn có thể gặp khó khăn trong việc giữ chân khách hàng trong bối cảnh chi phí liên quan đến thuế quan.

Chiến thuật đó đã từng hiệu quả với Walmart trong quá khứ. Walmart đã vượt trội hơn các đối thủ trong các cuộc khủng hoảng kinh tế khác, như đại dịch COVID-19 và suy thoái năm 2008, nhờ giá cực thấp.
Tháng Năm năm ngoái, khi những khách hàng eo hẹp về tiền mặt cắt giảm chi tiêu mua sắm vì lạm phát tăng cao, doanh số của Walmart lại tăng vọt – phần lớn doanh số đến từ các hộ gia đình có thu nhập từ 100.000 USD trở lên.
“Chúng tôi đã học được cách vượt qua những giai đoạn hỗn loạn”, giám đốc điều hành Walmart Doug McMillion phát biểu trong bình luận gửi tới một nhóm các nhà đầu tư, nhà phân tích và phóng viên, trước khi Tổng thống Trump tuyên bố tạm dừng áp thuế quan đối ứng đối với tất cả các đối tác thương mại ngoại trừ Trung Quốc trong 90 ngày.
“Mặc dù chúng tôi không biết mọi thứ sẽ xảy ra… Chúng tôi biết ưu tiên của mình là gì, mục đích của mình là gì và chúng tôi sẽ tập trung vào việc giữ giá ở mức thấp nhất có thể.”

Công ty thừa nhận rằng họ sẽ gặp khó khăn, cho biết “phạm vi kết quả” đối với tăng trưởng thu nhập hoạt động trong quý đầu tiên đã mở rộng, một phần là do mong muốn “đầu tư vào giá khi thuế quan được áp dụng”.
Vào tháng Hai, Walmart đã dự báo doanh số bán hàng cả năm cho năm tài chính kết thúc vào tháng 1/2026 sẽ tăng từ 3% đến 4%, và doanh thu hoạt động điều chỉnh hàng năm sẽ tăng từ 3,5% đến 5,5%.
Khi đó, công ty dự kiến thu nhập hoạt động điều chỉnh trong quý đầu tiên sẽ tăng từ 0,5% đến 0,2%. Walmart đã không cung cấp số liệu cập nhật trong cuộc họp với các nhà đầu tư.
Trong một tuyên bố, ông McMillon cho biết Walmart đang xây dựng chiến lược để phục vụ khách hàng “tốt hơn nữa” với mức giá thấp, danh mục hàng hóa đa dạng, trải nghiệm mua sắm thuận tiện và thú vị cùng với hoạt động kinh doanh đáng tin cậy.

Theo Bloomberg, Walmart được cho là vẫn tiếp tục gây sức ép buộc các nhà cung cấp Trung Quốc giảm giá.
Nhà bán lẻ lớn nhất thế giới vẫn đang thúc đẩy các nhà cung cấp ở nước ngoài giảm giá tới 10%.
Người phát ngôn của nhà bán lẻ này nói với Bloomberg rằng các cuộc thảo luận của công ty với các nhà cung cấp đều nhằm mục đích cung cấp mức giá thấp hơn cho khách hàng.


Tổng thống Trump mời gọi các doanh nghiệp đến Hoa Kỳ để được miễn thuế quan
(Hải Đăng)


-Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump phát biểu trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Anh Keir Starmer tại Phòng phía Đông của Tòa Bạch Ốc vào ngày 27 tháng 2 năm 2025 tại Washington, DC. (Ảnh: Carl Court – Pool/Getty Images)
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã thúc giục các công ty chuyển hoạt động của họ đến Hoa Kỳ. Ông khẳng định rằng đây là thời điểm lý tưởng để làm như vậy và hứa hẹn những lợi ích như thuế quan bằng 0.
Trong một bài đăng trên mạng xã hội Truth Social vào thứ Tư (9/4), ông Trump khuyến khích các doanh nghiệp noi gương Apple và các công ty khác gần đây đã mở rộng tại Hoa Kỳ. Ông đã nêu bật những lợi thế như không có thuế quan, tiếp cận nhanh chóng với cơ sở hạ tầng năng lượng và phê duyệt nhanh chóng mà không có sự chậm trễ về các tiêu chuẩn môi trường.
“Đây là thời điểm TUYỆT VỜI để chuyển CÔNG TY của các vị đến Hoa Kỳ, giống như Apple và rất nhiều công ty khác, với số lượng kỷ lục, đang làm. KHÔNG THUẾ QUAN, và kết nối và phê duyệt Điện/Năng lượng gần như ngay lập tức. Không có sự chậm trễ về [các thủ tục] môi trường. ĐỪNG CHỜ ĐỢI, HÃY LÀM NGAY!” ông Trump viết.

Tổng thống Trump vào thứ Tư tuần trước (2/4) đã công bố kế hoạch áp “thuế quan đối ứng” cao nhắm vào hàng loạt quốc gia với lý do giảm thâm hụt thương mại mà Hoa Kỳ phải chịu đựng trong nhiều năm qua.
Vào đầu ngày thứ Tư (9/4), Trung Quốc đã nộp đơn khiếu nại chính thức lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về đợt tăng thuế quan mới nhất của Hoa Kỳ.
“Trung Quốc đã đệ đơn khiếu nại lên WTO về các biện pháp thuế quan bổ sung 50% của Hoa Kỳ đối với các sản phẩm của Trung Quốc“, theo một tuyên bố công khai của Bộ Tài chính Trung Quốc.

Bộ Tài chính Trung Quốc cũng loan báo rằng họ sẽ áp dụng mức thuế 84% đối với hàng hóa của Hoa Kỳ kể từ thứ năm (10/4), tăng so với mức 34% đã công bố trước đó.

Trước động thái đáp trả leo thang của Trung Quốc, Tổng thống Trump vào lúc 12h18 ngày thứ Tư (9/4, giờ miền Đông Hoa Kỳ) đã thông báo tăng thuế quan đối với Trung Quốc ngay lập tức lên 125%, đồng thời hoãn 90 ngày đối với việc áp đầy đủ thuế quan đối ứng cho một loạt quốc gia mà ông Trump cho là vừa qua đã không trả đũa, và có thiện chí đàm phán thoả thuận thương mại.

“Dựa trên sự thiếu tôn trọng mà Trung Quốc đã thể hiện đối với Thị trường Thế giới, tôi tăng Thuế quan mà Hoa Kỳ áp đặt đối với Trung Quốc lên 125%, có hiệu lực ngay lập tức. Vào một thời điểm nào đó, hy vọng là trong tương lai gần, Trung Quốc sẽ nhận ra rằng những ngày tháng bóc lột Hoa Kỳ và các quốc gia khác không còn bền vững hoặc có thể chấp nhận được nữa”, ông Trump đăng trên mạng xã hội Truth Social.

Ông Trump viết tiếp: “Dựa trên thực tế là có hơn 75 Quốc gia đã gọi tới Đại diện của Hoa Kỳ, bao gồm Bộ Thương Mại, Bộ Tài chính và Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ để đàm phán một giải pháp cho các vấn đề đã thảo luận liên quan tới Thương mại, Rào cản thương mại, Thuế quan, Thao túng tiền tệ và các thuế quan phi tiền tệ, và những Quốc gia này, như đề xuất mạnh mẽ của tôi, đã KHÔNG TRẢ ĐŨA bằng bất kỳ hình thức nào để chống lại Hoa Kỳ, tôi cho phép TẠM DỪNG 90 ngày, và áp dụng một THUẾ QUAN ĐỐI ỨNG thấp hơn đáng kể trong giai đoạn này là 10%, cũng có hiệu lực ngay lập tức”.
Như vậy, thay bằng các mức thuế quan đối ứng như đã thông báo, trong giai đoạn tạm dừng 90 ngày, Hoa Kỳ sẽ áp dụng mức thuế quan đối ứng là 10% đối với hơn 75 quốc gia.
Ngay sau thông báo của Tổng thống Hoa Kỳ về việc hoãn thực thi đầy đủ thuế đối ứng với hàng loạt quốc gia, Thị trường chứng khoán Hoa Kỳ lập tức phấn khích trở lại, cổ phiếu đồng loạt tăng điểm.
Vào lúc 15h33 ngày 9/4 (giờ miền Đông Hoa Kỳ), số S&P500 tăng 7,23% lên mức 5.342 điểm, hướng tăng mạnh nhất trong vòng 5 năm qua. Chỉ số Dow Jones tăng 2593 điểm, tương đương 6,89%, mức tăng cao nhất kể từ năm 2020. Chỉ số Nasdag Composite tăng 10,34%. Giá vàng, giá dầu đều phản ứng tăng lần lượt 4,28% và 3,6%.


Ấn Độ nhìn thấy ‘cơ hội ngàn năm có một’ trong chính sách thương mại của ông Trump
(Hải Đăng)


-Bộ trưởng Thương mại Ấn Độ Piyush Goyal đầu tuần này nói rằng các chính sách thương mại của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump có thể tạo ra “cơ hội ngàn năm có một” cho Ấn Độ.
Bộ trưởng Thương mại Ấn Độ Piyush Goyal tham gia một sự kiện do chính phủ Ấn Độ tổ chức tại New Delhi, Ấn Độ, vào ngày 26 tháng 8 năm 2023. (Ảnh: Shutterstock)
“Chúng ta đang ở thời điểm trong dòng chảy lịch sử mà Ấn Độ ở vị thế thuận lợi để biến tình hình hiện tại thành cơ hội“, ông Goyal phát biểu tại Diễn đàn Toàn cầu Ấn Độ ở Mumbai.
Bộ trưởng Goyal mô tả Ấn Độ là quốc gia đồng cảm với nỗ lực của Tổng thống Hoa Kỳ Doanld Trump nhằm thúc đẩy công bằng trong chuỗi cung ứng và mong muốn chứng minh nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng của mình có thể tiến lên để thay thế Trung Quốc.
“Nếu ai đó hỏi tôi điểm khởi đầu cho vị trí hiện tại của chúng ta là gì và tại sao chúng ta lại trải qua giai đoạn khó khăn này, thì điểm khởi đầu thực sự bắt đầu từ đầu năm 2000 khi Trung Quốc được kết nạp làm thành viên của WTO“, ông Goyal cho biết.

Không nhiều nhà phân tích phương Tây vào năm 2025 nhìn lại sự kiện Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2000 với sự yêu mến. Đặc biệt, đối với những người ủng hộ trung thành chính sách “Nước Mỹ trên hết” của Tổng thống Trump, thì việc để Trung Quốc gia nhập WTO là một trong những sai lầm tồi tệ nhất mà thế giới tự do từng mắc phải.
Hãng tin BBC đã đặt tiêu đề cho một bài báo năm 2021 hồi tưởng về tư cách thành viên WTO của Trung Quốc là “Cách phương Tây mời Trung Quốc ăn trưa“.
Bài báo của BBC khi đó đã hạ thấp “niềm tin ngớ ngẩn” của cựu Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton, vốn rất phổ biến vào thời điểm đó, rằng việc để Trung Quốc gia nhập WTO sẽ tự do hóa Bắc Kinh.
“Khi các cá nhân không chỉ có quyền mơ ước mà còn có quyền biến ước mơ của mình thành hiện thực, họ sẽ đòi hỏi tiếng nói lớn hơn“, ông Clinton đã ca ngợi và lạc quan về sự kiện Trung Quốc gia nhập WTO vào năm 2000.
Không có gì có thể xa rời sự thật hơn niềm tin như thế. Sự thật là, Trung Quốc đã lây nhiễm chủ nghĩa độc tài cho thế giới tự do, thuyết phục một số chuyên gia và chính trị gia phương Tây rằng chế độ độc tài độc đảng là phương tiện hiệu quả nhất để quản lý nền kinh tế công nghệ cao.
“Việc Trung Quốc gia nhập bảng xếp hạng thương mại thế giới hàng đầu đã báo trước một sự chuyển đổi toàn cầu lớn. Sự kết hợp mạnh mẽ giữa lực lượng lao động sẵn sàng của Trung Quốc, với các nhà máy công nghệ siêu cao và mối quan hệ đặc biệt giữa chính phủ Trung Quốc và các tập đoàn đa quốc gia phương Tây đã thay đổi bộ mặt của hành tinh“, bài báo của BBC nhận xét.

Ông Goyal nói với phóng viên Haslinda Amin của đài Bloomberg tại diễn đàn Mumbai rằng mặc dù Ấn Độ có một số mức thuế quan cao, nhưng nước này chủ yếu sử dụng chúng để trả đũa các hoạt động thương mại không công bằng của các quốc gia khác.
Ông Goyal giải thích: “Chẳng hạn, nếu bạn nhìn vào Hoa Kỳ, mức thuế quan chung của chúng tôi có thể là 17% nhưng phần lớn là đối với các sản phẩm mà chúng tôi không nhập khẩu. Mức thuế quan áp dụng thực tế của chúng tôi đối với Hoa Kỳ có thể là 7% hoặc 8%. Con số này không quá lớn“.
Ông Goyal cho biết đây là lý do khiến mức thuế quan mà Tổng thống Trump công bố vào đầu tháng Tư đối với Ấn Độ thấp hơn hầu hết các quốc gia châu Á khác, không chỉ là vì tình bạn cá nhân giữa ông Trump và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, mặc dù ông chủ Nhà Trắng thừa nhận rằng hai nhà lãnh đạo thực sự là “những người bạn tốt“.
Ông Goyal cũng ám chỉ rằng một lý do khiến Ấn Độ nhìn thấy nhiều cơ hội hơn là nguy cơ trong các chính sách của chính quyền Trump là Ấn Độ, không giống như đối thủ lớn là Trung Quốc, không phải là một “nền kinh tế xuất khẩu“. Thực tế này có nghĩa là Ấn Độ sẽ mất ít thu nhập quốc dân hơn do thuế quan.

Không có gì ngạc nhiên khi Trung Quốc không thích nghe bộ trưởng thương mại Ấn Độ nói về “cơ hội ngàn năm có một” trong khi Tổng thống Trump đang tăng thuế quan của Trung Quốc lên tới 145%, hoặc có thể hơn.
Hôm thứ Tư (9/4), tờ Global Times do nhà nước Trung Quốc điều hành đã chỉ trích “tư duy cơ hội” của Bộ trưởng Goyal và chỉ trích Ấn Độ vì tìm cách “hưởng lợi từ sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ“.

“Những phát biểu của chính trị gia Ấn Độ chỉ đơn thuần là để lặp lại lời lẽ hoa mỹ của Hoa Kỳ nhằm hạ uy tín của Trung Quốc, hy vọng giành được sự ủng hộ của chính quyền Trump và mở đường cho các cuộc đàm phán thương mại sắp tới giữa Ấn Độ và Hoa Kỳ”, Global Times dẫn phát biểu của trợ lý giáo sư Xie Chao tại Đại học Thanh Hoa.

Ông Xie Chao dự đoán rằng những nhượng bộ của Ấn Độ sẽ chỉ “thúc đẩy chính quyền Trump yêu cầu Ấn Độ phải thỏa hiệp nhiều hơn nữa để bù đắp thâm hụt thương mại giữa Hoa Kỳ và Ấn Độ”.

Giáo sư Long Xingchun của Đại học Nghiên cứu Quốc tế Tứ Xuyên đã trấn an độc giả của tờ Global Times rằng Ấn Độ “không thể nắm bắt được thị trường mà Trung Quốc để lại” vì “năng lực sản xuất của nước này còn thiếu”, “chi phí sản xuất cao” và “phụ thuộc rất nhiều vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc”.

Trái với thái độ hằn học của tờ Global Times, trước đó một ngày, hôm thứ Ba (8/4), phát ngôn viên Yu Jing của Đại sứ quán Trung Quốc tại Ấn Độ tuyên bố trên mạng xã hội X rằng New Delhi và Bắc Kinh nên sát cánh cùng nhau để vượt qua khó khăn do các mức thuế quan mà chính quyền Trump áp đặt.
“Mối quan hệ kinh tế và thương mại Trung Quốc – Ấn Độ dựa trên sự bổ sung và cùng có lợi. Đối mặt với việc Mỹ lạm dụng thuế quan… hai quốc gia đang phát triển có quy mô lớn nhất nên sát cánh cùng nhau để vượt qua khó khăn”, bà Yu Jing viết.
Trong tuyên bố chi tiết, bà Yu Jing nói rằng sức mạnh kinh tế của Trung Quốc bắt nguồn từ hệ thống công nghiệp toàn diện và tập trung bền vững vào đổi mới và nghiên cứu.
“Nền kinh tế Trung Quốc được hỗ trợ bởi một hệ thống đảm bảo tăng trưởng ổn định và tạo ra sự lan tỏa tích cực”, tuyên bố nêu rõ.
Bà Yu Jing cũng nhấn mạnh cam kết của Trung Quốc đối với chủ nghĩa đa phương và hợp tác kinh tế toàn cầu.

“Trung Quốc là nước bảo vệ vững chắc toàn cầu hóa kinh tế và chủ nghĩa đa phương, đã truyền động lực mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới, đóng góp trung bình khoảng 30% tăng trưởng toàn cầu hằng năm. Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với phần còn lại của thế giới để bảo vệ hệ thống thương mại đa phương mà Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đóng vai trò cốt lõi”, bà Yu Jing cho hay.

Tuyên bố của bà Yu Jing chỉ trích Hoa Kỳ lạm dụng thuế quan, tước đi quyền phát triển của các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Nam Bán cầu, đồng thời cho rằng không bên nào chiến thắng trong chiến tranh thương mại và thuế quan.

“Tất cả các quốc gia nên duy trì nguyên tắc tham vấn rộng rãi, thực hành chủ nghĩa đa phương thực sự, cùng nhau phản đối chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ dưới mọi hình thức”, bà Yu Jing cho biết.


Macron: Pháp Có Thể Công Nhận Quốc Gia Palestine Vào Tháng 6/2025


(Ảnh AP - Julia Nikhinson, tư liệu: Tổng thống Palestine, ông Mahmoud Abbas phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, New York (Hoa Kỳ), ngày 23/9/2022. Từ năm 2012, Palestine là " Quốc gia quan sát viên" tại Liên Hiệp Quốc.)
-Hôm 9/4/2025, Tổng thống Emmanuel Macron tuyên bố Pháp có thể công nhận Quốc gia Palestine vào tháng 6/2025 nhân hội nghị mà Pháp sẽ đồng chủ trì với Ả Rập Saudi tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York (Hoa Kỳ).
Mục tiêu của hội nghị là thúc đẩy Do Thái và Palestine công nhận lẫn nhau và tiến tới việc thành lập một Quốc gia Palestine. Tổng thống Macron, được thông tấn xã AFP trích dẫn, cho rằng đây là bước quan trọng để tiến gần hơn đến "giải pháp hai Quốc gia", giúp Palestine và Do Thái chung sống hòa bình. Điều này càng trở nên cấp bách kể từ khi nổ ra xung đột ở dải Gaza vào tháng 10/2023, sau khi tổ chức Hamas tấn công Do Thái.
Chủ nhân điện Elysée giải thích việc công nhận Quốc gia Palestine là "công bằng" và hành động này sẽ góp phần "thúc đẩy" các quốc gia ủng hộ Palestine cũng công nhận Do Thái. Ông Macron nhấn mạnh sáng kiến nói trên cũng nhằm gây áp lực với những quốc gia phủ nhận sự tồn tại của Do Thái, như Iran, và "góp phần củng cố an ninh khu vực".

Pháp không phải là nước đầu tiên công nhận Palestine. Hồi tháng 5, tháng 6/2024, một số quốc gia như Ái Nhĩ Lan, Na Uy, Tây Ban Nha và Slovenia đã công nhận Quốc gia Palestine, nâng tổng số quốc gia công nhận lên gần 150.

Tuy nhiên, giải pháp 2 Quốc gia vẫn luôn bị Thủ tướng Do Thái Benjamin Netanyahu bác bỏ. Ngoại trưởng Do Thái Gideon Saar cho rằng việc Pháp đơn phương công nhận Quốc gia Palestine sẽ là một "phần thưởng cho khủng bố", đặc biệt là đối với Hamas, và điều này sẽ gây tổn hại cho hòa bình và an ninh trong khu vực.


Zelensky: Bắc Kinh Biết Rõ Có Hơn 150 Người Trung Quốc Tham Chiến Tại Ukraine


(Hình AP: Thành phố Koupiansk, miền Đông Ukraine, sau một cuộc tấn công của Nga, ngày 6/4/2025.)
-Trong khi Bắc Kinh tái khẳng định đã ra lệnh cấm công dân Trung Quốc tham gia chiến tranh Ukraine, Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelensky hôm 9/4/2025 đã công bố thêm nhiều chi tiết về vụ bắt giữ 2 công dân Trung Quốc chiến đấu cùng binh sĩ Nga tại miền Đông Ukraine.
Ông Zelensky cho biết có ít nhất 155 người Trung Quốc hỗ trợ Nga xâm lược Ukraine và khẳng định Bắc Kinh biết rõ về việc công dân của họ được Mạc Tư Khoa tuyển mộ để tham chiến ở Ukraine. Từ Kyiv, thông tín viên Emmanuelle Chaze của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường trình:
"Với các quyển sổ thông hành trên tay, Tổng thống Volodymyr Zelensky đã công bố một video mới tiết lộ danh tính của hai người lính Trung Quốc tham chiến cùng quân đội Nga chống lại Ukraine. Hai người đàn ông này khai tên tuổi và quê quán, rồi sau đó tường thuật chi tiết về nhiệm vụ chiến đấu của họ. Một người khẳng định là trong đời chưa từng cầm vũ khí. Người kia kể lại là đã bị quân Nga phóng hơi ngạt vào nơi trú ẩn sau khi đầu hàng, nhưng sau đó đã được một người lính Ukraine giải cứu.

Tổng thống Volodymyr Zelensky nói có hơn 150 người Trung Quốc được xác định là đã tham gia vào các cuộc giao tranh. Ông nói: "Chúng tôi sẽ chuyển những thông tin cần thiết cho phía Trung Quốc qua các kênh ngoại giao. Và dĩ nhiên là cho mọi người trên thế giới, những người đã nghe Bắc Kinh nói rằng cuộc chiến tranh này đã quá nóng rồi và không nên để lan rộng hơn nữa. Lôi kéo công dân Trung Quốc vào cuộc chiến này chắc chắn sẽ gây ra một vấn đề nghiêm trọng hơn".
Trước việc người Trung Quốc tham chiến trực tiếp, cho dù Bắc Kinh vẫn phủ nhận thông tin, Kyiv đề nghị các đồng minh của Ukraine có phản ứng mạnh mẽ, và nhắc lại lời kêu gọi hỗ trợ nhiều hơn để có thể bảo đảm năng lực phòng thủ của Ukraine chống quân đội Nga, hiện vẫn vượt trội về số lượng".

Về phía Bắc Kinh, theo thông tấn xã AFP, sáng nay 10/4, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm (Lin Jian) chỉ trích "những phát ngôn vô trách nhiệm" của Tổng thống Ukraine Zelensky.

Thuế Đối Ứng: Phản Ứng của Âu Châu

-Hôm 10/4/2025, Chủ tịch Ủy Ban Âu Châu Ursula von der Leyen đã hoan nghênh quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump tạm hoãn áp thuế đối ứng với nhiều quốc gia, bao gồm các nước thành viên Liên Hiệp Âu Châu (EU). Bà xem đây là một bước quan trọng để ổn định nền kinh tế toàn cầu và nhắc lại là đã nhiều lần ủng hộ một Thỏa thuận Thương mại không Thuế quan giữa Liên Hiệp Âu Châu và Hoa Kỳ.

Đối với nhiều viên chức khác tại Âu Châu, việc Donald Trump hoãn áp thuế "đối ứng" là dấu hiệu cho thấy Tổng thống Mỹ dường như bắt đầu tỉnh ngộ về thiệt hại kinh tế mà ông gây ra, theo tường thuật của thông tín viên Pierre Benazet của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) từ thủ đô Brussels của Bỉ:

"Ủy Ban Âu Châu thừa nhận rằng tuyên bố của Donald Trump không rõ ràng, nhưng Thống đốc Ngân hàng Pháp cũng nhận thấy sự đảo ngược lập trường của Tổng thống Mỹ phản ánh một cái nhìn thực tế hơn một chút và bắt đầu trở lại với 'tính hợp lý kinh tế'. Thủ tướng tương lai của Đức Friedrich Merz tuyên bố ngắn gọn rằng việc Mỹ hoãn áp thuế trong 90 ngày là một 'phản ứng trước quyết tâm của Âu Châu'.
Donald Trump đã viết rõ rằng ông hoan nghênh thái độ của các quốc gia không đáp trả Hoa Kỳ. Nhưng chỉ vài tiếng đồng hồ trước đó, Liên Hiệp Âu Châu đã bỏ phiếu thông qua các biện pháp trả đũa, áp thuế quan đối với 180 sản phẩm của Mỹ.
Tuyên bố của Tổng thống Trump chỉ liên quan đến các loại thuế mà ông gọi là 'đối ứng', nhưng Liên Hiệp Âu Châu cũng đang bị áp thuế quan đặc biệt đối với xe hơi, thép, nhôm, và chính vì thế mà khối 27 nước hôm 9/4 đã quyết định phản ứng. Các quốc gia thành viên Liên Hiệp Âu Châu sẽ vẫn giữ lập trường của mình cùng với các biện pháp trả đũa vì họ vẫn trong tình thế bị đe dọa".

Trung Quốc: Trẻ Em Tây Tạng Bị Xóa Bỏ Bản Sắc

-Tại Trung Quốc, tờ Le Monde ra ngày 11/4/2025 có bài "Trẻ em Tây Tạng bị xóa bỏ bản sắc".
Ngày càng có nhiều trẻ em bị đưa vào nội trú từ khi mới 4 tuổi, cách xa gia đình. Những trường này thường không nằm trong khu vực Tây Tạng và phần lớn các môn học đều được dạy bằng tiếng Trung, với mục tiêu đồng hóa các em vào văn hóa người Hán, làm phai mờ ngôn ngữ và truyền thống Tây Tạng.
Chính sách này được Chủ tịch Tập Cận Bình ủng hộ, gây ra sự chia cắt giữa trẻ em và gia đình. Các tổ chức phi chính phủ và giới chuyên gia cảnh báo về hiện tượng trẻ em bị mất bản sắc văn hóa và ghi nhận những trường hợp bị ngược đãi. Gần một triệu trẻ em Tây Tạng được cho là đang sống trong các trường nội trú như vậy.
Các trường tư thục từng dạy văn hóa Tây Tạng cũng đang bị buộc phải đóng cửa. Chính phủ ngày càng kiểm soát chặt chẽ ngành giáo dục để áp đặt một nền văn hóa chung cho tất cả mọi người.


Panama Bất Ngờ Chấp Nhận Để Mỹ Khai triển Lực Lượng Vũ Trang Tại Kênh Đào Panama


(Hình AP - Matias Delacroix: Bộ trưởng Quốc phòng Panama, ông Frank Abrego (trái) và đồng nhiệm Mỹ Pete Hegseth, họp báo, ngày 9/4/2025 tại thành phố Panama.)
-Chỉ một ngày sau tuyên bố phản đối đề xuất đặt căn cứ quân sự tại kênh đào Panama, hôm 10/4/2025, chính quyền Panama thông báo cho phép Mỹ khai triển một số đơn vị vũ trang tại quốc gia này. Theo thông tấn xã AFP, đây là một "nhân nhượng quan trọng" của Panama đối với Hoa Thịnh Ðốn.
Theo Thỏa thuận, được ký kết giữa Bộ trưởng Quốc phòng Frank Abrego và đồng nhiệm Mỹ Pete Hegseth, công du Panana nhân dịp này, quân đội Mỹ và các công ty vũ trang tư nhân được Mỹ ủy quyền "được phép sử dụng một số địa điểm, cơ sở và các khu vực được chỉ định, để tiến hành các hoạt động huấn luyện, hoạt động nhân đạo, diễn tập...". Thỏa thuận có hiệu lực 3 năm và có thể được triển hạn này nói rõ là các cơ sở nói trên luôn thuộc sở hữu của Nhà nước Panama, và được quân đội hai nước cùng sử dụng.

Về thỏa thuận nói trên, Tổng thống Panama, Jose Raul Mulino, công du Peru hôm qua, cho biết Mỹ đã yêu cầu Panama cho phép tái lập các căn cứ quân sự tại nước này, và "một số nhân nhượng về lãnh thổ", nhưng ông đã từ chối. Theo một số nhà Chính trị học, được thông tấn xã AFP dẫn lời, Mỹ đã tham gia từ lâu vào các diễn tập quân sự tại Panana, sự hiện diện lâu dài của các lực lượng Mỹ theo thỏa thuận nói trên, có thể tác động xấu đến uy tín của Tổng thống trung tả, Jose Raul Mulino.
Sự hiện diện của quân đội Mỹ tại kênh đào mà Mỹ xây dựng từ năm 1914, và trao lại cho Panama năm 1999, luôn là chuyện nhạy cảm tại quốc gia này. Kênh đào Panama là tuyến giao thông huyết mạch của Mỹ chiếm khoảng 40% lượng contener của nước này. Từ khi Donald Trump tuyên bố ý định sát nhập kênh đào Panama, với lý do không để kênh đào rơi vào tay Trung Quốc, nhiều cuộc biểu tìnhphản kháng lớn đã nổ ra.
Theo thông tấn xã AFP, Quốc hội Danmark hôm 11/4, thảo luận để phê chuẩn Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng (DCA) với Mỹ, ký kết hồi tháng 12/2023, dưới thời Tổng thống tiền nhiệm Mỹ Joe Biden, cho phép quân đội Mỹ sử dụng ba căn cứ quân sự trong thời hạn 10 năm. Ba căn cứ Aalborg, Karup và Skrydstrup thuộc tỉnh Jutland, lãnh thổ Đan Mạch tại lục địa Âu Châu.
Theo một thăm dò dư luận của nhật báo Berlingske hồi tháng 3/2025, chỉ có 30% người dân ủng hộ việc Mỹ sử dụng căn cứ tại Đan Mạch. 92% người Đan Mạch mong muốn đất nước "tập trung vào Âu Châu nhiều hơn là vào vấn đề an ninh của Mỹ", 42% coi Mỹ là một đe dọa hơn là đồng minh.

TIN VẮN - TIN TỔNG HỢP

(Yonhap) - Chính phủ Nam Hàn tìm cách mở rộng hợp tác an ninh năng lượng với Hoa Thịnh Ðốn, đặc biệt là trong các lĩnh vực điện nguyên tử và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG). Hôm 10/4/2025, Bộ Ngoại giao Nam Hàn đã đưa ra lời kêu gọi đề xuất nghiên cứu khoa học, lưu ý tầm quan trọng của việc hợp tác với các đồng minh đáng tin cậy trong lĩnh vực an ninh năng lượng, chẳng hạn như Hoa Kỳ. Hán Thành cũng đang tìm kiếm sự hợp tác về nguyên tử, đặc biệt là liên quan đến các lò phản ứng mô-đun nhỏ (SMR) và tăng cường hợp tác trong việc cung cấp các khoáng sản quý hiếm, thực chất là nhằm tìm cách hợp tác với Hoa Kỳ phát triển đường ống dẫn khí đốt lớn ở Alaska và nhập cảng khí hóa lỏng LNG của Mỹ.
(Reuters) – Trung Quốc và Liên Hiệp Âu Châu tăng cường hợp tác kinh tế để đối phó với thuế quan Mỹ. Hôm 10/4/2025, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo Bộ trưởng Vương Văn Đào đã có cuộc trao đổi trực tuyến với Ủy viên Thương mại Âu Châu Maros Sefcovic để bàn về việc khôi phục các cuộc thảo luận thương mại và đàm phán về giá của xe hơi điện (VE). Ông Vương cũng cho biết Bắc Kinh sẵn sàng tăng cường hợp tác thương mại, đầu tư và công nghiệp với Liên Hiệp Âu Châu và kêu gọi duy trì hệ thống thương mại đa phương dựa trên các quy tắc.

(AFP) - Tổng thống Estonia ban bố luật hạn chế quyền bầu cử của người Nga. Hôm 9/4/2025, Tổng thống Alar Karis ký ban hành luật sửa đổi Hiến pháp để cấm thường trú nhân từ những ngoại quốc Liên Hiệp Âu Châu (EU) tham gia các kỳ bầu cử ở địa phương tại Estonia. Biện pháp này được xem là nhắm chủ yếu vào công dân gốc Nga, sẽ liên quan đến 80.000 người Nga, trong đó có hơn 65.000 người trong độ tuổi đi bầu. Estonia hiện có 1,3 triệu dân, trong đó có 973.000 người trong độ tuổi bầu cử. Tại Estonia, các thường trú nhân là người ngoại quốc có quyền bỏ phiếu trong các kỳ bầu cử địa phương, nhưng không được phép tham gia bầu Quốc hội.

(AFP) – Estonia thông qua đạo luật tăng cường an ninh hàng hải trước mối đe dọa từ Nga. Đạo luật được Quốc hội Estonia thông qua hôm 9/4/2025, sau khi các dây cáp nối Phần Lan và Estonia bị hư hại vào năm 2024, nghi là do tàu chở dầu có liên quan đến Nga. Căng thẳng ở biển Baltic đã gia tăng đáng kể từ khi Nga xua quân xâm lược Ukraine vào năm 2022, trong khi Estonia, thành viên của Liên Hiệp Âu Châu và Liên minh Phòng thủ Bắc Ðại Tây Dương (NATO), hỗ trợ mạnh mẽ Ukraine.
(RFI) – Đức: Đạt thỏa thuận thành lập chính phủ mới. Hôm 9/4/2025, Liên đảng bảo thủ CDU-CSU dưới sự lãnh đạo của Friedrich Merz đã đạt được thỏa thuận liên minh với đảng Dân chủ Xã hội (SPD). Tân chính phủ dự định khôi phục nền kinh tế, củng cố quốc phòng Âu Châu và chống lại những thế lực cực hữu. Một kế hoạch đầu tư lớn đã được thông qua để hiện đại hóa đất nước, cùng với việc nới lỏng các quy định về nợ công để tài trợ cho các chi tiêu quân sự.

(AFP) - Panama phản đối việc Mỹ đưa quân đến trú đóng trở lại. Hôm 9/4/2025, Bộ trưởng Quốc phòng Panama bác bỏ đề xuất của đồng nhiệm Pete Hegseth về việc Mỹ đặt trở lại căn cứ quân sự hay cơ sở quốc phòng tại Panama để "bảo đảm an ninh" cho kênh đào Panama. Về việc cho tàu quân sự Mỹ được "ưu tiên" đi "miễn phí" qua kênh đào Panama, chính phủ Panama hôm 9/4 thông báo đôi bên đã ký Thỏa thuận nhằm tìm giải pháp phù hợp. Từ khi trở lại Tòa Bạch Ốc, Tổng thống Mỹ nhiều lần đe dọa giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama, kể cả bằng vũ lực, để tránh nguy cơ kênh đào rơi vào vòng kiểm soát của Trung Quốc.

(AFP) – Sập mái hộp đêm tại Cộng hòa Dominica khiến 218 người chết, theo số liệu mới nhất. Lực lượng cấp cứu gần như đã từ bỏ hy vọng tìm kiếm những nạn nhân còn sống sót sau vụ sập mái của hộp đêm Jet Set hôm 8/4/2025 khiến 184 người thiệt mạng ở Santo Domingo. Nguyên nhân của vụ tai nạn vẫn chưa được làm rõ. Nhiều gia đình vẫn đang ngóng chờ tin tức về người thân, trong khi một số người đã mất nhiều thành viên trong gia đình trong thảm kịch này. Chính quyền thông báo sẽ mở cuộc điều tra ngay khi việc tìm kiếm hoàn tất.
(AFP) – Công bố phim tranh giải Ðại hội Điện ảnh Cannes thứ 78. Danh sách các phim tham gia Ðại hội Ðiện ảnh, diễn ra từ 13 đến 24/5/2025, đã được công bố hôm 10/4. Trong danh sách các phim được tuyển chọn tranh giải có The Way of The Wind của đạo diễn Terrence Malick hay The Phoenician Scheme của đạo diễn Wes Anderson. Ðại hội Ðiện ảnh lần này cũng đánh dấu việc các nữ diễn viên Kristen Stewart và Scarlett Johansson thử sức với vai trò đạo diễn. Ari Aster, bậc thầy của thể loại kinh dị, cũng có thể gây bất ngờ với bộ phim Eddington có sự tham gia của hai ngôi sao từng đoạt giải Oscar là Joaquin Phoenix và Emma Stone.

(AFP) - Pháp: Ô nhiễm không khí ở Paris và cùng phụ cận giảm 50% so với cách nay 20 năm, nhưng vẫn ở mức gây hại cho sức khỏe người dân. Hôm 9/4/2025, Cơ quan Giám sát Chất lượng Không khí tại vùng Paris (AIRPARIF) thông báo là trong năm 2024 chỉ có 3 đợt ô nhiễm, với số ngày ô nhiễm ít nhất từng được ghi nhận. Số người chết sớm vì ô nhiễm không khí cũng giảm, từ 10.000 người năm 2010 xuống còn 6.200 người trong năm 2019. Chất lượng không khí được cải thiện chủ yếu nhờ các quy định và chính sách công về giảm phát thải chất gây ô nhiễm không khí, nhất là liên quan đến giao thông công cộng, hệ thống sưởi ấm và các hoạt động công nghiệp.

(AFP) - Nhu cầu tiêu thụ điện của các trung tâm dữ liệu đến năm 2030 sẽ tăng hơn gấp đôi, chủ yếu do AI. Theo báo cáo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) công bố hôm 10/4/2025, điều này sẽ đặt ra cho thế giới một thách thức về an ninh năng lượng và làm gia tăng phát thải khí CO2. Thách thức đầu tiên là phải tìm được nguồn điện dồi dào với giá phải chăng. Năm 2024, các trung tâm dữ liệu chiếm 1,5% tổng điện tiêu thụ của toàn thế giới. Con số này đã tăng 12% trong vòng 5 năm. Hiện tại, lượng điện các trung tâm dữ liệu tại Mỹ, Âu Châu và Trung Quốc chiếm tới 85% tổng số trên thế giới.

(AFP) - "Bạo lực gia đình về kinh tế": Thẩm kế viện Thụy Điển cho rằng chính phủ cần cải thiện việc bảo vệ nạn nhân. Dù chưa có định nghĩa chính thức về bạo lực kinh tế trong gia đình, nhưng báo cáo của Thẩm kế viện Thụy Điển hôm 10/4/2025 nhấn mạnh đây là hình thức bạo lực dùng tiền bạc để thiết lập quyền lực và kiểm soát người bạn đời, ví dụ cấm mở tài khoản ngân hàng, giới hạn tiền tiêu vặt, sử dụng tài sản của bạn đời để phục vụ lợi ích của bản thân, lấy danh nghĩa bạn đời để vay nợ, gây áp lực khi làm thủ tục ly dị bằng cách trì hoãn việc trả tiền cấp dưỡng nuôi con.
(AFP) – Tổng thống Mỹ tố cáo Mễ Tây Cơ "cướp nước" ngọt của nông dân exas, đòi trừng phạt thuế quan. Vẫn loay hoay với đòn thuế quan ngày 10/4/2025 Donald Trump lên án Mễ Tây Cơ vi phạm Hiệp ước song phương chia sẻ các nguồn nước ngọt của 2 con sông Colorado và Rio Grande sát đường biên giới. Cả hai cùng bị hạn hán. Mễ Tây Cơ từ 20 năm qua đã "đi vay nước" của Hoa Kỳ. Ngoài vấn đề di dân và thương mại, tranh chấp nước ngọt đang mở ra một mặt trận mới giữa Mỹ và Mễ Tây Cơ.

(Reuters) – Thủ tướng Nhật thành lập "tổ công tác" để chuẩn bị đàm phán thương mại với Mỹ. Nhóm các chuyên gia này bắt đầu hoạt động từ ngày 11/4/2025 và do Bộ trưởng Kinh tế Ryosei Akazawa. Là một Cố vấn thân cận của Thủ tướng Shigeru Ishiba ông Ryosei Akazawa kỳ vọng ngay từ tuần tới sẽ bay sang Hoa Thịnh Ðốn để tiến hành đàm phán.
(AFP) – Liên Hiệp Quốc kêu gọi tập đoàn quân sự Miến Điện chấm dứt hoạt động quân sự, ngăn cản cứu trợ nạn nhân động đất. Theo phát ngôn viên của Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (OHCHR), Ravina Shamdasani, "kể từ trận động đất (ngày 28/3), quân đội đã thực hiện hơn 120 cuộc tấn công, và hơn một nửa trong số đó diễn ra sau khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực vào ngày 2/4". Cao ủy Nhân quyền Volker Türk "kêu gọi quân đội loại bỏ mọi trở ngại đối với việc cung cấp viện trợ nhân đạo và chấm dứt các hoạt động quân sự". Theo báo cáo do chính quyền quân sự tuần này, trận động đất mạnh 7,7 độ Richter ngày 28/3/ khiến hơn 3.600 người thiệt mạng và gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng.

(AFP) – Chiến tranh Gaza: Liên Hiệp Quốc lên án Do Thái tiếp tục thảm sát phụ nữ và trẻ em. Theo Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (OHCHR) hôm 11/4/2025, "từ ngày 18/3 đến ngày 9/4/2025, đã có khoảng 224 cuộc không kích của Do Thái, với mục tiêu là nhà dân và lều trại của những người tị nạn". Nạn nhân của "36 cuộc không kích" trong số đó "chỉ là phụ nữ và trẻ em".

(AP) – Anh và Na Uy hỗ trợ Ukraine hơn 500 triệu Mỹ kim vũ khí. Hôm 11/4/2025, chính quyền Anh thông báo cùng với Na Uy hỗ trợ hơn 580 triệu Mỹ kim viện trợ quân sự. Số tiền này sẽ được dùng để mua hàng trăm ngàn drone, hệ thống radar và mìn chống tăng, cũng như chi cho các hợp đồng sửa chữa và bảo dưỡng xe bọc thép của Ukraine.

(AFP) - Đài Loan lần đầu truy tố một thuyền trưởng Trung Quốc vì tội phá hoại cáp ngầm. Theo thông cáo của các Công tố viên Đài Loan, thuyền trưởng Wang, người chỉ huy chiếc tàu Hongtai mang cờ Togo, đã bị cáo buộc "phá hủy các cơ sở liên quan đến hệ thống cáp dưới biển". Ông Wang có thể sẽ phải đối mặt với mức án tù lên đến 7 năm. Hồi tháng Hai, chiếc tàu Hongtai đã bị lực lượng bảo vệ bờ biển Đài Loan chặn lại sau khi cáp kết nối Penghu với Đài Loan bị cắt đứt.

(RFI) – Quốc hội Pháp xem xét Dự luật "đơn giản hóa" thủ tục: Cánh tả lên án Dự luật "hủy diệt môi trường". Kể từ hôm 11/4/2025 đến giữa tháng, Quốc hội sẽ xem xét Dự luật do chính phủ đệ nạp, với mục tiêu "giải phóng các doanh nghiệp khỏi nạn quan liêu bàn giấy". Tuy nhiên, Dự luật bị cánh tả phản đối dữ dội coi đây là một luật tấn công vào các quy định bảo vệ môi trường. Ngay trước khi Dự luật được chính thức đưa ra Quốc hội, các Nghị sĩ cánh hữu và cực hữu đã đưa ra nhiều đề nghị bổ sung, theo hướng loại bỏ các quy định bảo vệ môi trường, cụ thể như bãi bỏ các "Khu vực Phát thải thấp" (LEZ), nhằm mục đích giảm ô nhiễm không khí ở các thành phố.
(AFP) - Thổ Nhĩ Kỳ xét xử Thị trưởng phe đối lập Ekrem Imagoglu. Ba phiên tòa xét xử ông Imagoglu diễn ra hôm 11/4/2025 về các tội: Đe dọa Công tố viên, thao túng đấu thầu và thu thập tiền quyên góp bất hợp pháp. Ngoài ra, hai tòa án ở Istanbul hôm 10/4, đã ra lệnh thả 107 sinh viên bị giam giữ vì tham gia các cuộc biểu tình quy mô chưa từng có, nhằm yêu cầu chính quyền thả ông Imagoglu.
(AFP) - Mỹ: Cả gia đình thiệt mạng khi du lịch bằng trực thăng. Hôm 10/4/2025, một chiếc trực thăng thương mại phục vụ du lịch đã rơi xuống sông Hudson, khiến cả 6 người trên máy bay, gồm một gia đình du khách Tây Ban Nha và phi công, thiệt mạng. Vụ tai nạn một lần nữa làm dấy lên câu hỏi về tình trạng giao thông trực thăng du lịch đông đúc ở New York. Theo số liệu được tờ New York Times trích dẫn, đã có 32 người thiệt mạng trong các vụ tai nạn trực thăng du lịch ở thành phố New York kể từ năm 1977.


Tin Việt Nam

Sự hoang tưởng của Đảng


-Bạn lớn lên ở một đất nước mà nhà cầm quyền- chúng ta hãy gọi là Đảng - kiểm soát mọi thứ. Họ quyết định những gì bạn học ở trường, những gì bạn thấy trên bản tin và thậm chí cả những gì bạn được phép nghĩ. Từ khi còn nhỏ, bạn đã được dạy rằng Đảng là người bảo vệ bạn, rằng Đảng đã giải phóng người dân khỏi sự áp bức và nếu không có Đảng, hỗn loạn sẽ quay trở lại.
Nhưng có một điều kỳ lạ: Đảng không tin tưởng chính người dân của mình. Đảng theo dõi họ, kiểm duyệt họ và trừng phạt bất kỳ ai đặt câu hỏi về Đảng. Tại sao? Một nhà cầm quyền tự nhận là vì người dân không nên cảm thấy an toàn khi ở giữa họ sao?

1. ĐẢNG BIẾT MÌNH ĐÃ NÓI LÁO
Trong thâm tâm, Đảng biết rằng mình đã hứa những điều mà mình không thể thực hiện. Đảng đã từng nói với mọi người rằng, "Chúng ta sẽ tạo ra một xã hội hoàn hảo, nơi mọi người đều bình đẳng, không ai nghèo và công lý ngự trị". Nhưng sau khi nắm quyền kiểm soát hoàn toàn, thực tế đã xảy ra: các nhà lãnh đạo trở nên giàu có, các quan chức được hưởng đặc quyền và người dân thường vẫn phải vật lộn kiếm miếng ăn từng bữa.
Ngay khi một nhà cầm quyền xây dựng chính mình trên sự dối trá, họ phải sợ người dân thức tỉnh và nhận ra sự thật. Đó là lý do tại sao Đảng phải liên tục nhắc nhở bạn:
• "Bạn phải yêu Đảng."
• "Nếu không có Đảng, bạn sẽ phải chịu đau khổ."
• "Bất kỳ ai chỉ trích Đảng đều là kẻ phản động."
Đây không chỉ là lòng trung thành; mà là lòng trung thành bị ép buộc, bởi vì nếu mọi người bắt đầu đặt câu hỏi, quyền lực của Đảng sẽ gặp nguy hiểm.

2. QUYỀN LỰC LÀM THA HÓA, VÀ QUYỀN LỰC THA HÓA SỢ NỖI LOẠN

Lúc đầu, một chú phỉnh cách mạng dựa vào sự ủng hộ của người dân. Nhưng một khi nắm quyền kiểm soát hoàn toàn, nỗi sợ lớn nhất của họ là mất quyền kiểm soát đó. Lịch sử đã chỉ ra rằng khi nhà cầm quyền trở nên quá mạnh, cuối cùng người dân sẽ phản kháng. Đảng cũng biết điều này. Đó là lý do tại sao họ bắt đầu coi mọi người là mối đe dọa.
Họ đặt câu hỏi:
• Nếu công nhân đòi hỏi mức lương cao hơn thì sao?
• Nếu học sinh đặt câu hỏi về những gì họ được dạy thì sao?
• Nếu mọi người nhận ra rằng các nhà lãnh đạo đang sống trong những biệt phủ xa hoa trong khi họ đang chết đói thì sao?
Thay vì giải quyết các vấn đề, Đảng lại chọn con đường dễ dàng hơn: kiểm soát người dân nhiều hơn nữa.

3. MỘT NHÀ CẦM QUYỀN SỢ NGƯỜI DÂN ĐẾN NỖI PHẢI DO THÁM HỌ

Vì Đảng coi người dân của mình là mối đe dọa, nên Đảng tạo ra các hệ thống để giám sát họ.
• Nó gieo rắc nỗi sợ hãi: "Kẻ thù của cách mạng ở khắp mọi nơi!" (Vì vậy, mọi người im lặng.)
• Nó kiểm soát lời nói: "Chỉ có tin tức chính thức mới là sự thật!" (Vì vậy, mọi người không nghe thấy những ý kiến khác nhau.)
• Nó khiến mọi người chống lại nhau: "Báo cáo bất kỳ ai nói chống lại Đảng!" (Vì vậy, ngay cả bạn bè và gia đình cũng không tin tưởng nhau.)
Đây là lý do tại sao trong một nhà cầm quyền độc tài độc đảng nhồi sọ tẩy não, bạn lớn lên và học cách cẩn thận với lời nói của mình, bởi vì nói sai điều gì đó có thể khiến bạn trở thành kẻ thù của nhà nước.

4. SỢ CHÍNH CÁI BÓNG CỦA MÌNH

Điều trớ trêu là Đảng nói với bạn rằng nó mạnh mẽ, bất khả chiến bại và trường tồn—nhưng lại sợ chính người dân của mình.
• Nó sợ những nhà cách mạng già nua có thể nhìn thấy sự phản bội của những lý tưởng ban đầu.
• Nó sợ những trí thức có thể vạch trần những lời dối trá của nó.
• Nó sợ người nghèo, vì họ không có gì để mất.
• Nó sợ công nhân, vì họ là những người duy trì hệ thống.
Và trên hết, nó sợ những người trẻ như bạn, vì tâm trí của những người trẻ khó kiểm soát mãi mãi.

5. ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA Ở CUỐI CON ĐƯỜNG?

Một nhà cầm quyền sợ chính người dân của mình sẽ làm bất cứ điều gì để duy trì quyền lực. Nó sẽ nói dối, do thám, trù dập bỏ tù và thậm chí giết người dân không tất sắt nếu cần thiết. Nhưng nó càng áp bức, nó càng tạo ra chính điều mà nó sợ—một DÂN TỘC nhận ra sự thật.

Câu hỏi lớn nhất đối với bạn là: Điều gì sẽ xảy ra khi người dân không còn sợ Đảng nhiều hơn là Đảng sợ họ? (Nguồn Facebook)

Thuế Đối Ứng: Việt Nam và Mỹ Đồng Ý Khởi Động Đàm Phán

-Phó Thủ tướng Việt Nam Hồ Đức Phớc đang có mặt tại Hoa Thịnh Ðốn hôm 9/4/2025, tuyên bố Việt Nam và Hoa Kỳ "trên nguyên tắc sẽ nhanh chóng đàm phán về một Thỏa thuận Thương mại Đối ứng" nhằm thúc đẩy "những mối quan hệ kinh tế và thương mại ổn định và có lợi cho cả đôi bên".
Báo Điện tử Chính phủ của Việt Nam cho biết "trong khuôn khổ chuyến thăm Hoa Kỳ với tư cách là đặc phái viên của Tổng Bí thư Tô Lâm để trao đổi về các vấn đề kinh tế-thương mại song phương, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã gặp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson Greer" vào chiều 9/4 tại Hoa Thịnh Ðốn. Theo trang tin này, "Hoa Kỳ nhất trí là hai bên sẽ khởi động đàm phán về một Thỏa thuận Thương mại Đối ứng, trong đó sẽ bao gồm các thoả thuận về thuế và đề nghị các cấp kỹ thuật của hai bên tiến hành trao đổi ngay".
Trong khi đó, hãng hàng không giá rẻ VietJet Air chiều 9/4 thông báo đã "ký kết một thỏa thuận 300 triệu Mỹ kim với tập đoàn AV AirFinance". Đây là "một phần trong loạt thỏa thuận tài chánh trị giá 4 tỉ Mỹ kim mà VietJet Air đã thực hiện cùng các đối tác hàng đầu Hoa Kỳ. Các thỏa thuận phục vụ kế hoạch phát triển đội máy bay mới, bao gồm gần 300 máy bay dự kiến được bàn giao trong giai đoạn 2025-2027".

Việt Nam Dự Định Siết Chặt Kiểm Soát Hàng Hóa Trung Quốc

-Hãng tin Reuters dẫn một nguồn tin thân cận với chính phủ Việt Nam, cho biết Hà Nội đang tính toán đến việc siết chặt kiểm soát đối với hàng hóa Trung Quốc được vận chuyển qua lãnh thổ Việt Nam để xuất sang Mỹ. Với biện pháp này, Việt Nam hy vọng có thể khiến Hoa Thịnh Ðốn giảm mức thuế nhập cảng mới công bố từ 46% xuống khoảng từ 22% đến 28%.
Trước đó, hôm 3/4, chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố các mức thuế mới, Văn phòng chính phủ Việt Nam đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp với các chuyên gia thương mại. Nguồn tin cho biết trong cuộc họp, các viên chức Bộ Thương mại và Hải quan được chỉ đạo phải siết chặt kiểm soát và được giao thời gian hai tuần để đề ra kế hoạch đối phó với việc vận chuyển hàng hóa Trung Quốc. Hạn cuối có thể được gia hạn đến cuối tháng 4.
Hà Nội cũng đang thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt hơn đối với các hàng hóa nhạy cảm được vận chuyển từ Mỹ sang Trung Quốc qua lãnh thổ Việt Nam. Đây là các hàng hóa có thể sử dụng cho cả mục đích dân sự và quân sự, như vi mạch bán dẫn, theo một Dự thảo Nghị định mà thông tấn xã Reuters đã xem.

Về quan hệ với Trung Quốc, nguồn tin cũng đồng thời nhấn mạnh rằng Hà Nội muốn thận trọng để không làm phật ý Bắc Kinh. Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã trả lời câu hỏi của thông tấn xã Reuters rằng, thương mại giữa Bắc Kinh và Hà Nội "về cơ bản là tình huống đôi bên cùng có lợi. Chúng tôi tin rằng Việt Nam sẽ đưa ra lựa chọn phù hợp với lợi ích lâu dài của mình và tình hình hợp tác cùng có lợi giữa Trung Quốc và Việt Nam".
Đề xuất về việc kiểm soát hàng hóa Trung Quốc được Hà Nội đưa ra trong bối cảnh các viên chức cấp cao của Mỹ, bao gồm Cố vấn Thương mại Tòa Bạch Ốc Peter Navarro, bày tỏ lo ngại về việc hàng hóa Trung Quốc được chuyển đến Mỹ với nhãn "Made in Vietnam" để tránh mức thuế nhập cảng cao. Dữ liệu thương mại chính thức cho thấy xuất cảng của Việt Nam sang Mỹ trong những năm gần đây tăng cao chủ yếu là nhờ hàng nhập cảng từ Trung Quốc.

Trung Quốc Củng Cố Quan Hệ Với Việt Nam, Mã Lai Á và Cam Bốt

(Nikkei Asia) –Trong chuyến xuất ngoại đầu tiên, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chọn viếng thăm 3 nước Đông Nam Á từ ngày 14 đến 18/4/2025. Ông sẽ dừng lại tại Việt Nam trong 2 ngày 14 và 15 trong bối cảnh Bắc Kinh gần như là mục tiêu duy nhất trong chiến tranh thương mại Mỹ đã khai mào.
Hàng Trung Quốc bán sang Hoa Kỳ bị đánh thuế 145 % và Việt Nam đã thông báo tranh thủ khởi động đàm phán với chính quyền Trump về "một thỏa thuận thương mại đối ứng" với Hoa Thịnh Ðốn.
Trong kế hoạch Ngày Giải Phóng công bố hôm 2/4, Tòa Bạch Ốc áp thuế Việt Nam 46 %, Cam Bốt là 49 % và Mã Lai Á là 24 %. Nhưng chính quyền Trump đã hoãn thi hành biện pháp mạnh tay này, để cho các đối tác thương mại có 90 ngày để đàm phán.
=END=

Tập Đoàn Nhật Meiko Electronics Mở Thêm Nhà Máy Tại Việt Nam, Tổng Dự Án Đầu Tư 340 Triệu Mỹ kim

* Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) - 11/4/2025
(Nikkei Asia) – Thông cáo được đưa ra hôm 9/4/2025 đúng vào lúc Hoa Kỳ tạm hoãn quyết định tăng thuế nhập cảng 46 % nhắm vào Việt Nam.
Meiko Electronics là một tập đoàn thiết bị điển tử, chuyển sản xuất chíp điện tử cho điện thoại thông minh của hãng Mỹ Apple.
Apple phụ thuộc đến 85 % vào các nhà máy của Trung Quốc, 15 % vào các cơ sở tại Ấn Độ. Dự án xây dựng nhà máy ở Hòa Bình, cách thủ đô Hà Nội hơn 70 cây số về hướng Tây, sẽ là cơ ở thứ tư của tập đoàn Nhật Bản, Meiko Electronics và nhà máy này được dự trù bắt đầu hoạt động vào năm 2026.

Không có nhận xét nào: