Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 28 tháng 2, 2024

TIN THẾ GIỚI CẬP NHẬT :28/02/2024 - Mỹ Loan

Phương Tây nhất loạt bác khả năng đưa quân đến Ukraina theo ý tưởng của tổng thống Pháp - Phát biểu của tổng thống Pháp Emmanuel Macron « không loại trừ » khả năng trong tương lai đưa quân đội của phương Tây đến Ukraina để hỗ trợ Kiev chống Nga xâm lược đã làm dấy lên làn sóng phản ứng ngay lập tức từ trong nước Pháp đến hàng loạt các nước đồng minh. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (P) và đồng nhiệm Ukraina Volodymyr Zelensky, điện Elysée, Paris, ngày 16/02/2024. AFP - THIBAULT CAMUS - Anh Vũ
<!>
Nếu như Ukraina đánh giá phát biểu của tổng thống Macron là « một tín hiệu tốt » thì lãnh đạo các nước đồng minh tích cực hậu thuẫn nhất cho Ukraina trong cuộc chiến với Nga, từ Washington qua Luân Đôn đến Berlin trong ngày hôm qua đã lần lượt lên tiếng tỏ thái độ hoặc nghi ngại hoặc bác bỏ thẳng thừng.

Tại Washington, lần lượt các phát ngôn viên Nhà Trắng, bộ Ngoại Giao, bộ Quốc Phòng đã lên tiếng trong các cuộc họp báo ngày hôm qua. Phó phát ngôn viên Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ, Adrien Watson khẳng định : « Tổng thống Biden đã rất rõ ràng về việc Hoa Kỳ sẽ không đưa binh sĩ đến chiến đấu ở Ukraina ».

Một quan chức của NATO xác nhận với AFP rằng : « NATO và các đồng minh đã hỗ trợ quân sự chưa từng có cho Ukraina. Chúng tôi đã làm việc đó từ năm 2014 và chúng tôi đã tăng tốc sau cuộc xâm lược của Nga trên quy mô lớn. Nhưng không có một dự định đưa quân chiến đấu của NATO đến chiến trường Ukraina ».

Cùng ngày, một loạt các nước châu Âu, như Tây Ban Nha, Ý, Ba Lan, Cộng Hòa Séc hay Hungary... đều đã lên tiếng khẳng định tiếp tục ủng hộ Ukraina bằng phương tiện, vũ khí khí tài nhưng không có chuyện đưa quân đến chiến đấu.

Phản ứng gay gắt và mạnh mẽ nhất có lẽ là từ Đức. Báo chí và chính giới đã liên tiếp có những bình luận tiêu cực xung quanh phát ngôn của tổng thống Pháp.

Thông tín viên Pascal Thibault tại Berlin tường trình :

Kênh truyền hình Nhà nước ARD bình luận cay nghiệt rằng đó là « một ý đồ đánh lạc hướng, muốn che đậy sư yếu kém trong chính sách Ukraina của Paris ». Nhật báo bảo thủ Frankfurter Allgemeine chạy tựa chính « ông ta không nghiêm túc ». Báo chí Đức đã đồng thanh phản ứng sau tuyên bố của tổng thống Pháp.

Ông Emmanuel Macron bị chỉ trích đơn phương phát ngôn. Rộng hơn, các bình luận nhấn mạnh và lấy làm tiếc về việc các bất đồng giữa Berlin và Paris bị phơi bày.

Thủ tướng Scholz, hôm thứ Hai tại Paris, không phát biểu gì. Hôm qua, ông đã bác bỏ giả thuyết của tổng thống Pháp. Ông nói : « Những gì chúng ta đã quyết định với nhau ngay từ đầu có giá trị cho tương lai. Sẽ không có quân trên bộ được các quốc gia châu Âu hay thành viên của NATO đưa đến Ukraina. »

Là người vẫn thường bị chỉ trích tại Đức cũng về hồ sơ Ukraina, ông Olaf Scholz lần này được toàn thể chính giới đồng tình. Hai chuyên gia quốc phòng của đảng Xanh và đảng Dân Chủ-Thiên Chúa Giáo đánh giá là phát biểu của ông Emmanuel Macron nhằm để che đậy vấn đề chủ chốt là cung cấp bổ sung vũ khí cho Ukraina. Phe cực hữu và cực tả cùng quan điểm lên án nguy cơ làm leo thang xung đột.

Chiến tranh Ukraina : Quân đội Nga tuyển dụng người Ấn Độ đưa ra mặt trận

Ngày 26/02/2024, chính quyền New Delhi xác nhận Nga đã tuyển dụng nhiều công dân Ấn Độ để chiến đấu ở chiến trường Ukraina. Thông tin này được đưa ra vào lúc thân nhân những người này lo lắng không nhận được tin tức từ họ. New Delhi đang đàm phán với Matxcơva để hồi hương số công dân này.

 
Tại chiến trường vùng Donetsk, đông Ukraina, ngày 23/02/2024. Ảnh chụp một nhóm binh sĩ Ukraina. AFP - ANATOLII STEPANOV
Minh Anh
Từ New Delhi, thông tín viên đài RFI Sebastien Farcis tường thuật :
Hồi cuối năm rồi, chàng trai trẻ Mohammed Sufiyan được tuyển dụng với tư cách chỉ là nhân viên bảo vệ bình thường của quân đội Nga. Anh đến Matxcơva với hy vọng có được một mức lương cao. Nhưng nhanh chóng, họ trao vũ khí cho anh để chiến đấu ở mặt trận chống quân đội Ukraina. Hiện giờ, gia đình anh rất lo lắng vì họ không còn nhận được tin tức của anh nữa, theo như lời kể từ Imran, người anh trai với hãng thông tấn ANI của Ấn Độ.

« Một người Ấn Độ khác đến từ vùng Kashmir, đang có mặt ở đó, cho biết anh trai của tôi bị bắn vào chân và không thể đi lại được nữa. Nhưng chúng tôi cũng không biết gì thêm từ hai tháng nay. Những nhân viên đến tuyển mộ đã không nói với anh rằng anh sẽ ra chiến trường. »

Theo một điều tra của tờ báo The Hindu, khoảng một trăm người Ấn Độ có lẽ đã được quân đội Nga thuê như là nhân viên bảo vệ với hợp đồng một năm. Nhiều người trong số họ có lẽ đã bị đẩy ra mặt trận và có nhiều người đã bị thương. Trước các áp lực từ gia đình, ngoại trưởng Ấn Độ hôm thứ Hai, 26/02, thông báo ông đã có cuộc hội đàm với các đồng nhiệm Nga và nhiều người Ấn Độ dường như đã được giải ngũ.

Công du Paris, Quốc vương Qatar ký thỏa thuận đầu tư 10 tỉ euro cho Pháp

Thứ Ba 27/02/2024, ngày đầu tiên trong chuyến công du cấp Nhà nước đến Pháp, quốc vương Qatar Tamim ben Hamad Al-Thani đã ký thỏa thuận đầu tư 10 tỉ euro vào kinh tế Pháp từ nay đến năm 2030.

 
Lãnh đạo Qatar Tamim bin Hamad Al Thani (P) chụp ảnh cùng tổng thống Pháp Emmanuel Macron và phu nhân Brigitte Macron tại điện Elysée, Pháp, ngày 27/02/2024. REUTERS - Sarah Meyssonnier
Thùy Dương
Thông báo về việc đôi bên đã ký kết « một kế hoạch đầu tư đầy tham vọng trị giá 10 tỉ euro » được tổng thống Pháp Emmanuel Macron đưa ra trước đại tiệc chiêu đãi Quốc vương Qatar Tamim ben Hamad Al-Thani tại điện Elysée vào hôm qua 27/02.

Về phía quốc vương Qatar, theo AFP, ông Tamim ben Hamad Al-Thani nhận định « các đầu tư này sẽ tăng cường, củng cố các quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước » Pháp và Qatar, nhất là về các lĩnh vực chuyển đổi năng lượng, chất bán dẫn, hàng không vũ trụ, trí tuệ nhân tạo, kỹ thuật số, y tế và các ngành công nghiệp văn hóa.

Đây là chuyến thăm Pháp ở cấp Nhà nước đầu tiên của một quốc vương Qatar tính từ 15 năm trở lại đây, và cũng là chuyến công du Pháp đầu tiên của quốc vương Tamim ben Hamad Al-Thani kể từ khi ông lên ngôi vào năm 2013. Tổng thống Emmanuel Macron gọi đây là « một vinh dự lớn lao đối với nước Pháp » và nhấn mạnh « Qatar là một nước bạn hữu, một đối tác trung thành, chiến lược của Pháp ».
Nguyên thủ Pháp cũng khẳng định Paris có thể tin cậy vào Qatar trong những « tình huống khó khăn » và gợi nhắc là hai nước có chung kế hoạch về « phòng thủ và an ninh » và « chống khủng bố » và đang tăng cường củng cố các lĩnh vực này.

LHQ : Nạn đói ở Gaza « khó tránh khỏi » và « sắp xảy ra » ở miền bắc

Liên Hiệp Quốc cảnh báo « nạn đói diện rộng gần như khó có thể tránh khỏi » ở Gaza và « sắp xảy ra », nhất là ở miền bắc vùng lãnh thổ này, nếu không có hàng cứu trợ nhân đạo, trong khi nông nghiệp bị tàn phá.


Tại một khu vực tị nạn gần thành phố Rafah, nam Gaza. Ảnh chụp ngày 27/02/2024. REUTERS - Ibraheem Abu Mustafa
Thùy Dương
Theo AFP, phát biểu trước Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, ông Carl Skau, phó giám đốc điều hành của Chương trình Lương thực Thế giới (PAM), lưu ý : « Nếu không có gì thay đổi, một nạn đói sắp xảy ra ở miền bắc dải Gaza ». Từ ngày 23/01 đến nay, theo Liên Hiệp Quốc, không có chuyến hàng cứu trợ nào đến được miền bắc Gaza.

Sau năm tháng xung đột, chiến tranh Israel - Hamas đã biến dải Gaza thành « vùng đất chết ». Theo nhận định ngày 27/02/2024 của Liên Hiệp Quốc, khoảng 2,2 triệu người, tuyệt đại đa số cư dân Gaza, đang bị nạn đói đe dọa, đặc biệt ở miền bắc Gaza, nơi các trận giao tranh diễn ra ác liệt, cơ sở hạ tầng bị tàn phá và nạn cướp bóc đã khiến việc chuyển hàng cứu trợ đến người dân gần như không thể thực hiện được.

Trong khi đó, chiến sự vẫn tiếp diễn ác liệt. Một phóng viên AFP cho biết là trong đêm qua 27, rạng sáng hôm nay 28/02, xảy ra nhiều vụ oanh kích của quân đội Israel nhắm đến Zeitun, miền bắc Gaza, nhiều trận giao tranh trên đường phố cũng được ghi nhận tại Zeitun, cũng như tại Khan Younes và Rafah ở miền nam. Theo bộ Y Tế của Hamas, các cuộc oanh kích của Israel khiến 91 người thiệt mạng và từ đầu cuộc chiến đến nay, có gần 30.000 người chết, chủ yếu là thường dân.

Trung Quốc tái khẳng định có quyền tuần tra xung quanh nhóm đảo Đài Loan

Ngày 28/02/2024, chính phủ Trung Quốc cho biết các cuộc tuần tra của Hải cảnh nước này xung quanh nhóm đảo Đài Loan gần bờ biển Trung Quốc là « không thể chê trách », đồng thời bác bỏ khiếu nại cho rằng vụ khám xét một tầu du lịch Đài Loan đã gây hoảng loạn.


Hệ thống rào chắn chống đổ bộ trên bãi biển Kim Môn (Kinmen), Đài Loan, phía sau là thành phố Hạ Môn (Xiamen) của Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 19/12/2023. REUTERS - ANN WANG
Minh Anh
Phát biểu trong cuộc họp báo thường nhật, bà Chu Phượng Liên (Zhu Fenglian), phát ngôn viên của Văn phòng Sự vụ Đài Loan, nhắc lại Bắc Kinh không công nhận bất kỳ vùng biển cấm nào xung quanh đảo Kim Môn đối với ngư dân, và khẳng định Hải cảnh Trung Quốc đã không gây ra hoảng loạn khi lên kiểm soát một tầu du lịch Đài Loan.

Bà Chu nhấn mạnh rằng lực lượng Hải cảnh Trung Quốc thực hiện nhiệm vụ chính thức « trong vùng biển của Trung Quốc » theo luật pháp nhằm duy trì « trật tự bình thường » và bảo vệ tính mạng của ngư dân và du khách, đồng thời cảnh báo Đài Loan phải chịu trách nhiệm về các hành động nguy hiểm của mình.

Reuters nhắc lại, Hải cảnh Trung Quốc trong tháng 2/2024, bắt đầu tuần tra thường xuyên xung quanh đảo Kim Môn do Đài Loan kiểm soát, nằm đối diện với các thành phố Hạ Môn và Tuyền Châu của Trung Quốc, sau vụ hai công dân Trung Quốc thiệt mạng trong lúc cố chạy trốn lực lượng tuần duyên Đài Loan khi tầu của họ đi vào vùng biển cấm.

Chính quyền Đài Bắc cho biết, trong tuần rồi, Hải cảnh Trung Quốc lên kiểm soát chớp nhoáng một tầu du lịch của Đài Loan, xuất phát từ đảo Kim Môn, đã « gây hoảng loạn », và đầu tuần này, có năm tàu Trung Quốc đã đi vào vùng biển cấm hoặc do Đài Loan kiểm soát.

Cũng theo hãng tin Anh, hôm nay, bộ Quốc Phòng Đài Loan phát hiện 15 chiến đấu cơ Trung Quốc hoạt động xung quanh đảo, thực hiện « cuộc tuần tra sẵn sàng chiến đấu chung » cùng với tàu chiến Trung Quốc.

Trung Quốc kêu gọi Nga tăng cường phối hợp ở châu Á – Thái Bình Dương

Bộ Ngoại Giao Trung Quốc ngày 28/02/2024 cho rằng Bắc Kinh và Matxcơva nên tăng cường liên lạc và phối hợp trong các vấn đề châu Á – Thái Bình Dương và cùng nhau bảo vệ an ninh, sự ổn định và phát triển khu vực.


Thứ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc Tôn Vệ Đông (Sun Weidong - cầm micro) trong cuộc đối thoại về an ninh song phương, Tokyo, Nhật, ngày 22/02/2023. AP - Shuji Kajiyama
Minh Anh
Tuyên bố của bộ Ngoại Giao Trung Quốc đưa ra vào lúc thứ trưởng Ngoại Giao Tôn Vệ Đông (Sun Weidong) đã có chuyến thăm Matxcơva trong hai ngày 26-27/02 để thảo luận về mối quan hệ song phương. Trong cuộc hội đàm, thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc cho rằng hai nước nên giữ « một vai trò tốt hơn như một trụ cột cho sự ổn định trước những thay đổi hoàn cảnh của thế kỷ ». Cũng theo ông Tôn, Bắc Kinh sẵn sàng tăng cường phối hợp chiến lược giữa hai nước trên nền tảng đa phương quốc tế.

Reuters cho biết thứ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc đến Matxcơva lần này có cuộc gặp với ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov, và thảo luận với các đồng nhiệm Nga về nhiều chủ đề như Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) – một tổ chức chính trị, kinh tế, an ninh quốc tế và quốc phòng do Nga và Trung Quốc thành lập năm 2001, cuộc khủng hoảng Ukraina và tình hình bán đảo Triều Tiên cùng với nhiều vấn đề quốc tế, khu vực khác. Tuy nhiên, nội dung chi tiết cuộc họp đã không được bộ Ngoại Giao Trung Quốc nêu rõ.

Nhân cuộc họp này, Bắc Kinh cho biết ủng hộ Matxcơva đảm nhiệm vai trò chủ tịch luân phiên nhóm BRICS năm nay theo như đề nghị của Brazil. Theo kế hoạch, thượng đỉnh BRICS 2024 sẽ được tổ chức tại thành phố Kazan, Nga, vào tháng 10/2024.

Không có nhận xét nào: