Truyền thông Anh tiết lộ lý do ông Tập sợ ông Trump tái đắc cử Tạp chí danh tiếng Economist của Anh mới đây đã đăng một bài viết cho rằng, nhà lãnh đạo Tập Cận Bình rất khó cân nhắc về những sự đánh đổi khôn lường liên quan đến nhiệm kỳ tổng thống Mỹ của ông Donald Trump. Dù thế nào đi nữa, sự tách rời mà các cố vấn kinh tế của Trump hình dung sẽ tàn phá nền kinh tế Trung Quốc. Bài báo viết rằng, nếu muốn biết chính phủ Trung Quốc cảm thấy thế nào về viễn cảnh ông Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ, mạng xã hội Trung Quốc sẽ đưa ra một số tín hiệu đáng lo ngại. Trong vài tuần qua, chủ đề này bắt đầu sôi sục với sự tức giận và chế giễu.
<!>
Viễn cảnh Mỹ áp thuế hơn 60% đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc sau khi ông Trump nhậm chức sẽ ra sao? Đây không chỉ là chủ đề được thảo luận trực tuyến sôi nổi ở Trung Quốc mà còn là chủ đề tranh luận trong giới thượng lưu nước này.
Họ lo ngại việc ông Trump trở lại Tòa Bạch Ốc sẽ dẫn đến một cuộc chiến thương mại căng thẳng hơn và có thể mang lại tổn thất kinh tế rất lớn.
Bài báo chỉ ra rằng một trong những cân nhắc quan trọng hiện nay của ông Tập Cận Bình là tìm hiểu xem ông Trump sẽ làm gì với ĐCSTQ trong nhiệm kỳ thứ hai của mình. Các tín hiệu hiện tại cho thấy sự phản đối chế độ này trong vòng nội bộ của cựu TT Trump có thể đã gia tăng.
Bài báo nói rằng ông Tập Cận Bình sẽ bận rộn yêu cầu các cố vấn của ông ước tính mức độ nghiêm trọng của tác động kinh tế. Bởi dù thế nào đi nữa, sự “tách rời” mà các cố vấn kinh tế của ông Trump hình dung sẽ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế Trung Quốc.
Nghiên cứu của JaeBin Ahn thuộc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và các nhà kinh tế khác cho thấy điều gì sẽ xảy ra nếu thế giới phân chia thành các khu vực kinh tế cạnh tranh với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hạn chế giữa chúng.
Theo nghiên cứu, nếu dòng đầu tư giữa các nhóm bị cắt giảm một nửa, điều đó có thể làm giảm GDP của Trung Quốc khoảng 2% trong kịch bản có dòng đầu tư tự do hơn.
Một nghiên cứu khác cho thấy, việc tăng thuế khoảng 30% có thể làm giảm doanh thu của Trung Quốc hơn 5% vào năm 2040.
Sau khi NATO bật đèn xanh cho UKraina tấn công Nga, Kyiv nhận nhiều tin vui
Ngoài tuyên bố của Tổng thư ký NATO Stoltenberg rằng, Ukraina có quyền sử dụng F-16 của đồng minh trên lãnh thổ Nga. Mới đây, tài khoản X tên Cực Quang (极光) đăng tải thông tin Anh sẽ cung cấp 200 hỏa tiễn Brimstone 2 có độ chính xác cao cho Ukraina.
Trước đây, phương Tây luôn nhấn mạnh rằng Kyiv không thể sử dụng viện trợ quân sự của họ để tấn công trực tiếp vào lãnh thổ Nga.
Tài khoản X mang tên Peter Zhou đăng hôm 23/2 nói rằng, tuyên bố mới đây của Tổng thư ký NATO Stoltenberg rằng, Ukraina có quyền sử dụng F-16 của đồng minh trên lãnh thổ Nga. Điều này đồng nghĩa với việc Ukraina có thể tấn công trực tiếp vào lãnh thổ Nga trong tương lai, tiếp tục giáng đòn mạnh vào Nga.
Ngoài ra, có tin tốt lớn khác cho Ukraina. Tài khoản X tên Cực Quang (极光) đăng tải thông tin Anh sẽ cung cấp 200 hỏa tiễn Brimstone 2 có độ chính xác cao cho Ukraina. Hỏa tiễn này có khả năng bắn trúng mục tiêu rất cao ngay cả khi mục tiêu đang di chuyển.
Ngoài ra, tầm bắn của hỏa tiễn Brimstone 2 đã được cải thiện đáng kể so với loại 1. Ukraina có thể sử dụng hỏa tiễn này để tiêu diệt các bệ phóng hỏa tiễn, xe bọc thép và các vị trí pháo binh của đối phương.
Đức cũng viện trợ vũ khí cho Ukraina. Tài khoản X John Zhang chỉ ra rằng, quốc hội Đức đã thông qua việc viện trợ hệ thống vũ khí và đạn dược tầm xa cho Ukraina.
Nhóm G7 tái khẳng định ủng hộ mạnh mẽ Ukraina, buộc Nga "trả giá" vì gây chiến
Nhóm G7 tổ chức họp đúng ngày biểu tượng tròn hai năm Nga mở chiến dịch xâm lược Ukraina. Thủ tướng Ý Giorgia Meloni, nước chủ tịch luân phiên G7, chủ trì cuộc họp tại Kiev ngày 24/02/2024 cùng với nhiều lãnh đạo châu Âu và thủ tướng Canada. Trong thông cáo chung, G7 khẳng định « sẽ tiếp tục buộc Nga trả giá đắt cho cuộc chiến, giảm nguồn thu và cản trở những nỗ lực xây dựng cỗ máy chiến tranh Nga ».
hành động chống mọi tác nhân hỗ trợ vật chất ch
Theo AFP, các nước đồng minh của Kiev cũng lên án Teheran, Bắc Kinh, Bình Nhưỡng ủng hộ Matxcơva và khẳng định « hành động chống mọi tác nhân hỗ trợ vật chất cho cuộc chiến của Nga ».
Thông tín viên RFI Anne Le Nir tại Roma cho biết thêm :
« Trước cuộc họp của nhóm G7 là một buổi họp báo, tổng thống Volodymyr Zelensky đã đề nghị các nước đồng minh phương Tây làm hết sức để 2024 trở thành năm quyết định cho việc khôi phục an ninh thực thụ và lâu dài ở Ukraina.
Ông cũng nồng nhiệt cảm ơn Ý và Canada vì những thỏa thuận an ninh song phương vừa được ký. Những thỏa thuận tương tự như vậy đã được ký với Đức và Pháp. Nhưng khác với hai nước này, Ý đã không nêu rõ khoản ngân sách hỗ trợ.
Cuộc họp đầu tiên của nhóm G7 dưới sự chủ trì của Ý hôm qua cũng đúc kết được một tuyên bố chung tái khẳng định sự ủng hộ vững chắc đối với Ukraina. Bảy cường quốc thế giới cam kết gia tăng viện trợ và « hỗ trợ những nước khác bị tác động nghiêm trọng vì hệ quả của cuộc chiến với Nga ».
Ngoài ra, « nhiều biện pháp trừng phạt mới » nhắm vào các nhân tố ở các nước thứ ba giúp Nga có được vũ khí « cũng sẽ được ban hành ». Và « tài sản của Nga sẽ tiếp tục bị phong tỏa chừng nào điện Kremlin chưa bồi thường thiệt hại gây ra cho Ukraina ».
Ukraina tin tưởng « sẽ chiến thắng » Nga
Tổng thống Volodymyr Zelensky tham dự cuộc họp của G7, bày tỏ tin tưởng « sẽ chiến thắng » quân Nga nhưng cần phương tiện để thành công. Một lần nữa, ông « trông cậy » vào các đồng minh khẩn trương viện trợ quân sự. Sau khi ký thỏa thuận an ninh với Kiev, thủ tướng Justin Trudeau thông báo Canada sẽ viện trợ 2,2 tỉ đô la tài chính và quân sự trong năm 2024. Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen cho biết Liên Âu sẽ chuyển 4,5 tỉ euro cho Kiev vào tháng ba. Đây là khoản đầu tiên trong tổng số 50 tỉ euro được 27 nước thông qua vào tháng hai.
Trên chiến trường, Nga tiếp tục tấn công Ukraina vào ban đêm. Quân đội Ukraina cho biết bắn chặn 16 trên 18 drone tự sát trong đêm 25/02, trong đó có nhiều drone ở vùng Kiev. Hệ thống phòng không ở Odessa đã bắn hạ 2 tên lửa Kh-31P. Tân tổng tư lệnh quân đội Ukraina Oleksandr Syrsky, nhậm chức từ 08/02, cùng với bộ trưởng Quốc Phòng, đã thăm nhiều vị trí chỉ huy ở chiến tuyến và cam kết « cải thiện khả năng chiến đấu, sức bền và quản lý » trong quân đội.
Nhiều cuộc biểu tình ủng hộ Ukraina nổ ra khắp châu Âu
Tại Pháp, Đức, Ba Lan và nhiều nước châu Âu khác, hàng ngàn người đã tuần hành tỏ tình liên đới, ủng hộ đối với Ukraina hôm 24/02/2024 đúng dịp tròn hai năm Nga xâm lược Ukraina.
Theo số liệu của cảnh sát Đức, khoảng 5.000 người đã xuống đường ở Berlin, nhiều người mang cờ Ukraina. Còn tại Pháp, nhiều cuộc tuần hành thể hiện sự ủng hộ đối với Kiev, phản đối Nga, diễn ra tại nhiều thành phố Paris, Toulouse hay Nice. Nhiều người cho biết lo lắng về tình hình tại Ukraina, về việc quân đội nước này thiếu đạn dược, vũ khí và ở trong thế khó trước các cuộc tấn công của lính Nga.
Còn tại 3 nước vùng Baltic, giáp ranh với Nga, từng bị Nga chiếm đóng trong vòng 50 năm, hàng ngàn người cũng xuống đường ủng hộ nhân dân Ukraina. Từ thủ đô Vilnus của Litva, thông tín viên Marielle Vitureau cho biết thêm :
« Vinh quang cho Ukraina ». Giống như hai năm trước đây, đây là khẩu hiệu thể hiện sự ủng hộ đất nước Ukraina đang có chiến tranh. Vài ngàn người tập trung tại quảng trường nhà thờ lớn, tuần hành dọc theo đại lộ chính của thủ đô, mang theo hai lá cờ lớn, cờ Ukraina và cờ Litva. Cô Irmile đến cùng gia đình, cho hay : « Tôi vẫn là tình nguyện viên ở Caritas. Chúng tôi đã gửi nhiều gói hàng (đến Ukraina), chúng tôi cũng sản xuất nhiều nến, lưới ngụy trang ».
Về phần mình, cô Rosita cho biết có nghĩa vụ tham gia cuộc tuần hành này. Cô nói : « Ngày nào chúng tôi cũng nghĩ về những gì đang xảy ra ở Ukraina. Cuộc sống không còn đơn giản như trước kia, ngày nào cũng có tin xấu ».
Trong hai năm chiến tranh vừa qua, ông Matas cho biết đã học được một điều, đó là « cần phải chuẩn bị cho mọi tình huống ». Đến ủng hộ Ukraina là việc hiển nhiên phải làm. Ông nói : « Tôi muốn có mặt ở đây vì cần phải cho thấy rằng chúng tôi đứng về phía Ukraina và chúng tôi ủng hộ họ. Sự thiếu đoàn kết có thể cảm nhận được ở châu Âu, ở Hoa Kỳ. »
Từ bục diễn đàn, thủ tướng Ingrida Šimonytė nhắc lại rằng Litva sẽ ủng hộ Ukraina đến cùng. Buổi tuần hành kết thúc bằng một buổi tối từ thiện. Hơn 6 triệu euro đã được quyên góp cho Ukraina. Litva muốn làm gương trong việc ủng hộ Ukraina ».
Nga : Thi hài của nhà đối lập Alexei Navalny được trao trả cho người thân
Hôm qua, 24/02/2024, thi hài của Alexei Navalny đã được trao trả cho mẹ của ông, theo như xác nhận từ người phát ngôn của nhà đối lập Nga, bỏ mạng trong nhà tù ở Bắc Cực hôm 16/02 vừa qua. Hiện vẫn chưa rõ liệu chính quyền Nga có cho phép cử hành tang lễ cho nhà đối lập một cách công khai hay không, vì điều này có nguy cơ huy động hàng ngàn người ủng hộ Navalny đến tham dự, ngay trước thềm bầu cử tổng thống Nga.
Từ Matxcơva, thông tín viên Jean-Didier Revoin tường trình :
« Chắc chắn tin tức này khiến người thân của Alexei Navalny được an lòng. Chính quyền Nga cuối cùng đã chấp thuận trả lại thi hài của Navalny cho mẹ của ông. Theo Kira Yarmish, người phát ngôn của nhà đối lập Navalny, bà Lioudmila Navalnaya hiện vẫn ở Salekhard để có thể tiếp nhận thi thể của con trai bà. Nhưng hiện giờ, Kira Yarmish cho biết bà không rõ liệu chính quyền Nga có ngăn cản việc tổ chức đám tang của Navalny như mong muốn của gia đình và cũng là điều mà ông ấy xứng đáng được nhận hay không.
Cách nay hai ngày, bà Lioudmila Navalnaya đã đăng một video tố cáo hành vi bắt chẹt của chính quyền Nga, xác nhận rằng sẽ chỉ trao trả thi thể của con trai bà với một điều kiện duy nhất là đám tang của Navalny phải được tổ chức một cách kín đáo. Hiện chưa có bất cứ thông tin nào được đưa ra về thỏa thuận giữa chính quyền và mẹ của Navalny. Ngay lập tức, tất cả đội ngũ của nhà đối lập Nga quá cố, hiện đang sống lưu vong tại nước ngoài, đồng loạt gửi lời cảm ơn trên mạng xã hội đến hàng chục ngàn người đã công khai kêu gọi Vladimir Putin trao trả thi thể của Navalny về gia đình ».
Trong cuộc họp trực tuyến của khối G7 tối ngày hôm qua, thông cáo chung của khối, được AFP trích dẫn, kêu gọi Nga làm sáng tỏ các tình tiết xung quanh cái chết của Alexei Navalny. Các lãnh đạo G7 cũng bày tỏ sự thương tiếc đối với « lòng dũng cảm phi thường của nhà đối lập Nga », « người đã hy sinh mạng sống trong cuộc chiến chống lại tham nhũng của điện Kremlin… ».
Philippines lại cáo buộc hải cảnh Trung Quốc chặn tàu tiếp tế cho ngư dân
Một tàu của chính phủ Philippines tiếp tế cho tàu của ngư dân gần bãi cạn Scarborough đã bị lực lượng hải cảnh Trung Quốc cản trở. Đây là sự cố thứ hai trong vòng hai tuần và bị Manila lên án ngày hôm nay, 25/02/2024.
Theo lực lượng tuần duyên Philippines, được AFP trích dẫn, tàu BRP Datu Sanday đang tiếp nhiên liệu cho các tàu cá Philippines gần bãi cạn Scarborought thì bị một tàu hải cảnh và ba tàu khác của Trung Quốc quấy rối hôm 22/02. Ba trong tổng số 4 tàu này đã áp sát mũi tàu Datu Sanday với khoảng cách chưa đầy 100 mét.
Ngoài ra, báo cáo của tuần duyên Philippines còn tố cáo hành vi gây nhiễu bộ tiếp sóng của tàu và nhiều « hành động nguy hiểm » khác. Trong buổi họp báo về tình hình Biển Đông, phát ngôn viên lực lượng tuần duyên Philippines Jay Tarriela khẳng định « thuyền trưởng tàu BRP Datu Sanday đã thể hiện kinh nghiệm hàng hải xuất sắc và đã tránh được mọi ý đồ cản trở ».
Bãi cạn Scarborough là một trong những điểm căng thẳng giữa Bắc Kinh và Manila sau khi Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát nơi đây từ Philippines năm 2012. Tuần trước, Manila cũng lên án một sự cố tương tự ở gần bãi cạn này.
Về phía Trung Quốc, trang Global Times khẳng định trên các mạng xã hội rằng hải cảnh Trung Quốc đã đẩy lùi tàu Datu Sanday « khi tàu này thâm nhập trái phép những vùng biển quanh đảo Hoàng Nham (Huangyan) », tên gọi được Trung Quốc đặt cho bãi cạn Scarborough, nằm cách đảo Luzon của Philippines 240 km.
Theo một báo cáo của tổ chức CSIS, Trung Quốc là nước làm hư hại nhiều rạn san hô nhất ở Biển Đông, hơn 21.000 hecta, để gia cố cơ sở hạ tầng trên các đảo nhân tạo. Ngày 24/02, đại sứ Trung Quốc tại Philippines đã cáo buộc báo cáo trên là « bịa đặt ». Trong thông cáo, được trang Manila Bulletin trích dẫn, đại sứ Hoàng Khê Liên (Huang Xilian) khẳng định Trung Quốc luôn « chú trọng đến bảo vệ môi trường sinh thái ở quần đảo Nam Sa (tên Trung Quốc gọi Trường Sa) ».
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét