Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 18 tháng 2, 2024

Nhắc Nhở Hôm Nay, Nhớ Tham Dự: Tân Niên Giáp Thìn 2024 của Hội Đồng Hương & Thân Hữu Quảng Nam Đà Nẵng Bắc Cali và Kính Chuyển Tin Việt Nam Hôm Nay Theo Dòng Thời Sự - Lê Văn Hải


Tết Xứ Quảng
Con cháu xa phương nhớ cội nguồn.
Xuân về đoàn tụ uống nước chung.
Cùng trong dòng chảy chia bao ngã.
Đất tổ tiên xưa gắn cội nguồn.

Vùng đất miền trung buổi sơ khai.
Người dân xứ Quảng lắm nhân tài .
Vượt lên cái khó mà tồn tại.
Mấy đời vua chúa kém chi ai

<!>
Nhắc Nhở Hôm Nay, Nhớ Tham Dự, Năm Nào Cũng Ăn Tết Lớn!
Tân Niên Giáp Thìn 2024 của Hội Đồng Hương & Thân Hữu Quảng Nam Đà Nẵng Bắc Cali.
Lúc 5 giờ chiều Chủ Nhật, ngày 18 tháng 2 năm 2024 (nhằm ngày mồng 9 Tết)
Tại Nhà hàng Dynasty, 1001 Story Rd, San Jose, Ca 95122

Con đàn cháu đống tết đoàn viên.
Giờ chia tay đi khắp ba miền.
Xuân sau con về....chi lưu luyến .
Mong quê nhà mẹ sống bình yên!


Nhớ Ơn Đất Quảng
(thơ Nguyễn Hữu Lục)

Tôi người di cư
Một chín năm tư
Bỏ Bắc vào Nam, tránh xa bạo tàn
Tìm nơi đất lành, làm chỗ dung thân
Vào nơi đất Quảng
Quảng Ngãi, Quảng Tín, Quảng Nam
Đất lành chim đậu.
Đây Nam Tiểu Học Đà Nẵng,
Kia Phan Chu Trinh, Phan Thanh Giản,
Kia kìa Sào Nam, Thái Phiên, Sao Mai, Nguyễn Công Trứ…
Đêm về với Văn Hóa Quân Đội…
Và tất cả đã làm tôi nên người.

Tôi người di cư, một chín năm tư
Nhớ ơn nuôi dưỡng,
Nhớ ơn Thầy dạy.
Thầy Già Trịnh Thể luôn nhắc nhở
“Phải xứng danh là người Việt Nam,
Không làm tay sai vong bản.
Phải là Nguyễn Thái Học của Việt Nam.”

Tôi người di cư, một chín năm tư,
Nguyện mang ơn đất Quảng Anh Hùng,
Nguyện nhớ Thầy làm người Việt Nam,
Muôn Đời.


Nhắc Nhở Hôm Nay, Nhớ Tham Dự, Năm Nào Cũng Ăn Tết Lớn!
Tân Niên Giáp Thìn 2024 của Hội Đồng Hương & Thân Hữu Quảng Nam Đà Nẵng Bắc Cali.
Lúc 5 giờ chiều Chủ Nhật, ngày 18 tháng 2 năm 2024 (nhằm ngày mồng 9 Tết)
Tãi Nhà hàng Dynasty, 1001 Story Rd, San Jose, Ca 95122


Tình Xứ Quảng
(Một Lần Tham Dự Hội Tất Niên Đà Nẵng Quảng Nam)
(thơ Ngô Đình Duy)

1.
Đầu Năm Mới đến tham dự Hội (Đầu Năm Mới 2012)
Hội Tất Niên Đà Nẵng Quảng Nam (Tất Niên: Tất Niên Năm Tân Mẹo)
Quảng Đà Ngũ Phụng Tề Phi
Đến thăm đất Quảng vội ghi bấm hình

2.
Được Thi Sĩ Phương Đình mời gọi (Thi Sĩ Mạc Phương Đình)
“Anh Duy ơi dự Hội Tất Niên
Đến thăm đất Quảng Đà miền
Để ôn nhớ lại hồn thiêng quê mình”

3.
Lần đầu dự, thấy mình lạc lõng
Nơi đông người mau chóng làm quen
Ban đầu chỉ chụp người quen
Dần dần mạnh dạn chụp lên khán đài…

4.
Ta rời xứ, bé trai chín tuổi
Chiến chinh về lắm nổi đau thương
Quảng Nam luống trải đoạn trường
Đạn bom giặc giã quê hương điêu tàn

5.
Rời xứ Quảng, ta mang hình ảnh
Vào Saigon nhở cảnh quê ta
Trường Sơn hùng vĩ chiều tà
Thu Bồn sông chảy đi qua Bến Đền

6.
Làng Thanh Châu đứng bên tả ngạn
Nhìn Vân Ly nước cạn mùa hè
Xuôi dòng theo những chiếc ghe
Chiêm Sơn bến đợi mà nghe não lòng

7.
Sống Saigon ta mong về Quảng
Về quê xưa nhớ quãng ấu thơ
Chiến chinh lưu lạc bơ vơ
Xa cha nhớ mẹ em thơ bế bồng


8.
Gần tám năm Saigon ta ở
Đêm mơ về xứ sở Duy Xuyên
Nằm mơ đi bộ qua miền
Hòn Bằng, Trà Kiệu, Thọ Xuyên Cầu Chìm

9.
Trong giấc mơ cầu im tiếng súng
Để dân mình không trúng đạn bom
Để không nhìn thấy nắp hòm
Quan tài cờ phủ ai dòm cũng đau

10.
Tới bảy lăm, nổi đau thống thiết
Ngày đầu hàng, đoạn kết tang thương
Người dân lại bỏ quê hương
Chèo ghe ra biển tìm đường vượt biên

11.
Dân xứ Quảng rời miền đất mẹ
Nơi tha hương tìm ghé đến nhau
Mỗi năm hội ngộ gặp nhau
Đồng hương tâm sự vài câu thâm tình

12.
Lần đầu tiên bấm hình Hội Ngộ
Đất quê hương Ngũ Phụng Tề Phi
Quảng Nam Đà Nẵng khắc ghi
Công ơn Tiên Tổ đã vì non sông

13.
Lần đầu tiên thấy dòng người đến
Cùng chung vui, ôn bến đò xưa
Mọi người trò chuyện say sưa
Bà con thăm hỏi vẫn chưa nguôi lòng

14.
Lễ Dâng Hương hướng lòng ghi nhớ
Tổ Tiên xưa xứ sở khẩn hoang
Phò vua tiến bước về Nam
Đất Chiêm bình định Quảng Nam cõi bờ

15.
Lễ Dâng Hương bàn thờ Tiên Tổ
Năm vị lên, cầu khấn Tiền Nhân
Cầu xin Tiên Liệt ban ân
Cho dân xứ Quảng làm ăn an bình

16.
Buổi Hội Ngộ chương trình nhiều mục
Tướng Lãm xưa lên chúc bà con (Tướng Lãm: Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm)
Dân biểu Phan giọng hùng hồn (Dân biểu Phan: Dân Biểu Phan-Thiệp)
Tâm tình xứ Quảng vẫn còn nhiều Xuân

17.
Anh Phương Đình tới phần giới thiệu
Về nhà thơ Cung Diễm bạn anh
Bùi Giáng, Cung Diễm Vĩnh Trinh
Hỏi ra bác Diễm làng mình đâu xa]

18.
Phần Văn Nghệ hát ca nhiều mục
Tiếng Quảng Nam giọng thực anh Nam
“Ảnh coa bét giọng Quoảng Nôm” (Ảnh ca bắt giọng Quảng Nam)
Nghe sao thấm thía mà ôm bụng cười

19.
Lê Minh Hiền Thu Nga đóng góp
Vài bài ca giọng ấm quê hương
Châu Dũng giọng ngọt như đường
Bảo Đình, Tuấn Thịnh ca vương vấn người

20.
Buổi Hội Ngộ tiếng cười vui vẻ
Ta chụp hình như trở về quê
Về thăm xứ Quảng thấy mê
Tự hào Tiên Liệt dựng quê hương mình

21.
Ta đến dự thấy tình xứ Quảng
Vẫn bao la, nghe thoảng hồn thơ
Điệu vần sông núi nên thơ
Trường Sơn hùng vĩ nhìn bờ biển Đông …


Nhắc Nhở Hôm Nay, Nhớ Tham Dự, Năm Nào Cũng Ăn Tết Lớn!
Tân Niên Giáp Thìn 2024 của Hội Đồng Hương & Thân Hữu Quảng Nam Đà Nẵng Bắc Cali.
Lúc 5 giờ chiều Chủ Nhật, ngày 18 tháng 2 năm 2024 (nhằm ngày mồng 9 Tết)
Tãi Nhà hàng Dynasty, 1001 Story Rd, San Jose, Ca 95122


Lễ nghi, phong tục ngày Tết ở quê tôi- Đà Nẵng
(Châu Yến Loan)


-Tôi sinh ra và lớn lên tại thành phố Đà Nẵng, hơn 70 mùa xuân trôi qua trên mảnh đất chôn nhau cắt rốn, tôi đã chứng kiến nhiều sự đổi thay của quê hương. Ngày nay cuộc sống hối hả thời hội nhập làm cho cái Tết cổ truyền không còn như trước, nhiều lễ nghi, phong tục đã rơi vào quên lãng khiến cho tôi lắm lúc thấy tiếc nuối, buâng khuâng mỗi khi nhớ lại những cái Tết năm xưa, khi tôi hãy còn là một cô bé lẽo đẽo theo bà lên chùa lễ Phật đầu năm, đi xem hát Bội ở đình làng hay ngồi bên bà trong rạp Bài Chòi lắng nghe anh Cái cất giọng mùi mẫn hò câu ca giới thiệu quân bài tới mà lòng tràn đầy hồi hộp, nôn nao.
Tết Nguyên Đán là lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm của dân tộc Việt Nam, là Tết bắt đầu cho một năm mới đầy hy vọng, vì thế ở thành phố quê tôi, vào tháng Chạp, mọi người đã rục rịch chuẩn bị đón xuân.


Tết ở quê tôi- Đà Nẵng: Chuẩn bị đón Tết
Những công việc như quét dọn, sơn sửa nhà cửa cho sạch đẹp, giặt giũ rèm màn, đánh bóng lư đồng, mua sắm những đồ dùng mới để thay thế những đồ cũ, may quần áo mới để mặc cho đẹp trong những ngày Tết.v.v…đã diễn ra từ nhà dân đến đình, chùa vào đầu tháng chạp.
Trong nhà, bàn thờ là nơi trang nghiêm nhất nên đến Tết phải lau dọn sạch sẽ, sáng sủa. Những việc như đánh sáng lư đồng, lau chùi khung ảnh thờ, thay bát nhang thể hiện sự thành kính và tình cảm của con cháu đối với đức Phật, ông bà, tổ tiên.
Từ khi Đà Nẵng được công nhận là Đô thị loại một, nhiều khu dân cư được chỉnh trang, những con đường mới rộng rãi, sạch đẹp chạy thẳng tắp, những cây cầu bắt ngang sông Hàn khiến cho bộ mặt thành phố thay đổi hẳn, chấm dứt cảnh tương phản hai bên bờ sông một thời dĩ vãng:
“ Đứng bên ni Hàn ngó qua bên kia Hà Thân, nước xanh như tàu lá,
Đứng bên kia Hà Thân ngó lại bên ni Hàn, phố xá nghênh ngang”.

Ngày Tết ở Đà Nẵng hôm nay, không chỉ nhà tư nhân mới trang trí cho đẹp mà những đường phố như đường bờ sông Bạch Đằng, đường Nguyễn Văn Linh, Lê Duẩn cũng giăng đèn kết hoa rực rỡ. Đặc biệt là con đường hoa Bạch Đằng với những công trình nghệ thuật bằng hoa tươi muôn màu, muôn sắc được thiết kế bởi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân cùng với các tác phẩm điêu khắc bằng đá trưng bày trên bờ sông Bạch Đằng đã thu hút biết bao người dân địa phương và khách du lịch trong nước và nước ngoài đến Đà Nẵng tham quan, thưởng ngoạn vào dịp nghỉ Tết.
Trong khi đàn ông lo chỉnh trang nhà cửa thì cánh phụ nữ lo trổ tài làm các thứ bánh mứt truyền thống như mứt gừng, mứt dừa, mứt bí đao, kim quật v.v…, các thứ bánh khô có thể dùng được lâu để cúng và mời khách trong suốt đợt lễ Tết như bánh in bột nếp, bánh đậu xanh nướng, bánh phục linh, bánh dẽo, bánh khô khảo, bánh bảy lửa v.v…Ngày nay người ta thường mua các loại bánh kẹo công nghiệp sản xuất ở trong nước và nước ngoài cho tiện dụng và sang trọng nhưng dù sao nó vẫn không thay thế hết được các loại bánh mứt cổ truyền.
Có hai thứ bánh không thể thiếu trong lễ cúng gia tiên ở Đà Nẵng quê tôi là bánh tổ và bánh tét.
Bánh tổ là đặc sản có truyền thống lâu đời trong mỗi dịp Tết Nguyên Đán của người dân Quảng Nam- Đà Nẵng, được làm từ nếp hương và đường bát có thêm vào ít gừng tươi giã nhuyễn để tạo mùi thơm. Bánh tổ không đổ vào khuôn mà được đựng trong những rọ đan bằng nan tre vót mỏng, hình tròn, to bằng cái bát, đường kính khoảng 18- 20cm, bên trong lót lá chuối. Trên mặt bánh có rắc mè rang vàng cho thêm hương vị.

Bánh tổ sau khi hấp chín thì lấy ra khỏi rọ, để chỗ thoáng mát cho nguội, có thể cắt thành từng lát để ăn hoặc nướng trên than hồng nhỏ lửa, khi bánh nở phồng ra là có thể ăn được, nhưng ngon nhất vẫn là món bánh tổ chiên. Những lát bánh mỏng thả vào chảo dầu nóng phồng lên, vàng rụm trông hấp dẫn làm sao! Nhai miếng bánh tổ chiên, ta cảm được vị ngọt đậm đà của đường bát Quảng Nam làm từ những cây mía trồng ở quê nhà quyện với mùi thơm của gừng tươi cay cay hòa với vị dẽo thơm của nếp hương thật là tuyệt!


(Hình: Bánh tổ)
Bánh tét là loại bánh được dùng phổ biến trong ngày Tết của người kinh và một số dân tộc ít người tại miền Trung và miền Nam nước ta. Ở Đà Nẵng, bánh tét có hình trụ, đường kính từ 10-15cm, dài khoảng 30-40cm. Nguyên liệu chính dùng để gói bánh là nếp, đậu xanh, thịt heo. Bánh được gói bằng lá chuối rồi buộc bằng những sợi lạt tre chẻ mỏng. Bánh tét không để được lâu nên người ta thường gói bánh vào những ngày giáp Tết. Muốn để lâu hơn thì gói bánh chay chỉ có nhân đậu xanh chứ không dùng thịt heo. Bánh tét không cắt bằng dao mà dùng sợi lạt để “tét”. Mở lạt cột bánh, lột lá chuối xong, lấy sợi lạt khoanh tròn đòn bánh, kéo mạnh hai đầu, vòng dây lạt siết chặt vào đòn bánh cắt rời những lát bánh láng lẩy, tròn vo vừa nhanh gọn vừa đẹp không bị méo mó như cắt bằng dao. Có lẽ do cách cắt bánh đặc biệt mà các loại bánh khác không có nên bánh được mang tên là bánh tét. Có người cho rằng đây là loại bánh thường dùng vào ngày Tết, gọi là bánh Tết lâu ngày đọc trại chữ Tết thành ra bánh tét.


Bánh tét
Bánh chưng cũng dùng nguyên liệu như bánh tét nhưng có hình vuông và gói bằng lá dong. Từ ngày có nhiều người Bắc vào sinh sống ở Đà Nẵng họ mới gói bánh chưng. Ngày Tết, người Bắc thường có món thịt nấu đông còn người Quảng Nam-Đà Nẵng thì có món thịt muối. Gọi là thịt muối nhưng không có muối mà chỉ có nước mắm ngon nấu với đường cát trắng thành một thứ dung dịch đặc sánh vừa mặn vừa ngọt một cách đậm đà dùng để ngâm thịt và còn có dưa món ăn với bánh tét.


Các lễ nghi trong ngày Tết ở Đà Nẵng
Nước ta có nhiều lễ Tết: Tết Nguyên Đán, Tết Đoan Ngọ, Tết Trung Thu trong đó Tết Nguyên Đán là tết lớn nhất trong năm với nhiều lễ cúng long trọng như cúng đưa ông Táo, cúng tất niên, cúng rước ông bà, cúng trừ tịch (cúng giao thừa), cúng gia tiên, cúng đưa ông bà.
Người ta thường nói: “ Ba ngày Tết” để chỉ những ngày chính thức của Tết Nguyên Đán, là các ngày mồng một, mồng hai và mồng ba Âm lịch của tháng Giêng nhưng thực ra từ ngày đưa ông Táo về trời khuya 22 rạng ngày 23 tháng chạp thì lễ Tết coi như đã bắt đầu.

Lễ cúng đưa ông Táo về trời
Theo tích xưa, Thần Táo gồm có 3 người: 2 ông và 1 bà gọi chung là ông Táo, có nhiệm vụ ghi chép mọi việc trong gia đình để đến cuối năm lên báo cáo với Ngọc Hoàng. Ông Táo còn tượng trưng cho sự no đủ của gia đình. Nhà nào khá giả thì bếp nấu liên tục, vui vẻ, nhộn nhịp, còn nhà nghèo khổ, thiếu thốn thì tro tàn bếp lạnh.
Ở miền Bắc lễ đưa ông Táo ngoài hương, hoa, trầu, cau, xôi, gà, thịt heo, vàng mã, 3 bộ áo, mũ, hia bằng giấy để ông Táo mặc còn có 3 con cá chép để ông Táo cưỡi về trời vì thế đến ngày này mọi người bất kể là giàu hay nghèo cũng đua nhau mua cho được cá chép để cúng ông Táo nhất là tại Hà Nội. Do đó mấy năm gần đây những hộ chuyên nuôi cá chép ở ngoại thành đã biến công việc này thành một ngành kinh doanh chuyên nghiệp thu lợi nhuận gấp mấy lần nuôi cá ăn.
Tại Quảng Nam- Đà Nẵng không có lệ cúng cá chép, nhưng ngoài những phẩm vật kể trên có một thứ không thể thiếu trong lễ cúng ông Táo đó là 3 miếng đường bát và 3 cái bánh tráng nướng. Người nghèo có thể không cúng xôi chè, thịt heo nhưng đường bát và bánh tráng thì bắt buộc phải có. Quảng Nam- Đà Nẵng là nơi sản xuất đường bát, bánh tráng có lẽ vì thế mà lễ cúng ông Táo cũng phải có những sản vật tiêu biểu của địa phương.


Lễ cúng Tất niên. Tết ở quê tôi- Đà Nẵng
Ở Đà Nẵng quê tôi, sau ngày đưa ông Táo về trời người ta thường cúng tất niên. Lễ cúng gồm hai phần: một bàn cúng trước sân để tạ ơn đất đai và các vong linh đã phù hộ cho gia đình được bình an, sức khỏe, làm ăn phát đạt trong năm qua. Lễ vật thường có hương, hoa, trầu ,cau, gạo, muối, áo giấy vàng mã, một bát nước trong, một tô cháo trắng, một bộ tam xên (gồm một con cua, một con tôm và một quả trứng, tất cả đều luộc chín) một miếng thịt heo luộc hay con gà luộc, mâm cơm và phải có đĩa rau luộc, chén mắm cái.
Cúng xong, người chủ lễ lấy mỗi thứ đồ cúng một ít bỏ vào xà lét làm bằng bẹ chuối gấp lại đem treo trước hàng rào hay ngã ba đường.

Đĩa rau luộc, chén mắm nêm, cái xà lét trong lễ cúng trước sân cho thấy nét riêng trong tín ngưỡng của người dân Quảng Nam-Đà Nẵng. Hơn 7 thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày Chế Mân dâng Châu Ô và Châu Rí làm sính lễ cưới Huyền Trân công chúa vào năm 1306, người dân Quảng Nam- Đà Nẵng vẫn không quên ơn những người Chăm, chủ nhân cũ của mảnh đất họ đang sinh sống. Hiện nay, phong tục này đã bị mai một.
Mâm cơm cúng trong nhà gồm nhiều món ngon, vật lạ để trình với ông bà, tổ tiên năm cũ đã hết. Đây cũng là dịp để sum họp gia đình, gặp gỡ bạn bè, người thân sau một năm bận rộn công việc.

Lễ dựng nêu
Vào dịp Tết, người dân nước ta thường dựng cây nêu trước sân nhà và các đình chùa để đuổi ma quỷ, trừ xui xẻo và cầu mong sự an lành cho mọi người. Ở miền Bắc thường dựng nêu vào ngày 23 tháng Chạp sau khi đưa ông Táo về trời còn ở Quảng Nam-Đà Nẵng thì dựng nêu vào chiều 30 Tết (hoặc 29 tùy theo tháng Chạp đủ hay thiếu).
Cây nêu được làm bằng cây tre cao độ 5-6m, chặt hết các nhánh lá chỉ để lại một túm lá trên đầu. Trên ngọn cây tre có một vòng tròn hay một cái giỏ tre chứa các thứ như lá phướn, đồ mã, nhánh xương rồng, cành lá dứa, trầu cau, vôi bột, khánh bằng đất (chuông gió) để khi gió thổi chạm vào nhau phát ra tiếng kêu leng keng cho ma quỷ sợ không dám đến. Có nơi còn treo chiếc đèn lồng để chỉ đường cho ông bà, tổ tiên về ăn Tết. Ngày trước khi chưa cấm đốt pháo người ta còn treo bánh pháo trên cây nêu để đốt mừng năm mới, mừng tổ tiên về với con cháu, xua đuổi tà ma, xui xẽo, cầu mong một năm mới an khang thịnh vượng. Ngày xưa cây nêu còn là biểu tượng cho uy quyền, những nhà quan quyền trong làng xóm thường dựng cây nêu cao hơn nhà dân. Ngày dựng nêu gọi là thượng nêu, đến ngày mồng 7 tháng Giêng thì hạ nêu.


Cây nêu ngày Tết
Hiện nay cùng với công cuộc đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, đất ở tại thành phố ngày càng thu hẹp, nhà phố san sát liền nhau phong tục dựng nêu ngày Tết trước sân nhà đã dần mất đi trong cộng đồng dân cư, có chăng chỉ tồn tại lác đác ở các đình chùa hay ở vùng ngoại ô mà thôi. Bây giờ, người dân Đà Nẵng đến Tết không dựng nêu mà chỉ mua cành mai, cành đào về cắm trong nhà hoặc mua chậu quật, chậu cúc, chậu hồng chưng cho đẹp.


Tết ở quê tôi- Đà Nẵng: Lễ rước ông bà, tổ tiên
-Từ trưa 30 tháng Chạp mọi nhà đã cử hành lễ cúng rước ông bà, tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu. Trước khi cúng ông bà phải có bàn cúng trước sân để xin thổ thần cho phép ông bà được vào nhà.
Lễ cúng gia tiên ở trong nhà. Các lễ vật hương đèn, hoa quả, bánh mứt và mâm cơm được bày trên bàn thờ.
Sau khi gia chủ cúng xong thì con cháu khấn lạy ông bà. Người dân Việt Nam nói chung và người Quảng Nam- Đà Nẵng nói riêng tin rằng cuộc sống ở cõi âm cũng giống cõi dương, người sống có những nhu cầu gì thì người chết cũng như thế, họ cũng cần ăn măc, tiêu pha, xe cộ, nhà ở v.v…Vì thế ngoài hương hoa, trầu rượu, bánh mứt, mâm cỗ, tiền Âm phủ (VN đồng, Dolla) để cúng cho ông bà tiêu xài nơi cõi âm, nhiều người còn thuê hàng mã dán áo quần, giày dép, nữ trang, đồ dùng cho người quá cố để thờ trong mấy ngày Tết. Những nhà khá giả còn cúng cả xe máy, ô tô bằng giấy nữa.

Từ khi rước ông bà và suốt trong 3 ngày Tết, hương đèn luôn thắp sáng trên bàn thờ để thể hiện lòng tôn kính của con cháu đối với tổ tiên, vì vậy người ta thường dùng hương vòng (hương khoanh) để giữ cho hương khói không bị ngắt quãng.
Lễ Trừ tịch ( Lễ cúng Giao thừa)
Giao thừa là thời điểm kết thúc năm cũ, khởi đầu năm mới, là thời khắc linh thiêng giao hòa giữa trời và đất. Vào lúc này, người Việt Nam làm lễ trừ tịch để bỏ đi những điều xấu, dở, rủi ro của năm cũ sắp qua và đón chào những điều may mắn, tốt đẹp của năm mới sắp đến. Lễ trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên gọi là lễ Giao thừa.
Cúng Giao thừa là lễ cúng đón tiếp vị Đại Vương Hành khiển mới thay mặt Ngọc Hoàng xuống coi sóc nhân gian trong một năm và tiễn đưa vị Đại Vương Hành khiển cũ đã hết nhiệm kỳ nên lễ này được cử hành rất trang trọng từ nhà dân đến đình chùa. Trong Việt Nam phong tục, Phan Kế Bính cũng viết:

“ Tục ta tin rằng mỗi năm có một ông Hành Khiển coi việc nhân gian, hết năm thì thần nọ bàn giao công việc cho thần kia, cho nên cúng tế để tiễn ông cũ đón ông mới”.
Lễ cúng Giao thừa bắt đầu vào lúc 12 giờ khuya ngày 30 ( hoặc 29 tùy theo tháng đủ hay thiếu) tháng Chạp. Bàn lễ đặt ở ngoài sân cúng Đại Vương Hành khiển và trong bếp, trên bàn thờ ông Táo cũng có lễ vật để cúng rước ông Táo từ Thiên đình trở về nhà. Lễ cúng Giao thừa có hương, hoa, trà, rượu, bánh, mứt, cháo trắng, nước trong, gạo muối, vàng mã. Ngoài ra còn cúng người thế ( hình người in trên giấy) cho những người trong gia đình. Mỗi một nhân khẩu phải cúng 2 người thế tùy theo giới tính nam hay nữ, độ tuổi người lớn hay trẻ con. Người ta tin rằng những người thế sẽ thay thế người trong gia đình chịu mọi điều rủi ro, bệnh tật cũng như thế cả tính mạng để họ được bình an, khỏe mạnh.
Sau này do giao lưu văn hóa giữa các vùng miền, ngoài những lễ vật trên, người Quảng Nam- Đà nẵng còn cúng mâm ngũ quả hoăc dừa, đu đủ, xoài với ước mong sang năm mới làm ăn phát đạt, đời sống sung túc.

Những năm chưa cấm pháo cứ đến giờ Giao thừa và sáng mồng Một, cả thành phố Đà Nẵng rền vang tiếng pháo, nhà nào cũng đốt pháo, xác đỏ rải đầy từ ngoài ngõ vào trong nhà. Tiếng nổ “ đùng đùng” của pháo dùng để xua đuổi tà ma, xua đuổi những điều xấu xa, hoạn nạn và màu xác pháo có ý nghĩa cầu mong sang năm mới gia đình được may mắn, bình an, thịnh vượng, rực rỡ như màu đỏ tươi của pháo.
Từ khi nhà nước cấm đốt pháo thì đến giờ Giao thừa người dân Đà Nẵng lại nô nức xem pháo hoa trên bầu trời quê hương do thành phố tổ chức bắn để mừng xuân.
Vào giờ này trên bàn thờ ông bà hương trầm thơm ngát, hoa quả, bánh mứt đủ thứ và mọi người trong gia đình lần lượt khấn lạy ông bà để đón mừng năm mới.


Tết ở quê tôi- Đà Nẵng: Lễ cúng gia tiên đầu năm mới
Theo quan niệm của người xưa, từ trưa 30 tháng Chạp ông bà đã hiện diện trong nhà cùng con cháu nên sáng mồng Một tháng Giêng, gia đình thường nấu mâm cơm cúng gia tiên khấn mời ông bà thưởng Tết đón xuân. Trước cúng sau cấp, mâm cơm này dùng để mời khách đến thăm hay con cháu về thắp hương ông bà dùng bữa.

Lễ đưa ông bà
Vào chiều mồng Ba tháng Giêng, người dân Quảng Nam-Đà Nẵng thường nấu mâm cơm cúng đưa ông bà. Trong lễ này tất cả những đồ giấy thờ ông bà trong ba ngày Tết đều được hóa (đốt) để ông bà nhận về dùng nơi cõi âm.
Đây cũng là dịp họp mặt cuối cùng của gia đình, con cháu trong kỳ lễ Tết, sau đó mọi người trở về với công việc và đời sống riêng của mình.


Các phong tục, tập quán của người Đà Nẵng trong ngày Tết
Quảng Nam- Đà Nẵng xưa kia là đất của Chiêm Thành được sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt, cho đến giữa thế kỷ XVI khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, Quảng Nam- Đà Nẵng vẫn là vùng Ô châu ác địa, cư dân phức tạp gồm nhiều thành phần ô hợp. Những di dân người Việt từ Nghệ An, Thanh Hóa phải xa rời nơi chôn nhau cắt rốn của mình đến đây lập nghiệp thường sống thành từng nhóm nhỏ trên vùng đất còn mang đậm dấu ấn của văn hóa Chăm. Từ âm nhạc, y phục cho đến những ngôi tháp với cách kiến trúc độc đáo khiến họ không khỏi cảm thấy văn hóa Chăm vừa có những nét đẹp riêng đầy quyến rũ nhưng lại vừa xa lạ, huyền bí khiến họ phải e dè, bất ổn. Để có một cuộc sống bình yên nơi xứ lạ quê người, ngoài việc bảo tồn những thuần phong mỹ tục của dân tộc, những di dân phải kiêng kỵ nhiều thứ để tránh những rủi ro bất trắc đang rình rập quanh họ. Những điều đó được lưu truyền từ đời này sang đời khác trở thành những phong tục, tập quán khó phai. Hiện nay người dân Quảng Nam- Đà Nẵng vẫn còn giữ nhiều phong tục tập quán của tổ tiên trong những ngày lễ Tết như:

Tục đi chợ phiên. Ở vùng cao, chợ họp mỗi tuần hay mỗi tháng một lần nên rất đông vui nhộn nhịp, nhất là phiên chợ Tết. Người dân vùng cao đón Tết bằng việc đi chợ phiên để mua, bán hàng hóa và giao lưu sau những ngày lao động nhọc mệt. Thanh niên đến chợ Tết để tìm bạn tình. Nhiều người đã trở thành vợ chồng từ những phiên chợ này.
Đà Nẵng là một thành phố lớn nên chợ họp quanh năm, đầy đủ mọi hàng hóa, đặc biệt là gần Tết chợ bán nhiều mặt hàng phục vụ Tết Nguyên Đán như lá chuối, lạt để gói bánh tét, gừng, dừa xắt lát để làm mức, các thứ trái cây, bánh kẹo, các thứ mức, rau quả từ các nơi đổ về. Chợ họp từ sáng đến tối, đông nhất là những ngày cận Tết. Hàng hóa Tết thường hay tăng giá nên những năm gần đây thành phố tổ chức các quầy bán thực phẩm thiết yếu dùng trong ngày Tết với giá bình ổn để hổ trợ cho người dân nhất là người nghèo. Các siêu thị cũng mở ra rất nhiều trên địa bàn thành phố cung ứng đầy đủ mọi mặt hàng.
Tuần cuối tháng Chạp năm nào cũng có Hội chợ triển lãm nhiều thứ hàng với giá ưu đãi để khuyến khích người dân tiêu dùng. Ngoài ra còn có nhiều hình thức chợ Tết trên mạng Internet, tiếp thị trực tuyến và giao hàng tận nhà rất tiện lợi cho người mua sắm. Tuy nhiên cũng có khi gặp nguy cơ lừa đảo qua các cửa hàng online.

Tục thăm mộ ông bà đươc thực hiện vào những ngày giáp Tết trước khi cúng rước ông bà. Con cháu thường sửa sang mồ mả, nhổ cỏ, lau chùi cho sạch sẽ, nhiều người còn sơn mộ, tô bia cho mới, xong đặt hương hoa, quà bánh, lễ vật cúng mời ông bà, cha mẹ, người quá cố về nhà ăn Tết. Ngày nay một số người bận rộn không thể thăm mộ trước khi rước ông bà thì đi vào sáng mồng Một, nhưng có người cho rằng lúc này người quá cố đã về nhà rồi, không có ở mộ nữa.
Tục lắng nghe tiếng thú vật kêu trong giờ Giao thừa để đoán biết năm đó hiền hay dữ, có thiên tai, bão lụt, hạn hán hay không. Tiếng kêu của con thú càng dữ thì năm đó càng hiền. Theo quan niệm dân gian giờ Giao thừa mà nghe tiếng cọp kêu là tốt nhất.


Tục Xuất hành
Xuất hành là lần đi ra khỏi nhà đầu tiên của năm mới. Người ta tin rằng hướng đi này sẽ có ảnh hưởng dến vận mệnh tương lai của họ trong năm. Vì thế tùy theo tuổi tác của mình mỗi người xem sách lịch, bói toán để chọn cho mình một hướng đi và giờ giấc ra đi thích hợp, với ước mong năm mới sẽ gặp nhiều may mắn. Ngày nay cúng Giao Thừa xong người ta thường xuất hành đi Chùa lạy Phật, cầu Phật phù hộ cho gia đình được bình an, khỏe mạnh, cầu tài lộc, sinh con.
Tục Đạp đất (còn gọi là xông đất). Người Quảng Nam- Đà Nẵng rất xem trọng người khách đầu tiên bước vào nhà mình trong ngày Tết, nếu hạp tuổi với gia chủ người khách sẽ mang lại những điều may mắn, tốt đẹp cho gia đình còn nếu không hạp tuổi thì gia đình sẽ gặp nhiều rủi ro, bất trắc trong năm. Vì thế sau lễ Giao Thừa mọi người phải ở yên trong nhà mình, không được đi đến nhà khác, đợi cho có người đến đạp đất rồi mới đến sau. Gần Tết chủ nhà thường nhờ người hạp tuổi, tính tình đôn hậu, gia đình đông con, sung túc, khỏe mạnh sáng mồng Một đến đạp đất nhà mình để lấy hên. Người Quảng Nam-Đà Nẵng rất thích trẻ con đến đạp đất đầu năm vì chúng mạnh khỏe, hồn nhiên, vui vẻ sẽ mang lại cho gia đình một năm an lành, phát đạt.

Tục chúc Tết, mừng tuổi là một mỹ tục lâu đời của dân tộc. Thông thường sáng mồng Một Tết, con cháu chúc Tết ông bà, cha mẹ sống lâu trăm tuổi, mạnh khỏe, hạnh phúc. Ông bà, cha mẹ cũng mừng tuổi con cháu bằng những lời chúc tốt đẹp kèm theo phong bì lì xì đựng những tờ tiền mới với niềm mong ước năm mới gặp nhiều điều may mắn.
Tục thăm viếng nhà bà con, bạn bè, người thân
Thường thường vào mồng Hai mọi người mặc áo quần mới, đẹp đến nhà người thân, bạn bè để chúc Tết. Chúc xong người lớn mừng tuổi cho trẻ nhỏ bằng những phong bì lì xì. Nhân viên cũng đến mừng tuổi thủ trưởng của cơ quan. Đây là một phong tục tốt đẹp của dân tộc nói chung và của người Đà Nẵng nói riêng.


Tết ở quê tôi- Đà Nẵng:
Trong ngày Tết, người Đà Nẵng cũng kiêng cử nhiều điều như:
Kiêng quét nhà vì quan niệm quét nhà là quét tiền của, tài lộc ra khỏi nhà.
Kiêng đổ rác vì đổ rác là đổ hết tài lộc của gia đình trong năm mới.
Kiêng cho lửa đầu năm. Lửa ( đỏ) tượng trưng cho may mắn nên vào những ngày đầu năm, người Quảng Nam- Đà Nẵng không cho lửa người khác.
Kiêng cho nước đầu năm. Nước tượng trưng cho sự sinh sôi, giàu có “tiền vào như nước” nên những ngày tết không cho nước.
Kiêng làm bể chén bát, đồ dùng vì đó là dấu hiệu của sự đổ vỡ, chia lìa.
Kiêng cầm kim may vá để tránh rủi ro đến với mình,
Kiêng mặc áo quần màu trắng, xám hay đen vì đó là những màu biểu hiện cho tang tóc, đau buồn.
Kiêng đến nhà người khác trong ngày Tết khi đang chịu tang hay đang mang thai.
Kiêng vay, mượn, đòi nợ, trả nợ trong ngày Tết vì sợ rằng đi vay thì cả năm sẽ túng thiếu, cùng quẫn còn cho vay thì tiền bạc sẽ phát tán, không may mắn, không phát tài.
Kiêng mở tủ vào mồng Một vì sợ thất thoát tiền tài và vận may cả năm.
Kiêng vỗ vai hay quàng vai người khác vì quan niệm người bị vỗ vai hay quàng vai sẽ gặp điều rủi ro, chuyện buồn.
Kiêng ăn mực đầu năm vì con mực có túi mực đen tượng trưng cho sự rủi ro, không may mắn “đen như mực”.

Đầu năm mới, kiêng cho nhau bánh tét, bánh chưng. Nếu ai không biết lỡ đem đến rồi thì trước khi bước vào nhà phải mở hết các dây lạt cột bánh vì người ta quan niệm rằng những dây cột đòn bánh tượng trưng cho sự trói buộc, tù tội, mất tự do, mang lại điều không may cho người nhận.
Người Đà Nẵng cũng rất chú ý đến lời ăn tiếng nói, hành vi trong ngày Tết. Không nói những lời xấu xa, thô lỗ, xui xẻo, chửi bới, đánh nhau trong ngày Tết. Mọi người cởi mở với nhau, sẵn sàng bỏ qua những lỗi lầm, khuyết điểm để mong muốn một năm mới vui vẻ, thuận hòa.


Vào ngày Tết ở Quảng Nam- Đà Nẵng ngày xưa, làng xã cũng có tổ chức đá gà, hát Bội, Bài Chòi tại các sân đình hay những nơi công cọng để mọi người vui chơi, giải trí. Ngoài ngõ xóm trẻ em và thanh niên tụ tập chơi Bầu Cua, Xì lát, trong gia đình phụ nữ đánh bài Tứ sắc, đổ Xăm Hường. Hiện nay các thú vui ấy cũng mất dần, thay vào đó người trẻ thích xem chiếu phim hay ca nhạc, những người có cuộc sống khá giả thường đi du lịch trong nước hay nước ngoài trong dịp nghỉ Tết.
Những lễ nghi, phong tục của ngày Tết Nguyên Đán thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc, là tấm gương phản ánh tâm hồn của người Việt Nam. Bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa cổ truyền đó chính là tạo sức mạnh để chúng ta vững tin bước vào thời kỳ hội nhập với thế giới mà không đánh mất mình.


Nhắc Nhở Hôm Nay, Nhớ Tham Dự, Năm Nào Cũng Ăn Tết Lớn!
Tân Niên Giáp Thìn 2024 của Hội Đồng Hương & Thân Hữu Quảng Nam Đà Nẵng Bắc Cali.
Lúc 5 giờ chiều Chủ Nhật, ngày 18 tháng 2 năm 2024 (nhằm ngày mồng 9 Tết)
Tãi Nhà hàng Dynasty, 1001 Story Rd, San Jose, Ca 95122


Tin Cộng Ðồng

Việt Kiều Gửi Tiền Về Nước Dịp Tết, Nên Đề Cao Ý Nghĩa Tinh Thần Hơn Vật Chất!


(Hình: Ngày Tết của người Việt hải ngoại.)
-Cũng như mọi năm, những tuần qua chứng kiến lượng kiều hối đổ về Việt Nam ồ ạt khi người Việt từ khắp nơi trên thế giới gia tăng gửi tiền về nước vào dịp Tết, góp phần hỗ trợ người thân và gia đình trong việc chi tiêu đầu năm mới. Một số người Mỹ gốc Việt cho VOA biết rằng những khoản tiền đó còn mang ý nghĩa tinh thần to lớn và được duy trì như một truyền thống.
Tết Nguyên Đán là dịp lễ lớn nhất trong năm và cũng là lúc mà nhu cầu chi tiêu tăng mạnh, vì thế lượng kiều hối của người Việt gửi về nước vào dịp này thường cũng tăng theo. Sự gia tăng này nằm trong xu hướng gia tăng lớn hơn của dòng kiều hối chảy về Việt Nam trong năm 2023, đạt khoảng 16 tỉ Mỹ kim, tức tăng 32% so với năm trước, theo số liệu thống kê của nhà chức trách Việt Nam.

Truyền thông trong nước dẫn lời ông Đào Xuân Tuấn, Vụ trưởng Quản lý Ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cho biết địa phương đón nhận lượng kiều hối nhiều nhất tiếp tục là Tp. HCM với gần 9,5 tỉ Mỹ kim, tức chiếm gần 60% của cả nước.
Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Tp. HCM, cho biết lượng kiều hối chuyển về thành phố trong năm qua tăng 43,3% so với năm 2022, là mức tăng cao nhất trong vòng 10 năm, theo một bản tin của báo Công thương, cơ quan ngôn luận của Bộ Công thương Việt Nam.
Theo ông Lệnh, sự gia tăng này là nhờ số người xuất cảng lao động từ Việt Nam tăng lên trong năm qua sau khi các hạn chế về nhập cảnh được bãi bỏ ở nhiều nước hậu đại dịch Covid-19. Đồng thời, kiều bào ở ngoại quốc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nhưng vẫn hướng về quê hương hỗ trợ người thân, ông nói thêm.
Ông Giang Viễn Tân, một người Mỹ gốc Việt sinh sống ở thành phố San Jose thuộc tiểu bang California, nói việc gửi tiền về Việt Nam vào dịp Tết là điều rất bình thường. Ông xem đó như là một chút quà dành cho người thân và bạn bè nhân dịp đầu năm mới.

"Nhiều khi Tết thì mình gửi cho anh em vài trăm uống cà-phê, rồi còn những chuyện khác xảy ra như bệnh hoạn thì mình cũng gửi", ông nói. "Nói chung ở đây cũng vậy mà ở bên kia cũng vậy, tiền thì cũng như món quà lì xì vậy. Dĩ nhiên nó là cái tinh thần anh em chia sẻ với nhau, có nhớ tới nhau vậy thôi".
Ông Nguyễn Kim Sơn, một Việt kiều sinh sống ở thành phố West Palm Beach thuộc tiểu bang Florida, cho biết Tết nào ông cũng gửi chút tiền về cho người em gái đã về hưu sống ở Mỹ Tho. Số tiền tuy không lớn như ông nói nó mang ý nghĩa tinh thần "rất cao" đối với ông và người nhận.
"Mình là người ở hải ngoại thì dù gì thì cuộc sống cũng tương đối ổn định hơn người ở trong nước. Rồi mỗi lần mình gửi vậy thì cô em vui lắm. Mà không riêng tôi gửi mà tất cả mấy đứa em của tôi, rồi ông anh của tôi cũng gửi về cho cô em, thành ra mỗi lần vậy là vui lắm".
Ông Sơn cho biết toàn bộ gia đình ông đều đã định cư ở Mỹ ngoại trừ người em gái này. Trước khi đi sang Mỹ, ông nhớ ông cũng từng có cảm giác háo hức và vui mừng khi nhận được quà của người nhà nhân dịp Tết.

"Cái yếu tố tinh thần nó quan trọng lắm. Những năm trước thì người dân của mình còn khổ lắm. Sau này thì tương đối không đến nỗi quá ngặt nghèo như hồi xưa thành ra bây giờ nó nặng về yếu tố tinh thần hơn", ông nói thêm.
Đối với bà Nguyễn Thu Hương, sinh sống ở thành phố Charlotte thuộc tiểu bang North Carolina, duy trì những truyền thống của dịp Tết là điều quan trọng và chút tiền lì xì cho con cháu là một phần của truyền thống đó.
"Thật sự là mình đi xa nhưng mình cũng muốn giữ những phong tục tập quán của mình là rước ông Táo, cúng ông bà, mùng một, mùng hai, mùng ba cũng phải có quà cáp cho các con các cháu", bà nói. "Vì vậy khi mình về, mình mang một ít tiền, một ít quà, đó là cái niềm vui tinh thần cho con cho cháu, cho những người trong gia đình".
Mùa cao điểm chuyển kiều hối Tết được nói là thường kéo dài trong khoảng một tháng trước và sau Tết Nguyên Đán. Lượng kiều hối chuyển về Việt Nam mùa cao điểm Tết năm nay tăng đáng kể cả về số lượt gửi lẫn số tiền gửi, theo Vietnamplus.
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu ảm đạm, Việt Nam vẫn nằm trong top 10 quốc gia có lượng kiều hối đổ về lớn nhất thế giới và top 3 ở khu vực Á Châu-Thái Bình Dương, theo báo cáo về Di trú và Phát triển do Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Hợp tác Quốc tế về Người di cư (KNOMAD) công bố.


Moi Tiền “Khúc Ruột Ngàn Dặm!” CSVN Sửa Luật, Cho Phép Việt Kiều Sở Hữu Bất Động Sản


(Tp. HCM, nơi luôn nhận được lượng kiều hối cao nhất Việt Nam.)
-Kể từ đầu năm 2025, người Việt ở ngoại quốc là công dân Việt Nam sẽ được phép sở hữu bất động sản tại Việt Nam như công dân trong nước, theo Luật Đất đai sửa đổi mới được Quốc hội Việt Nam thông qua gần đây. Điều này sẽ giúp dẹp bỏ tình trạng Việt kiều "lách luật" bằng cách nhờ người trong nước đứng tên sở hữu nhà, đất, dẫn đến nhiều tranh chấp phức tạp và rắc rối pháp lý về sau.
Theo luật mới sửa đổi, người Việt định cư ở ngoại quốc là công dân Việt Nam (tức người còn giữ quốc tịch Việt Nam) sẽ được hưởng đầy đủ quyền lợi về đất đai, nhà ở như công dân trong nước. Còn người Việt định cư ở ngoại quốc nhưng không có quốc tịch Việt Nam được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì được mua, thuê nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở, nhận quyền sử dụng đất ở trong dự án phát triển nhà ở; nhận thừa kế quyền sử dụng đất ở và các loại đất khác trong cùng thửa đất có nhà (luật hiện hành không có những quy định này), và nhận thừa kế quyền sử dụng đất ở và các loại đất khác trong cùng thửa đất có nhà, theo Thanh Niên.

Ngoài ra, Việt kiều cũng sẽ được phép đầu tư xây dựng nhà ở, công trình xây dựng để bán, cho thuê và đầu tư hạ tầng kỹ thuật tại các dự án bất động sản để chuyển nhượng và cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất có hạ tầng kỹ thuật.
Việc Quốc hội Việt Nam thông qua bộ ba luật, bao gồm Luật Đất đai sửa đổi, Luật Nhà ở sửa đổi và Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi, được cho là nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người Việt ở ngoại quốc trong việc đầu tư vào bất động sản.
Theo số liệu từ Bộ Ngoại giao Việt Nam, hiện có khoảng 6 triệu người Việt đang sinh sống ở 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, 80% là ở các nước phát triển. Riêng tại Tp. HCM, có khoảng 2,9 triệu kiều bào đang sinh sống, làm việc tại các nước. Năm 2023, lượng kiều hối mà thành phố này nhận được đạt gần 9,5 tỉ Mỹ kim, cao gần gấp 3 lần vốn ngoại quốc đầu tư (FDI) - chỉ đạt 3,4 tỉ Mỹ kim, và tương đương với gần 50% tổng thu ngân sách của thành phố.

Kể từ năm 2012, Việt Nam liên tục nhận được lượng kiều hối vượt quá 10 tỉ Mỹ kim mỗi năm và tăng đều từ 7 - 10% qua các năm, trở thành một trong 10 quốc gia nhận kiều hối lớn nhất thế giới. Khoảng 1/4 số tiền này được đầu tư vào bất động sản.
Riêng trong năm 2023, 16 tỉ Mỹ kim kiều hối đã chảy vào Việt Nam. Dự báo năm 2024 lượng kiều hối sẽ tăng khoảng 20% so với năm 2023.

Dòng kiều hối này từ lâu đã là nguồn tăng trưởng kinh tế quan trọng cho Việt Nam. VnExpress dẫn lời ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Tp. HCM, hôm 2/2 nói kiều hối là một trong những nguồn cung góp phần bảo đảm quan hệ cung cầu ngoại tệ, đồng thời hỗ trợ hiệu quả cho chính sách tiền tệ, tỷ giá và thị trường ngoại hối của Việt Nam, và lượng tiền này đặc biệt hữu ích trong bối cảnh các đồng tiền mạnh biến động, lạm phát tại một số quốc gia gây áp lực lên tỷ giá và mối quan hệ tỷ giá - lãi suất và lạm phát.

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp Việt kiều, trong thời gian tới lượng kiều hối sẽ ngày càng dồi dào do cộng đồng người Việt ở ngoại quốc ngày càng đông cả về số lượng cũng như địa bàn sinh sống.


Tin Việt Nam Hôm Nay:*
Một Người Bị Bắt ở Vĩnh Long Vì Đốt Cờ Cộng Sản Việt Nam Vào Dịp Tết


4/2/2024, sau khi bị nói là xé và đốt quốc kỳ Cộng sản Việt Nam tại thành phố Vĩnh Long.)
-Một người đàn ông ở thành phố Vĩnh Long bị bắt giữ sau khi có hành vi kéo rách và châm lửa đốt quốc kỳ của Cộng sản Việt Nam trong dịp Tết Nguyên đán, truyền thông trong nước đưa tin.
Ông Nguyễn Hoàng Hưng (40 tuổi) đang bị cơ quan Cảnh sát điều tra-Công an thành phố Vĩnh Long câu lưu để điều tra về hành vi bị cáo buộc là "xúc phạm quốc kỳ".

Các bản tin của báo chí trong nước cho biết ngày 14 tháng 2, ông Hưng đi đến đường 3 tháng 2, dùng tay kéo đổ một cột cờ có gắn quốc kỳ Cộng sản Việt Nam và kéo rách lá cờ. Sau đó ông mang cờ bị kéo rách đi đến đường Ngô Quyền rồi châm lửa đốt.
Sau khi đốt xong, ông tiếp tục đi đến căn nhà gần đó kéo rách một lá cờ khác và cũng dùng bật lửa đốt tại chỗ. Trong lúc thực hiện hành vi, ông Hưng đã bị lực lượng công an bắt quả tang và bắt giữ, theo các bản tin.
Ông Hưng được nói đã thừa nhận toàn bộ hành vi của mình.
Trước đó vào tháng 1, công an ở thành phố Bà Rịa thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã khởi tố và bắt giữ để điều tra một người đàn ông đốt cờ và đăng video tự quay lại hành động này lên mạng xã hội.
"Xúc phạm quốc kỳ" là một tội hình sự ở Việt Nam có mức hình phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.


Giá Xăng Tăng Lên Gần 24.000 Đồng 1 Lít Ngay Sau Tết Khi Người Dân Quay Lại Làm Việc


(Hình: Một nhân viên bơm xăng vào xe hơi tại một trạm xăng ở Hà Nội, Việt Nam.)
-Liên bộ Công Thương - Tài Chính vừa điều chỉnh giá xăng vào chiều ngày 15/2/2024 lên mức 23.910 đồng/lít ngay vào ngày đầu tiên người dân quay trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
Ngoài việc tăng giá xăng E5RON92 như vừa nói, liên bộ cũng điều chỉnh tăng giá một loạt các mặt hàng xăng dầu khác bao gồm: Dầu diezel 0.05S tăng lên 21.360 đồng/lít, tăng thêm 660 đồng/lít; dầu hỏa tăng lên 21.220 đồng/lít, sau khi tăng 640 đồng/lít; dầu mazut 180CST 3.5S có giá 15.900 đồng/kg, sau khi tăng thêm 310 đồng/kg.

Cơ quan điều hành tiếp tục thực hiện việc trích lập quỹ bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng dầu mazut 180CST 3.5S, xăng E5RON92, xăng RON95-3, dầu diesel 0.05S và dầu hỏa.
Ngay trước Tết, giá xăng dầu đã được điều chỉnh giảm. Tuy nhiên, theo thống kê của báo trong nước, kể từ đầu năm 2024, giá xăng dầu đã có tới 5 lần tăng và 2 lần giảm.
Một số chuyên gia trong nước gần đây cho rằng việc giữ Quỹ bình ổn xăng dầu là không cần thiết và nhận định Việt Nam nên dùng thuế phí để điều tiết thị trường xăng dầu.
Việc thiết lập quỹ này được nói là để điều chỉnh giá phù hợp với túi tiền của người dân nhưng việc điều hành quỹ này thời gian qua đã phát sinh các tiêu cực, chưa bảo đảm được việc bình ổn giá xăng dầu như yêu cầu của người dân.
Bộ Công an thậm chí đã tiến hành khởi tố một số vụ án vi phạm pháp luật trong sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu, gây thất thoát tài sản Nhà nước.


Vụ 300 Khách Đài Loan Bị Kẹt ở Phú Quốc: Cục Du Lịch Yêu Cầu Làm Rõ, Công Ty Đài Loan Có Thể Bị Phạt


(Hình: 292 du khách của We Love Tour đã lên máy bay về nước an toàn.)
-Cục Du lịch quốc gia Việt Nam thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 14/2/2024 đã có công văn yêu cầu Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang yêu cầu làm rõ thông tin vụ gần 300 khách Đài Loan bị bỏ rơi khi đến Phú Quốc. Trong khi đó, cơ quan du lịch Đài Loan cho báo chí nước này biết công ty We Love Tour của nước này có thể bị phạt treo giấy phép đến ba tháng vì vi phạm quy định trong lĩnh vực du lịch và bảo vệ khách hàng.
Hãng tin CNA của Đài Loan hôm 12/2 loan tin cho biết 292 khách du lịch Đài Loan thuộc nhiều nhóm du lịch đã mua gói tour năm ngày đến Phú Quốc từ ngày 10/2 qua một công ty có trụ sở ở Đài Loan là We Love Tour.
Tuy nhiên, khi đến Phú Quốc, những du khách này bị phía công ty du lịch Việt Nam (công ty ký hợp đồng nhận khách với công ty Đài Loan) thông báo là mỗi du khách phải trả thêm 720 Mỹ kim để tiếp tục chuyến đi. Công ty Việt Nam có tên Công ty trách nhiệm hữu hạn Du lịch Quốc tế Winner Việt Nam cho biết lý do là We Love Tour chưa chi trả tiền cho đoàn khách.

Trong công văn mới gửi tỉnh Kiên Giang, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam đề nghị Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang kiểm tra, làm rõ thông tin về sự việc trên; có thông tin chính thức tới cơ quan truyền thông, báo cáo về Cục Du lịch quốc gia Việt Nam trong thời gian sớm nhất.
Báo Dân Trí dẫn lời ông ông Trần Thanh Hải, Chánh Thanh tra Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang cho biết, sở đã nhận được chỉ đạo làm rõ cũng như yêu cầu của Cục Du lịch.
Ông Hải cho biết "Trước mắt sở sẽ ghi nhận lại sự việc, căn cứ vào hợp đồng đầy đủ của các bên để đối chiếu, tìm ra nguyên nhân xác đáng và đề ra hướng xử phạt nếu có vi phạm. Các đơn vị liên quan còn tranh luận nên chưa có kết luận về vấn đề xử phạt".
Trong các ngày 9 và 10/2 vừa qua đã có khoảng 800 khách Đài Loan đến Phú Quốc theo các tour du lịch. Trong số này 292 khách là thuộc đoàn của công ty We Love Tour.
Sau khi những bất đồng giữa hai công ty du lịch Việt Nam và Đài Loan xảy ra liên quan đến việc chậm thanh toán được báo chí đăng tải, và khách Đài Loan phản ánh trên mạng xã hội, chính quyền địa phương ở Phú Quốc cho biết đã tham gia hỗ trợ đoàn khách để họ có chỗ ăn ở và bảo đảm đoàn khách về nước đúng lịch trình.
Các đoàn khách này đã lên máy bay về nước vào ngày 14/2 trên các chuyến bay thuê chuyến của Bamboo Airways. Hãng hàng không này cho báo chí trong nước biết đoàn khách Đài Loan được bảo đảm về nước vào ngày 14/2 dù tiền thanh toán vé máy bay vẫn chưa được phía công ty Đài Loan thực hiện.


Đoàn Du Khách Đài Loan Bị 'Bỏ Rơi' Tại Việt Nam Trở Về Nước, Đòi Hỏi Câu Trả Lời


(Ảnh: Nhóm du khách Đài Loan bị mắc kẹt trong chuyến du lịch Việt Nam trở về nước vào ngày 14/2 và 15/2/2024.)
-Các thành viên của nhóm gần 300 du khách Đài Loan bị mắc kẹt ở Việt Nam do tranh chấp giữa hai công ty du lịch đã yêu cầu phải có câu trả lời sau khi họ trở về Đài Loan vào ngày 14/2 và 15/2/2024, theo Focus Taiwan.
Ông Lin, một người trong nhóm 292 du khách về đến Phi trường Quốc tế Đào Viên của Đài Loan hôm thứ 14/2, nói với hãng tin của nước này rằng ông hy vọng công ty tổ chức chuyến đi là "We Love Tour" (Đài Loan) sẽ đưa ra lời giải thích rõ ràng về chuyến đi đầy bất ổn này.
Trước đó, hôm 10/2, một số thành viên của nhóm du khách Đài Loan cho biết trên mạng xã hội rằng nhóm của họ đã rời Đài Loan vào thứ Bảy, là ngày Tết Nguyên đán, để đến đảo Phú Quốc của Việt Nam trong chuyến du lịch kéo dài 5 ngày. Tuy nhiên, khi đến Phú Quốc, đoàn được công ty du lịch địa phương tiếp nhận là Công ty trách nhiệm hữu hạn Du lịch Quốc tế Winner của Việt Nam thông báo mỗi cá nhân sẽ phải trả thêm 720 Mỹ kim để tiếp tục hành trình. Những người không thanh toán được sẽ phải tự mình tiếp tục chuyến đi hoặc quay trở lại Đài Loan.

Phía công ty Việt Nam giải thích rằng họ đưa ra yêu cầu thanh toán bổ sung vì đối tác Đài Loan không chuyển đủ tiền để các chuyến tham quan Việt Nam tiếp tục.
Trong khi đó, công ty Đài Loan We Love Tour hôm 12/2 bác bỏ tuyên bố của Winner, và cho biết hai công ty trước đó đã đi đến thỏa thuận rằng mọi khoản thanh toán sẽ được thanh toán trước ngày 26/2. Công ty này nói Winner đã hủy bỏ thỏa thuận và yêu cầu thanh toán đầy đủ sau khi một du khách phàn nàn về bữa ăn khi đến Việt Nam.
Nói với Focus Taiwan, ông Lin nói ông cảm thấy như mình bị "lừa" vì một số chi phí đi lại và ăn ở, lẽ ra do công ty du lịch chi trả, thì du khách lại phải gánh chịu.
Một nam du khách giấu tên khác nói với hãng tin Đài Loan rằng ông đã trả tiền cho chuyến đi 5 ngày do We Love Tour sắp xếp nhưng đến ngày thứ 3 lại bị "bỏ rơi" suốt 3 tiếng đồng hồ mà không có chỗ ở. Đến ngày thứ tư, ông cho biết đã phải tự chịu một phần chi phí bữa ăn vì không được cung cấp thức ăn.
Hôm 15/2, Wang Kwo-tsai, người đứng đầu Bộ Giao thông Vận tải Đài Loan, nói với các phóng viên ở Đài Bắc rằng We Love Tour có thể bị đình chỉ kinh doanh tới ba tháng vì sơ suất này, viện dẫn các quy định liên quan đến du lịch và bảo vệ người tiêu dùng của Đài Loan.
Trước đó, vào ngày 14/2, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam cũng ra văn bản yêu cầu Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang làm rõ thông tin liên quan đến nhóm du khách bị "bỏ rơi" trên để bảo đảm quyền lợi của khách du lịch và tránh các thông tin sai lệch về sự việc, "gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh điểm đến du lịch Việt Nam".


Bộ Trưởng Tô Lâm Yêu Cầu, Đẩy Nhanh Điều Tra Các Vụ Đại Án Dư Luận Xã Hội Quan Tâm, Trong Năm 2024


đạo trung ương yêu cầu đẩy nhanh giải quyết trong năm 2024.)
-Một trong các nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới của Bộ Công an là đẩy nhanh tiến độ điều tra các vụ án dư luận xã hội quan tâm, các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực Trung ương theo dõi, chỉ đạo.
Bộ trưởng Công an Tô Lâm đưa ra yêu cầu trên tại Hội nghị giao ban trực tuyến của Bộ Công an diễn ra ngày 15/2 và được truyền thông loan trong cùng ngày.
Mặc dù truyền thông không nêu rõ người đứng đầu ngành Công an nhắc đến các vụ án nào tại hội nghị lần này, tuy nhiên tại Phiên họp thứ 25 của Ban chỉ đạo PCTN trung ương (BCĐ) diễn ra hồi đầu tháng hai, các yêu cầu trong năm 2024 của BCĐ đưa ra gồm: khẩn trương kết luận, giải quyết dứt điểm các vụ đại án gây bất bình trong dư luận liên quan đến Công ty Việt Á, Công ty AIC, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB. Tập trung chỉ đạo kết thúc điều tra, giải quyết 34 vụ án, 10 sự việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo; nhất là tập trung điều tra, truy tố, đưa ra xét xử sơ thẩm các vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm và các trung tâm đăng kiểm địa phương; vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB; vụ án xảy ra tại Tập đoàn FLC, Tân Hoàng Minh…

Cũng tại phiên họp này, Ban Chỉ đạo đã quyết định đưa thêm hai vụ án vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, gồm: Vụ án "Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên; vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; buôn lậu" xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Dương, Công ty Cổ phần Đất hiếm Việt Nam và các đơn vị liên quan; vụ án "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" xảy ra tại Bộ Công Thương và các địa phương. Ngoài ra, BCĐ cũng yêu cầu kết thúc giải quyết đối với tám vụ án, 11 sự việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo do đã kết thúc việc giải quyết theo quy định của pháp luật.
Trong năm 2023 vừa qua, một số vụ án trọng điểm đã được đưa ra xét xử theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo, như: Vụ án xảy ra tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao và một số đơn vị liên quan; vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á và một số bộ, ngành, địa phương liên quan; vụ án xảy ra tại Học viện Quân y; vụ án xảy ra tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển; vụ án xảy ra tại Sở Y tế Quảng Ninh, Công ty AIC và các đơn vị liên quan...
Các cơ quan tiến hành tố tụng đã tạm giữ, kê biên, phong tỏa, thu hồi được nhiều tài sản trị giá hơn 234.000 tỉ đồng.
Cũng tại phiên họp diễn ra ngày 15/2, Bộ Công an cho biết, trong dịp Tết Giáp Thìn, đã khởi tố 507 vụ án, 820 bị can, bắt 358 vụ với 1.252 đối tượng đánh bạc…. Ngoài ra, Công an các địa phương cũng đã phát giác, bắt giữ 657 vụ vi phạm gồm 697 đối tượng sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng pháo trái phép.
Nhiều vụ đánh bạc trực tuyến đã được Công an phát giác, giải quyết trong những tháng đầu năm 2024. Mới nhất hôm 6/2 Công an tỉnh Nghệ An cho biết đã triệt xóa thành công đường dây đánh bạc trực tuyến, bắt 12 đối tượng liên quan. Cơ quan Điều tra xác minh tổng số tiền các đối tượng giao dịch đánh bạc trong các trang mạng từ đầu năm 2023 đến nay là khoảng 200 tỉ đồng.

Hôm giữa tháng 1/2024, Công an huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) đã khởi tố bị can đối với bảy đối tượng trong chuyên án đánh bạc dưới hình thức ghi số lô, số đề; tổng số tiền đánh bạc một ngày hơn 120 triệu đồng.


Bộ Chính Trị Yêu Cầu Kiên Quyết Xử Phạt Tham Nhũng Trong Lĩnh Vực Thể Thao


(Hình: Vận động viên Trần Hưng Nguyên ăn mừng sau khi giành chiến thắng ở nội dung bơi hỗn hợp 400m cá nhân tại Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games) lần thứ 32 tại Nam Vang vào ngày 8/5/2023.)
-Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam mới đây đưa ra một kết luận mới yêu cầu tăng cường công khai, minh bạch, thường xuyên kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật; kiên quyết giải quyết nghiêm hành vi vi phạm pháp luật, tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực thể dục, thể thao.
Kết luận mới do Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai ký cũng đề cập đến việc mức lương của vận động viên và huấn luyện viên còn thấp, nguồn lực đầu tư còn thấp do một số cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, người đứng đầu chưa quan tâm đúng mức đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển thể dục, thể thao.
Kết luận mới của Bộ Chính trị đưa ra nhằm thúc đẩy việc phát triển thể thao chuyên nghiệp tại Việt Nam vào khi có những sự việc vận động viên tố cáo bị ăn chặn tiền thưởng và tiền ăn.

Vào giữa tháng 1 vừa qua, vận động viên (VĐV) môn thể dục dụng cụ Phạm Như Phương giải nghệ và "tố" phải chia phần trăm tiền thưởng cho huấn luyện viên (HLV) phụ trách trực tiếp của cô ở bộ môn Thể dục dụng cụ thuộc Trung tâm Huấn luyện - Thi đấu Thể dục thể thao (TDTT) Hà Nội. Vận động viên này cho báo chí biết, cứ mỗi tấm huy chương được thưởng bao nhiêu tiền thì ngoài 10% tiền thuế thu nhập, cô phải nộp thêm 10% cho HLV của mình.
Hồi tháng 10 năm 2023, báo chí Nhà nước có các bài tìm hiểu về thực trạng các vận động viên bóng bàn trẻ Việt Nam phải ăn những bữa ăn không bảo đảm dinh dưỡng và chất lượng so với tiêu chuẩn 320.000 đồng/ngày do Bộ Tài chính quy định. Một số người liên quan đến việc quản lý bữa ăn cho các vận động viên sau đó bị cách chức.
Kết luận mới của Bộ Chính trị đánh giá thể thao Việt Nam đã có những bước phát triển trong 10 năm qua, đạt nhiều thành tích cao, tăng vị trí xếp hạng trong khu vực, châu lục, quốc tế.
Tuy nhiên, chính sách với huấn luyện viên, vận động viên còn hạn chế. Giáo dục thể chất trường học chưa đáp ứng yêu cầu, mức lương cho vận động viên, huấn luyện viên còn thấp.
Theo quy định của Chính phủ, huấn luyện viên trưởng đội tuyển quốc gia được hưởng lương 505.000 đồng/ngày tập luyện, thi đấu. Huấn luyện viên trẻ quốc gia lương 375.000 đồng/ngày. Huấn luyện viên đội tuyển trẻ quốc gia lương 270.000 đồng/ngày.


Việt Nam Trúng Gói Thầu Lớn Giúp Giá Gạo Việt Cao Hơn Gạo Thái Lan


(Hình: Nông dân thu hoạch lúa gạo ở ngoại thành Hà Nội năm 2019.)
-Các nhà xuất cảng gạo Việt Nam đã có khởi đầu năm mới tốt hơn khi trúng thầu trên 400.000 tấn gạo trong đợt mở thầu cuối tháng 1/2024 từ Nam Dương.
Với việc trúng gói thầu lớn đã giúp gạo Việt Nam giữa giá cao tại thị trường xuất cảng gạo, trong khi giá gạo Thái Lan bất ngờ giảm mạnh tới 24 Mỹ kim/tấn.
Thông tin trên được Hiệp hội các nhà xuất cảng gạo Việt Nam cho hay và được truyền thông loan trong ngày 14/2.
Sở dĩ giá gạo Thái Lan giảm hơn so với gạo Việt Nam, được các nhà xuất cảng gạo cho biết còn vì nguyên nhân Thái Lan không tham gia gói thầu cuối tháng 1/2024 vừa qua.
Hiện giá gạo cùng phẩm cấp của Việt Nam vẫn giữ nguyên mức giá 637 Mỹ kim/tấn, trong khi gạo Thái Lan có mức giá 615 Mỹ kim/tấn. Đây được cho là diễn biến lạ so với nhiều năm trước bởi các năm trước cùng thời điểm này gạo Thái Lan thường tăng giá nhờ Việt Nam nghỉ Tết.
Một yếu tố khác khiến giá gạo Thái Lan giảm được các nhà xuất cảng Việt Nam cho biết là vì Chính phủ nước này muốn thúc đẩy các hoạt động thương mại theo hình thức liên chính phủ (G-G), nhưng các khách hàng đặc biệt là Phi Luật Tân lại thích giao cho khu vực tư nhân để bảo đảm thương mại thuần túy.

Về phía Việt Nam, theo nhận định của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), việc các doanh nghiệp trúng gói thầu lớn từ Nam Dương là cú huých mới cho thị trường lúa gạo nội địa, giúp ổn định giá cả khi chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch rộ vụ lúa Đông xuân ngay sau Tết.
Vụ lúa Đông xuân vào cao điểm thu hoạch từ cuối tháng 2 và kéo dài đến hết tháng 3. Đây là vụ lúa lớn nhất trong năm với bà con nông dân miền Tây.
Theo số liệu của Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn), tính đến ngày 1/2/2024, vụ Đông xuân 2023-2024 các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã xuống giống được 1,474 triệu hecta/1,475 triệu hecta diện tích kế hoạch, thu hoạch được trên 140 ngàn hecta với năng suất khoảng 6,25 tấn/ha, đạt sản lượng 875 ngàn tấn lúa.


Không có nhận xét nào: