Alexei Navalny, đối thủ trong nước đáng gờm nhất của Tổng thống Nga Putin, đã bất tỉnh và qua đời hôm 16/2 sau khi đi dạo tại trại giam hình sự Bắc Cực, nơi ông đang thụ án ba thập niên, Reuters đưa tin.Cái chết của Navalny, một cựu luật sư 47 tuổi, đã cướp đi nhà lãnh đạo can đảm nhất của phe đối lập Nga khi ông Putin đang chuẩn bị cho một cuộc bầu cử sẽ giữ cựu điệp viên KGB nắm quyền cho đến ít nhất là năm 2030
Hiện tại ở Nga không còn lãnh đạo phe đối lập nào nổi bật như vậy nữa. Đối với một số thanh niên thành thị Nga, Navalny mang đến hy vọng về một tương lai thay thế ông Putin, người đã giữ chức lãnh đạo tối cao của Nga lâu hơn bất kỳ ai kể từ thời Josef Stalin.
Navalny đã trở nên nổi tiếng hơn một thập niên trước bằng cách ghi lại tài liệu và phát biểu công khai về những gì ông nói là nạn tham nhũng và sự xa hoa rộng lớn giữa những “kẻ lừa đảo và kẻ trộm” đang điều hành nước Nga của ông Putin.
Tại Hội nghị An ninh Munich, vợ của Navalny, Yulia Navalnaya, nói rằng bà không thể chắc chắn chồng mình đã chết vì ông Putin và chính quyền ông nói dối không ngừng.
Bà nói: “Nhưng nếu điều này là sự thật, tôi muốn Putin, toàn bộ chính phủ và bạn bè của ông ấy biết rằng họ sẽ phải chịu trách nhiệm về những gì họ đã làm với nước Nga, với gia đình tôi, với chồng tôi”.
Các nhà lãnh đạo phương Tây bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với lòng dũng cảm của Navalny với tư cách là người đấu tranh cho tự do. Một số người cáo buộc Điện Kremlin giết người và nói rằng ông Putin phải chịu trách nhiệm.
Ngay trước khi gặp vợ của Navalny ở Munich, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói: “Cái chết của ông ấy trong nhà tù ở Nga cùng sự kiên định và sợ hãi của một người đàn ông chỉ làm nổi bật sự yếu kém và mục nát ở trung tâm của hệ thống mà Putin đã xây dựng”., đối thủ trong nước đáng gờm nhất của Tổng thống Nga Putin, đã bất tỉnh và qua đời hôm 16/2 sau khi đi dạo tại trại giam hình sự Bắc Cực, nơi ông đang thụ án ba thập niên.
Cái chết của Navalny, một cựu luật sư 47 tuổi, đã cướp đi nhà lãnh đạo can đảm nhất của phe đối lập Nga khi ông Putin đang chuẩn bị cho một cuộc bầu cử sẽ giữ cựu điệp viên KGB nắm quyền cho đến ít nhất là năm 2030.
Hiện tại ở Nga không còn lãnh đạo phe đối lập nào nổi bật như vậy nữa. Đối với một số thanh niên thành thị Nga, Navalny mang đến hy vọng về một tương lai thay thế ông Putin, người đã giữ chức lãnh đạo tối cao của Nga lâu hơn bất kỳ ai kể từ thời Josef Stalin.
Navalny đã trở nên nổi tiếng hơn một thập niên trước bằng cách ghi lại tài liệu và phát biểu công khai về những gì ông nói là nạn tham nhũng và sự xa hoa rộng lớn giữa những “kẻ lừa đảo và kẻ trộm” đang điều hành nước Nga của ông Putin.
Tại Hội nghị An ninh Munich, vợ của Navalny, Yulia Navalnaya nói rằng, bà không thể chắc chắn chồng mình đã chết vì ông Putin và chính quyền ông nói dối không ngừng.
Bà nói: “Nhưng nếu điều này là sự thật, tôi muốn Putin, toàn bộ chính phủ và bạn bè của ông ấy biết rằng họ sẽ phải chịu trách nhiệm về những gì họ đã làm với nước Nga, với gia đình tôi, với chồng tôi”.
Các nhà lãnh đạo phương Tây bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với lòng dũng cảm của Navalny với tư cách là người đấu tranh cho tự do. Một số người cáo buộc Điện Kremlin giết người và nói rằng ông Putin phải chịu trách nhiệm.
Ngay trước khi gặp vợ của Navalny ở Munich, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói: “Cái chết của ông ấy trong nhà tù ở Nga cùng sự kiên định và sợ hãi của một người đàn ông chỉ làm nổi bật sự yếu kém và mục nát ở trung tâm của hệ thống mà Putin đã xây dựng”.
Tổng thống Ukraine ký kết thỏa thuận an ninh lịch sử với Đức, Pháp
Hôm 16.2, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ký thỏa thuận an ninh song phương mang tính lịch sử với Đức và Pháp, nhưng nội dung các thỏa thuận vẫn là điều bí mật.
Lễ ký kết đã diễn ra tại Berlin giữa Thủ tướng chủ nhà Đức Olaf Scholz và Tổng thống Zelensky đang thăm nước này, theo AFP hôm 16.2.
Chi tiết cụ thể về thỏa thuận song phương giữa hai nước vẫn chưa được công bố, và chính quyền Berlin chỉ tiết lộ thỏa thuận bao gồm những cam kết an ninh và ủng hộ lâu dài đối với chính quyền Kyiv.
Tại buổi ký kết, Thủ tướng Scholz gọi đây là "bước đi lịch sử", thêm rằng Đức sẽ luôn ủng hộ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga.
Và ông Scholz thông báo gói viện trợ quân sự tức thời trị giá 1,1 tỉ euro cho Ukraine.
Dự kiến lễ ký kết thỏa thuận an ninh song phương giữa Pháp, Ukraine sẽ diễn ra ở Paris vào chiều cùng ngày (theo giờ địa phương). Văn phòng Tổng thống Pháp xác nhận thông tin này, nhưng không cung cấp bất kỳ chi tiết về sự kiện.
Chuyến công du châu Âu của ông Zelensky diễn ra vào thời điểm quân đội Ukraine đang chật vật đối phó áp lực tấn công gia tăng của lực lượng Nga ở thành phố tiền tuyến Avdiivka, cũng như các mặt trận phía đông nước này.
Tình thế đang vô cùng khó khăn vì Ukraine thiếu đạn dược, trong lúc Nga triển khai các đợt tấn công mới.
Hiện chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn chưa thể thuyết phục quốc hội thông qua gói viện trợ cho Ukraine trị giá 60 tỉ USD.
Về phần mình, Liên minh châu Âu buộc phải thừa nhận thất hứa trước Ukraine vì chỉ có thể cung cấp phân nửa trong số 1 triệu quả đạn pháo cối lẽ ra viện trợ cho Kyiv.
NATO cung cấp cho Ukraine một triệu máy bay không người lái để đọ sức với Nga
Các quốc gia thành viên NATO chuẩn bị cung cấp một triệu máy bay không người lái cho Ukraine, thành lập một trung tâm huấn luyện và thành lập liên minh rà phá bom mìn để hỗ trợ Kiev trong cuộc chiến chống lại Nga, theo tuyên bố của các bộ trưởng quốc phòng của Liên minh.
"Một nhóm đồng minh đang hợp tác với mục đích gửi một triệu máy bay không người lái đến Ukraine. Chúng ta cần chuyển từ tốc độ sản xuất chậm trong thời bình sang tốc độ sản xuất cao mà cuộc xung đột đòi hỏi", Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết trong cuộc họp báo sau cuộc họp của các bộ trưởng quốc phòng của Liên minh tại Brussels vào ngày 15/2. Ông Stoltenberg không nêu rõ mốc thời gian hoặc các thành viên sẽ cung cấp cho Ukraine 1 triệu máy bay không người lái.
Ông Stoltenberg cũng tuyên bố rằng 20 quốc gia thành viên NATO đều nhất trí thành lập một liên minh rà phá bom mìn và điều này "sẽ giúp cứu sống nhiều người dân Ukraine".
Ngoài ra, Tổng thư ký đã công bố quyết định thành lập một trung tâm đào tạo và phân tích chung NATO-Ukraine mới được đặt tại Ba Lan.
Ngoài ra, phát biểu ngày 15/2 trước cuộc họp của các bộ trưởng quốc phòng NATO tại Brussels, ông Stoltenberg cho biết ông kỳ vọng Quốc hội Mỹ sẽ cấp thêm nguồn tài trợ cho Ukraine để chống lại Nga vì Kiev đang thiếu trầm trọng viện trợ quân sự.
Tổng thư ký NATO cảm ơn Thượng viện Mỹ đã phê duyệt gói hỗ trợ an ninh, trong đó có khoảng 60 tỷ USD dành cho Ukraine. Tuy nhiên, dự luật vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của đảng Cộng hòa tại Hạ viện nên dự kiến nó sẽ bị chặn.
Phương Tây ngày càng cảnh giác với hoạt động gián điệp của Trung Quốc
Xã hội phương Tây ngày càng cảnh giác với các hoạt động gián điệp của Trung Quốc. Sau những cảnh báo từ Đức, Anh và các quốc gia khác, quốc gia Bắc Âu Na Uy gần đây đã cảnh báo trong báo cáo thường niên mới nhất về những thách thức an ninh rằng, gián điệp của ĐCSTQ có mặt khắp châu Âu và mạng lưới tình báo của họ đe dọa an ninh châu Âu.
Theo Newsweek, cơ quan tình báo Na Uy đã chỉ ra trong báo cáo thường niên về các thách thức an ninh công bố ngày 12/2rằng, các hoạt động gián điệp của ĐCSTQ bao gồm tình báo chính trị và gián điệp công nghiệp, và không gian mạng là cổng chính của nó.
Bài báo cho biết, các cơ quan tình báo Trung Quốc đã sử dụng một loạt công cụ phổ biến và cơ sở hạ tầng kỹ thuật số để che giấu hoạt động của họ, và tiến hành các hoạt động gián điệp trên khắp châu Âu, với sự trợ giúp của các tác nhân như các nhà ngoại giao, phái đoàn du lịch, cá nhân, doanh nghiệp và các nhóm lợi ích đặc biệt.
Các cơ quan tình báo của ĐCSTQ cũng có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các công ty Trung Quốc. Theo luật của Trung Quốc, tất cả công dân và công ty Trung Quốc được yêu cầu hỗ trợ chính phủ thu thập thông tin tình báo khi cần thiết.
Cơ quan tình báo Na Uy cũng cảnh báo phương Tây đang phải đối mặt với “tình hình an ninh nguy hiểm hơn năm ngoái”, khi các nhóm cực đoan như ĐCSTQ, Nga và Hamas do Iran hậu thuẫn đặt ra thách thức đối với trật tự thế giới hiện nay.
Ngoài ra, do ĐCSTQ cung cấp cho Nga “máy móc, phương tiện, sản phẩm điện tử và linh kiện” cần thiết cho ngành công nghiệp vũ khí của nước này, nên lợi thế của Nga trong cuộc xâm lược Ukraina dần tăng lên. Nhiều nước phương Tây cáo buộc chính phủ Trung Quốc hoạt động gián điệp mạng. Chỉ một tuần trước báo cáo an ninh của Na Uy, quốc gia châu Âu Hà Lan đã cáo buộc các tin tặc được ĐCSTQ hậu thuẫn đã xâm nhập vào mạng quân sự của họ. Đây là lần đầu tiên Hà Lan công khai cáo buộc ĐCSTQ về tội gián điệp mạng.
Bên cạnh đó, hôm 5/2 Philippines cũng chỉ ra rằng tin tặc của ĐCSTQ đã cố gắng tấn công hệ thống email của Bộ Công nghệ Thông tin và Truyền thông Philippines, trang web của Trung tâm Giám sát Bờ biển Quốc gia cùng trang web cá nhân của Tổng thống Philippines, và tin tặc đã bị chặn.
Hôm 7/2, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho biết, gần đây, những tin tặc được chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn không thể xâm nhập vào hệ thống Internet của Hoa Kỳ.
Một năm trước, Thomas Haldenwang, Giám đốc Văn phòng Bảo vệ Hiến pháp Liên bang Đức, nói rằng ông lo ngại ĐCSTQ đang tăng cường các hoạt động gián điệp chống lại Berlin và sự phụ thuộc kinh tế của Đức vào Trung Quốc có thể bị Bắc Kinh lợi dụng để áp đặt ảnh hưởng.
Ngoài ra, cơ quan tình báo Anh cũng liên tục cảnh báo về các hoạt động gián điệp của ĐCSTQ trong thời gian qua. Ngoài việc bắt giữ một nhà nghiên cứu quốc hội vì nghi ngờ làm gián điệp cho Bắc Kinh, chính phủ Anh hồi tháng 9 năm ngoái cho biết, gián điệp Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động “săn đầu người” đối với các quan chức Anh ở những vị trí nhạy cảm để lấy bí mật và kiến thức chuyên môn.
Vào tháng 11 năm ngoái, Ken McCallum, người đứng đầu cơ quan tình báo MI5 của Anh, đã chỉ ra rằng, “các hoạt động của ĐCSTQ đặt ra thách thức chiến lược mang tính lật đổ nhất đối với Vương quốc Anh”.
Cùng thời điểm cơ quan tình báo Na Uy cảnh báo gián điệp Trung Quốc đang ở khắp châu Âu, Tập đoàn Microsoft và OpenAI công bố một báo cáo vào ngày 14/2 nói rằng, các hacker được chính phủ Trung Quốc, Nga, Iran và Triều Tiên hậu thuẫn vẫn tiếp tục sử dụng công cụ ChatGPT do Microsoft tài trợ để xác định các lỗ hổng trong hệ thống máy tính, chuẩn bị các hoạt động lừa đảo, giả mạo thông tin nhạy cảm hoặc vô hiệu hóa phần mềm diệt virus, đánh lừa mục tiêu tấn công của chúng.
Các quan chức an ninh mạng hàng đầu của phương Tây đã cảnh báo từ năm ngoái rằng những kẻ lừa đảo đang lạm dụng những công cụ như vậy.
Cuộc phẫu thuật đầu tiên trong không gian
Robot spaceMIRA trước khi được đưa lên ISS
Các bác sĩ giải phẫu trên mặt đất đã thực hiện thành công cuộc phẫu thuật đầu tiên trong không gian thông qua việc điều khiển từ xa một robot trên Trạm Không gian Quốc tế (ISS).
Theo trang Phys.org hôm 15.2, các bác sĩ đã sử dụng robot phẫu thuật có tên spaceMIRA, do Đại học Nebraska (Mỹ) hợp tác với công ty Virtual Incision ở cùng bang nghiên cứu và chế tạo.
Robot spaceMIRA đã được đưa lên ISS vào cuối tháng 1 và vừa được nữ phi hành gia người Mỹ Loral O'Hara lắp đặt trên trạm không gian vào ngày 8.2.
Cuộc thử nghiệm đã được tiến hành vào ngày 10.2 từ trụ sở của Virtual Incision ở thành phố Lincoln (bang Nebraska).
Suốt khoàng 2 giờ, tổng cộng 6 bác sĩ phẫu thuật đã tham gia cuộc thử nghiệm sử dụng robot được trang bị 1 camera và 2 cánh tay.
"Cuộc thử nghiệm kiểm tra những kỹ thuật giải phẫu tiêu chuẩn như cầm nắm, thao tác và cắt mô, được mô phỏng bằng các dây thun", công ty Virtual Incision cho biết.
Trong video clip được Virtual Incision chia sẻ, một cánh tay robot dùng kìm cầm dây thun và kéo căng, trong khi cánh tay còn lại dùng kéo cắt, bắt chước động tác mổ xẻ.
Khó khăn lớn nhất mà các bác sĩ gặp phải trong quá trình giải phẫu là độ trễ thời gian khoảng 0,85 giây khi truyền lệnh từ trung tâm trên mặt đất đến ISS.
Cuộc thử nghiệm đã diễn ra thành công tốt đẹp, đánh dấu bước tiến mới trong nỗ lực phát triển kỹ thuật phẫu thuật không gian vốn cần thiết cho các chuyến du hành kéo dài nhiều năm như đến sao Hỏa.
Kỹ thuật mới cũng có thể được sử dụng cho các cuộc giải phẫu từ xa trên trái đất, phục vụ những vùng hẻo lánh của địa cầu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét