Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 10 tháng 2, 2024

ĐIỂM TIN THẾ GIỚI: 10/2/2024 - Mỹ Loan

Hàn Quốc vượt Trung Quốc về xuất khẩu vũ khí quân sự
Nhiều năm qua, Hàn Quốc đã đầu tư mạnh mẽ vào phát triển công nghiệp quốc phòng, tập trung vào các hệ thống vũ khí tiên tiến và phù hợp với nhu cầu thị trường. Do sự bùng nổ của chiến tranh Nga-Ukraine đã khiến tất cả các nước phải tăng cường trang bị vũ khí, nên K-Series của Hàn Quốc đã trở thành một loại vũ khí mới được yêu thích, với nhiều đơn hàng mới.
<!>
Năm 2023, Hàn Quốc vượt qua Trung Quốc và trở thành nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ tư trên thế giới. Máy bay chiến đấu thế hệ mới KF-21 sắp bước vào giai đoạn sản xuất hàng loạt và hứa hẹn tiềm năng xuất khẩu trong tương lai. Hàn Quốc mới đây đã vượt qua Anh, Mỹ và Đức, chính thức đạt được hợp đồng cung cấp 129 xe chiến đấu bộ binh AS21 cho Australia, ngoài ra Romania đang chuẩn bị mua pháo tự hành K-9, trở thành quốc gia châu Âu thứ năm sử dụng loại pháo này.

Khi các nước phương Tây gấp rút cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine và căng thẳng leo thang trên Bán đảo Triều Tiên và Biển Đông, Hàn Quốc không chỉ tích cực mở rộng ảnh hưởng trong khu vực thông qua ngoại giao chính trị và các cuộc tập trận quân sự chung mà còn nhanh chóng mở rộng xuất khẩu hàng không vũ trụ và quân sự.

Doanh số bán sản phẩm quân sự của Hàn Quốc đã tăng từ 7,25 tỷ USD năm 2021 lên hơn 17 tỷ USD vào năm 2022 và dự kiến sẽ đạt 20 tỷ USD vào năm 2023. Hàn Quốc đã vượt qua Trung Quốc và trở thành nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ tư trên thế giới sau Hoa Kỳ, Nga và Pháp, đồng thời trở thành nước xuất khẩu vũ khí lớn.

Nguyên mẫu thứ sáu của KF-21 "Falcon" do Hàn Quốc tự chủ phát triển, đã hoàn thành thử nghiệm vào năm 2023, bao gồm các bài kiểm tra như bay siêu âm, tách tên lửa không đối không. KF-21 hiện đang trải qua quá trình thử nghiệm trong môi trường khắc nghiệt. Nếu mọi việc suôn sẻ, Hàn Quốc sẽ bắt đầu sản xuất hàng loạt vào năm nay và dự kiến chính thức được đưa vào sử dụng vào năm 2026.

Hàn Quốc dự kiến sẽ sản xuất 40 chiếc KF-21 phiên bản đầu tiên (chuyên không đối không) vào năm 2028, tiếp theo là 80 chiếc phiên bản thứ hai (có khả năng tấn công mặt đất) vào năm 2032, với tổng số 120 chiếc. Sau đó, Hàn Quốc sẽ tiếp tục phát triển phiên bản thứ ba với khoang chứa vũ khí bên trong và máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu có khả năng điều khiển máy bay không người lái.

Tháng 12/2023, Hàn Quốc chính thức ký hợp đồng với chính phủ Australia xuất khẩu 129 xe chiến đấu bộ binh AS21 "Redback Spider" sang Australia, với tổng trị giá 2,4 tỷ USD. AS21 được phát triển hoàn toàn cho mục đích xuất khẩu, không được trang bị trong quân đội Hàn Quốc. Đây là lần đầu tiên một nhà sản xuất vũ khí Hàn Quốc tự nghiên cứu và phát triển một loại vũ khí theo hướng xuất khẩu và bán cho một quốc gia tiên tiến.

Công ty Hanwha Aerospace đã thành công tích hợp các hệ thống vũ khí từ Mỹ, Đức, Israel và Canada vào AS21, giúp nó vượt trội về hiệu suất so với CV90 của BAE Systems (Anh), AJAX của General Dynamics (Mỹ) và KF-41 Lynx của Rheinmetall (Đức). Xe chiến đấu bộ binh ‘Redback Spider’ sẽ được sản xuất tại nhà máy Hanwha ở bang Victoria, Úc và dự kiến sẽ bắt đầu bàn giao vào năm 2027.

Gần đây có thông tin cho biết Romania cũng đang chuẩn bị mua pháo tự hành K-9 cỡ nòng 155mm từ Hàn Quốc, trở thành quốc gia châu Âu thứ năm sử dụng K-9 sau Ba Lan, Phần Lan, Na Uy và Estonia. Pháo tự hành K-9 đang bán chạy trên thị trường quốc tế, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Úc, Ai Cập và Ba Lan cũng mua công nghệ Hàn Quốc để sản xuất K-9 tại địa phương.

Nhìn chung, K-9 được đánh giá là không tiên tiến bằng PzH2000 của Đức, nhưng Ba Lan, Estonia và Na Uy đã mua K-9 của Hàn Quốc sau khi chuyển giao pháo tự hành hiện có cho Ukraine. Lý do là vì giá của K-9 chỉ bằng một nửa PzH2000 và thời gian giao hàng chỉ trong vài tháng, không cần chờ đợi vài năm.

EU lo ngại chiến tranh thương mại nếu ông Trump tái đắc cử – Bloomberg


EU đang chuẩn bị cho một cuộc chiến thương mại có thể xảy ra với Mỹ nếu ông Donald Trump thắng cử tổng thống vào tháng 11/2024, Bloomberg đưa tin hôm thứ Tư (7/2) dẫn lời một quan chức EU giấu tên.

Ủy ban Châu Âu đang tiến hành đánh giá kinh tế về việc chiến thắng của ông Trump sẽ tác động như thế nào đến các quốc gia thành viên, nguồn tin nói với hãng tin Bloomberg mà không cung cấp thông tin chi tiết.

Trong một bài viết riêng dựa trên các cuộc phỏng vấn với chiến dịch tranh cử của ông Trump, Bloomberg đưa tin rằng chính quyền của ông sẽ áp đặt mức thuế tối thiểu 10% đối với hàng nhập khẩu từ EU, tương tự như đối với Trung Quốc.

Một đề xuất khác liên quan đến việc Mỹ có thể trả đũa những khoản thuế mà EU áp đặt lên các dịch vụ kỹ thuật số trong nhiều năm qua như Meta và Amazon.

Biện pháp đáp trả sẽ được đưa ra theo các điều khoản trong Đạo luật Thương mại năm 1974 mà ông Trump đã triển khai trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình để giải quyết sự mất cân bằng thương mại với các quốc gia nước ngoài, các nguồn tin giải thích.

Cựu Tổng thống Trump có những đụng độ với EU về thâm hụt thương mại của Mỹ và điều mà ông cho là châu Âu miễn cưỡng đứng về phía Washington để chống lại Trung Quốc.

Các mức thuế do ông Trump áp đặt đối với thép và nhôm châu Âu chỉ được chính quyền của Tổng thống Joe Biden dỡ bỏ một phần vào năm ngoái. Bloomberg lưu ý rằng các quan chức châu Âu ngần ngại chống trả mặc dù coi các biện pháp này là không công bằng “do lo ngại rằng việc đó có thể giúp ích cho cơ hội đắc cử của Trump”.

Ông Biden so với ông Trumo được xem là ít đối kháng với EU hơn. Trong một nhận xét hiếm hoi về chính trị nội bộ Hoa Kỳ vào tháng 5/2023, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã công khai bày tỏ mong muốn đảng Dân chủ tiếp tục tại vị.

Tuy nhiên, một số chính sách của ông Biden đã khiến người châu Âu khó chịu, tờ báo này cho biết, đặc biệt là chương trình trợ cấp trị giá 390 tỷ USD để hỗ trợ công nghệ xanh trong Đạo luật Giảm lạm phát năm 2022. Số tiền này tạo động lực khiến các nhà sản xuất châu Âu chuyển sản xuất sang Mỹ.

Vào thời điểm đó, các thành viên EU đang phải vật lộn để điều chỉnh trước tình hình giá năng lượng tăng vọt sau khi tự tách khỏi các nguồn năng lượng giá rẻ của Nga. Khí tự nhiên hóa lỏng đắt tiền hơn của Mỹ đã thay thế phần lớn thị phần do Nga cung cấp.

Các chính trị gia EU đe dọa trừng phạt Tucker Carlson vì phỏng vấn Tổng thống Putin


Các nhà lập pháp Liên minh châu Âu (EU) đã kêu gọi Brussels áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với nhà báo Mỹ Tucker Carlson vì phỏng vấn Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Bất chấp truyền thống lâu đời là các nhà báo Mỹ thường phỏng vấn các nhà độc tài của mọi chủng tộc, bao gồm một nhà lãnh đạo của Liên Xô trong giai đoạn đỉnh điểm của thời kỳ Chiến tranh Lạnh, quan chức hàng đầu EU, ông Guy Verhofstadt, đã kêu gọi EU trừng phạt nhà báo Tucker Carlson vì phỏng vấn ông Putin vốn bị phương Tây đánh giá là nhà lãnh đạo độc tài Nga.

Ông Verhofstadt, cựu Thủ tướng Bỉ và là người phản đối mạnh mẽ Brexit, hiện là thành viên trong Nghị viện châu u, giải thích với tờ Newsweek: “Vì [Tổng thống] Putin là tội phạm chiến tranh, do đó EU trừng phạt tất cả những ai hỗ trợ ông ấy [Tổng thống Putin] trong nỗ lực đó, nên cũng có vẻ hợp lý khi Cơ quan Hành động Đối ngoại xem xét trường hợp của ông ấy [nhà báo Carlson].”

Thủ tục để EU trừng phạt một cá nhân thường kéo dài. Đầu tiên, bằng chứng cần phải được trình bày cho Cơ quan Hành động Đối ngoại, cơ quan ngoại giao của EU do nhà xã hội học người Tây Ban Nha Josep Borrell lãnh đạo, trước khi được đưa ra Hội đồng châu u để đưa ra quyết định cuối cùng.

Tuy nhiên, trước cuộc phỏng vấn của nhà báo Carlson với Tổng thống Putin mà Điện Kremlin đã xác nhận hôm thứ Tư (7/2), Nghị sĩ Verhofstadt cũng cho rằng nhà báo Carlson có thể phải đối mặt với việc bị cấm vào EU, lệnh cấm này có thể được áp đặt sớm hơn. Hôm thứ Hai (5/2), Nghị sĩ Verhofstadt cảnh báo: “[Nhà báo] Tucker Carlson chắc chắn đang trên đường trở thành nhà tuyên truyền cho chế độ Nga. Nếu ông ấy tạo cơ hội cho [Tổng thống] Putin đưa thông tin sai lệch, EU nên áp dụng lệnh cấm đi lại [đối với ông Carlson].”

Mặc dù Liên minh châu u, Hoa Kỳ và NATO không chính thức có chiến tranh với Nga, nhưng một số người, trong đó có cựu Nghị sĩ Mỹ Adam Kinzinger, đã cáo buộc nhà báo Carlson là “kẻ phản bội” vì phỏng vấn Tổng thống Putin. Về phần mình, Nghị sĩ Verhofstadt đã dán nhãn nhà báo Carlson là “kẻ thù của mọi thứ mà Hoa Kỳ đại diện” và là “cơ quan ngôn luận” của Điện Kremlin.

Nghị sĩ Verhofstadt không phải là người duy nhất trong các quan chức EU kêu gọi trừng phạt nhà báo Carlson. Cựu Ngoại trưởng Estonia Urmas Paet, hiện là thành viên trong Nghị viện châu u, nhấn mạnh với tờ Newsweek: “[Nhà báo] Carlson muốn tạo cơ hội cho một người bị buộc tội diệt chủng, điều này là sai. Nếu [Tổng thống] Putin có điều gì muốn nói thì cần phải nói trước ICC (Tòa án Hình sự Quốc tế). Đồng thời, ông Carlson không phải là một nhà báo thực thụ vì ông ấy đã bày tỏ một cách rõ ràng sự thông cảm với chế độ Nga và [Tổng thống] Putin, đồng thời liên tục chê bai Ukraine, nạn nhân của cuộc xâm lược của Nga.”

“Vì vậy, do hành vi tuyên truyền như vậy cho một chế độ tội phạm, bạn có thể bị đưa vào danh sách trừng phạt. Điều này chủ yếu liên quan đến lệnh cấm đi lại đến các nước EU.”

Nhà báo Carlson khẳng định rằng ông phỏng vấn Tổng thống Putin không phải để phục vụ lợi ích của Nga, mà là để thông tin tốt hơn cho công chúng Mỹ về cuộc chiến ở Ukraine mà ông cáo buộc đã bị các hãng truyền thông chính thống phương Tây che giấu bằng “tuyên truyền”.

Tuy nhiên, lời kêu gọi EU có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một nhà báo Mỹ chỉ vì thực hiện các nhiệm vụ cơ bản của một nhà báo đã vấp phải sự chỉ trích.

Ông chủ của hãng xe điện Tesla và mạng xã hội X, Tỷ phú Elon Musk đã chỉ trích lời kêu gọi trừng phạt của các chính trị gia: “Người ta có thể đồng ý hoặc không đồng ý với [nhà báo] Tucker, nhưng ông ấy là một nhà báo lớn của Mỹ và hành động như vậy [các biện pháp trừng phạt] sẽ xúc phạm nặng nề đến công chúng Mỹ.”

Không có nhận xét nào: