Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 17 tháng 2, 2024

Nhắc Nhở Sinh Hoạt Tuần Này! Xuân Lịch Sử: Kỷ Niệm Chiến Thắng Đống Đa, Do Liên Hội CQN VNCH Bắc Cali Tổ Chức Và Kính Chuyển Tin Thế Giới Đó Đây Theo Dòng Thời Sự - Lê Văn Hải


Nhắc Nhở Sinh Hoạt Tuần Này! Kính Mời Tham Dự Xuân Lịch Sử: Kỷ Niệm Chiến Thắng Đống Đa, Do Liên Hội CQN VNCH Bắc Cali Tổ Chức. Lúc: 12 giờ trưa Chủ Nhật (tuần này) ngày 18 tháng 12 năm 2024 Tại:1669 Flanigan Dr # 203, San Jose, Ca 95122
<!>



Gương Giữ Nước của Cha Ông: Tự Hào Dân Tộc! Đống Đa là bản anh hùng ca bất hủ! mỗi dịp Xuân về! -Trận Ngọc Hồi – Đống Đa (hay Chiến thắng Kỷ Dậu) là tên gọi do các nhà sử học Việt Nam dành cho loạt trận đánh chống ngoại xâm thắng lợi của nước Đại Việt thời Tây Sơn do vua Quang Trung lãnh đạo vào đầu năm Kỷ Dậu 1789, đánh tan đội quân Mãn Thanh do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy - kéo sang biên giới và tràn vào lãnh thổ Đại Việt do sự cầu viện của vua Lê Chiêu Thống nhà Hậu Lê.


Trận Ngọc Hồi - Khương Thượng - Đống Đa là chiến thắng quân sự tiêu biểu, thể hiện tài năng cầm quân của Hoàng Đế Quang Trung nhà Tây Sơn. Quân Thanh có quân số đông hơn 2-3 lần, có cả ưu thế về địa hình (quân Thanh phòng thủ trong thành lũy trong khi quân Tây Sơn phải hành quân từ xa đến), lại cộng thêm cả quân Lê Chiêu Thống hỗ trợ. Nhưng bất chấp những khó khăn đó, vua Quang Trung đã hành quân thần tốc và đánh tan lực lượng quân Thanh và Lê Chiêu Thống, chiếm lại được kinh đô Thăng Long chỉ trong vòng 5 ngày! Chiến thắng này đã giữ vững sự tồn tại của nước Đại Việt trước họa xâm lược, chấm dứt kế hoạch xâm chiếm của nhà Thanh. Lê Chiêu Thống phải chạy theo quân Thanh sang Trung Quốc, đánh dấu việc nhà Tây Sơn trở thành triều đại mới của nước Việt Nam, nắm quyền cai quản đất Bắc Hà và được nhà Thanh chính thức công nhận. Đây là chiến thắng vang lừng trong lịch sử!



KỶ NIỆM CHIẾN THẮNG ĐỐNG ĐA
(Mồng 5 Tết Kỷ Dậu (1789)
Hôm nay
Ngày kỷ niệm chiến thắng Đống Đa
Lừng danh Lịch Sử.
Chúng tôi, đàn con lưu vong viễn xứ
Xin cúi đầu lạy tạ Cha Ông.
Những bậc Anh Hùng bảo vệ núi sông
Qua chiến tích nghìn thu dũng liệt.
Đuổi xâm lăng, rạng ngời trang Sử Việt
Nét vàng son Tự Chủ giống Rồng Tiên.
Bành tượng uy nghi tỏa khí hùng thiêng
Quân thần tốc băng sông vượt suối.
Hẹn về Thăng Long xô thành bạt núi
Dựng cao cờ trên đỉnh trời Xuân.
Vì Tổ Quốc đâu quản ngại gian truân
Đem xương máu lót đường hoa Đại Nghĩa.
Tiếng voi đi, ngựa hí, rền vang trận địa
Lộng tinh kỳ Đại Đế gió bừng say.
Bắc Bình Vương uy dũng dáo vèo mây
Vung thần kiếm oai linh ngời tinh đẩu.
Đánh cho tan loài Bắc phương thảo khấu
Diệt cho tàn quân cướp nước xâm lăng.
Đại Việt ta, nền tự chủ vĩnh hằng
Không cúi nhục, giữ sơn hà xã tắc.
Một trận tiến công, quân thù xanh mặt
Trống Ngọc Hồi thay pháo Tết mừng Xuân.
Hai trận tiến công, Quân–Tướng hợp quần
Như vũ bão, đạp phăng thành Khương Thượng.
Sầm–Nghi–Đống bơ vơ dưới trướng
Đành sát thân, quân vỡ mật tan hàng.
Núi Loa Sơn thây giặc máu nồng loang
Hồn chưa thoát nỗi kinh hoàng khiếp vía.
Gò Đống Đa, nơi quân thù tuyệt địa
Thành mồ chôn, tan vỡ mộng Thanh triều.
Hai mươi vạn hùng binh với tướng ngạo quân kiêu


Trong phút chốc phải tan đàn rã đám.
Trời Bắc phương mây mù ảm đạm
Quân xâm lăng cởi giáp quy hàng.
Lũ đuôi sam quỳ lạy kêu van,
Tôn–Sĩ–Nghị trốn chui về biên giới.
Thành Thăng Long tinh kỳ phất phới
Triệu lòng dân mở hội hoa đăng.
Một mùa Xuân Chiến Thắng vĩnh hằng
Trang sử mới trời phương Nam định vị.
Đến muôn đời, nét vàng son cao quý
Dành riêng Người Áo Vải đất Tây Sơn.
Ngày hôm nay
Cả non sông đang dậy sóng căm hờn
Mộng xâm lăng từ Bắc phương tái diễn.
Bản Giốc, Nam Quan, Hoàng Sa đảo biển
Rừng Tây Nguyên thành sứ quận chư hầu.
Cộng sản Việt Nam xin dâng hiến cúi đầu
Quên sử cũ, vì đảng riêng toàn trị.
Chúng tôi đây, nguyện bền gan vững chí
Dù tha phương xin vẹn giữ Tâm thành.
Cúi lạy Tiền Nhân từng lẫm liệt uy danh
Xin dẫn bước cho Toàn Dân quyết thắng.
Xuân Dân Tộc trời phương Nam rạng nắng
Hoa Tự Do nở đẹp bước quân hành.
Cờ Quang Trung lồng lộng giữa trời xanh
Gương Tự Chủ một thời đang chỉ hướng.
Quê Hương cội nguồn một ngày mai hưng vượng
Đàn con về chung máu giữ non sông,
Dựng lại Mùa Xuân Chiến Thắng giữa Thăng Long!
Võ Đại Tôn (Hoàng Phong Linh)


*Kính Mời Tham Dự Xuân Lịch Sử: Kỷ Niệm Chiến Thắng Đống Đa, Do Liên Hội CQN VNCH Bắc Cali Tổ Chức.
Lúc: 12 giờ trưa Chủ Nhật (tuần này) ngày 18 tháng 12 năm 2024
Tại:1669 Flanigan Dr # 203, San Jose, Ca 95122


VĂN TẾ VUA QUANG TRUNG,
kỷ niệm lần thứ 235 năm chiến thắng Đống Đa
-Hôm nay ngày Mùng 9 Tháng Giêng năm 2024
(cũng nhằm ngày viá Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế chí tôn)
Liên Hội Cựu Quân Nhân VNCH lưu vong viễn xứ, nay tụ họp nhau tại
1669 Flanigan Dr., Suite 203, San Jose, CA 95122, Hoa Kỳ; đồng cung thỉnh Đại Đế Quang Trung, Thánh Tổ của Quân lực VNCH.
Cung thỉnh ngài cùng ba quân tướng sĩ của Ngài về tại 1669 Flanigan Dr., Suite 203, chứng giám lòng thành tế lễ huý kỵ Ngài và mời chư vị hưởng đăng, hương tửu, trà, qủa cùng lôc thực.
Hướng nhìn về
Đất Tây Sơn sanh áo vải anh hùng Nguyễn Huệ
Nước Sông Côn nuôi nông dân chí lớn Quang Trung
chúng con tuy sống lưu lạc bốn phương, nhưng tâm thành họp tụ, đồng kính cẩn nghiêng mình trước linh ảnh Đại đế Quang Trung.
Nhớ Linh xưa,
Áo vải xuất thân, khởi binh dẹp giặc;
Nam trừ giặc Xiêm, Bắc diệt giặc Thanh xâm lược
Ba vạn quân Xiêm than khóc xin tha ở Rạch Gầm, Xoài Mút,
Đánh tan hơn 20 vạn quân Thanh ở Bắc Hà cứu nguy xã tắc!
Mỗi đợt tiến quân là kẻ thù tan tác!
Di binh thần tốc từ Phú Xuân đến Thăng Long, năm ngày đêm giặc trở tay không kịp. Đêm trừ tịch đánh tan đồn Gián Khấu. Đồn Nhật Tảo, Hà Hồi giặc Thanh chưa hay biết đang bi bao vây.
Trống Ngọc Hồi giục giã Tôn Sĩ Nghị hốt hoảng trốn chạy. Tiếng pháo công thành thay tiến pháo mừng xuân.


Tướng sĩ một lòng. Trên dưới quyết tâm
Như vũ bão san bằng thành Khương Thượng
Sầm Nghi Đống cùng đường tự vẫn
Hứa Thế Hanh bỏ mình trong đám loạn quân
Dòng Nhị Hà nghẽn xác lũ giặc Thanh
Gò Đống Đa xác thù chôn thành núi
Cờ Quang Trung phấp phới khắp Thăng Long
Triêu, triệu tấm lòng mở hội hoa đăng
Mừng chiến thắng, tổ quốc qua cơn tai ách!
Vui sơn hà hợp nhất không còn cảnh Vua Bắc, Chúa Nam.
Chấm dứt nạn Bắc thuộc, chấm dứt nạn triều cống hàng năm
Trang sử mới của giống nòi Hồng Lạc
Viết vinh danh chiến tích Bắc Bình Vương
Ngàn đời hậu thế ghi ơn!
Nhưng nay,
Cả non sông đang dậy sóng căm hờn!
Giặc Hồ Cộng rước Hán quân cũng từ phương Bắc
Tiếp tay giặc xâm lăng nước nhà từng bước
Tội ác này Chiêu Thống xét thua xa
Bàn Giốc, Nam Quan, Hoàng Sa-Trường Sa, cả giang sơn tổ quốc
Chúng biến thành thuộc địa Hán gian!
Nước mất, muôn dân rên xiết căm hờn bỡi lũ thái thú độc ác!
Toàn dân Việt vô cùng phẫn uất,
Quyết noi theo tinh thần Đại Đế Quang Trung
Diệt Cộng tham tàn, cứu nước cứu dân.
Chúng con,
Những cựu Quân Nhân VNCH kính cẩn nghiêng mình trước Đại Đế Quang Trung linh hiển
Phù trợ Dân Việt theo chí tiền nhân
Lập lại chiến thắng Đống Đa giữa Thăng Long
Giải cứu giống nòi Hồng Lạc thoát khỏi cảnh lầm than vì bị xâm lăng, bị Hán hoá
Xây dựng lại Xuân Dân tộc Việt Nam tươi sáng
Xin Đức Đại Đế Quang Trung độ trì chứng giám!
Thượng hưởng!
Liên Hội Cựu Quân Nhân VNCH Đồng tế!
(Tho D Le)


Nhắc Nhở Sinh Hoạt Tuần Này! Kính Mời Tham Dự Xuân Lịch Sử: Kỷ Niệm Chiến Thắng Đống Đa, Do Liên Hội CQN VNCH Bắc Cali Tổ Chức.
Lúc: 12 giờ trưa Chủ Nhật (tuần này) ngày 18 tháng 12 năm 2024
Tại:1669 Flanigan Dr # 203, San Jose, Ca 95122

Tân Niên Liên Hội Cựu Quân Nhân VNCH Bắc Cali



Hôm Nay! Tân Niên Hội Huế (Xuân và Tuổi Trẻ)



Tin Quốc Tế Đó Đây

Do Thái Đột Kích Bệnh Viện Chính ở Gaza


(Hình: Một người đàn ông bị thương trong vụ không kích của Do Thái nằm trên giường bệnh tại bệnh viện Nasser ở Khan Younis.)
-Hôm 15/2/2024, Lực lượng Do Thái cho biết đã đột kích vào bệnh viện đang hoạt động lớn nhất ở Gaza. Các đoạn video cho thấy sự hỗn loạn, la hét và nổ súng trong các hành lang tối tăm đầy khói bụi.
Quân đội Do Thái nói rằng cuộc đột kích vào Bệnh viện Nasser là có tính "chính xác và có giới hạn" và cho biết nó dựa trên thông tin cho thấy các chiến binh Hamas đang lẩn trốn và giữ các con tin trong cơ sở này, cùng với một số thi thể của những người bị bắt có thể ở đó.
Hamas gọi đó là dối trá.
Cơ quan y tế tại vùng đất Palestine do Hamas điều hành cho biết rằng Do Thái đã buộc những người dân thất tán và gia đình các nhân viên y tế hiện lánh nạn tại bệnh viện phải di tản khỏi Bệnh viện Nasser. Họ nói rằng khoảng 2.000 người Palestine đã đến thành phố biên giới Rafah ở phía nam trong đêm trong khi những người khác tiến về phía bắc tới Deir Al-Balah ở miền trung Gaza.
Cuộc chiến bắt đầu vào ngày 7 tháng 10 khi Hamas đưa chiến binh vào Do Thái, giết chết 1.200 người, chủ yếu là dân thường và bắt giữ 253 con tin theo thống kê của Do Thái.
Theo các cơ quan y tế, cuộc tấn công trên không và trên bộ của Do Thái đã tàn phá vùng đất Gaza nhỏ bé, đông đúc, giết chết 28.663 người, hầu hết là dân thường, theo các cơ quan y tế, và buộc gần như toàn bộ hơn 2 triệu cư dân ở đây phải rời bỏ nhà cửa.
Tổ chức thiện nguyện y tế Medicins San Frontieres nói rằng Do Thái đã pháo kích vào bệnh viện ngay từ đầu giờ, mặc dù đã thông báo với nhân viên y tế và bệnh nhân rằng họ có thể ở lại.


Ai Cập Lập Trung Tâm Đón Người Tị Nạn Palestine Phòng Khi Do Thái Tấn Công Rafah


(Hình: Các lều của người tị nạn Palestine chạy khỏi cuộc tấn công Do Thái ở dải Gaza, bị kẹt tại Rafah; sát biên giới với Ai Cập, ngày 24/1/2024.)
-Ai Cập đang cải tạo một khu vực gần biên giới với dải Gaza để có thể tiếp nhận người Palestine chạy lánh nạn trong trường hợp Do Thái tấn công thành phố Rafah. Một trong bốn nguồn tin ẩn danh được Reuters trích dẫn ngày 16/2/2024 cho biết đây là biện pháp phòng ngừa tạm thời dù chính quyền Cairo vẫn tin là các cuộc đàm phán hướng tới lệnh ngừng bắn sẽ giúp tránh được kịch bản này.
Ba nguồn tin khác đề cập đến "một biện pháp khẩn cấp". Ai Cập chuẩn bị nhiều công trình cơ bản có thể được sử dụng để đón người Palestine trong một khu vực ở sa mạc. Cụ thể là một trại tị nạn đã bắt đầu được xây cách đây 3 hoặc 4 ngày và có thể là nơi tạm trú cho những người vượt biên giới "cho đến khi tìm ra giải pháp".
Chính quyền Cairo bác bỏ thông tin trên, đồng thời nhiều lần cảnh báo một cuộc tấn công vào Rafah, nơi có 1,4 triệu người sinh sống, gây ra là sóng di tản là điều "hoàn toàn không chấp nhận được".
Theo thông cáo ngày 15/2 của Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ điện đàm với Thủ tướng Do Thái Netanyahu và nhắc lại phản đối một chiến dịch quân sự ở Rafah nếu không bảo đảm được an toàn cho người dân. Do Thái cho biết đang khai triển kế hoạch di tản thường dân khỏi Rafah đến các khu vực khác ở dải Gaza. Tuy nhiên, kế hoạch này bị điều phối viên cứu trợ khẩn cấp Liên Hiệp Quốc Martin Griffiths đánh giá là "hão huyền" khi nghĩ rằng người dân có thể được đưa đến một nơi an toàn ở dải Gaza.
Ngày 15/2, Úc, New Zealand và Canada đã ra thông cáo chung cảnh báo một chiến dịch "thảm họa" ở Rafah. Trước đó, Nam Phi đã viện đến Tòa Án Công Lý Quốc Tế để đưa ra những biện pháp khẩn cấp về kế hoạch tấn công thành phố miền nam dải Gaza. Do Thái đã lên án đơn kiện của Nam Phi là "ghê tởm về mặt đạo đức", đồng thời khẳng định tôn trọng luật pháp quốc tế được "thể hiện rõ qua lời nói và hành động".


Tổng Tư lệnh Quân Đội Ukraine Thừa Nhận "Thiếu Người và Đạn Dược Để Chiến Đấu"


(Hình: Tổng Tư lệnh quân đội Ukraine, Oleksandr Syrsky (trái) khi còn là Tư lệnh Lục quân. Ảnh chụp ngày 16/3/2022 trong chiến dịch bảo vệ Kyiv.)
-Hôm 14/2/2024, tân Tổng Tư lệnh Quân đội Ukraine, tướng Oleksandre Syrsky đánh giá tình hình trên chiến trường "rất phức tạp" do "thiếu cả quân lính lẫn đạn dược". Cùng lúc tại Hoa Thịnh Ðốn, Cố vấn An ninh Quốc gia Tòa Bạch Ốc thúc giục Hạ viện nhanh chóng thông qua gói viện trợ quân sự 60 tỉ Mỹ kim cho Kyiv, vì "kho đạn dược của Ukraine đang cạn dần".
Phát biểu trước khi khai mạc hội nghị Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại Brussels, Tổng Thư ký Liên Minh Bắc Đại Tây Dương, Jens Stoltenberg, cũng báo động "tình trạng thiếu đạn dược đã bắt đầu được cảm nhận trên chiến trường vào lúc những người lính can đảm của Ukraine tiếp tục đương đầu với sức mạnh quân sự của Nga"
Trong chuyến thị sát tình hình đầu tiên hôm 14/2, tân Tổng Tư lệnh Ukraine Oleksandre Syrsky đã cùng với Bộ trưởng Quốc phòng Roustem Oumerov đến Avdiika và Koupiansk, hai điểm nóng tại miền Đông. Trên mạng Telegram, tướng Syrsky khẳng định "lực lượng chiếm đóng của Nga tiếp tục tăng quân", những người lính Ukraine đang "làm tất cả những gì trong khả năng để ngăn cản quân thù tiến sâu vào lãnh thổ và đang cố thủ ở các đường phòng tuyến, (…) giới hạn tối đa những tổn thất". Ông nhìn nhận quân đội Ukraine đang gặp khó khăn trước các đợt tấn công của Nga ở các mặt trận miền Đông và tình hình tại đây "rất phức tạp", do từ tháng 10/2023 Nga ồ ạt oanh kích và mở chiến dịch tái chiếm các thành phố ở miền đông Ukraine.

Trái ngược với toàn cảnh đen tối đó, tại khu vực Biển Đen, Ukraine ghi được một số chiến thắng cụ thể. Thông cáo của Bộ tổng tham mưu quân đội Ukraine hôm qua cho hay "các lực lượng vũ trang cùng với một số đơn vị quân báo đã phá hủy tàu đổ bộ Cesar Kounikov của Nga". Tính đến ngày 6/2/2024, theo quân đội Ukraine, "khoảng một phần ba chiến hạm của Nga ở Biển Đen" đã bị vô hiệu hóa từ khi Nga đưa quân xâm lược Ukraine.
Hãng tin Pháp AFP ghi nhận tại Mạc Tư Khoa, trong cuộc họp báo hôm qua, phát ngôn viên của Tổng thống Vladimir Putin từ chối bình luận về tin trên. Bộ Quốc Phòng Nga cũng giữ "im lặng".
Sáng 15/2/2024, Kyiv thông báo "khẩn cấp" điều thêm một lữ đoàn đến tăng viện cho Avdiika, nơi mà tình hình được cho là "hết sức khó khăn", do quân Nga đang "tìm cách bao vây thành phố này". Cùng lúc, Ukraine ban hành lệnh báo động sau khi có tin "một toán oanh tạc cơ của Nga đã cất cánh từ phi trường Olenya, vùng Mourrmansk, miền đông bắc nước Nga". Trong phi đội này có nhiều chiến Tupolev Tu-95MS và được cho là đang bay "hướng về thủ đô Kyiv". Lệnh báo động đã được dỡ bỏ hai giờ sau đó.
Ngoài ra, phóng viên của AFP đã ghi nhận "nhiều vụ nổ" trong khu vực gần thủ đô Kyiv, ở Zaporijjia, miền Nam Ukraine và Lviv, miền Tây. Còn trên lãnh thổ Nga, chính quyền vùng Koursk sát biên giới với Ukraine sáng nay thông báo một kho xăng đã bốc cháy trong đêm do bị drone Ukraine tấn công.


Viên chức Hoa Kỳ: Cuộc Xâm Lược Ukraine của Nga Có Thể Tiêu Tốn Tới 211 Tỉ Mỹ kim


(Hình: Chỉ huy đơn vị tấn công từ Lữ đoàn xung kích số 3 của Ukraine đi ngang thi thể một người lính Nga thiệt mạng tại tiền tuyến ở Andriivka, Ukraine, ngày 16/9/2023. Một viên chức quốc phòng cấp cao của Hoa Kỳ nói Nga có thể đã chi tới 211 tỉ Mỹ kim cho các hoạt động quân sự ở Ukraine.)
-Hôm thứ Sáu (16/2/2024), một viên chức quốc phòng cấp cao của Hoa Kỳ cho biết rằng Nga có thể đã chi tới 211 tỉ Mỹ kim để trang bị, khai triển và duy trì quân đội cho các hoạt động ở Ukraine và Moscow đã mất hơn 10 tỉ Mỹ kim tiền bán vũ khí do bị hủy hoặc hoãn.
Chi tiết về cái giá mà Nga phải gánh chịu trong cuộc xâm lược kéo dài gần hai năm của nước này được đưa ra khi chính quyền của Tổng thống Joe Biden đang nỗ lực thúc đẩy Hạ viện Hoa Kỳ chấp nhận gói hỗ trợ an ninh quốc tế trị giá 95 tỉ Mỹ kim cho Ukraine, Do Thái và Đài Loan.
"Quý vị biết là chúng tôi đang bàn rất nhiều về tầm quan trọng của việc Quốc hội Hoa Kỳ ban hành khoản tài trợ bổ sung để chúng tôi có thể tiếp tục hỗ trợ Ukraine", viên chức này nói với các phóng viên.
"Nhưng tôi không nghĩ chúng ta đã nói nhiều về những chi phí mà Nga đã và đang phải gánh chịu", viên chức giấu tên nói thêm.
Viên chức này cho biết cuộc chiến khiến Nga thiệt hại khoảng 1,3 ngàn tỉ Mỹ kim trong tăng trưởng kinh tế được dự đoán trước đó cho đến năm 2026, và khoảng 315.000 binh sĩ Nga đã thiệt mạng hoặc bị thương cho đến nay.
Viên chức của Hoa Kỳ cho biết thêm rằng kể từ tháng 2/2022, Ukraine đã phá hủy hoặc làm hư hại ít nhất 20 tàu Hải quân cỡ vừa và lớn của Nga và một tàu chở dầu mang cờ Nga ở Biển Đen.


Tổng Thống Zelensky Ký Thỏa Thuận Bảo Đảm An Ninh Cho Ukraine Với Đức và Pháp


(Hình: Thủ tướng Đức Olaf Scholz (P) tiếp Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskiy tại Bá Linh, ngày 16/2/2024.)
-Đức và Pháp lần lượt ký thỏa thuận bảo đảm an ninh cho Ukraine trong khuôn khổ chuyến công du Bá Linh và Paris của Tổng thống Zelensky ngày 16/2/2024. Sự hỗ trợ quân sự của hai cường quốc Âu Châu có ý nghĩa quan trọng đối với Kyiv trong bối cảnh Hạ Viện Mỹ chặn nguồn viện trợ cho Ukraine đối phó với cuộc chiến sắp bước sang năm thứ ba.
Theo thông cáo của Phủ Thủ tướng Đức, được Reuters trích dẫn, Tổng thống Volodymyr Zelensky gặp Thủ tướng Olaf Scholz tại Bá Linh vào sáng 16/2 và ký "một thỏa thuận song phương về bảo đảm an ninh và hỗ trợ lâu dài" cho Ukraine. Sau cuộc họp báo chung, Tổng thống Ukraine gặp đồng nhiệm Đức Frank-Walter Steinmeier.
Sau đó, ông Zelensky sang Paris hội đàm với Tổng thống Pháp. Điện Elysée cho biết ông Emmanuel Macron "tái khẳng định quyết tâm của Pháp, trong dài hạn và cùng với các đối tác, tiếp tục bền bỉ hỗ trợ Ukraine và nhân dân Ukraine". Nội dung chi tiết của thỏa thuận sẽ được công bố trong buổi họp báo chung giữa nguyên thủ hai nước.

Thỏa thuận với Pháp được cho là tập trung vào viện trợ nhân đạo và tài chính về lâu dài, giúp tái thiết và hỗ trợ quân sự. Theo hai nhà ngoại giao nắm rõ hồ sơ, Pháp dự trù ngân sách 200 triệu euro cho các dự án dân sự do các doanh nghiệp Pháp thực hiện. Thỏa thuận có thể sẽ không có những cam kết tài chính đặc biệt liên quan đến việc giao vũ khí cho Kyiv, do phải được Quốc hội Pháp thông qua.
Sau Bá Linh và Paris, Tổng thống Ukraine đến Munich tham dự Hội nghị An ninh và dự kiến phát biểu ngày 17/2. Đức và Pháp là hai nước tiếp theo, sau Anh Quốc, ký thỏa thuận bảo đảm an ninh với Kyiv. Ukraine rất cần hỗ trợ từ các đồng minh để có phương tiện đẩy lùi các cuộc tấn công của Nga, cũng như cuộc "giao tranh ác liệt" trong thành phố Avdiika, ở miền đông Ukraine.
Ngày 16/2, một sĩ quan cao cấp Ukraine cho biết quân Ukraine "dồn toàn sức lực và phương tiện để kìm chân kẻ thù" và lập những vị trí phòng thủ mới quanh Avdiika. Phía Ukraine dự kiến khả năng rút quân trong trường trượng hợp bị Nga tấn công ồ ạt. Trước đó, Tổng thống Zelensky khẳng định Kyiv làm "mọi việc có thể" để cứu các toán quân đang vất vả chiến đấu ở mặt trận miền Đông, đặc biệt là ở Avdiika.


Nga Nỗ Lực Chế Tạo Vũ Khí Chống Vệ Tinh, Phần Nào Khiến Mỹ Lo Ngại


(Hình: Dân biểu Mike Turner trong một phiên điều trần của Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ, 20/11/2019.)
-Mỹ đã thu thập được thông tin tình báo rất nhạy cảm về vũ khí chống vệ tinh của Nga, thông tin này được chia sẻ trong những tuần gần đây với các viên chức cấp cao của chính phủ Mỹ, theo 4 người đã được báo cáo tóm tắt. Họ không được phép bình luận công khai và cho hay loại vũ khí của Nga vẫn chưa hoạt động được.
Thông tin tình báo nêu trên làm nảy sinh một lời cảnh báo khẩn cấp nhưng mơ hồ hôm thứ Tư (14/2/2024) từ người đứng đầu Ủy ban Tình báo Hạ viện, là Dân biểu thuộc đảng Cộng hòa, ông đã thúc giục chính quyền Biden giải mật thông tin về điều mà ông gọi là mối đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia.
Dân biểu Mike Turner không nêu ra chi tiết về bản chất của mối đe dọa và chính quyền của ông Biden cũng từ chối nói về vấn đề này. Nhưng một số nhà lập pháp hàng đầu, bao gồm cả Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson, đều đề nghị không nên quá hoảng hốt.

Một phụ tá trong Quốc hội nói rằng ông này được biết là mối đe dọa có liên quan đến vũ khí chống vệ tinh được Nga khai triển trong không gian. Loại vũ khí như vậy có thể gây nhiều nguy hiểm tới các vệ tinh của Mỹ.
Người phụ tá giấu tên nói rằng vẫn chưa rõ liệu vũ khí của Nga có khả năng nguyên tử hay không, nhưng cho rằng có mối lo ngại về điều đó.
Theo các viên chức Mỹ nắm thông tin tình báo nêu trên, mối đe dọa mà ông Turner đánh động hiện vẫn chưa phải là thứ vũ khí có thể hoạt động rồi. Một trong số họ nói thêm rằng các viên chức tình báo coi mối đe dọa là đáng kể nhưng nó không đáng gây ra sự hoảng sợ.
Ông Turner đã ra tuyên bố kêu gọi chính quyền giải mật thông tin để Mỹ và các đồng minh có thể thảo luận cởi mở về cách ứng phó.
Chủ tịch Hạ viện Johnson nói rằng ông không được phép tiết lộ thông tin mật, mặc dù vậy, ông nói với các phóng viên tại Điện Capitol: "Chúng tôi chỉ muốn bảo đảm với mọi người rằng đang có bàn tay vững vàng cầm lái. Chúng tôi đang giải quyết vấn đề này và không cần phải lo lắng".
Ủy ban Tình báo Thượng viện cho hay họ đã và đang theo dõi vấn đề này.


Ðiện Cẩm Linh Bác Bỏ Cảnh Báo của Mỹ Về Khả Năng Nguyên tử của Nga Trong Không Gian


(Hình: Phát ngôn viên Ðiện Cẩm Linh Dmitry Peskov.)
-Ðiện Cẩm Linh hôm 15/2/2024 đã bác bỏ cảnh báo của Hoa Kỳ về khả năng nguyên tử mới của Mạc Tư Khoa trong không gian, gọi đó là "sự bịa đặt độc hại" và một mánh khóe của Tòa Bạch Ốc nhằm khiến các nhà lập pháp Hoa Kỳ phê duyệt thêm tiền để chống lại Nga.
Hoa Kỳ đã thông báo với Quốc hội và các đồng minh ở Âu Châu về thông tin tình báo mới liên quan đến khả năng nguyên tử của Nga có thể gây ra mối đe dọa quốc tế, một nguồn tin được thông báo về vấn đề này nói với Reuters hôm 14/2.
Nguồn tin cho biết, các khả năng mới, liên quan đến nỗ lực của Nga nhằm phát triển vũ khí trên không gian, không gây ra mối đe dọa khẩn cấp đối với Hoa Kỳ.
Phát ngôn viên Ðiện Cẩm Linh Dmitry Peskov nói rằng ông sẽ không bình luận về nội dung của các báo cáo cho đến khi Tòa Bạch Ốc công bố chi tiết. Nhưng ông cho rằng cảnh báo của Hoa Thịnh Ðốn rõ ràng là một nỗ lực nhằm thuyết phục Quốc hội thông qua thêm tiền.

Thứ trưởng Ngoại giao Sergei Ryabkov, người phụ trách vấn đề kiểm soát vũ khí của Mạc Tư Khoa, đã cáo buộc Mỹ "bịa đặt ác ý", TASS đưa tin.
Việc Nga xâm chiếm Ukraine đã gây ra cuộc đối đầu lớn nhất giữa phương Tây và Nga kể từ cuộc khủng hoảng phi đạn Cuba năm 1962. Cả Mạc Tư Khoa và Hoa Thịnh Ðốn đều cảnh báo về nguy cơ xảy ra xung đột giữa Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Nga.
Nga và Mỹ là những cường quốc nguyên tử lớn nhất, cùng nhau nắm giữ khoảng 90% vũ khí nguyên tử của thế giới. Cả hai đều có vệ tinh quân sự tiên tiến bay quanh Trái đất.


Khai Mạc Hội Nghị An Ninh Munich, Với Trọng Tâm "Tìm Kiếm Hòa Bình Thông Qua Đối Thoại"


(Hình: Tổng Thư ký khối NATO Jens Stoltenberg, đến dự phiên khai mạc Hội Nghị An ninh Munich, ngày 16/2/2024, Munich, Đức.)
-Lãnh đạo của khoảng 50 quốc gia, và 100 Bộ trưởng các nước, tham gia Hội nghị An ninh Munich, tại Đức, khai mạc hôm 16/2/2024 và sẽ kéo dài đến ngày 18/2.
Hội nghị An ninh Munich lần thứ 60 lấy mục tiêu "Tìm kiếm hòa bình thông qua đối thoại" làm trọng tâm, diễn ra vào lúc chưa bao giờ thế giới "cùng lúc phải đối mặt với nhiều khủng hoảng đến như vậy" kể từ hội nghị đầu tiên cách nay 60 năm, như nhận định của Chủ tịch Hội nghị, nhà ngoại giao Đức Christoph Heusgen. Từ Bá Linh thông tín viên Pascal Thibaut nhấn mạnh một số điểm chính của hội nghị Munich:
Hai nhân vật vắng mặt nhưng đóng vai trò trung tâm tại Munich. Thứ nhất là cựu Tổng thống Donald Trump, với những tuyên bố mới đây về Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO), đã gây ra nhiều chỉ trích tại Âu Châu. Phó Tổng thống Mỹ có kế hoạch phát biểu vào chiều nay. Các nước Âu Châu sẽ không bỏ lỡ dịp để phản ứng và nêu bật các thách thức cần phải hóa giải, nếu Donald Trump tái đắc cử.

Một sự vắng mặt quan trọng khác là Tổng thống Nga Vladimir Putin, cũng nhiều viên chức Nga không được hoan nghênh. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sẽ tham dự hội nghị vào ngày mai, sau khi ký kết hai thỏa thuận an ninh song phương với Đức và Pháp, tại Bá Linh và Paris hôm nay.
Tổng thống Ukraine từng có mặt tại Munich cách nay hai năm, ít ngày trước cuộc xâm lăng của Nga. Ngày mai, chắc chắn Tổng thống Ukraine sẽ kêu gọi cộng đồng quốc tế dành cho Ukraine nhiều hỗ trợ hơn nữa.
Một chủ đề quan trọng khác hiện tại, đó là tình hình ở Gaza. Tổng thống Do Thái Herzog, Thủ tướng Palestine, cũng như nhiều giới chức cao cấp trong vùng sẽ có mặt tại Munich. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Anthony Blinken cũng sẽ tham dự hội nghị Munich. Tại các hành lang của khách sạn Bayerischer Hof, nhiều cuộc thảo luận sẽ diễn ra với mục tiêu tháo gỡ tình hình tại chỗ, trước mắt là về mặt nhân đạo, và trong trung hạn là về mặt chính trị.
Theo chuyên gia về địa chính trị khu vực Trung Đông Yasmina Asrarguis, hội nghị về an ninh quốc tế quan trọng này là "một cơ hội" cần tận dụng. Bà nhấn mạnh "nhiều khi các cuộc đối thoại trong khuôn khổ hẹp, và những bước tiến nhỏ lại có thể tạo điều kiện cho một hội nghị hòa bình quan trọng hơn", và "việc chuẩn bị cho các thỏa thuận Oslo, đặt nền móng cho hòa bình giữa Do Thái và Palestine, đã từng được bắt đầu với các cuộc thảo luận kiểu như vậy tại Na Uy".


Tổng Thư Ký NATO Phản Bác Tuyên Bố của Donald Trump Về Chi Tiêu Quân Sự


(Hình: Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg trong cuộc họp báo trước hội nghị các Bộ trưởng Quốc phòng NATO tại trụ sở của khối ở Brussels, Bỉ, ngày 14/2/2024.)
-Trong cuộc họp hôm 14/2/2024, 54 quốc gia thuộc nhóm Ramstein (nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraine) để thảo luận về "nhu cầu vũ khí" nhằm đối phó với Nga, Tổng Thư ký Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg thông báo hơn một nửa số thành viên liên minh đã đạt mục tiêu về chi tiêu quân sự, phản bác tuyên bố của Donald Trump.
Từ Brussels, thông tín viên Pierre Benazet tường trình:
"Một số nước thành viên Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO) phàn nàn: "Chúng ta đã nghe Trump nói Hoa Kỳ không nên bảo vệ những quốc gia không chi tiêu đủ cho quân sự, nhưng lần này ông ấy còn khuyến khích Nga tấn công chúng ta".

Tổng Thư ký NATO công bố những số liệu mới hoàn toàn trái ngược với tuyên bố của Donald Trump. Các số liệu đó cho thấy gần hai phần ba các nước thành viên đã đạt được mục tiêu đề ra vào năm 2014, tức là chi 2% GDP cho quốc phòng. Hoa Kỳ cần NATO hơn bao giờ hết, theo Tổng Thư ký Jens Stoltenberg, "Hoa Kỳ chưa bao giờ chiến đấu một mình. Họ luôn chiến đấu cùng với các đồng minh. Từ chiến tranh Triều Tiên cho đến A Phú Hãn, các đồng minh NATO đã sát cánh với binh lính Mỹ. Lần duy nhất chúng ta sử dụng Điều 5 là sau khi Hoa Kỳ bị tấn công khủng bố ngày 11/09/2001. Hàng trăm ngàn binh sĩ Gia Nã Ðại và Âu Châu đã chiến đấu tại A Phú Hãn để bảo vệ Hoa Kỳ. Khi nào mà chúng ta vẫn đoàn kết và bảo vệ lẫn nhau thì chúng ta sẽ vẫn an toàn và vẫn bảo vệ được các giá trị của khối thông qua mối liên kết xuyên Đại Tây Dương bền chặt".
Mối đe dọa từ Nga đối với NATO cũng còn hiện hữu thông qua Hung Gia Lợi, quốc gia vẫn chưa chấp thuận cho Thụy Điển gia nhập Liên minh Bắc Đại Tây Dương".
Trước cuộc họp các Bộ trưởng Quốc phòng NATO hôm nay tại Brussels, Tổng Thư ký Jens Stoltenberg cho biết việc Mỹ ngăn chặn viện trợ quân sự cho Kyiv đã có "tác động" đến cuộc chiến của quân đội Ukraine chống Nga.


NATO Họp Chuẩn Bị Cho Kịch Bản Mỹ Giảm Cam Kết


(Hình: Phiên họp các Bộ trưởng Quốc phòng của NATO và đồng nhiệm Ukraine, Rustem Umerov, tham dự qua video, ngày 15/2/2024, Brussels, Bỉ.)
-Trong hai ngày, 14 và 15/2/2024, Bộ trưởng Quốc phòng của 31 nước thành viên Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO) họp tại Brussels (Bỉ).
Ngoài hồ sơ Ukraine là tâm điểm thảo luận, các nước thành viên Âu Châu của Liên minh chuẩn bị khả năng Washington giảm cam kết sau những tuyên bố gây sốc của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa tình liên đới của khối. Thông tín viên Pierre Benazet tại Brussels tường thuật:
Quyết định quan trọng nhất hôm thứ Năm này là thông báo thành lập trung tâm NATO – Ukraine ở Ba Lan để huấn luyện binh sĩ và rút ra những kinh nghiệm từ chiến tranh Ukraine cũng như các chiến thuật quân sự Nga.
Nhưng bài học chính từ hai ngày họp là các nước Âu Châu trong khối NATO đã nhận thấy rằng họ phải sẵn sàng tự lo cho việc phòng thủ của mình.
Đối với Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg, Liên minh này là bảo đảm an ninh tốt nhất cho Mỹ nhưng ông cũng nói thêm rằng nếu Washington đã chi 75 tỉ Mỹ kim cho Ukraine, các đồng minh khác tổng cộng cũng đã cung cấp khoảng 100 tỉ.
Nói điều này không nhằm chứng minh rằng NATO có thể bỏ qua Mỹ mà là Âu Châu giờ có một vai trò không thể phủ nhận vào lúc chi tiêu quân sự của các nước này đã tăng lên đáng kể.
Đối mặt với mối đe dọa Nga và trước khả năng Mỹ giảm cam kết, việc xây dựng phòng thủ Âu Châu đang tiến triển. Cùng lúc, Chủ tịch Ủy Ban Âu Châu, hôm qua cho biết bà ủng hộ việc thành lập vị trí ủy viên quốc phòng Âu Châu.


Đức Vượt Nhật Bản Trở Thành Nền Kinh Tế Lớn Thứ Ba Thế Giới


(Ảnh: Các container tại cảng Frankfurt, Đức.)
-Từng được dự báo sẽ trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới, Nhật Bản đã để Đức vượt qua vào năm 2023 và nay tụt xuống vị trí thứ tư, theo dữ liệu chính thức được công bố hôm 15/2/2024.
Theo AFP, dữ liệu của chính phủ Nhật Bản cho thấy mặc dù đã tăng 1,9%, tổng sản phẩm nội địa GDP năm 2023 của xứ hoa anh đào chỉ đạt 4,2 ngàn tỉ Mỹ kim, so với 4,5 ngàn tỉ Mỹ kim của Đức.
Sự sụt giảm mạnh của đồng yen so với đồng Mỹ kim là một trong những nguyên nhân chính khiến Nhật Bản bị Đức qua mặt. Đồng thời, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản trong thời gian qua vẫn duy trì lãi suất âm, không giống như các ngân hàng trung ương lớn khác, vốn đã tăng lãi suất để chống lạm phát tăng cao.
AFP nhắc lại nền kinh tế của cả hai nước đều phụ thuộc nhiều vào xuất cảng, trong bối cảnh Đức bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề do giá năng lượng tăng vọt sau khi Nga xâm lược Ukraine.
Tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất Âu Châu cũng bị chững lại do Ngân hàng Trung ương Âu Châu tăng lãi suất trong khu vực đồng Euro, cũng như do tình trạng thiếu triền miên lao động tay nghề cao.
Publicité
Các chuyên gia kinh tế nhận định từ giờ đến cuối thập niên này, nền kinh tế Ấn Độ sẽ vượt cả nền kinh tế Đức lẫn Nhật.


Nhật Bản Bất Ngờ Bị Suy Thoái, Đức Hiện Là Nền Kinh Tế Lớn Thứ 3 Thế Giới


(Ảnh: Một công trường xây dựng ở Tokyo.)
-Nhật Bản bất ngờ rơi vào suy thoái hồi cuối năm 2023, mất danh hiệu nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào tay Đức.
Một số nhà phân tích cảnh báo về một đợt suy thoái nữa trong quý này do nhu cầu yếu ở Trung Quốc, tiêu dùng ở mức thấp và hoạt động sản xuất tại một bộ phận của hãng xe hơi Toyota bị đình trệ, tất cả những điều này cho thấy con đường phục hồi kinh tế của Nhật đầy thách thức.
Yoshiki Shinke, nhà kinh tế điều hành cấp cao tại Viện nghiên cứu Dai-ichi Life, nói: "Điều đặc biệt đáng chú ý là mức tiêu dùng và mức chi vốn đều thấp, mà đó là những trụ cột chính của nhu cầu trong nước".
"Nền kinh tế sẽ tiếp tục thiếu động lực trong thời điểm hiện tại và không có động lực tăng trưởng chính", vẫn lời của nhà kinh tế.

Dữ liệu của chính phủ hôm thứ Năm 15/2 cho thấy tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản giảm 0,4% trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 12/2023 so với cùng kỳ năm trước đó, sau khi đã giảm 3,3% trong quý trước, trái với các dự đoán về mức tăng 1,4%.
Về lý thuyết, có định nghĩa cho rằng hai quý suy giảm liên tiếp thường được coi là bị suy thoái.
Trong khi nhiều nhà phân tích vẫn kỳ vọng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ loại bỏ dần gói kích thích tiền tệ khổng lồ trong năm nay, giờ đây, những số liệu yếu ớt kể trên có thể làm người ta hoài nghi về dự báo của ngân hàng cho rằng lương bổng tăng lên sẽ củng cố cho tiêu dùng và giữ lạm phát ở mức mục tiêu 2%.
Stephan Angrick, nhà kinh tế cấp cao tại Moody's Analytics, nói: "Hai lần giảm GDP liên tiếp và ba lần giảm liên tục về nhu cầu trong nước là tin xấu, ngay cả khi các con số cuối cùng có thể còn được điều chỉnh lại chút xíu".
"Điều này khiến ngân hàng trung ương khó có thể biện minh cho việc tăng lãi suất dù chỉ 1 lần, nói gì đến tăng lãi suất vài lần liên tiếp", vẫn lời của Stephan Angrick.


KCNA: Em Gái Lãnh Đạo Bắc Hàn Khen Bình Luận Tích Cực của Thủ Tướng Nhật Bản


(Hình: Cô Kim Yo Jong, em gái của nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un.)
-Người em gái có ảnh hưởng của nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un cho biết không có trở ngại nào đối với mối quan hệ chặt chẽ hơn với Nhật Bản và có thể sẽ có một ngày Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tới thăm Bình Nhưỡng, hãng thông tấn nhà nước KCNA đưa tin hôm 15/2/2024.
Nhật vốn không có quan hệ ngoại giao chính thức với Bình Nhưỡng nên ông Kishida cho biết ông đang tìm kiếm cơ hội gặp nhà lãnh đạo Bắc Hàn để giải quyết vấn đề thường dân Nhật Bản bị bắt cóc trong những năm 1970 và 1980.
Kim Yo Jong, một phó cục trưởng trong Đảng Công nhân cầm quyền, cho biết những bình luận của ông Kishida có thể được coi là tích cực nếu nó nhằm thúc đẩy quan hệ.
Bà được dẫn lời nói: "Nếu Nhật Bản… đưa ra quyết định chính trị nhằm mở ra con đường mới nhằm cải thiện mối quan hệ dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và hành vi tôn trọng, thì quan điểm của tôi là hai nước có thể mở ra một tương lai mới".

Nhật Bản luôn chỉ trích việc Bắc Hàn theo đuổi phi đạn-đạn đạo và vũ khí nguyên tử, thường xuyên hứng chịu những lời chỉ trích gay gắt từ Bình Nhưỡng, đặc biệt khi Tokyo tăng cường liên minh an ninh với Nam Hàn và Mỹ.
Bà Kim nói thêm rằng quan điểm của bà là quan sát cá nhân và theo như bà biết, lãnh đạo Bắc Hàn không có kế hoạch cụ thể nào về quan hệ với Nhật Bản hoặc liên lạc với Tokyo, KCNA cho biết.
Bà Kim được nhiều người coi là người bạn tâm giao và cố vấn thân cận nhất của anh trai bà về các vấn đề chính sách đối ngoại.


Tokyo Thận Trọng Với Đề Nghị "Mời Thủ Tướng Nhật Thăm Bắc Hàn"


(Hình: Chánh Văn phòng Thủ tướng Nhật Yoshimasa Hayashi, tại cuộc họp báo ở Tokyo, ngày 10/1/2024.)
-Nhật Bản và Bắc Hàn tỏ một số dấu hiệu muốn bình thường hóa quan hệ, nhưng con đường còn rất xa. Trong một thông báo hôm 16/2/2024, phát ngôn viên của chính phủ Nhật cho biết Tokyo "sẽ lưu tâm" đến đề xuất mời Thủ tướng Nhật Fumio Kishida đến thăm Bình Nhưỡng của Kim Yo Jong, người em gái đầy quyền lực của lãnh đạo Bắc Hàn.
Hôm 15/2, em gái lãnh đạo Bắc Hàn đã đưa ra một tuyên bố thoạt nhìn có vẻ đầy triển vọng. Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh hồi tuần trước Thủ tướng Nhật khẳng định "có một nhu cầu lớn" cải thiện quan hệ song phương hiện tại.
Theo hãng thông tấn Nhà nước Bắc Hàn KCNA, bà Kim Yo Jong cho rằng Bắc Hàn và Nhật Bản "có thể mở ra một tương lai mới trong quan hệ song phương", và "không có lý do nào khiến hai nước không thể xích lại gần nhau". Tuy nhiên, bà Kim Yo Jong cũng nói rõ là hai bên chỉ có thể "cùng nhau mở ra một tương lai mới" với điều kiện Nhật Bản chấp nhận khép lại vấn đề người Nhật bị bắt cóc.
Một trong những bất đồng lớn giữa hai bên là Tokyo không chấp nhận quan điểm của Bình Nhưỡng, coi vấn đề người Nhật bị Bắc Hàn bắt cóc những năm 1970-1980 "đã được giải quyết".

AFP dẫn lời phát ngôn viên chính phủ Nhật Yoshimasa Hayashi, nhấn mạnh là việc Bắc Hàn cho vấn đề bắt cóc đã được giải quyết là điều "hoàn toàn không thể chấp nhận được". Theo chuyên gia về Bắc Hàn Masao Okonogi, Giáo sư danh dự Đại học Keiko ở Tokyo, "không có gì cho thấy quan hệ song phương sẽ tiến triển trong thời gian tới", và Tokyo sẽ không có lợi ích gì khi tổ chức một cuộc thượng đỉnh, nếu Bình Nhưỡng tiếp tục lờ đi vấn đề nói trên.
Năm 2002, Bình Nhưỡng thừa nhận đã bắt cóc tổng cộng 13 người Nhật, và buộc họ dạy tiếng và phong tục Nhật Bản cho các gián điệp Bắc Hàn. Cùng năm này, Bắc Hàn trả tự do cho 5 người Nhật và cho biết tất cả những người khác đã chết. Đối với phía Nhật, con số người bị bắt cao hơn nhiều. Cho đến nay, Tokyo vẫn kiên quyết đòi Bình Nhưỡng trao trả toàn bộ.
Đài Nhật NHK dẫn lời một nguồn tin chính phủ Nhật Bản cho hay, tuyên bố của em gái lãnh đạo Bắc Hàn cũng có thể nhằm mục tiêu làm sói mòn các nỗ lực của ba quốc gia đồng minh Mỹ, Nhật, Hàn nhằm đưa ra các chính sách chung liên quan đến Bắc Hàn.


Lãnh Đạo Bắc Hàn Giám Sát Vụ Thử Phi Đạn Địa-Đối-Hải Loại Mới


(Ảnh: Thử nghiệm "phi đạn địa-đối-hải" tại một địa điểm không được tiết lộ.)
-Truyền thông nhà nước Bắc Hàn hôm 15/2/2024, đưa tin lãnh đạo Kim Jong Un đã giám sát vụ thử nghiệm "phi đạn địa-đối-hải loại mới", một ngày sau khi Hán Thành thông báo Bình Nhưỡng bắn nhiều phi đạn liên lục địa.
AFP trích dẫn hãng tin KCNA cho biết lãnh đạo Kim Jong Un đã giám sát "cuộc thử nghiệm để đánh giá hiệu quả của phi đạn địa-đối-hải Padasuri-6, sẽ được trang bị cho hải quân Bắc Hàn". Những phi đạn này đã bắn trúng mục tiêu dự kiến sau khi bay qua biển Nhật Bản trong 1.400 giây. Ông Kim Jong Un tỏ ra "rất hài lòng về kết quả của vụ thử".
Lãnh đạo chế độ Bình Nhưỡng cáo buộc Nam Hàn đã điều "nhiều chiến hạm xâm nhập vào vùng biển của Bắc Hàn và xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của nước này". Ông cũng chỉ trích "những nỗ lực tuyệt vọng của Hán Thành nhằm bảo vệ "Đường ranh giới phía Bắc" (biên giới trên biển của hai miền)" và tuyên bố Bình Nhưỡng sẽ "bảo vệ một cách triệt để chủ quyền lãnh hải bằng hành động và vũ lực, chứ không phải bằng lời nói".
AFP nhắc lại trong thời gian gần đây, Bắc Hàn đã gia tăng các cuộc thử nghiệm vũ khí, từ việc phóng một loạt phi đạn liên lục địa, thử nghiệm "hệ thống vũ khí nguyên tử dưới nước", cho đến bắn phi đạn-đạn đạo siêu thanh sử dụng nhiên liệu rắn.
Đầu năm nay, lãnh đạo Kim Jong Un cho biết sẽ không công nhận "Đường ranh giới phía Bắc" của Nam Hàn và coi đó là "đường biên giới ma không căn cứ theo luật pháp quốc tế". Ông còn tuyên bố Nam Hàn là "kẻ thù chính" của đất nước, bãi bỏ các cơ quan chuyên trách thống nhất hai miền và đe dọa đánh chiếm miền Nam trong trường hợp nổ ra chiến tranh.


Nam Hàn và Cuba Thiết Lập Quan Hệ Ngoại Giao


(Ảnh: Phủ Tổng thống mới của Nam Hàn tại Seoul, ngày 9/5/2022. Ngày 15/2/2024, Văn phòng Tổng thống Nam Hàn xác nhận thiết lập quan hệ ngoại giao với Cuba.)
-Nam Hàn đã thông qua thỏa thuận thiết lập quan hệ ngoại giao với Cuba trong một cuộc hội đàm diễn ra đầu tuần này tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, Hoa Kỳ. Ngày 15/2/2024, Văn phòng Tổng thống Nam Hàn khẳng định rằng quyết định trên là "một đòn chính trị và tâm lý" đối với Bình Nhưỡng do Cuba duy trì quan hệ chặt chẽ với Bắc Hàn.
Theo hãng tin AP, Phủ Tổng thống Nam Hàn đưa ra những bình luận trên khi bộ Ngoại Giao nước này thông báo tối 14/2 rằng Seoul đã thông qua thỏa thuận thiết lập quan hệ ngoại giao ở cấp đại sứ với Havana và hai bên đã trao đổi nghị định thư tại Liên Hiệp Quốc. Cuộc gặp song phương không được công bố ngay do Seoul muốn giữ bí mật về các cuộc đàm phán được cho là nhạy cảm.
Một viên chức Nam Hàn xin ẩn danh tiết lộ ban đầu Cuba lưỡng lự do "mối quan hệ hữu nghị" với Bắc Hàn nhưng những cố gắng không ngừng của chính phủ của Tổng thống Yoon Suk Yeol đã mang lại kết quả. Vẫn theo viên chức này, "việc thiết lập quan hệ ngoại giao (với Cuba) là đỉnh điểm nỗ lực của Nam Hàn để mở rộng ngoại giao đến các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa, kể cả bạn hữu của Bắc Hàn".
Seoul đã báo trước cho Washington về quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao với Havana. Bộ Ngoại Giao Nam Hàn, được hãng tin Yonhap trích dẫn, cho rằng việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Cuba sẽ giúp thúc đẩy hợp tác giữa hai nước, tạo dựng cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp Nam Hàn đầu tư vào quốc gia vùng Caribbean, cũng như hỗ trợ lãnh sự cho công dân Nam Hàn đến đảo quốc.
Cuba công nhận Nam Hàn năm 1949 nhưng trao đổi giữa hai nước bị đình chỉ sau cuộc Cách mạng Cuba năm 1959. Được coi là nước anh em với Bắc Hàn từ năm 1960, Cuba hiện trở thành nước thứ 193 thiết lập bang giao với Nam Hàn.


Phi Luật Tân Khai Triển Chiến Hạm Ra Khu Vực Đối Diện Biển Đông Để 'Bảo Vệ Lợi Ích Hàng Hải'


(Hình: Bản đồ đảo Palawan, phía tây Phi Luật Tân.)
-Phi Luật Tân đã khai triển một chiến hạm ra ngoài khơi đảo Palawan đối diện với Biển Đông để "bảo vệ lợi ích hàng hải của mình", một viên chức hải quân cấp cao cho biết, một động thái có thể khiến Trung Quốc khó chịu.
Trong bối cảnh căng thẳng âm ỉ trên tuyến đường thủy đang tranh chấp, Phó Đề đốc Edward Ike De Sagon nói sự hiện diện của chiếc tàu ở Palawan "sẽ là lời nhắc nhở đối với tất cả những ai dám thách thức chủ quyền của chúng tôi rằng chúng tôi luôn sẵn sàng và cảnh giác".
Ông De Sagon cho biết thêm trong một tuyên bố bằng văn bản đề ngày 13/2 nhưng được gửi đi vào ngày 14/2/2024 rằng Phi Luật Tân cũng sẽ "tăng cường các nỗ lực bảo vệ lãnh thổ và lợi ích hàng hải ở biên giới phía Tây của đất nước".

Việc khai triển tàu hộ tống tuần tra BRP Emilio Jacinto hay PS35 diễn ra vài ngày sau khi Phi Luật Tân và Mỹ tiến hành các cuộc tập trận hàng hải chung ở Biển Đông, nơi Manila và Bắc Kinh đang có khẩu chiến qua lại về một loạt tranh chấp lãnh thổ.
Palawan cũng là nơi có một trong bốn căn cứ bổ sung mà quân đội Hoa Kỳ được quyền tiếp cận vào năm 2023 theo Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng Tăng cường (EDCA) của Phi Luật Tân với đồng minh Hiệp ước của mình. Tỉnh này có ngư trường phong phú và những bãi biển hoang sơ được du khách ưa chuộng.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, tuyến đường vận chuyển thương mại trị giá hơn 3 ngàn tỉ Mỹ kim hàng năm, bao gồm các phần của vùng đặc quyền kinh tế của Phi Luật Tân, Việt Nam, Nam Dương, Mã Lai Á và Brunei.
Năm 2016, Tòa án Trọng tài Thường trực ở The Hague cho biết yêu sách của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý, một quyết định mà Bắc Kinh đã bác bỏ.


Bầu Cử Tổng Thống Nam Dương: Bộ Trưởng Quốc Phòng Subianto Tuyên Bố Thắng Cử


(Hình: Ứng cử viên Tổng thống Nam Dương, Bộ trưởng Quốc phòng Prabowo Subianto (trái) cùng ứng cử viên Phó Tổng thống Gibran Rakabuming Raka (phải), chào những người ủng hộ tại Jakarta, Nam Dương, ngày 14/2/2024.)
-Dựa trên những kết quả kiểm phiếu sơ bộ bầu Tổng thống Nam Dương, ngay từ tối 14/2/2024, Bộ trưởng Quốc phòng Prabowo Subianto đã tuyên bố thắng cử ngay vòng đầu, trong khi đó các đối thủ của ông vẫn chưa công nhận thất bại.
Theo AFP, kết quả sơ bộ sau khi kiểm 39% phiếu bầu, do Ủy ban bầu cử Nam Dương công bố, cho thấy ông Prabowo Subianto dẫn đầu với 55,97% phiếu. Hai đối thủ của ông Prabowo Subianto là Anies Baswedan và Ganjar Pranowo lần lượt giành được khoảng 25% và 17%.
Ngay lập tức ứng cử viên Prabowo cùng liên danh Gibran tuyên bố thắng cử ngay sau vòng một của cuộc bầu cử, mặc dù phải đợi tới giữa tháng 3 mới có kết quả chính thức. Hàng ngàn người ủng hộ đã kéo đến trước tư dinh của ông ở Jakarta, tập trung tại sân vận động ở thủ đô để mừng chiến thắng. Thông tín viên Juliette Pietraszewski tại Jakarta, tường trình:

Tại sân vận động ở trung tâm thủ đô Jakarta, ông Prabowo Subianto đã có phát biểu đầu tiên sau cuộc bầu cử. Trước hàng ngàn người ủng hộ, ông Subianto, 72 tuổi, hiện là Bộ trưởng Quốc phòng, cùng với ứng cử viên đứng liên danh, ông Gibran Rakabuming, con trai cả của đương kim Tổng thống Joko Widodo, đã tuyên bố chiến thắng.
Mặc áo kẻ ca rô giống như người liên danh của mình, ông Prabowo Subianto đã dẫn ra các con số kiểm phiếu sơ bộ, theo đó ông đã giành chiến thắng ngay vòng đầu. Các kết quả "đếm nhanh" được các cơ quan thăm dò độc lập thực hiện, dựa trên các kết quả thí điểm ở phòng bỏ phiếu, vẫn thường chính xác.
Những phát ngôn mang tính dân tộc chủ nghĩa và dân túy của ông Prabowo dường như đã thuyết phục được người dân Nam Dương. Ngoài ra ông đã cam kết tiếp tục chính sách của Tổng thống mãn nhiệm. Quá khứ gây tranh cãi khi còn là quân nhân, đặc biệt dưới chính quyền của Tổng thống Suharto, đã bị che lấp bởi hình ảnh mới của ông, được chăm chút rất kỹ trong chiến dịch tranh cử lần này.
Về phần mình, hai đối thủ của Prabowo là ông Anies Baswedan và Ganjar Pranowo vẫn không thừa nhận thua cuộc. Họ tỏ vẻ thận trọng và kiên nhẫn.
Nếu các kết quả thẩm định như hiện nay được Ủy ban bầu cử chính thức xác nhận trong 35 ngày nữa, ông Prabowo Subianto sẽ chính thức trở thành Tổng thống Nam Dương vào tháng 10 tới.


Bộ Trưởng Quốc Phòng Đắc Cử Tổng Thống Nam Dương: Lo Ngại Cho Nền Dân Chủ


(Hình: Ứng cử viên Tổng thống Nam Dương Prabowo Subianto trong một cuộc vận động tranh cử tại Medan, bắc Sumatra, Nam Dương, 13/2/2024.)
-Với thân thế sự nghiệp trong quá khứ gây nhiều tranh cãi, từng là vị tướng quân dưới chế độ độc tài của Suharto, giờ đây Bộ trưởng Quốc phòng Prabowo Subianto đang tiến rất gần đến cổng dinh Tổng thống để lãnh đạo đất nước vạn đảo Nam Dương.
Theo các kết quả kiểm phiếu sơ bộ chính thức của Ủy ban bầu cử, và theo đánh giá của phần đông giới phân tích chính trị, ông Prabowo Subianto dường như chắc chắn trở thành nguyên thủ quốc gia Nam Dương sau vòng một bầu cử Tổng thống ngày 14/2/2024. Hiện là Bộ trưởng Quốc phòng của chính quyền Joko Widodo, sau hai lần ra tranh cử Tổng thống thất bại, lần này ông Prabowo đã thành công với chiến dịch vận động theo chương trình mang tính kế thừa Tổng thống mãn nhiệm.

Không có nhận xét nào: