Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 16 tháng 9, 2023

TIN TỨC HOA KỲ NGÀY 15/9/2023 - Nguyễn Lê biên dịch

Donald Trump: Tôi không sợ bị kết tội vì tôi đang chiến đấu vì đất nước, vì người dân - Anh Nguyễn 15/09/2023 Cựu Tổng thống Donald Trump không sợ bị kết tội và bỏ tù vì các cáo buộc chống lại ông trong 4 vụ án hình sự khác nhau. “Tôi có tâm thái tốt”, ông Trump nói trong tập podcast “The Megyn Kelly Show” ngày 14 tháng 9. “Nó không ảnh hưởng gì đến tôi cả vì tôi đang chiến đấu vì đất nước; Tôi đang chiến đấu vì người dân.” Chỉ ra sự áp đảo liên tục của mình trong các cuộc thăm dò, ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa này nói thêm rằng ông không lo lắng về bị kết án có thể ảnh hưởng ra sao đến cơ hội của ông trong việc giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2024.
<!>
“Những con số thăm dò này rất tốt và khiến tôi cảm thấy dễ chịu, nhưng tôi nghĩ chúng tôi sẽ thắng cử bất kể điều gì xảy ra, vì mọi người biết tất cả đều là giả”, ông Trump nói.

Cựu Tổng thống Trump đang phải đối mặt với cáo buộc hình sự trong hai vụ án liên bang, liên quan đến việc ông xử lý tài liệu mật và việc thách thức kết quả bầu cử tổng thống năm 2020.

Hai vụ án khác ở cấp độ tiểu bang đã được các công tố viên Đảng Dân chủ ở New York và Atlanta đưa ra, mặc dù cựu Tổng thống cho rằng những vụ án đó cũng được tiến hành dưới sự phối hợp của Bộ Tư pháp Biden.

Ông Trump nói: “Đây là những bản cáo trạng của Biden. Đây là một gã hoàn toàn kém cỏi – tôi thậm chí còn không tin ông ta làm điều đó. Làm điều đó là những kẻ xung quanh ông ta, những kẻ phát-xít xung quanh ông ta. Bởi vì tôi không tin ông ấy đủ thông minh để làm việc này, nếu bạn muốn biết sự thật.”

‘Tất cả đều là giả’
Trong vụ tài liệu mật do công tố viên đặc biệt, ông Jack Smith của Bộ Tư pháp đưa ra, cựu Tổng thống Trump bị cáo buộc cố tình lưu giữ thông tin quốc phòng, cản trở và tuyên bố sai sự thật.

Nhưng theo cựu tổng thống, vụ án đó xoay quanh một “tội giả”.

“Họ tạo ra một tội giả và sau đó họ nói, ‘Ồ, ông đã cản trở’. Đây là một việc giả tạo mà họ đã làm”, ông Trump nói.

Cựu tổng thống nhắc đến ‘Đạo luật Hồ sơ Tổng thống’ năm 1978 và cho rằng đạo luật này cho ông quyền quyết định những hồ sơ nào ông có thể lưu giữ.

Để củng cố cho những tuyên bố của mình, cựu Tổng thống Trump đã trích dẫn một trường hợp tương tự liên quan đến các bản ghi âm mà cựu Tổng thống Bill Clinton cất trong ngăn đựng tất. Các đoạn ghi âm đó được thực hiện trong thời gian cựu Tổng thống Clinton còn đương chức, nhưng khi nhóm giám sát chính phủ Judicial Watch khởi kiện để có được tiếp cận các bản ghi âm đó, thị một thẩm phán liên bang đã bác bỏ vụ kiện. Thẩm phán phán quyết rằng vị tổng thống thứ 42 có quyền quyết định hồ sơ nào được phân loại là tài liệu cá nhân và hồ sơ nào là tài liệu tổng thống.

Cựu Tổng thống Trump nói: “Tất cả điều này đều liên quan đến Đạo luật Hồ sơ Tổng thống. Tôi được phép có những tài liệu này. Tôi được phép lấy những tài liệu này, dù là bảo mật hay không bảo mật. Và thẳng thắn mà nói, khi tôi có chúng, chúng sẽ không còn là tài liệu mật nữa.”

“Mọi người nghĩ cần phải trải qua một trình tự giải mật – thực ra không phải vậy. Ít nhất, theo ý kiến của tôi, chúng ta không cần.”

Ông Trump lưu ý thêm rằng đạo luật được đề cập ở trên là dân sự chứ không phải hình sự và ông khẳng định: “Tôi hoàn toàn không làm gì sai cả”.

Tiêu chuẩn kép
Cựu Tổng thống Trump không nhận tội đối với tất cả các cáo buộc chống lại ông. Mặc dù ông ấy có thể không lo lắng về việc bị kết án, nhưng một cảm xúc mà ông ấy thừa là cảm giác tức giận.

Bà Megyn Kelly, người dẫn chương trình podcast phỏng vấn ông Trump, lưu ý rằng cựu tổng thống không bị buộc tội tiêu hủy tài liệu mật, bà nói : “Bà Hillary Clinton đã tiêu hủy tài liệu khi có trát đòi hầu tòa – trong khi có trát đòi hầu tòa – mà thậm chí còn không bị buộc tội. … Điều đó có làm ông tức giận?”

“Đúng vậy”, ông trả lời. “Đúng, điều đó làm tôi tức giận.”

Cựu Tổng thống Trump lưu ý rằng bà Clinton đã đập vỡ điện thoại di động và hủy hàng chục nghìn email sau khi nhận được trát đòi hầu tòa của quốc hội, tuy nhiên cựu Giám đốc FBI, ông James Comey đã kết luận rằng “không có công tố viên lý trí nào” sẽ đưa ra cáo buộc chống lại bà ta.

“Đúng vậy, có một tiêu chuẩn kép ở đất nước này và người dân không thể chịu nổi điều đó. Mọi người hiểu điều đó”, ông Trump nói.

Và nếu các cuộc thăm dò là một dấu hiệu nào đó, thì người dân sẽ hiểu được điều đó – hoặc ít nhất là cử tri Đảng Cộng hòa hiểu.

Theo kết quả thăm dò trung bình của RealClearPolitics, cựu tổng thống giữ vị trí dẫn đầu so với phần còn lại của bầu cử sơ bộ của Đảng Cộng hòa ở mức 56,1%. Xếp vị trí thứ hai với 13% là Thống đốc tiểu bang Florida, ông Ron DeSantis.

Nhưng dù vậy, cựu Tổng thống Trump nói thêm rằng ông không nghĩ cử tri hoàn toàn kiểm soát được kết quả bầu cử ở Mỹ.

Ông Trump nói: “Các cuộc bầu cử của chúng ta bị bóp méo, các cuộc bầu cử của chúng ta bị gian lận, biên giới của chúng ta bị mở, đất nước của chúng ta đang gặp vấn đề. Đất nước chúng ta đang gặp rắc rối”.

Anh Nguyễn (Theo Samantha Flom/ The Epoch Times)



Defense News: Mỹ dùng Ukraine làm bãi thí nghiệm tác chiến điện tử

Vy An
15/09/2023
Theo tờ Defense News đưa tin hôm thứ Tư (13/9), Chỉ huy quân đội Mỹ Josh Kozlov cho biết Lầu Năm Góc đang “ghi chép” lại việc ứng dụng tác chiến điện tử của Nga và Ukraine.

Những phần còn lại của hệ thống tác chiến điện tử cơ động của Nga được triển lãm tại Quảng trường Saint Michael vào ngày 23 tháng 5 năm 2022 tại Kyiv, Ukraine. (Nguồn ảnh: Valentyna Polishchuk/TRK LUX/Global Images Ukraine via Getty Images)
Ông Kozlov là chỉ huy của “The 350th Spectrum Warfare Wing“, một đơn vị thuộc Lực lượng Không quân Hoa Kỳ được thành lập cách đây 2 năm nhằm dẫn đầu nỗ lực của Mỹ trong việc bắt kịp các hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến. Theo Defense News, những nhận định của ông Kozlov tại Hội thảo Hàng không, Không gian và Mạng ở Maryland có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh căng thẳng đang diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc.

Ông Kozlov bình luận về cuộc xung đột ở Ukraine: “Sự nhanh nhẹn được cả hai bên thể hiện từ cách họ tiến hành các thao tác trong [công nghệ] quang phổ [điện từ], thật tuyệt vời. Cả hai bên đang chơi trò mèo vờn chuột rất, rất hay”.

Ông nói thêm: “Về phía chúng ta, trong tương lai, nếu chúng ta thật sự phải đối đầu với một đối thủ ngang hàng, thì sự nhanh nhẹn và mau lẹ là chìa khóa thành công trong [công nghệ] quang phổ [điện từ]”.

Các tổ chức chuyên về quân sự như Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia Anh (RUSI) cho rằng khả năng tác chiến điện tử của Nga là một trong những lý do chính khiến lực lượng Ukraine không đạt được bất kỳ tiến bộ rõ rệt nào trong 3 tháng phản công mùa hè.

Trên chiến trường, quân đội Nga đã làm gián đoạn liên lạc của Ukraine và cản trở khả năng nhắm mục tiêu của các loại đạn dược chính xác do phương Tây cung cấp. Các biện pháp đối phó điện tử cũng giúp quân đội Nga ngăn chặn những cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine bên trong lãnh thổ Nga.

Giới lãnh đạo Ukraine quảng cáo đất nước của họ là nơi thử nghiệm các hệ thống vũ khí tiên tiến của phương Tây và lập luận rằng các nhà sản xuất của họ nhận được cơ hội có một không hai để thử nghiệm các nguyên mẫu trên chiến trường thực tế.

Ông Ben Wallace, Bộ trưởng Quốc phòng Anh lúc bấy giờ, đã gọi Ukraine là “phòng thí nghiệm chiến đấu” của quân đội Anh trong một báo cáo trước Quốc hội vào tháng Bảy.

Vy An (Theo RT)


Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken: Trật tự thế giới cũ đã kết thúc

Hải Đăng
15/09/2023

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm thứ Tư (13/9) tuyên bố rằng thế giới đang chuyển dịch sang một trật tự ngoại giao mới, ở đó Washington phải đi đầu trong việc vượt qua các mối đe dọa đang ngày càng gia tăng từ Nga và Trung Quốc.
“Một kỷ nguyên đang kết thúc, một kỷ nguyên mới đang bắt đầu, và những quyết định mà chúng ta đưa ra bây giờ sẽ định hình tương lai của nhiều thập kỷ tới”, ông Blinken nói hôm 13/9 trong bài phát biểu tại Trường Đại học John Hopkins ở Washington. Ông nói “trật tự hậu Chiến tranh Lạnh” đã kết thúc khi “nhiều thập kỷ ổn định địa chính trị tương đối đã đang chuyển biến thành một cuộc cạnh tranh ngày càng gia tăng với các quyền lực độc tài”.

Ông Blinken cho biết những quyền lực này do Nga và Trung Quốc lãnh đạo. Ông nói thêm rằng: “Cuộc chiến tranh xâm lược của Nga vào Ukraine là mối đe dọa cấp tính nhất, khẩn cấp nhất đối với trật tự quốc tế”. Ông cũng nói Trung Quốc đặt ra thách thức dài hạn lớn nhất bởi vì Bắc Kinh khao khát định hình lại trật tự quốc tế và đang phát triển sức mạnh kinh tế, ngoại giao, quân sự và công nghệ để đạt được mục tiêu đó.

“Bắc Kinh và Moscow đang hợp tác với nhau thông qua mối quan hệ đối tác ‘không giới hạn’ để làm cho thế giới này an toàn với chế độ chuyên quyền”, ông Blinken lập luận. Ông cũng cho rằng Nga và Trung Quốc đã đang đóng khung trật tự thế giới hiện hành là “áp đặt từ phương Tây”. Nhưng ngoại trưởng Mỹ khẳng định hệ thống vận hành của thế giới hiện nay là được gắn chặt vào các giá trị phổ quát và được ghi trang trọng vào luật pháp quốc tế. Ông cũng cáo buộc Nga và Trung Quốc tin rằng các quốc gia lớn có thể “áp đặt các lựa chọn của họ cho những nước khác”.

Ông Blinken nói: “Khi Bắc Kinh và Moscow cố gắng viết lại – hoặc xóa bỏ – các trụ cột của hệ thống [thế giới] đa phương này, thì họ tuyên bố sai rằng trật tự [thế giới] hiện tại chỉ đơn thuần thúc đẩy lợi ích của phương Tây trên cơ sở gây tổn hại cho phần còn lại, [nhưng] ngày càng nhiều các quốc gia và người dân trên toàn cầu sẽ đứng lên và nói, ‘không, hệ thống mà quý vị đang cố thay đổi là hệ thống của chúng tôi. Nó phục vụ cho lợi ích của chúng tôi’”.

Ông Blinken cho rằng Mỹ sẽ lãnh đạo “ở thế mạnh” phần lớn bởi vì “tính khiêm nhường của mình”. Ông nói thêm: “Chúng tôi biết chúng tôi sẽ phải giành được niềm tin của một số quốc gia và người dân mà trật tự thế giới cũ đã không hiện thực hóa nhiều lời hứa với họ”.

Ông Blinken nói các liên minh sẽ đóng vai trò quan trọng cho thành công của Washington. Ông tuyên bố rằng mới chỉ một vài năm sau khi khả năng và sự phù hợp của NATO bị đặt nghi vấn công khai, thì bây giờ khối quân sự phương Tây này đã đang trở nên “lớn mạnh hơn, đoàn kết hơn bao giờ hết”.

Ông Blinken nói chiến tranh Nga-Ukraine đã chứng minh rằng “một cuộc tấn công vào trật tự quốc tế dù ở bất kỳ đâu đều sẽ gây tổn hại cho người dân ở khắp mọi nơi”. Ông nói thêm rằng Mỹ đặt mục tiêu đảm bảo chắc chắn Ukraine sẽ đánh bại Nga và từ đó nổi lên từ sau cuộc chiến tranh này là “một nền dân chủ thịnh vượng và đầy sinh lực”.

Hải Đăng


Đài Loan lên tiếng vụ Elon Musk nói Đài Loan là của Trung Quốc

Lý Giai Kỳ
15/09/2023
Elon Musk, CEO của Tesla và người sáng lập Công ty X, gần đây khi tham gia chương trình Podcast “All-In Podcast” đã so sánh Đài Loan với với Hawaii, nói rằng Đài Loan là “một phần không thể tách rời của Trung Quốc”. Bộ Ngoại giao Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) đã nói về vấn đề này trên mạng xã hội X: “Hy vọng Musk cũng có thể yêu cầu Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mở cửa mạng xã hội X cho dân chúng”.
Elon Musk tại cuộc họp báo sau khi khởi động sứ mệnh SpaceX Crew Dragon Demo tại Trung tâm vũ trụ Kennedy ở Florida hôm 2/3/2019. (Nguồn: JIM WATSON/AFP qua Getty Images)
Chương trình podcast “The All-In Podcast” đã tổ chức “All-In Summit” vào ngày 12/9 và mời tỷ phú Elon Musk đến nói chuyện. Trong video trò chuyện dài gần 50 phút do “The All-In Podcast” tung ra, ông Musk không chỉ nói về Starlink và nền tảng X mà còn nói thêm về các vấn đề như Ukraine, bảo vệ quyền tự do ngôn luận và hòa bình thế giới cũng như tình hình ở Trung Quốc.

Khi được người dẫn chương trình hỏi ông nhìn nhận vấn đề Trung Quốc và quan hệ Mỹ – Trung như thế nào, Musk cho biết ông đã đến thăm Trung Quốc nhiều lần trong những năm qua và có nhiều trao đổi với nhiều lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc nên biết rất rõ về Trung Quốc.

“Vấn đề cơ bản nhất ở đây là Đài Loan”, Musk nói, “Từ góc độ của họ mà nói, [Đài Loan] là một phần không thể tách rời của Trung Quốc, nhưng nó bị phân cách do con người, nguyên nhân chủ yếu là do Mỹ đặc biệt ngăn cản bất cứ phương thức nỗ lực thống nhất và vũ lực thống nhất.” Ông cũng nói thêm rằng trong tương lai gần, sức mạnh quân sự của Trung Quốc tại eo biển Đài Loan sẽ vượt xa Mỹ, điều này sẽ gây khó khăn vô cùng lớn cho Mỹ để bảo vệ Đài Loan.

Musk nói: “Nếu chúng ta hiểu chính sách của Trung Quốc theo nghĩa đen, và có lẽ chúng ta nên hiểu như vậy, Trung Quốc sẽ dùng vũ lực để sáp nhập Đài Loan vào Trung Quốc. Họ chính là nói như thế, nếu không có phương thức giải quyết bằng ngoại giao, vậy thì sẽ có phương thức giải quyết bằng vũ lực.”

Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan Ngô Chiêu Nhiếp (Joseph Wu) đã hội đáp về đoạn bình luận này trên X: “Tôi hy vọng Musk cũng có thể yêu cầu ĐCSTQ mở cửa nền tảng X cho người dân, có lẽ ông cho rằng chặn nền tảng này là tốt, giống như tắt dịch vụ Starlink để cản trở cuộc phản công của Ukraine chống Nga. Nghe này, Đài Loan không phải là một phần của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, càng không thể bị bán!”

Hãng thông tấn Trung ương Đài Loan (CNA) đưa tin, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lưu Vĩnh Kiện (Jeff Y.J. Liu) cho biết trong cuộc họp báo thường kỳ hôm 14/9 rằng Musk đã phớt lờ sự thật rằng Trung Quốc không có quyền tự do ngôn luận và Internet, đồng thời người dân Trung Quốc vẫn không thể sử dụng nền tảng xã hội X, những ngôn luận như thế không đáng được chú ý và người nói cũng không đáng được tôn trọng.

Ông Lưu Vĩnh Kiện nhấn mạnh, Bộ Ngoại giao không biết liệu ý chí tự do của Musk có được bán hay không, nhưng Đài Loan chắc chắn không được bán.

CNN đưa tin, đại diện Đài Loan tại Mỹ, bà Tiêu Mỹ Cầm (Hsiao Meiqin), cũng trả lời: “Đài Loan bán nhiều sản phẩm, nhưng tự do và dân chủ của chúng tôi sẽ không bao giờ bị bán”.

Theo Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) đưa tin, chế độ quân chủ địa phương ở Hawaii đã bị lật đổ bởi một cuộc nổi dậy do người Mỹ lãnh đạo vào cuối thế kỷ 19, và Hawaii sau đó trở thành lãnh thổ của Mỹ. Năm 1959, Hawaii chính thức trở thành một tiểu bang của Mỹ. Mặc dù Chính phủ Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với Đài Loan, nhưng Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chưa bao giờ thực sự cai trị Đài Loan.

Helen Raleigh, người phụ trách chuyên mục của tạp chí chính trị trực tuyến Mỹ The Federalist, viết trên X: “Bình luận của Musk cho thấy ông ấy không hiểu cả lịch sử Trung Quốc lẫn lịch sử Mỹ”.

Ông Donald Clarke, giáo sư tại Trường Luật Đại học George Washington, cũng viết trên nền tảng X: “Trong khi lấy lòng Trung Quốc, Musk đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi so sánh Đài Loan với Hawaii”.

Bà Rebeccah Heinrichs, một nghiên cứu viên cấp cao tại Trung tâm Hudson, chỉ trích: “Musk chưa bao giờ nói một lời chỉ trích nào về ĐCSTQ và các hoạt động thù địch của họ đối với Mỹ. Giờ ông ấy đang đóng vai trò là cái loa (cổ xúy) Trung Quốc có chủ quyền đối với Đài Loan dân chủ.”

Đây không phải là lần đầu tiên ông Musk đưa ra quan điểm sai lầm về vị thế của Đài Loan, gây tranh cãi trong dư luận. Vào tháng 5 năm nay, ông Musk đã trả lời phỏng vấn của CNBC, khi được hỏi liệu Trung Quốc có hành động để kiểm soát Đài Loan hay không, ông nói rằng thống nhất Đài Loan là chính sách chính thức của Trung Quốc và không cần giải thích thêm. Về liệu việc Trung Quốc tìm kiếm kiểm soát Đài Loan có phải là điều tất yếu hay không, ông Musk trả lời rằng đây là chính sách của họ và ông nghĩ mọi người nên đối đãi một cách nghiêm túc.

Khi đó, ông Ngô Chiêu Nhiếp cũng chuyển tiếp một đoạn tin tức về cuộc phỏng vấn của ông Musk và gắn thẻ Musk, thẳng thừng nói: “Ông Musk, ngoài tiền, còn có một thứ mà chúng tôi gọi là giá trị trên thế giới này”.

Lý Giai Kỳ, Vision Times


Nga trục xuất hai nhà ngoại giao Mỹ vì “hoạt động phi pháp”

Nhật Tân
15/09/2023
“Những người được nêu tên đã tiến hành các hoạt động phi pháp, duy trì kết nối với công dân Nga Robert Shonov, người bị cáo buộc “hợp tác bí mật” với nước ngoài,” Bộ Ngoại giao Nga thông báo hôm Thứ Năm 14/9. Bộ đã triệu tập và đưa công hàm cho Đặc phái viên Hoa Kỳ Lynne Tracy, yêu cầu Thư ký Thứ nhất Jeffrey Sillin và Thư ký Thứ hai David Bernstein phải rời khỏi Nga trong vòng 7 ngày. Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố rằng hành động của Nga là “vô cớ” và “hoàn toàn vô căn cứ”.

Robert Shonov bị bắt vào tháng 5 và có thể phải đối mặt tới 8 năm tù; ảnh cảnh ông ta bị an ninh dẫn vào tòa án quận Lefortovo:

U.S. Will 'Respond Appropriately' To Russian Expulsion Of Diplomats

The U.S. Embassy in Moscow has rejected the "unprovoked expulsion" by Russia of two diplomats, saying that the U...

Reuters và RT báo cáo, cuối tháng 8 cơ quan an ninh của Nga FSB đã công bố một đoạn video, trong đó công dân Nga Shonov thú nhận rằng hai nhà ngoại giao Mỹ Sillin và Berstein đã yêu cầu ông ta thu thập các thông tin về chiến tranh Ukraine, sáp nhập các vùng lãnh thổ mới, các điều động quân sự, và bầu cử tổng thống năm 2024.

Trong video, Shonov cung khai rằng ông ta được yêu cầu thu thập thông tin “tiêu cực” về các chủ đề nói trên, tìm kiếm các dấu hiệu phản đối của quần chúng, và đưa những điều ấy vào trong các báo cáo của mình.



FSB arrest former US embassy worker in Russia and accuse him of spying

Bộ Ngoại giao Nga nói rằng Shonov đã được trả tiền để làm các việc “tổn hại đến an ninh của Nga”, và hành động của hai nhà ngoại giao Mỹ là không phù hợp với địa vị của mình, cho nên họ phải rời khỏi Nga trong vòng 7 ngày.
Khung hình phạt của tội “tổn hại đến an ninh của Nga” có thể cao tới 8 năm tù giam.

Washington phủ nhận tất cả các cáo buộc của Nga. Phát ngôn viên Matt Miller của Bộ Ngoại giao Mỹ đã nói chúng là “vô cớ” và “hoàn toàn vô căn cứ”, đồng thời gọi hành vi của Bộ Ngoại giao Nga là “đe dọa và quấy rối” các nhân viên của đại sứ quán.

Quan hệ Washington – Moskva đã xấu đi khi cả 2 bên hạ cấp quan hệ ngoại giao qua nhiều năm. Chiến tranh Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022 khiến quan hệ ngoại giao đã xuống thấp ở mức kỷ lục trong 60 năm qua.

Nhật Tân




TT Biden bảo vệ tầm nhìn kinh tế của mình giữa cuộc điều tra đàn hặc và bản cáo trạng đối với con trai của ông

Tổng thống so sánh trường phái kinh tế Biden với cái mà ông gọi là kế hoạch kinh tế thuộc ‘trường phái kinh tế MAGA’ của Đảng Cộng Hòa
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden có bài diễn thuyết tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Prince George ở Largo, Maryland, hôm 14/09/2023. (Ảnh: Kevin Dietsch/Getty Images)

Tom Ozimek

Thứ sáu, 15/09/2023
Trong một bài diễn thuyết ở Maryland hôm 14/09, Tổng thống (TT) Joe Biden đã bảo vệ nghị trình kinh tế của mình, được biết đến với tên gọi là trường phái kinh tế Biden (Bidenomics), bất chấp một loạt các diễn biến đáng lo ngại gần đây, bao gồm bản cáo trạng đối với người con trai tên Hunter Biden của ông về các cáo buộc liên quan đến súng và một cuộc điều tra đàn hặc về vai trò của ông trong các giao dịch kinh doanh của con trai ông.

Tổng thống cũng đang phải đối mặt với sự bất mãn ngày càng tăng của công chúng với cách ông quản lý nền kinh tế Hoa Kỳ.

Trong bài diễn thuyết tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Prince George ở Largo, Tổng thống Biden đã lần đầu tiên so sánh trường phái kinh tế Biden với cái mà ông gọi là kế hoạch kinh tế thuộc “trường phái kinh tế MAGA” của Đảng Cộng Hòa.

“Tôi là tổng thống duy nhất đưa ra kế hoạch kinh tế của phe đối lập,” Tổng thống Biden nói đùa trong khi giơ ra một cuốn sách mà ông cho là kế hoạch kinh tế của Đảng Cộng Hòa.

“Trong số tất cả các nền kinh tế lớn, thì Mỹ có nền kinh tế mạnh nhất thế giới. Nhưng tất cả những gì họ làm là tấn công nền kinh tế đó,” tổng thống nói, ám chỉ Đảng Cộng Hòa.

Tổng thống Biden tiếp tục nói rằng cử tri nên biết sự thật. Ông tuyên bố rằng kế hoạch của Đảng Cộng Hòa sẽ gây tổn hại cho giai tầng trung lưu bằng cách cắt giảm các chương trình mạng lưới an toàn xã hội.

Ông nói: “Họ nên biết lựa chọn giữa trường phái kinh tế Biden và trường phái kinh tế MAGA.”

Chỉ vài giờ trước bài diễn thuyết dự kiến của tổng thống ở Largo, các công tố viên liên bang đã công bố bản cáo trạng đối với ông Hunter Biden về các cáo buộc liên quan đến súng. Theo các tài liệu của tòa án, ông Hunter Biden đã chính thức bị truy tố tại một tòa án liên bang ở Delaware hôm 14/09, phải đối mặt với ba tội danh liên quan đến việc sở hữu súng trong khi sử dụng ma túy.

Tòa Bạch Ốc đã từ chối bình luận về bản cáo trạng, thay vào đó chuyển các câu hỏi cho Bộ Tư pháp và luật sư của ông Hunter Biden.

Bản cáo trạng được đưa ra sau khi Chủ tịch Kevin McCarthy (Cộng Hòa-California) tuyên bố hôm 12/09 rằng Hạ viện sẽ mở một cuộc điều tra đàn hặc để điều tra sự liên quan có thể có của Tổng thống Biden trong các giao dịch kinh doanh của con trai ông trong thời gian ông giữ chức phó tổng thống dưới thời cựu TT Barack Obama.

Ông Ian Sims, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc phụ trách giám sát và điều tra, gọi việc làm này là “chính trị cực đoan ở mức tệ nhất.”

Tuy nhiên, các quan chức chính phủ TT Biden tìm cách hạ thấp nỗ lực đàn hặc của Đảng Cộng Hòa. Họ muốn người dân Mỹ thấy rằng tổng thống đang tập trung vào công việc của mình hơn là để cuộc đàn hặc này làm ông phân tâm.


Tổng thống Joe Biden và con trai Hunter Biden tham dự Lễ Lăn trứng Phục Sinh thường niên trên Bãi cỏ phía Nam của Tòa Bạch Ốc ở Hoa Thịnh Đốn hôm 10/04/2023. (Ảnh: Drew Angerer/Getty Images)

Hôm qua, TT Biden cũng phớt lờ những câu hỏi mà các phóng viên đã lớn tiếng nêu ra. Tuy nhiên, vào tối hôm thứ Tư (13/09), ông đã lên tiếng tại buổi tiếp đón vận động tranh cử ở McLean, Virginia.

“Mọi người luôn hỏi về việc đàn hặc. Tôi thức dậy mỗi ngày — đây không phải là một lời nói đùa — nhưng không tập trung vào việc đàn hặc,” Tổng thống Biden nói. “Tôi có một công việc phải làm. Ngày nào tôi cũng phải giải quyết những vấn đề ảnh hưởng đến người dân Mỹ.”

Trong bài diễn thuyết tại Largo, Tổng thống Biden đã cố gắng thuyết phục người Mỹ rằng nghị trình của ông đang có hiệu quả và vượt trội hơn so với kế hoạch của Đảng Cộng Hòa.

Ông tuyên bố Đảng Cộng Hòa mang đến cho đất nước này một “kế hoạch kinh tế thất bại nhỏ giọt từ trên xuống.”

Ông chỉ trích cựu TT Donald Trump, ứng cử viên dẫn đầu vòng sơ bộ của Đảng Cộng Hòa vào năm 2024, vì đã thông qua cải tổ thuế hồi năm 2017, gọi ông là “vua nợ.”

“Hãy nhớ đến vị vua nợ nần tự xưng,” tổng thống nói, khiến khán giả bật cười. “Ông ấy thực sự là vua nợ. Ông ấy đã tạo ra nhiều nợ hơn bất kỳ tổng thống nào khác trong một năm.”

Ông nhắc lại rằng tổng thống thứ 45 là một trong hai tổng thống, cùng với TT Herbert Hoover, là những người có nhiệm kỳ đã khiến số lượng việc làm trong nước sụt giảm.

Tuy nhiên, một số người cho rằng Tổng thống Biden đang chỉ trích sai người tiền nhiệm và bỏ qua việc tính đến các đợt phong tỏa liên quan đến đại dịch hồi năm 2020 khiến hàng triệu người mất việc làm.

Các cuộc thăm dò dư luận cũng thách thức lời khẳng định của Tổng thống Biden rằng kế hoạch kinh tế của ông đang có hiệu quả.


Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden giơ một bản sao về ngân sách năm tài khóa 2024 của Đảng Cộng Hòa khi ông diễn thuyết tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Prince George ở Largo, Maryland, hôm 14/09/2023. (Ảnh: Kevin Dietsch/Getty Images)
Ông Biden so với ông Trump

Nhiều cuộc thăm dò chứng minh rằng phần lớn người Mỹ đang không hài lòng với cách quản lý nền kinh tế của ông Biden.

Theo cuộc thăm dò gần đây nhất của USA Today, cử tri tin tưởng cựu TT Trump hơn TT Biden trong việc quản lý nền kinh tế ở tỷ lệ ủng hộ 47% so với 36%. Theo cuộc thăm dò tương tự, tỷ lệ chênh lệch nghiêng về cựu TT Trump giữa các cử tri độc lập là 46% so với 26%.

Một cuộc thăm dò mới đây của CNN cũng cho thấy một tỷ lệ lớn cử tri lo ngại về tuổi tác của TT Biden. Ngoài ra, cuộc thăm dò này còn tiết lộ rằng hầu hết các ứng cử viên sơ bộ của Đảng Cộng Hòa đều thể hiện tốt trong những lần đọ sức trong cuộc tổng tuyển cử giả định với TT Biden.

Tỷ lệ lạm phát thường niên ở Hoa Kỳ đã tăng lên 3.7% trong tháng Tám từ mức 3.2% của tháng trước đó, làm tiêu tan những hy vọng về lạm phát thấp hơn.

Giá năng lượng tăng đáng kể, với xăng tăng 10.6% và dầu mazut tăng 9.1% so với tháng trước, là yếu tố chính khiến lạm phát tái gia tăng.

Trong bài diễn thuyết tại Largo, Tổng thống Biden hứa hẹn sẽ giảm giá xăng.

“Tuy nhiên, chúng ta còn nhiều việc phải làm. Và tôi sẽ khiến giá xăng giảm trở lại. Tôi hứa với quý vị,” ông nói.

TT Biden kết thúc bài diễn thuyết dài hơn 30 phút một chút của mình bằng việc cảnh báo rằng nền dân chủ Hoa Kỳ đang gặp nguy hiểm.

Ông nói: “Nền dân chủ của chúng ta đang bị tấn công, và chúng ta phải đấu tranh vì nó.”

Không rõ cuộc điều tra đàn hặc sẽ tác động như thế nào đến xếp hạng tín nhiệm của TT Biden trong những tháng tới, nhưng theo cuộc thăm dò của CNN, người Mỹ tin rằng Tổng thống Biden có liên quan đến các giao dịch kinh doanh của con trai ông với Ukraine và Trung Quốc.

Đa số người được thăm dò, 61%, tin rằng ông Biden có tham gia một chút vào các giao dịch kinh doanh của ông Hunter Biden, với 42% cho rằng ông đã hành động bất hợp pháp và 18% cho rằng hành động của ông là trái với nguyên tắc đạo đức nhưng không bất hợp pháp.

Cẩm An biên dịch

Hoa Kỳ: Lạm phát tăng tốc do giá dầu cao hơn vì các chính sách sai lầm

Do giá dầu tăng, giá xăng bán lẻ của Hoa Kỳ đã tăng 18.5% kể từ tháng 12/2022, báo hiệu lạm phát gia tăng đáng lo ngại

Một máy bơm xăng tại một trạm xăng của hãng Exxon ở Hoa Thịnh Đốn hôm 13/03/2022. (Ảnh: Stefani Reynolds/AFP qua Getty Images)

Michael Wilkerson
Thứ sáu, 15/09/2023

Bất kỳ ai đã đổ đầy bình xăng trong vài tháng qua đều có thể thấy trước điều này sẽ xảy ra. Giá xăng bán lẻ của Hoa Kỳ đã tăng lên kể từ khi chạm mức thấp vào tháng Mười Hai năm 2022. Ban đầu tốc độ tăng khá chậm chạp, rồi sau đó đã trở nên nhanh hơn vào tháng Tám. Tuần này (11-17/09), giá xăng bán lẻ trung bình ở Hoa Kỳ đạt 3.94 USD/gallon, tăng 18.5% so với cuối năm.

Lạm phát, vốn chưa bao giờ thực sự giảm bớt, đang tăng tốc trở lại. Báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Tám đã xác nhận những gì tôi vẫn nói kể từ tháng Một, đó là lạm phát — do giá dầu tăng — sẽ tăng tốc trở lại trong nửa cuối năm nay.

Kết quả chỉ số CPI toàn phần của tháng Tám là 3.7%, tăng một cách khó chịu so với mức 3.2% của tháng Bảy. Các thành phần chỉ số xăng và dầu mazut tăng lần lượt 10.6% và 9.1% so với tháng Bảy trên cơ sở điều chỉnh theo mùa. Ngay cả khi loại trừ các danh mục thực phẩm và năng lượng dễ biến động hơn, thì CPI cơ bản vẫn tăng 4.3% trong tháng Tám, do chi phí nhà ở tăng cao.

Các sản phẩm bán lẻ khí đốt và dầu diesel, các hãng hàng không, đường sắt, và các công ty vận tải đường bộ, cùng với thực phẩm và thậm chí cả điện đến gia đình, đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi giá dầu toàn cầu.

Giá dầu đã tăng thêm ⅓ so với mức thấp trong tháng Bảy và hiện ở mức dưới 90 USD/thùng. Mặc dù ở mức cao nhất trong mười tháng, giá vẫn thấp hơn nhiều so với mức cao nhất của mùa hè năm ngoái, khi dầu đạt mức 120 USD/thùng và lạm phát lên tới 9.1%. Nhưng áp lực thị trường có thể sẽ đẩy giá dầu đi sai hướng hơn nữa. Và với giá dầu cao hơn, lạm phát sẽ không khỏi tiếp diễn như ngày chuyển sang đêm.

Thị trường dầu toàn cầu vẫn thắt chặt. Các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với Nga đã làm tổn thương thị trường phương Tây nhiều hơn chính Nga. Các nước Xuất cảng Dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+), gồm có Saudi Arabia, Iran, và Nga, cùng nhiều nước khác, đã và đang thực thi các giới hạn sản xuất. Iran và Nga bị Hoa Kỳ trừng phạt nhưng vẫn tìm cách xoay xở đưa được dầu sang Trung Quốc, Ấn Độ, và các nơi khác. OPEC hiện ước tính thế giới sẽ thiếu hơn 3 triệu thùng trong quý 4, gây thêm áp lực lên giá cả.

Một cách ngu ngốc, chính phủ Tổng thống Biden đã rút cạn nguồn cung cấp dầu khẩn cấp của Mỹ trong một nỗ lực vô ích nhằm kìm hãm làn sóng giá tăng do hạn chế về nguồn cung toàn cầu.

Chính phủ Tổng thống Biden đã rút hơn 265 triệu thùng dầu từ kho Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược Hoa Kỳ (SPR) trong khoảng thời gian từ tháng 11/2021 đến tháng 01/2023, cho đến khi họ cuối cùng đã tạm dừng làm như vậy do giá dầu giảm. Nhưng bắt đầu từ tháng Tư năm 2023, nhận thấy giá xăng cao hơn sẽ lại đe dọa nền kinh tế và kích thích lạm phát, chính phủ ông Biden đã lặng lẽ bắt đầu rút thêm dầu. Vào đầu tháng 09/2023, SPR chỉ còn lại 350 triệu thùng, còn chưa đến một nửa sức chứa và giảm 45% so với cuối năm 2020.

Sử dụng SPR như một công cụ chính trị — tức là để thực hiện kiểm soát giá cả trước cuộc bầu cử giữa kỳ — luôn là một ý tưởng ngu ngốc. Tệ nhất, hành động này sẽ khiến đất nước gặp khó khăn trong trường hợp một tình trạng khẩn cấp quốc gia ảnh hưởng đến sản xuất và vận chuyển dầu thô thực sự xảy ra. Dù giá cao có gây tổn thất nhiều như thế nào đi chăng nữa, thì Hoa Kỳ cũng không nên mạo hiểm chiến lược này chỉ vì vài cent tại trạm xăng. Nhiều khả năng, Hoa Kỳ sẽ cần phải bổ sung SPR với mức giá cao hơn nhiều so với trước đây, khiến thâm hụt ngân sách càng tăng thêm.

Nhưng sự điên rồ chiến lược thực sự của chính phủ ông Biden là việc hạn chế hoạt động sản xuất năng lượng của Hoa Kỳ nhằm tỏ ra đạo đức về năng lượng xanh. Từ việc hủy bỏ dự án đường ống Keystone XL vào năm 2021 cho đến việc hủy bỏ hợp đồng cho thuê khai thác dầu khí ở Alaska vào tuần trước, các sắc lệnh và quy định ngăn trở đang đe dọa đến an ninh năng lượng của Hoa Kỳ và khiến giá duy trì ở mức cao lâu hơn. Nếu như đây không phải là phản bội lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ thì tôi không biết còn hành động nào khác thỏa mãn định nghĩa đó nữa.

Mỹ có trữ lượng dầu khí dồi dào. Đây là lợi thế chiến lược to lớn của chúng ta trong cạnh tranh giữa các quốc gia. Nếu nguồn tài nguyên thiên nhiên đáng kinh ngạc này được phép phát triển, thì nguồn lực này sẽ bảo đảm cho sự độc lập về năng lượng của chúng ta và do đó bảo đảm cho an ninh quốc gia, giúp giảm giá trên diện rộng, và kích thích cho nền kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng.

Chúng ta hãy cầu nguyện rằng bất cứ ai giành được Tòa Bạch Ốc vào tháng 11/2024 đều có đủ sự khôn ngoan để đảo ngược đường hướng này — trước khi mọi chuyện trở nên quá muộn.

Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.

Vân Du biên dịch


Bộ Quốc phòng Mỹ thành lập cơ cấu giám sát tại Ukraine

Nhật Tân
15/09/2023
CNN đưa tin hôm Thứ Tư 13/9, dẫn nguồn Bộ Quốc phòng Mỹ, cho hay cơ quan giám sát của Bộ đang thiết lập một cơ cấu tại Ukraine, chuyên giám sát về các khoản viện trợ mà Mỹ vẫn đang đưa vào quốc gia này, khi ngày càng có nhiều người Mỹ phe Đảng Cộng hòa tỏ ra quan ngại về số tiền đó được dùng thế nào. Theo FoxNews, Nhà Trắng khẳng định tổng số viện trợ cho Ukraine từ Mỹ đã vượt con số 100 tỷ USD. Thời gian qua, vấn đề tham nhũng ở Ukraine trở nên nổi bật trên các phương tiện truyền thông. Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, đây là lần đầu tiên Bộ có cơ cấu với người Mỹ tới làm việc tại Ukraine kể từ khi chiến tranh nổ ra vào tháng 2/2022.

Tổng thống Joe Biden (phải) chào mừng Tổng thống Zelensky đến thăm Nhà Trắng hôm 21/12/2022. (Nguồn ảnh: Drew Angerer/Getty Images)
Công tác khởi động cơ cấu này đã được bắt đầu từ cuối tháng 8 ở Kiev bởi một đại diện cao cấp của Mỹ, theo CNN, và các nhân viên Mỹ khác sẽ tới đó cho tới cuối tháng 9 này.

Theo tuyên bố của người phát ngôn cho Bộ, Megan Reed, đây là lần đầu tiên Bộ có cơ cấu với người Mỹ tới làm việc tại Ukraine kể từ khi chiến tranh nổ ra vào tháng 2/2022.

Cơ cấu được thiết lập vào thời điểm nhạy cảm, sau khi chính quyền Biden vào tháng trước yêu cầu Quốc hội bổ sung 24 tỷ đô la cho quỹ viện trợ Ukraine, kiên trì theo đuổi tuyên bố trợ giúp chính quyền Kiev “chừng nào còn khả dĩ” (as long as it takes), trong khi ngày càng có nhiều người thuộc phe Đảng Cộng hòa chất vấn về các khoản viện trợ đó được sử dụng như thế nào.

FoxNews hôm 12/9 dẫn nguồn văn bản từ Nhà Trắng khẳng định rằng tổng số viện trợ Mỹ thực chi cho Ukraine đã vượt con số 100 tỷ đô la.

Thông tin này được Nhà Trắng đưa ra sau hối thúc của thượng nghị sỹ Đảng Cộng hòa JD Vance cùng với hơn 30 nghị sỹ khác cũng của Đảng Cộng hòa hồi tháng 1/2023, yêu cầu phải có các báo cáo và kiểm tra chéo về các khoản viện trợ cho chính quyền Kiev.

Nhà Trắng đã trả lời vào tháng 2/2022, trong đó có liệt kê danh sách các khoản. Tổng số viện trợ đã chi tính tới thời điểm đó là 101,2 tỷ đô la. FoxNews đã có được văn bản này 7 tháng sau đó, và công bố nó lên mạng Internet.

Theo RT đưa tin, dẫn nguồn Viện Kinh tế Thế giới của Kiev, tổng số Mỹ ký duyệt chi tính đến nay cho Ukraine là 113 tỷ đô la, trong khi đó từ các nước đồng minh khác là 177 tỷ đô la.

Nạn tham nhũng ở Ukraine lại một lần nữa nổi lên trên các kênh truyền thông, khi Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine được thay thế vào đầu tháng này.

CNN có trích dẫn một báo cáo từ tháng 12/2022 của chính Bộ Quốc phòng Mỹ cho hay, Chính phủ Mỹ “khó khăn” trong việc theo dõi “lượng lớn vũ khí, đạn được, và thiết bị” đã gửi cho Ukraine. Báo cáo viết: “Tội phạm, chiến binh tình nguyện, và những kẻ buôn bán vũ khí ở Ukraine đã cố gắng đánh cắp một số vũ khí và thiết bị do phương Tây cung cấp trước khi bị tình báo Ukraine thu hồi.”

Tháng 12/2022 cũng là thời điểm Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sang Mỹ trong chuyến công du đầu tiên tới nước này, phát biểu trước Quốc hội Mỹ và đạt được ủng hộ của lưỡng đảng Dân chủ và Cộng hòa.

Trong trào lưu chất vấn về tính minh bạch hiện nay, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy đã nói thẳng rằng ông không ủng hộ cách “đưa tấm séc trắng” cho Ukraine.

Đồng thời các đảng viên Đảng Cộng hòa đồng nghiệp của ông hối thúc phải có cơ chế giám sát các khoản viện trợ cho Ukraine để “phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ phung phí, trộm cắp, và lạm dụng” các khoản này.

Nhật Tân


Hoa Kỳ đả kích hội nghị thượng đỉnh Putin-Kim gây bất an; Moscow đáp trả: Đừng ‘thuyết giáo cho chúng tôi’
Hoa Thịnh Đốn nhắc lại những lo ngại rằng Nga và Bắc Hàn có thể trao đổi vũ khí. Về phần mình, Moscow cho biết họ sẽ ‘tự quyết định’ hợp tác với nước nào.


Tổng thống Nga Vladimir Putin và nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un thăm Cơ sở phóng phi thuyền không gian Vostochny ở vùng Amur, hôm 13/09/2023. (Ảnh: Mikhail Metzel/AFP qua Getty Images)

Adam Morrow
Thứ sáu, 15/09/2023

Hoa Thịnh Đốn đã bày tỏ lo ngại về điều dường như đang làm ấm lên mối bang giao, đặc biệt là trong lĩnh vực quân sự, giữa Nga và Bắc Hàn sau cuộc gặp mang tính bước ngoặt giữa lãnh đạo hai nước.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Matthew Miller cho biết trong cuộc họp báo hôm 13/09: “Chúng tôi vẫn chưa thấy biểu hiện đầy đủ của cuộc họp này.”

“Nhưng khi quý vị thấy ông Kim Jong Un cam kết sẽ cung cấp đầy đủ, vô điều kiện cho cái gọi là ‘cuộc chiến thiêng liêng’ của Nga để bảo vệ lợi ích an ninh của nước này … thì thật đáng lo ngại.”

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gặp nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un hôm 13/09 tại vùng Amur ở Viễn Đông của Nga. Điểm nổi bật của cuộc gặp được cho là kéo dài năm giờ này là hai bên đều công khai thể hiện tình hữu nghị.

Tháp tùng với hai vị lãnh đạo là các phái đoàn lớn, trong đó có các bộ trưởng quốc phòng, bộ ngoại giao và các quan chức cao cấp khác.

Ông Kim cho biết, mối bang giao với Nga là “ưu tiên chính” của đất nước ông.

Ông cũng ca ngợi Nga vì đã tiến hành cái mà ông gọi là một “cuộc chiến thiêng liêng” để bảo vệ chủ quyền của mình trước tình trạng “các thế lực bá quyền” — chẳng hạn như phương Tây — dàn trận chống lại nước này


Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) gặp nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un (trái) tại khuôn viên Đại học Liên bang Viễn Đông ở cảng Vladivostok của Nga vào ngày 25/04/2019. (Ảnh: Alexey Nikolsky/Sputnik/AFP qua Getty Images)

Ông Kim mô tả cuộc gặp với ông Putin là một “cột mốc” trong quá trình “mối bang giao hữu nghị lịch sử của chúng ta chuyển thành một mối quan hệ hợp tác chiến lược không thể phá vỡ.”

Sau đó, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết mối bang giao song phương giữa hai nước bao gồm “sự trao đổi qua lại trong các lĩnh vực nhạy cảm, chẳng hạn như trao đổi về quân sự và trao đổi quan điểm về các vấn đề an ninh cấp bách.”

Hôm 14/09, ông Kim được cho là vẫn còn ở Nga, nơi ông dự kiến sẽ đến thăm hai thành phố viễn đông là Vladivostok và Komsomolsk-on-Amur.

Cùng ngày, Điện Kremlin thông báo ông Putin đã “niềm nở chấp nhận” lời mời thăm Bắc Hàn của ông Kim.

Điện Kremlin cũng đề cập đến một chuyến thăm Bình Nhưỡng “vào khoảng tháng Mười” sắp tới của Ngoại trưởng Nga Sergey.

Hồi năm 2019, ông Kim đã đến thăm Nga và gặp gỡ ông Putin lần đầu tiên tại Vladivostok, cách biên giới Bắc Hàn khoảng 300 dặm (khoảng 483 km).
Mối lo ngại về chuyển giao vũ khí

Trước thềm hội nghị thượng đỉnh Putin-Kim có những đồn đoán gây hoang mang trong giới quan chức và truyền thông Hoa Kỳ rằng Nga và Bắc Hàn đang tìm cách trao đổi vũ khí và công nghệ.

Hôm 04/09, New York Times dẫn lời “các quan chức của Mỹ và đồng minh” tuyên bố hội nghị thượng đỉnh này sẽ có các cuộc thảo luận về chuyển giao vũ khí và hợp tác quân sự.

Theo các quan chức được tờ báo này trích dẫn, Moscow hy vọng có được vũ khí của Bắc Hàn để sử dụng ở Ukraine, đổi lại họ sẽ chuyển giao công nghệ tân tiến.

Trước đó trong tháng này (09/2023), phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc John Kirby khẳng định rằng các cuộc đàm phán giữa Nga và Bắc Hàn về các cuộc chuyển giao vũ khí có thể đang “tiến triển mau lẹ.”

Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan đã cảnh báo Bình Nhưỡng nước này sẽ phải “trả giá” nếu cung cấp cho Nga vũ khí để sử dụng tại chiến trường Ukraine.

Cố vấn An ninh Quốc gia Tòa Bạch Ốc Jake Sullivan nói trong cuộc họp báo thường nhật tại Tòa Bạch Ốc, hôm 07/07/2023. (Ảnh: Drew Angerer/Getty Images)

Cả Moscow và Bình Nhưỡng đều phủ nhận sự tồn tại của các thỏa thuận chuyển giao vũ khí, đồng thời công khai kêu gọi tăng cường hợp tác trong lĩnh vực công nghệ quân sự.

Sau hội nghị thượng đỉnh này, ông Putin được hỏi liệu vấn đề hợp tác quân sự có được đưa ra thảo luận hay không.

“Có một số hạn chế nhất định,” ông nói, đề cập đến các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc đối với Bắc Hàn.

Ông nói thêm: “Nga tuân thủ tất cả những hạn chế này. Nhưng chắc chắn có những điều chúng tôi có thể thảo luận và xem xét.”

Năm 2017, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã áp đặt các lệnh trừng phạt trên diện rộng đối với Bắc Hàn sau khi nước này bắn thử một phi đạn đạn đạo.

Tuy nhiên, năm ngoái (2022), Nga đã cùng Trung Quốc cản trở những nỗ lực do Hoa Kỳ dẫn đầu nhằm áp đặt các lệnh trừng phạt mới của Liên Hiệp Quốc đối với Bình Nhưỡng.
Hoa Thịnh Đốn đang dõi theo

Khi được hỏi liệu Moscow có bỏ qua các lệnh trừng phạt hiện có của Liên Hiệp Quốc đối với Bắc Hàn hay không, ông Peskov, phát ngôn viên Điện Kremlin, cho biết Nga sẽ tiếp tục “phát triển mối bang giao” với Bắc Hàn, đồng thời thực hiện “các cam kết của Liên Hiệp Quốc.”

Tuy nhiên, về phía Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, ông Miller tỏ ra không cảm thấy thuyết phục.

Ông nói trong cuộc họp báo ngày 13/09: “Thật đáng lo ngại khi quý vị thấy người Nga nói về việc hợp tác với Bắc Hàn trong các chương trình vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc mà chính Nga đã bỏ phiếu tán thành.”

Ông Anatoly Antonov, đại sứ Nga tại Hoa Kỳ, đến dự một sự kiện ở Hoa Thịnh Đốn (Ảnh: Mandel Ngân/AFP via Getty Images)

Ông nói thêm: “Khi quý vị thấy những gì có vẻ là hợp tác gia tăng và có thể là chuyển giao quân sự … thì điều đó khá rắc rối và có khả năng vi phạm nhiều nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.”

Ông Miller khẳng định: “Đối với [việc chuyển giao vũ khí theo] một trong hai chiều, chúng tôi sẽ theo dõi rất sát sao và … không ngần ngại áp dụng các lệnh trừng phạt nếu và khi thích hợp.”

Trước đó trong mùa hè này, Hoa Kỳ đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với ba tổ chức mà nước này cho rằng có liên quan đến các thỏa thuận vũ khí giữa Nga và Bắc Hàn.
Phản ứng của Nga

Ông Anatoly Antonov, đặc phái viên của Moscow tại Hoa Thịnh Đốn, đã chỉ trích các quan chức Hoa Kỳ mà ông cho rằng đã tìm cách miêu tả mối bang giao Nga-Bắc Hàn là một “nhân tố gây bất ổn.”

“Hoa Kỳ không có quyền thuyết giảng cho chúng tôi,” ông Antonov nói hôm 14/09 trên kênh Telegram của Đại sứ quán Nga.

Ông nói: “Là một cường quốc hạt nhân có trách nhiệm và là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Nga có thể tự quyết định nên hợp tác với ai.”

Ông Antonov cũng chỉ trích Hoa Kỳ đã chuyển vũ khí cho Ukraine nhưng lại xem việc Nga hợp tác quân sự với các nước khác là “bất hợp pháp.”

Ông tiếp tục kêu gọi Hoa Thịnh Đốn chấm dứt hoạt động áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế lâu dài đối với những nước được xem là địch thủ của Hoa Kỳ.

Lặp lại một trong những chủ đề yêu thích của Moscow, nhà ngoại giao này nói thêm, “Sự thống trị đơn cực [của Hoa Kỳ] … không còn khả thi nữa.”

Thanh Nhã biên dịch
Chủ tịch Hạ viện McCarthy thách thức những người chỉ trích thuộc Đảng Cộng Hòa đệ đơn kiến nghị truất phế ông

Chủ tịch Hạ viện McCarthy đương đầu với những người chỉ trích trong chính đảng của ông trong bối cảnh cuộc chiến chi tiêu gây tranh cãi.


Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy (Cộng Hòa-California) nói với giới truyền thông trong một cuộc họp báo tại National Statuary Hall ở Tòa nhà Capitol, Hoa Thịnh Đốn, hôm 17/07/2023. (Ảnh: Alex Wong/Getty Images)
 
Lawrence Wilson
Jackson Richman
Thứ sáu, 15/09/2023

Trong một cuộc họp kín hôm 14/09, Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy (Cộng Hòa-California) đã thách thức các đồng sự Đảng Cộng Hòa nói được thì phải làm được với việc họ đe dọa tước đi vị trí lãnh đạo của ông.

Dân biểu Brian Mast (Cộng Hòa-Florida) xác nhận với The Epoch Times rằng ông McCarthy đã trực tiếp đương đầu với mối đe dọa từ một số thành viên Đảng Cộng Hòa cứng rắn, nói rằng “ông Kevin không hề sợ hãi.”

Ông McCarthy được cho là đã thách các đối thủ đưa ra “kiến nghị [lời tục tĩu]” nhằm bãi nhiệm vị trí này.

Chủ tịch Hạ viện đã bị chỉ trích bởi những người theo đường lối cứng rắn bất mãn tin rằng ông đã không thực hiện được những lời hứa đã hứa với họ hồi tháng Một để đổi lấy việc ủng hộ nỗ lực giành vị trí chủ tịch của ông.

“Hồi tháng Một, ngay tại phòng này, cả thế giới đã chứng kiến một cuộc tranh đua lịch sử cho vị trí Chủ tịch Hạ viện. Hôm nay tôi đứng dậy để đưa ra lời báo trước. Thưa Chủ tịch Hạ viện, ông không tuân thủ thỏa thuận cho phép ông đảm nhận vai trò này,” Dân biểu Matt Gaetz (Cộng Hòa-Florida) cho biết trong một bài diễn thuyết tại phòng họp hôm 12/09. “Con đường phía trước đối với Hạ viện là buộc ông phải tuân thủ hoàn toàn ngay lập tức hoặc là bãi nhiệm ông, theo kiến nghị bãi nhiệm vị trí này.”

Cùng ngày, Dân biểu Andy Clyde (Cộng Hòa-Georgia) cho biết trong một cuộc họp báo rằng việc thông qua một nghị quyết tiếp tục không đủ tiêu chuẩn hoặc không hạn chế về chi tiêu “sẽ gây nguy hiểm cho thế đa số của Đảng Cộng Hòa và gây nguy hiểm cho sự lãnh đạo của Chủ tịch Hạ viện McCarthy.”

Sau khi ông McCarthy được bầu làm chủ tịch hồi tháng Một, sau một thử thách kéo dài 5 ngày với 15 lá phiếu gần như chưa từng có, các quy định của Hạ viện đã được thay đổi để cho phép chỉ một thành viên Hạ viện kêu gọi bỏ phiếu bãi nhiệm chức vị này, vốn có thể loại bãi nhiệm Chủ tịch Hạ viện bằng đa số phiếu bầu.

Sự chỉ trích qua lại giữa các nghị sĩ Đảng Cộng Hòa tại Hạ viện diễn ra ngay sau khi ông McCarthy tuyên bố mở một cuộc điều tra đàn hặc về các mối quan hệ được cho là của Tổng thống Joe Biden trong công việc kinh doanh của con trai ông là ông Hunter Biden. Nhiều người tin rằng hành động này, điều mà ông ông McCarthy ban đầu phản đối, là một nỗ lực nhằm xoa dịu những thành viên Đảng Cộng Hòa theo khuynh hướng bảo tồn truyền thống cực đoan đang kêu gọi đàn hặc ông Biden.

Hạ viện cũng đang trong cuộc chiến gây tranh cãi về việc thiết lập mức chi tiêu cho năm tài khóa 2024, bắt đầu sau 17 ngày nữa. Nếu không có thỏa thuận giữa Hạ viện và Thượng viện do tổng thống ký, hoặc một nghị quyết tiếp tục cho phép chi tiêu sau ngày 30/09, thì các hoạt động không thiết yếu của chính phủ sẽ bị ngưng lại.

Đảng Cộng Hòa tại Hạ viện đã và đang nỗ lực thiết lập các mức chi tiêu cho năm 2024 phù hợp với Đạo luật Giới hạn, Tiết kiệm, Phát triển mà họ đã thông qua hồi tháng Tư. Thượng viện đã và đang làm việc để thiết lập các mức chi tiêu phù hợp với Đạo luật Trách nhiệm Tài khóa, một dự luật thỏa hiệp là kết quả của thỏa thuận giữa ông McCarthy và Tổng thống Biden.

Hôm 12/09, những thành viên Đảng Cộng Hòa theo khuynh hướng bảo tồn truyền thống đã tổ chức một cuộc họp báo, kêu gọi ông McCarthy và các đồng sự Đảng Cộng Hòa cắt giảm chi tiêu hơn nữa.Cẩm An biên dịch

PHÂN TÍCH: Cựu TT Trump đang xây dựng lập luận kháng cáo trong vụ kiện can thiệp bầu cử ở Hoa Thịnh Đốn


Ứng cử viên tổng thống thuộc Đảng Cộng Hòa, cựu Tổng thống Donald Trump nói chuyện tại Buổi mít-tinh của các Nhà lãnh đạo Lớn do Đảng Cộng Hòa South Dakota tổ chức tại Rapid City, South Dakota, hôm 08/09/2023. (Ảnh: Scott Olson/Getty Images)

Petr Svab
Thứ sáu, 15/09/2023

Cựu Tổng thống (TT) Donald Trump dường như đang xây dựng cơ sở thực tế để kháng cáo vụ kiện liên bang chống lại ông ở Hoa Thịnh Đốn về cáo buộc can thiệp vào việc kiểm phiếu đại cử tri sau cuộc bầu cử năm 2020.

Hôm 11/09, các luật sư của ông đã đệ đơn yêu cầu chủ tọa phiên tòa, bà Tanya Chutkan, rút lui khỏi vụ án dựa trên những nhận xét của bà trong các vụ án trước đó. Theo các luật sư, những nhận xét đó cho thấy bà đã có thành kiến trong vụ kiện chống lại vị tổng thống thứ 45 này.

Không có dấu hiệu nào cho thấy thẩm phán có ý định tự mình cáo tỵ. Trên thực tế, yêu cầu như vậy thậm chí có thể làm nghiêm trọng thêm bất kỳ sự thù địch nào mà bà có thể đang có đối với cựu TT Trump. Tuy nhiên, điều quan trọng là các luật sư phải nêu ra những vấn đề như vậy vì kiến nghị này sẽ giúp “bảo vệ” họ trong trường hợp phiên tòa sắp tới dẫn đến kết án và bên bào chữa muốn đệ đơn kháng cáo, theo ông William Shipley, một luật sư biện hộ từng là công tố viên liên bang đại diện cho nhiều người bị buộc tội liên quan đến cuộc biểu tình và bạo loạn ở Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ vào ngày 06/01/2021.

Sự kiện ngày 06/01 góp phần vào vụ kiện của ông Trump dưới hình thức lập luận của Biện lý Đặc biệt Jack Smith, rằng cựu TT Trump đã cố gắng làm gián đoạn việc kiểm phiếu đại cử tri của Quốc hội vào ngày hôm đó, bao gồm cả bằng cách khuyến khích người dân đến biểu tình tại Tòa nhà Capitol. Tuy nhiên, bản cáo trạng đã không buộc tội ông âm mưu cản trở chính phủ bằng vũ lực — một hành vi phạm tội thuộc quy chế về âm mưu nổi loạn.

Thẩm phán Chutkan đã áp đặt một số bản án khắc nghiệt nhất trong vụ án ngày 06/01, thậm chí lâu hơn những bản án mà các công tố viên đề nghị. Trong các phiên tòa tuyên án, bà đã mô tả các sự kiện xảy ra ngày hôm đó theo những cách kịch tính nhất.

“Tôi lại lần nữa bị sững sờ bởi cả nỗi kinh hoàng về những gì đã diễn ra ngày hôm đó lẫn mức độ mà chúng ta đã tiến gần đến — mức độ mà chúng ta đã tiến gần đến việc không hoàn thành một trong những chức năng cơ bản của nền dân chủ của chúng ta, đó là chuyển giao quyền lực một cách ôn hòa,” bà nói trong buổi tuyên án, sau đó nói thêm rằng:

“Đây không gì khác hơn là một nỗ lực nhằm lật đổ chính phủ một cách bạo lực, một chính phủ đã đắc cử một cách hợp pháp, đúng luật, và ôn hòa của những cá nhân tức giận vì người của họ đã thua cuộc.”

Mặc dù nhiều người biểu tình đã đụng độ với cảnh sát và một số còn xâm nhập vào tòa nhà, nhưng các cảnh quay an ninh có sẵn cho thấy họ không có vũ khí, chỉ có một vài cây gậy và bình xịt hơi cay, và cảnh sát đã đuổi họ ra khỏi tòa nhà sau vài giờ. Không rõ làm thế nào mà họ có thể lật đổ chính phủ.

Các luật sư của cựu TT Trump đã chỉ ra một số bình luận trong đó thẩm phán đã gợi mở về quan điểm của bà về khả năng có tội của thân chủ họ trong các sự kiện đó.

Bên luật sư cho biết bình luận này “gợi ý một cách thẳng thắn (và tất nhiên là một cách không chuẩn xác theo quan điểm của bên bào chữa) rằng cựu Tổng thống Trump phải chịu trách nhiệm về những sự kiện xảy ra ngày hôm đó và không nên được tự do.”

“Đây sẽ là cách giải thích tự nhiên cho những nhận xét của bà ấy trong bất kỳ bối cảnh nào, nhưng đặc biệt sâu sắc ở đây, khi Thẩm phán Chutkan hướng những lời bình luận của bà tới một bị cáo mà bà sắp tuyên án tù kéo dài. Thật vậy, những bình luận của bà cho thấy rằng bà đã đi đến kết luận, trước khi có vụ án này, rằng Tổng thống Trump đáng bị phạt tù hơn bị cáo mà bà đang tuyên án lúc đó.”

Trong một phiên tòa tuyên án khác, vị thẩm phán dường như cho rằng cựu TT Trump phải chịu trách nhiệm về bạo lực ngày 06/01, bất chấp yêu cầu rõ ràng của ông đối với những người biểu tình là bày tỏ thái độ của họ “một cách ôn hòa và yêu nước” và “về nhà trong ôn hòa.”

“Điều đó đúng, … quý vị đã đưa ra một quan điểm rất đúng, một quan điểm đã được đưa ra trước đó — rằng những người đã thúc giục và khuyến khích quý vị và tập hợp quý vị đi hành động và đấu tranh đã không bị buộc tội. … Tôi không có bất kỳ ảnh hưởng nào đến điều đó. Tôi có ý kiến của riêng mình, nhưng những ý kiến đó không liên quan,” vị thẩm phán nói.

“Hầu hết những người quan sát có lý trí sẽ hiểu những tuyên bố của Thẩm phán Chutkan … vừa là sự xác định trước vụ án về các sự kiện gây tranh cãi (rằng Tổng thống Trump đã ‘thúc giục’, ‘khuyến khích’, hoặc ‘tập hợp’ những người khác thực hiện hành động trái pháp luật) vừa là một gợi ý rằng Tổng thống Trump có thể và nên sẽ bị truy tố dựa trên những sự thật đó,” các luật sư cho biết.

Họ chỉ ra rằng sự cáo tỵ có một “ngưỡng thấp”, chỉ cần một chút sự hiện diện của thiên vị, trong đó một người quan sát có lý trí “có thể” đặt câu hỏi về tính công bằng của thẩm phán.

Tuy nhiên, chính thẩm phán lại là người ra phán quyết về vấn đề này, ông Shipley đã nhấn mạnh trong một bài đăng.

Ông nói: “Bà ấy có quyền quyết định xem liệu bà có cần cáo tỵ khỏi vụ án hay không dựa trên những lý do đã được đưa ra.”

Bên bào chữa không thể dễ dàng vượt qua quyết định của bà ấy.

“Tòa phúc thẩm có quyền thay thế bà ấy, nhưng phải có kháng cáo thích hợp trước tòa để cho phép tòa có thẩm quyền hành động. Nếu bà ấy từ chối đề nghị đó thì đó không phải là lệnh có thể kháng cáo. Việc từ chối của bà ấy sẽ là vấn đề được đưa ra kháng cáo sau phiên tòa — nhưng không phải trước phiên tòa,” ông giải thích.

Thẩm phán đã cho các công tố viên thời hạn đến ngày 14/09 để hồi đáp kiến nghị này và sau đó ba ngày để bên bào chữa phản hồi.

Ngoài vụ kiện ở thủ đô, cựu TT Trump cũng đang phải đối mặt với một phiên tòa ở Georgia cũng liên quan đến những nỗ lực của ông nhằm thách thức cuộc bầu cử năm 2020 cũng như một phiên tòa tại tòa án liên bang ở Florida, nơi ông Smith cáo buộc ông đã nắm giữ không đúng cách một số tài liệu về an ninh quốc gia từ thời ông còn tại vị, cũng như phiên tòa xét xử ở New York, nơi ông bị buộc tội kê khai các khoản kế toán sai liên quan đến chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016 của mình.

Cho đến nay, các cáo trạng dường như không ảnh hưởng đến tỷ lệ thăm dò sự ủng hộ dành cho ông. Trong các cuộc bầu cử sơ bộ của Đảng Cộng Hòa, ông đang ngày càng gia tăng vị trí dẫn đầu so với các ứng cử viên khác, trong khi bức ảnh nhận dạng ở Georgia của ông đã chứng tỏ thành công trong việc gây quỹ. Tuy nhiên, các chi phí pháp lý liên quan đến các vụ kiện tụng đã tiêu tốn đáng kể vào quỹ chiến dịch tranh cử của ông.

Nguyễn Lê biên dịch


Ông Joe Biden, khi đó là Phó Tổng thống Mỹ và con trai Hunter Biden tại khán đài duyệt binh, để theo dõi Lễ duyệt binh của Tổng thống Barack Obama ở trước Nhà Trắng vào ngày 20/1/2009. (Ảnh: Alex Wong/Getty Images)

Ukraine đóng vai trò then chốt trong cuộc điều tra luận tội ông Biden và ông Trump
Petr Svab

15/09/23

Cuộc luận tội Tổng thống Joe Biden và cựu Tổng thống Donald Trump đều liên quan đến vụ việc ở Ukraine, nhưng từ những quan điểm đối lập.

Cuộc điều tra luận tội của Đảng Cộng hòa tại Hạ viện đối với Tổng thống Joe Biden đang tập trung vào các giao dịch của ông với Ukraine, giống như quốc gia Đông Âu này đóng vai trò quan trọng trong cuộc luận tội đầu tiên đối với Tổng thống Donald Trump. Trên thực tế, hai bản cáo trạng đều đề cập đến cùng một tình tiết, mặc dù ở những góc độ trái ngược nhau.

Ngày 12/9, Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy tuyên bố mở cuộc điều tra luận tội, tóm tắt kết quả các cuộc điều tra trước đó. Các phát hiện đề cập đến gần 20 triệu USD được cho là các khoản thanh toán từ các nguồn từ nước ngoài cho gia đình và cộng sự của ông Biden, cũng như các giao dịch trong quá khứ của tổng thống với con trai ông là Hunter Biden liên quan đến các giao dịch kinh doanh của ông với người nước ngoài, cũng như các cáo buộc của người tố cáo rằng Bộ Tư pháp (DOJ) dành sự đối xử đặc biệt đối với gia đình ông Biden.

“Đây là những cáo buộc lạm quyền, cản trở và tham nhũng và những cáo buộc này xứng đáng bị Hạ viện điều tra thêm”, ông McCarthy tuyên bố.

Các cáo buộc bắt nguồn từ năm 2016, khi Phó Tổng thống Biden sử dụng khoản bảo lãnh khoản vay 1 tỷ USD để buộc Ukraine sa thải công tố viên Victor Shokin, người đang điều tra tập đoàn năng lượng Burisma của Ukraine.

Vào thời điểm đó, con trai của Phó Tổng thống là Hunter Biden đang được trả 1 triệu USD mỗi năm để ngồi vào hội đồng quản trị của công ty và các đồng minh của Burisma đang gây áp lực lên anh ta để đảm bảo rằng mọi yêu cầu về chủ sở hữu công ty sẽ bị hủy bỏ.

Trong một cuộc điện đàm năm 2019, đích thân cựu Tổng thống Trump đã yêu cầu Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy giúp đỡ trong việc điều tra vụ việc. Vì lý do này, Đảng Dân chủ tại Hạ viện đã mở cuộc điều tra luận tội và sau đó bỏ phiếu luận tội ông Trump. Khi đó, Thượng viện do đảng Cộng hòa lãnh đạo đã tuyên trắng án cho cựu Tổng thống Trump.

Ukraine từ lâu đã trở thành tâm điểm của căng thẳng địa chính trị, đỉnh điểm là việc Nga xâm lược nước này vào năm 2022. Hunter Biden được bổ nhiệm vào ban quản trị của Burisma vào năm 2014, chỉ 3 tháng sau khi Phó Tổng thống Biden được Tổng thống Barack Obama chỉ định làm “người chỉ điểm” cho Ukraine.

Ông Shokin được bổ nhiệm làm Tổng công tố Ukraine vào tháng 2/2015 và bắt đầu soạn thảo một vụ án rửa tiền liên quan đến Burisma vào cuối năm đó.

Vào ngày 2/11/2015, Hunter Biden nhận được một email từ cố vấn của chủ sở hữu Burisma Mykola Zlochevsky, ông Vadym Pozharskyi, giao nhiệm vụ cho Hunter Biden sản xuất “đồ phân phối”, nói rằng “mục đích cuối cùng” là “đóng mọi vụ việc điều tra” về chủ sở hữu Burisma Nikolay Zlochevsky ở Ukraine.

Vài tuần sau, Phó Tổng thống Biden đến thăm Ukraine và cùng với những việc khác, yêu cầu cách chức ông Shokin


Cựu Tổng thống Donald Trump cầm một bài báo của tờ The Washington Post khi ông phát biểu tại Phòng phía Đông của Nhà Trắng, một ngày sau khi Thượng viện Hoa Kỳ tuyên bố trắng án về hai điều khoản luận tội, vào ngày 6/2/2020. (Ảnh: Drew Angerer/Getty Images)

Mặc dù một số người cáo buộc ông Shokin tham nhũng nhưng chính phủ Mỹ tỏ ra hài lòng với thành tích của ông.

Chỉ vài tuần trước chuyến thăm của Phó Tổng thống, một lực lượng đặc nhiệm chung gồm các quan chức Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho rằng tiến bộ của Ukraine trong việc chống tham nhũng đủ để đảm bảo cho nước này khoản vay trị giá 1 tỷ USD khác.

Ngoài ra, bà Victoria Nuland, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ lúc bấy giờ, đã viết cho ông Shokin vào tháng 6/2015 rằng “Chúng tôi rất ấn tượng trước chương trình cải cách và chống tham nhũng đầy tham vọng của chính phủ của ông”.

Khi Tổng thống Ukraine lúc bấy giờ là ông Petro Poroshenko không hành động theo yêu cầu của Phó Tổng thống Biden, ông Biden đã đe dọa giữ lại khoản bảo lãnh khoản vay 1 tỷ USD. Sau đó, ông đã khoe về vụ việc trong một sự kiện của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại năm 2018.

Vào ngày 25/7/2019, khi cựu Tổng thống Trump điện đàm cho Tổng thống Zelenskyy để chúc mừng ông đã giành được đa số trong quốc hội Ukraine, ông đề cập rằng ông muốn Ukraine điều tra các tình tiết đằng sau vụ sa thải ông Shokin và sự can dự của cựu Phó Tổng thống Biden trong tình huống này. Ông Trump cho biết Bộ trưởng Tư pháp lúc đó là ông Bill Barr sẽ điện đàm để thảo luận về vấn đề này
.

Hunter Biden đi đến một chiếc SUV chờ sẵn sau khi đến cùng Tổng thống Joe Biden trên chiếc Marine One tại Fort McNair ở Washington, D.C., ngày 4/7/2023, khi họ trở về Washington sau khi nghỉ cuối tuần tại Trại David, nơi nghỉ dưỡng của Tổng thống ở tiểu bang Maryland. (Ảnh: Saul Loeb/AFP/Getty Images)

“Có rất nhiều lời bàn tán về con trai của ông Biden, rằng chính ông ta đã ngăn chặn việc truy tố và rất nhiều người muốn tìm hiểu về điều đó nên bất cứ điều gì ông có thể làm với Bộ trưởng Tư pháp đều sẽ rất tuyệt. Ông Biden đã đi khắp nơi khoe khoang rằng ông ấy đã đóng băng việc truy tố nên nếu ông có thể điều tra về việc đó… Đối với tôi, điều đó nghe thật khủng khiếp”, ông nói.

Đảng Dân chủ cho rằng đây là hành vi lạm dụng quyền lực của cựu Tổng thống Trump để điều tra đối thủ chính trị của ông.

Tuy nhiên, cựu Tổng thống Trump khẳng định cuộc gọi này không có gì sai trái và Đảng Dân chủ đang cố gắng che đậy hành vi tham nhũng của gia đình ông Biden.

Đảng Cộng hòa hiện cho rằng có hành vi tham nhũng đáng được điều tra. Ngoài số tiền Hunter Biden nhận được từ Ukraine, họ còn chỉ ra các khoản thanh toán từ Elena Baturina, vợ của cựu thị trưởng Moscow, cũng như tiền từ các công ty có liên hệ với Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Họ cũng khai thác những bằng chứng mâu thuẫn với khẳng định của Tổng thống Biden rằng ông chưa bao giờ thảo luận các vấn đề kinh doanh ở nước ngoài với con trai mình và rằng có một "bức tường" tồn tại giữa các giao dịch kinh doanh đó và chức vụ chính thức của ông

.

Devon Archer, một cựu đối tác kinh doanh của Hunter Biden, bước vào thang máy khi ông này đến lấy lời khai kín với Ủy ban Giám sát Hạ viện tại Tòa nhà Văn phòng O'Neill House ở Washington, ngày 31/7/2023. (Ảnh: Drew Angerer/Getty Images)

“Họ không chỉ nói về kinh doanh, họ còn thảo luận về chiến lược, thảo luận về thời điểm họ sẽ gặp những người này, thảo luận về câu chuyện sẽ diễn ra như thế nào, họ sẽ nói dối người dân Mỹ như thế nào khi có tin đồn rằng họ đang bị điều tra về tội tham nhũng ở Ukraine, và bị điều tra về tội phạm thuế và những tội danh tương tự", Nghị sĩ James Comer, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Hạ viện, cho gần đây trên Newsmax.

“Chưa bao giờ có bức tường ngăn cách giữa ông Joe Biden và những giao dịch mờ ám của gia đình ông ta, và tôi nghĩ điều chúng tôi sắp phát hiện là không chỉ riêng việc ông Joe Biden biết về chúng mà chính ông là đứng đằng sau mọi tội ác mà gia đình ông ta đã gây ra".

Ông McCarthy đã giao cho ông Comer phụ trách cuộc điều tra cùng với Dân biểu Jim Jordan, người đứng đầu Ủy ban Tư pháp Hạ viện và Dân biểu Jason Smith, Chủ tịch Ủy ban Thuế tại Hạ viện.

Ông McCarthy nói: “Bất kể anh bầu cho đảng nào hay anh bầu cho ai thì những sự thật này đều sẽ khiến tất cả người Mỹ lo ngại”.

“Người dân Mỹ xứng đáng được biết rằng các cơ quan công quyền không phải để rao bán và chính phủ liên bang không được sử dụng để che đậy hành động của một gia đình có liên quan đến chính trị”.

Huyền Anh biên dịch



Chuyên gia: Rác trôi nổi đe dọa du hành vũ trụ nhưng không ai dọn dẹp

Bình Minh
15/09/2023
Khi ngày càng nhiều quốc gia đặt chân lên mặt trăng và việc du hành vũ trụ trở thành hiện thực, rác thải trôi nổi trong không gian cũng trở thành mối lo ngại về vấn đề an toàn. Một số chuyên gia cho rằng những mảnh rác vũ trụ này gây ra mối đe dọa cho những chuyến du hành vũ trụ, nhưng không ai sẵn sàng dọn dẹp nó.

Các chuyên gia cho biết, rác vũ trụ đang trôi nổi trong không gian, gây ra mối đe dọa cho các chuyến du hành và nhiệm vụ trong không gian. (Ảnh: Shutterstock)
Tàu thăm dò mặt trăng của Ấn Độ đã hạ cánh trên bề mặt mặt trăng vào tháng trước, đưa nước này trở thành quốc gia thứ 4 trên thế giới hoàn thành sứ mệnh đổ bộ lên mặt trăng.

Ông Chris Impey, Giáo sư thiên văn học nổi tiếng tại Đại học Arizona, viết trên trang web The Conversation rằng ông từng viết một cuốn sách và nhiều bài báo về du hành vũ trụ trong tương lai. Giống như các chuyên gia vũ trụ khác, ông lo lắng về việc thiếu quản lý các mảnh vỡ không gian.

Giáo sư Impey nói rằng mọi người nghĩ không gian rất rộng lớn và trống rỗng, nhưng các khu vực gần Trái đất đã trở nên đông đúc. Trong 10 năm tới, có tới 100 nhiệm vụ không gian được chính phủ và các công ty tư nhân lên kế hoạch.

Thậm chí, quỹ đạo Trái đất tầm thấp còn đông đúc hơn không gian giữa Trái đất và Mặt trăng. Hiện có khoảng 7.700 vệ tinh cách bề mặt Trái đất hàng trăm dặm.

Con số này sẽ tăng lên hàng trăm nghìn vệ tinh vào năm 2027. Nhiều vệ tinh trong số này sẽ được sử dụng để cung cấp mạng lưới cho các nước đang phát triển, hoặc giám sát nông nghiệp và khí hậu trên Trái đất.

Vệ tinh trong không gian. (Ảnh: Pixabay)
Tất cả các hoạt động liên quan đến không gian này đều tạo ra các mảnh vụn và mối nguy hiểm trong không gian vũ trụ. Con người đã để lại một lượng lớn rác thải trên mặt trăng, bao gồm tàn tích từ hơn 50 lần hạ cánh khẩn cấp, như động cơ đẩy tên lửa, khoảng 100 túi phân người và các vật dụng linh tinh như lông vũ, bóng golf, ủng và các vật dụng mẫu. Tổng trọng lượng của những mảnh vụn này trên mặt trăng là khoảng 200 tấn. Nhưng vì không ai sở hữu mặt trăng, nên không ai chịu trách nhiệm dọn dẹp nó.

Rác trên quỹ đạo Trái đất tầm thấp bao gồm tàu vũ trụ bị loại bỏ, bộ đẩy tên lửa đã qua sử dụng, và các vật dụng do phi hành gia vứt bỏ, như găng tay, cờ lê, bàn chải đánh răng và các vật dụng nhỏ khác.

Trong số những mảnh rác này, có khoảng 23.000 mảnh có kích thước lớn hơn 10cm, và khoảng 100 triệu mảnh có kích thước lớn hơn 1mm.

Những mảnh rác nhỏ xíu tưởng chừng không phải là vấn đề lớn, nhưng những vật dụng này đang di chuyển với vận tốc 24.140 km/h, nhanh gấp 10 lần so với một viên đạn. Trong trường hợp này, ngay cả một vật nhỏ cũng có thể đâm thủng bộ đồ du hành vũ trụ, hoặc phá hủy các thiết bị điện tử nhạy cảm.

Rác không gian không được giám sát
Giáo sư Impey cho biết, “Hiệp ước Không gian bên ngoài (Trái đất)” của Liên Hợp Quốc, có hiệu lực vào năm 1967, tuyên bố rằng không một quốc gia nào được phép sở hữu mặt trăng, hoặc bất kỳ phần nào của nó và thiên thể chỉ có thể được sử dụng cho mục đích hòa bình.

Nhưng hiệp ước này không quy định các công ty và cá nhân, cũng như không nói gì về việc tài nguyên không gian được phép và không được phép sử dụng như thế nào.

“Thỏa thuận Mặt trăng” của Liên hợp quốc ký năm 1979 khẳng định, mặt trăng và tài nguyên thiên nhiên của nó là tài sản chung của nhân loại, tuy nhiên Trung Quốc, Mỹ và Nga không ký thỏa thuận này.

Trong trường hợp không có các quy định, rác vũ trụ đã trở thành một ví dụ về “thảm kịch của tài sản chung”.

Trong đó, nhiều bên hưởng lợi có thể giành được các tài nguyên chung. Những tài nguyên này có thể cạn kiệt, và không bao giờ được tái sử dụng. Bởi vì không có bất kỳ bên hưởng lợi nào có thể ngăn chặn người khác khai thác quá mức các nguồn tài nguyên này.

Một số nhà khoa học cho rằng để tránh “thảm kịch của tài sản chung” xảy ra, môi trường quỹ đạo không gian phải được coi là tài sản chung toàn cầu, và đáng được Liên Hợp Quốc bảo vệ.

NASA đã phát triển và ký kết Hiệp định Artemis. Đây là những nguyên tắc chung về hợp tác trong không gian, nhưng không mang tính ràng buộc. Tổng cộng có 28 quốc gia đã ký kết thỏa thuận này, ngoại trừ Trung Quốc và Nga, cũng như không bao gồm các công ty tư nhân và các công ty vũ trụ được có nguồn vốn hùng hậu.

Cuối cùng, ông Impey kết luận, tình trạng thiếu quản lý hiện nay đối với hoạt động khám phá không gian đồng nghĩa với việc các mảnh vụn và chất thải không gian sẽ tiếp tục tích tụ, cũng như các vấn đề và mối nguy hiểm liên quan sẽ tiếp tục tồn tại.

Bình Minh, theo Epoch Times



Một người đi bộ nói chuyện điện thoại khi đi ngang qua cửa hàng Huawei Technologies Co. ở Bắc Kinh, Trung Quốc, vào ngày 29/1/2019. (Ảnh: Kevin Frayer/Getty Images)

Mỹ mở cuộc điều tra đối với chip 7 nanomet trong điện thoại mới của Huawei
Lisa Bian • Angela Bright

15/09/23
Chính phủ Hoa Kỳ đã bắt đầu một cuộc điều tra chính thức về chip tiên tiến do Trung Quốc sản xuất trong điện thoại di động mới của Huawei, trong khi những tiếng nói nhằm thắt chặt lệnh trừng phạt đối với chip Trung Quốc đã xuất hiện tại Quốc hội Mỹ.

Gần đây, Huawei đã ra mắt điện thoại thông minh mới nhất, sử dụng chip 7 nanomet tiên tiến được sản xuất tại Trung Quốc và một con chip không xác định của Hàn Quốc. Sự kiện này khiến người ta phải đặt câu hỏi về việc liệu Bắc Kinh có phải đã tìm ra cách vượt qua các lệnh trừng phạt của Mỹ hay không.
Công ty thiết bị viễn thông Trung Quốc đã tiết lộ điện thoại thông minh Mate 60 Pro vào cuối tháng 8, cùng khoảng thời gian Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo kết thúc chuyến thăm Trung Quốc.

Con chip Kirin 9000s mới trong Mate 60 Pro sử dụng công nghệc 7 nanomet tiên tiến do công ty SMIC International của Trung Quốc phát triển. Dù chưa đạt tới trình độ tiên tiến nhất nhưng việc ra mắt chip Huawei Kirin 9000s vẫn đặt ra câu hỏi liệu có phải Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã né tránh được các lệnh trừng phạt của Mỹ hay không.

Huawei bị đưa vào danh sách kiểm soát thương mại của Mỹ vào năm 2019 và vào danh sách thực thể của Mỹ vào tháng 9/2020, khiến hãng này không còn khả năng hợp tác với TSMC để sản xuất chip Kirin.

Sau khi Mate 60 Pro bị tháo rời, một chip LPDDR5 dành riêng cho điện thoại thông minh và chip flash NAND do gã khổng lồ chip Hàn Quốc SK Hynix sản xuất cũng được tìm thấy. Cũng không rõ bằng cách nào Huawei có được chip SK Hynix.

SK Hynix tuyên bố rằng sau khi Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt đối với Huawei, công ty đã tuân thủ đầy đủ các hạn chế xuất khẩu của chính phủ Mỹ và đã ngừng kinh doanh với Huawei. Công ty cũng cho biết họ đã báo cáo vụ việc lên Cục An ninh và Công nghiệp thuộc Bộ Thương mại Mỹ và đã mở một cuộc điều tra.

Chính phủ Hoa Kỳ đã bắt đầu một cuộc điều tra chính thức về chip tiên tiến do Trung Quốc sản xuất trong điện thoại di động mới của Huawei, trong khi những tiếng nói nhằm thắt chặt lệnh trừng phạt đối với chip Trung Quốc đã xuất hiện tại Quốc hội Mỹ.

Để trốn tránh các lệnh trừng phạt của Mỹ trong lĩnh vực bán dẫn, ĐCSTQ đã sử dụng nhiều chiến thuật khác nhau để có được thiết bị sản xuất chất bán dẫn.
Cách thức để lách trừng phạt

Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn (SIA) đã cảnh báo vào tháng 8 rằng Huawei, công ty đã tham gia sản xuất tấm bán dẫn từ năm 2022, đang mua thiết bị sản xuất chất bán dẫn của Mỹ dưới danh nghĩa các công ty khác và xây dựng chuỗi sản xuất chất bán dẫn bí mật ở Trung Quốc nhằm qua mặt lệnh trừng phạt của Bộ Thương mại Mỹ.

SIA cũng tiết lộ rằng Huawei đã nhận được khoảng 30 tỷ USD hỗ trợ từ chính quyền ĐCSTQ. Cho đến nay, công ty này đã mua lại ít nhất hai nhà máy sẵn có và đang xây dựng nhà máy thứ ba.

Điều đó có nghĩa là Huawei có thể đã lách các hạn chế của Mỹ bằng cách gián tiếp mua thiết bị sản xuất chip của Mỹ.

Ngoài ra, kể từ khi Mỹ hạn chế việc xuất khẩu chip máy tính cao cấp vào tháng 9/2022, các thị trường chợ đen bán chip - chẳng hạn như chợ điện tử Huaqiangbei ở Thâm Quyến - đã xuất hiện ở Trung Quốc. Các nhà cung cấp ở chợ đen đang bán chip trí tuệ nhân tạo A100 do Nvidia, nhà sản xuất chip hàng đầu của Mỹ sản xuất, với giá gấp đôi giá ban đầu.

Inside China's underground market for high-end Nvidia AI chips

No Author

U.S. export restrictions have created a de facto underground market with vendors keen not to draw scrutiny from ...

Theo Reuters, các nhà cung cấp có được chip theo hai cách chính. Một là thu mua hàng tồn kho dư thừa mà Nvidia đã vận chuyển với số lượng lớn cho các công ty lớn của Mỹ; cách khác là nhập khẩu chúng thông qua các công ty địa phương đã đăng ký tại Đài Loan, Singapore và Ấn Độ.

Theo bài báo tháng 8 của Business Korea, cũng có suy đoán rằng Bắc Kinh có thể đã nhập khẩu thiết bị sản xuất bán dẫn do Mỹ kiểm soát thông qua các nước thân thiện.

China Accused of Surveillance Intrusions by US

Kim Eun-jin

In response to the United States’ semiconductor sanctions, China’s “Semiconductor Self-Reliance” strategy is gra...


Một nhân viên trưng bày Huawei Mate Xs cho giới truyền thông trong cuộc gọi video nhân dịp ra mắt điện thoại thông minh có thể gập lại ở London, Anh Quốc, vào ngày 18/2/2020. (Ảnh: Tolga Akmen/AFP qua Getty Images)

Theo thống kê thương mại của Liên Hợp Quốc, nhập khẩu của Malaysia từ ba quốc gia thiết bị bán dẫn lớn nhất thế giới - Mỹ, Hà Lan và Nhật Bản—đã tăng 580 triệu USD vào năm 2022, tăng 127,7% so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời, nhập khẩu thiết bị bán dẫn của Trung Quốc từ Malaysia tăng lên 590 triệu USD.

Có suy đoán rằng Trung Quốc có thể đã lợi dụng Malaysia để lách các hạn chế xuất khẩu của Mỹ đối với thiết bị sản xuất bán dẫn và mua thêm thiết bị, Business Korea đưa tin.
Ngoài ra, ngày càng nhiều các chuyên gia săn đầu người Hàn Quốc tuyển dụng chuyên gia bán dẫn cho các công ty Trung Quốc mà không tiết lộ tên của các công ty này.

Năm 2008, ĐCSTQ phát động Kế hoạch Ngàn nhân tài. Kế hoạch này đã bị dừng lại khi Mỹ điều tra ra đây là hoạt động gián điệp công nghiệp do Bắc Kinh dẫn dắt. Tuy nhiên, nó đang quay trở lại sau khi được lặng lẽ đổi tên thành Chương trình Khai sáng (Qiming), nhằm tuyển dụng nhân tài ở nước ngoài và đưa ra các ưu đãi như trợ cấp nhà ở và tiền thưởng ký hợp đồng khổng lồ.

Trung Quốc cũng đã cố gắng mua lại các công ty bán dẫn ở các nước khác. Vào năm 2021, quỹ đầu tư tư nhân Wise Road Capital của Trung Quốc đã tìm cách mua lại nhà sản xuất chip hệ thống MagnaChip Semiconductor của Hàn Quốc với giá 1,4 tỷ USD. Tuy nhiên, thương vụ cuối cùng đã bị chính quyền Mỹ chặn lại vì lý do an ninh quốc gia, và thỏa thuận đã sụp đổ.


U.S. Treasury says China private equity's Magnachip purchase poses secur...
The U.S. Treasury Department said the acquisition of Magnachip Semiconductor Corp by a Chinese private equity fi...

Bảo Nguyên biên dịch



Người dân đi ngang qua một cửa hàng Apple ở Bắc Kinh, Trung Quốc, vào ngày 11/12/2018. (Ảnh: Greg Baker/AFP qua Getty Images)

Lệnh cấm iPhone của Bắc Kinh: Hành động trả đũa hay con bài mặc cả?
Dorothy Li

15/09/23

Toà Bạch Ốc cho rằng động thái cấm iPhone của Bắc Kinh là một phần trong các hành vi trả đũa hung hãn từ phía Trung Quốc. Một chuyên gia lại cho rằng, đây có thể là một cách để Bắc Kinh thương lượng với Mỹ về vấn đề thuế quan.

Vào ngày 13/09, Tòa Bạch Ốc đã bày tỏ lo ngại về thông tin Bắc Kinh ra lệnh cho công chức tại một số cơ quan chính phủ ngừng mang iPhone của Apple tới văn phòng.

“Chúng tôi đang theo dõi sự việc này với sự quan ngại”, phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia John Kirby nói với các phóng viên trong cuộc họp báo hôm thứ 4 (13/09).

Ông Kirby cho biết: “Rõ ràng, đây là một phần của kiểu trả đũa hung hãn và không thích hợp đối với các công ty Mỹ mà chúng tôi từng thấy từ Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trong quá khứ”.

“Sự thật là chúng tôi không có cái nhìn rõ ràng về chính xác những gì họ đang làm và tại sao”.

Ông Kirby kêu gọi chính quyền Trung Quốc “minh bạch hơn”.

Bình luận của Tòa Bạch Ốc được đưa ra cùng ngày Bắc Kinh đưa ra phản hồi công khai đầu tiên về thông tin hạn chế iPhone được báo cáo.

“Trung Quốc không ban hành bất kỳ văn bản luật, quy định hay chính sách nào cấm mua và sử dụng điện thoại di động của các thương hiệu nước ngoài, chẳng hạn như iPhone”, bà Mao Ninh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nói với các phóng viên trong cuộc họp báo.

Bà Mao cho biết Bắc Kinh đã xem "các báo cáo trên phương tiện truyền thông" về cái mà bà gọi là "sự cố bảo mật" của thiết bị này và không nêu chi tiết thêm.

Bà lưu ý rằng chế độ này “rất coi trọng an ninh mạng và thông tin”, đồng thời nói rằng các công ty điện thoại hoạt động ở Trung Quốc phải tuân thủ luật pháp và quy định của nước này.

Tuần trước, tờ Wall Street Journal đưa tin Bắc Kinh đã chỉ thị cho nhân viên nhà nước và quan chức tại một số cơ quan chính phủ không được sử dụng iPhone và các loại điện thoại di động nước ngoài khác để làm việc. Bloomberg đưa tin lệnh cấm iPhone có thể sẽ được mở rộng tới các cơ quan nhạy cảm và doanh nghiệp nhà nước.

Vào ngày 08/09, các quan chức địa phương từ ba tỉnh nói với The Epoch Times rằng họ đã được yêu cầu không mang iPhone và điện thoại di động nước ngoài đến các cuộc họp quan trọng. Những quan chức này, giấu tên vì sợ bị trả thù, lưu ý rằng không có tài liệu chính thức nào liên quan đến lệnh đó.

Một quan chức ở tỉnh Hồ Nam, cho biết các hạn chế đối với điện thoại di động nước ngoài như iPhone đã được ban hành trong những tháng gần đây. Quan chức này không muốn nêu tên vì sợ bị trả thù.

Một nhân viên của một cơ quan chính phủ nhạy cảm ở thành phố Thâm Quyến cho biết, việc hạn chế sử dụng công nghệ nước ngoài đã tồn tại được một năm. Ông nói với The Epoch Times rằng iPhone bị cấm trong các cuộc họp quan trọng, trong khi xe Tesla bị hạn chế đi vào các khu nhà của chính phủ. Ông cũng yêu cầu được giấu tên vì sợ bị trả thù.

Một nhân viên chính phủ khác ở tỉnh ven biển Sơn Đông, người phát biểu với điều kiện giấu tên, nói rằng cơ quan của ông đã nhận được lệnh hạn chế tương tự đối với việc sử dụng iPhone và Tesla tại nơi làm vice

.

Khách hàng xem iPhone 14 mới tại một cửa hàng Apple ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, vào ngày 16/9/2022. (Ảnh: Getty Images)
Không có gì đáng ngạc nhiên

Các nhà quan sát bên ngoài cho rằng động thái mới nhất của Bắc Kinh không có gì đáng ngạc nhiên.

“Đảng Cộng sản Trung Quốc [ĐCSTQ] đã khuyến khích các cơ quan chính thức và công ty nhà nước của Trung Quốc thay thế các công nghệ nước ngoài, như máy tính, hệ điều hành và phần mềm, bằng những công nghệ trong nước mà họ có thể kiểm soát”, ông Zhong Shan, một nhà quan sát Trung Quốc và kỹ sư mạng đã từng làm việc ở Thung lũng Silicon, nói với The Epoch Times.

Ông liên hệ lệnh cấm iPhone với những nỗ lực kéo dài hàng thập kỷ của ĐCSTQ nhằm thắt chặt kiểm soát người dân. Bắc Kinh đã đổ nguồn lực khổng lồ vào việc xây dựng hệ thống giám sát toàn quốc, trấn áp các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, đồng thời trừng phạt bất kỳ ai mà họ cho là đe dọa an ninh quốc gia. Theo phân tích của Nikkei Asia dựa trên dữ liệu chính thức, số tiền mà chính quyền Trung Quốc chi cho việc kiểm soát toàn xã hội đã vượt quá ngân sách quốc phòng dưới thời nhà lãnh đạo tối cao Tập Cận Bình.

Beijing Probing Didi Over National Security Risks Tied to Its US Listi

High School in China Installs Facial Recognition Cameras to Monitor Stud...

China spends more on controlling its 1.4bn people than on defense

Nikkei staff writers

Aug. 29, 2022China spends more on controlling its 1.4bn people than on defense

Để tăng cường hơn nữa khả năng kiểm soát, ông Zhong lưu ý rằng một số thành phố của Trung Quốc, như Trường Sa, đã bắt đầu trả lương cho nhân viên chính phủ bằng đồng nhân dân tệ kỹ thuật số.

Ông nói, điều mà ĐCSTQ muốn đạt được là “giám sát kỹ thuật số ở khắp mọi nơi”.
Con bài thương lượng

Tổng thống Joe Biden nói rằng những hạn chế đối với điện thoại di động của phương Tây là một phần trong nỗ lực của chính quyền Trung Quốc nhằm thay đổi luật chơi.

Tổng thống đưa ra nhận xét này khi được hỏi về những chỉ trích của Bắc Kinh đối với Washington tại cuộc họp báo trong chuyến thăm Việt Nam vào ngày 10/9.

Theo một thông cáo báo chí, ông nói: “Trung Quốc đang bắt đầu thay đổi một số luật chơi về mặt thương mại và các vấn đề khác”. “Ví dụ, một trong những điều chúng tôi đã nói đến là giờ đây họ đang nói về việc đảm bảo rằng… không ai trong chính phủ Trung Quốc có thể sử dụng điện thoại di động của phương Tây”.

Các quan chức Trung Quốc đã đặt câu hỏi về “sự chân thành” của chính quyền Biden, đồng thời cho rằng Mỹ đang thúc đẩy các cuộc đàm phán ngoại giao trong khi lại đang kiềm chế Trung Quốc.

Tổng thống Biden bác bỏ tuyên bố cô lập Trung Quốc, nói rằng: "Tôi chân thành đối với việc giải quyết ổn thỏa mối quan hệ".

Nhưng ông chỉ ra các hoạt động thương mại không công bằng của Bắc Kinh.

Tuần trước, cổ phiếu của Apple đã sụt giảm, dẫn đến việc doanh nghiệp này mất khoảng 200 tỷ USD giá trị, sau các thông tin liên quan đến lệnh cấm iPhone tại Trung Quốc, một trong những thị trường lớn nhất của gã khổng lồ công nghệ Mỹ.

Theo Davy J. Wong, một nhà phân tích kinh tế làm việc tại Mỹ, kinh nghiệm của Apple minh họa những rủi ro đối với các doanh nghiệp nước ngoài phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc khi căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington đang âm ỉ. Ông mô tả chỉ thị hành chính từ Bắc Kinh là “không thể kiểm soát và không thể đoán trước”.

Ông Wong lưu ý về thời điểm Trung Quốc có thể đã ban hành lệnh cấm iPhone, thứ diễn ra trong bối cảnh chính quyền Biden đang thảo luận về việc phải làm gì với thuế quan của Mỹ đối với hàng hóa trị giá hơn 300 tỷ USD của Trung Quốc.

Các mức thuế này được cựu Tổng thống Donald Trump áp đặt như một phần trong nỗ lực của chính quyền ông nhằm chống lại các hoạt động thương mại không công bằng của chế độ này, thứ đã khiến nền kinh tế Mỹ thiệt hại hàng tỷ USD.

Tổng thống Biden đã giữ nguyên thuế quan, ít nhất là cho đến thời điểm hiện tại. Việc đánh giá lại thuế quan thương mại thời Trump của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ dự kiến sẽ được hoàn thành vào cuối năm nay.

Ông Wong nói với The Epoch Times rằng không thể loại trừ khả năng Bắc Kinh coi iPhone là một "con bài thương lượng", một cách để thuyết phục Mỹ giảm bớt thuế quan thương mại thời Trump.


Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai phát biểu trong cuộc họp báo tại Câu lạc bộ Phóng viên Nước ngoài Nhật Bản ở Tokyo, Nhật Bản, vào ngày 20/4/2023. (Ảnh: Kazuhiro Nogi/AFP qua Getty Images)

Giám đốc thương mại của Tổng thống Biden, bà Katherine Tai, đã gia hạn việc miễn trừ thuế đối với hơn 300 mặt hàng nhập khẩu của Trung Quốc cho đến cuối năm nay. Văn phòng của bà cho biết trong một tuyên bố rằng việc gia hạn sẽ "tạo điều kiện cho việc cân nhắc thêm".

USTR Extends Reinstated and Covid-Related Exclusions from China Section ...

WASHINGTON – The Office of the United States Trade Representative today announced the further extension of the 3...

Về việc đánh giá thuế quan vào tháng 6, bà Tai nói với NPR: “Tôi không thể cho bạn biết chính xác chúng tôi sẽ đi đến đâu vì chúng tôi cần phải để quy trình diễn ra theo đúng tiến trình của nó”.

“Tôi có thể nói rằng một câu hỏi then chốt thực sự quan trọng mà chúng tôi cần xem xét là: Trung Quốc đã làm gì trong vài năm qua khiến chúng tôi phải thay đổi cơ cấu thuế quan này?”
Bảo Nguyên biên dịch



3 Dự luật tiên khởi trên phiếu bầu làm nóng cuộc chiến học đường ở California


Các bậc cha mẹ, thành viên cộng đồng, và các nhà hoạt động tập trung tại cuộc họp hội đồng khu học chính Glendale Unified để phản đối chính sách về nội dung liên quan đến LGBT trong các trường học ở Glendale, California, hôm 20/06/2023. (Ảnh: Được sự cho phép của Hasmik Bezirdzhyan)

John Seiler
Thứ sáu, 15/09/2023
Quấy rầy con của người khác là quý vị đang tự chuốc lấy rắc rối. Giới quyền uy chính trị ở California sẽ sớm phát hiện ra điều đó.

Hôm 28/08, một tổ chức của các bậc cha mẹ có tên là Protect Kids California đã đệ trình ba dự luật tiên khởi để được đưa vào cuộc bỏ phiếu tháng 11/2024 nhằm “bảo vệ trẻ em California và bảo đảm rằng cha mẹ đóng vai trò chủ yếu trong sự phát triển của con em mình. Protect Kids California là tổ chức cấp cơ sở trên toàn tiểu bang do các bậc cha mẹ ở California khởi xướng, nhằm thực hiện sứ mệnh bảo vệ trẻ em, và ủng hộ các chính sách thúc đẩy quyền và hạnh phúc của trẻ em.”

Theo như tổ chức này mô tả, ba dự luật tiên khởi đó là:Đạo luật Hợp tác và Minh bạch trong Trường học — Một dự luật tiên khởi yêu cầu các trường học thông báo cho cha mẹ khi con họ muốn chuyển đổi về mặt xã hội trong môi trường học đường.
Đạo luật Bảo vệ Không gian và Thể thao dành cho Nữ sinh — Một dự luật tiên khởi để nữ sinh được tranh tài công bằng qua việc bảo đảm rằng các chương trình thể thao nữ chỉ dành cho các vận động viên nữ.
Đạo luật Bảo vệ Trẻ em khỏi Tác hại Sinh sản — Một dự luật tiên khởi nhằm ngăn chặn việc triệt sản trẻ em bằng thuốc ngăn chặn tiến trình dậy thì, hormone khác giới tính, hoặc phẫu thuật chuyển đổi giới tính.

Các dự luật tiên khởi này gần như chắc chắn sẽ vấp phải sự phản đối về mặt pháp lý, gồm cả từ Tổng chưởng lý California Rob Bonta. Hôm 03/09, ông này đã đăng trên nền tảng X nhận định của mình về các dự luật tiên khởi này, “Trên toàn quốc và thậm chí ở California, có một làn sóng tấn công chống LGBTQ, đe dọa cô lập, phân biệt đối xử, và gây tổn hại cho những người chuyển giới và thanh thiếu niên không theo chuẩn giới tính của chúng ta. Với tư cách là tổng chưởng lý, tôi có một thông điệp đơn giản gửi tới tất cả học sinh LGBTQ: California luôn ủng hộ các bạn.”

Trong bài đăng còn có một đường liên kết dẫn đến bản tin hàng tuần cùng ngày của ông ấy, trong đó ông cho biết thêm, “Dù là chúng ta đang tranh đấu để ngăn chặn các chính sách yêu cầu nhà trường phải thông báo cho cha mẹ về sự thay đổi tình trạng giới tính của trẻ, bảo vệ quyền giáo dục của mọi học sinh hay bảo vệ chương trình giảng dạy hòa nhập, thì tôi cam kết sử dụng mọi biện pháp trong tay chúng tôi để bảo đảm người chuyển giới và thanh thiếu niên không theo chuẩn mực giới tính sẽ được bảo vệ, quyền của họ được bảo vệ, và họ tiếp cận được tất cả các nguồn trợ giúp mà họ có quyền hưởng.”

Trong bản tin còn đăng kèm bức ảnh dưới đây:

(Ảnh: Bộ Tư pháp California/Ảnh chụp màn hình qua The Epoch Times)
Cuộc chiến ở trường công lập

Rõ ràng là đang có một cuộc đối kháng xung quanh tất cả những vấn đề này. Trong một bài đăng trên nền tảng X, ông Will Swaim đã đáp trả dòng tweet của ông Bonta như sau: “Các bậc cha mẹ đã thành công trong việc kiện tụng các học khu vì hành nghề y mà không có giấy phép và vì nói dối cha mẹ về sự hoang mang giới tính của con họ. Các luật sư bào chữa sẽ tham gia rất đông vì bị thu hút bởi triển vọng hàng triệu dollar lệ phí trả cho luật sư bên thắng. Các công ty bảo hiểm sẽ gắt gao hơn trong quy trình thẩm định của họ vì phải xét đến sự lừa dối của học khu– khiến các học khu làm theo lời gợi ý của @RobBonta phải đối mặt với các cuộc tấn công tài chính tàn khốc. Chính sách của ông ta sẽ tan biến – Rob Bonta cũng vậy.”

Ở California, các tòa án hiện nay có rất nhiều thẩm phán cánh tả hoạt động. Tuy nhiên, luật bảo hiểm trách nhiệm y tế là một chuyên ngành có quy định riêng – mặc dù hoạt động trong hệ thống tổng thể – đặc biệt là các tòa phúc thẩm. Nhưng như ông Swaim đã nói, chỉ có sự xuất hiện của hàng ngàn vụ kiện mới khiến các công ty bảo hiểm tăng phí bảo hiểm, để rồi chi phí này do các học khu, và cuối cùng là người đóng thuế gánh chịu.

Chúng ta có một ví dụ tốt trong tuần này: “Một học khu ở California bị kiện – với cáo buộc các giáo viên và nhân viên tại Trường Trung học Buena Vista ở Salinas đã hướng dẫn một bé gái 11 tuổi chuyển đổi về mặt xã hội sang giới tính nam – phải bồi thường 100,000 USD cho cô bé và mẹ cô.”

Nhiều người gọi đây là vụ kiện mang tính bước ngoặt; họ nói rằng vụ kiện sẽ khiến các học khu khác trên cả nước phải suy nghĩ thật kỹ trước khi chuyển đổi giới tính trẻ em sau lưng cha mẹ chúng.

Bà Meg Kilgannon – thành viên cao cấp về nghiên cứu giáo dục của Hội đồng Nghiên cứu Gia đình – nói với Washington Stand: “Đây là một bước tiến triển lớn trong hành động tổng thể nhằm ngăn chặn hành vi ngược đãi trẻ em dựa trên việc nói ra nhận dạng giới tính ở trường học. Trong khi California đang tranh luận xem có nên thông báo cho cha mẹ hay không nếu con họ khai báo hoặc được xếp vào nhóm giới tính trái ngược, thì sự việc này xuất hiện rất đúng lúc.”


Một người cha chia sẻ tại một cuộc biểu tình có sự tham dự của khoảng 200 người ủng hộ quyền của cha mẹ ở trung tâm thành phố Los Angeles để phản đối chính sách cho phép các trường công lập giữ bí mật về việc chuyển giới ở California hôm 22/08/2023. (Ảnh: Được sự cho phép của Hasmik Bezirdshyan)
Những định nghĩa trên lá phiếu

Ở California, những định nghĩa trên lá phiếu là do tổng chưởng lý viết ra. Ông Bonta thực sự đã rất công tâm trong việc này đối với các dự luật tiên khởi trong năm ngoái.

Điều đó trái ngược với người tiền nhiệm của ông. Như tờ San Francisco Chronicle đã tường trình hồi tháng 07/2020, “Những người ủng hộ Dự luật 22, một cuộc trưng cầu dân ý vào tháng Mười Một nhằm tìm cách lật ngược một phần luật lao động thời vụ AB5 của California và tiếp tục xếp nhân viên của Uber, Lyft, DoorDash, Postmate và Instacart ở tiểu bang này vào nhóm những người làm việc tự do, đã kiện Tổng chưởng lý Xavier Becerra vào hôm thứ Tư. Họ cáo buộc rằng ông đã viết không chính xác tên nhãn, tiêu đề và bản tóm tắt về dự luật của họ, ‘với đầy rẫy thành kiến và sự thù địch.’” Ông Becerra hiện là Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh.

Các tòa án đã bác bỏ đơn kiện này. Nhưng dù sao thì Dự luật 22 vẫn giành chiến thắng với tỷ lệ 59% phiếu thuận và 41% phiếu chống.

Trong nhiều năm qua, đã có những lời kêu gọi chuyển công việc viết các định nghĩa sang cho Ủy ban Thực hành Chính trị Công bằng phi đảng phái của tiểu bang – là cơ quan giám sát chi tiêu cho chiến dịch bầu cử. Nhưng cho đến nay, điều đó chẳng đi đến đâu.

Cô Sophie Lorey, cựu cầu thủ túc cầu của trường Đại học Vanguard ở Costa Mesa, California, lên tiếng phản đối việc các nam sinh được xác định là người chuyển giới thi đấu trong các môn thể thao dành cho nữ và sử dụng phòng thay đồ của họ, tại tòa nhà lập pháp tiểu bang California ở Sacramento, California, hôm 28/08/2023. (Ảnh: John Fredricks/The Epoch Times)
Kết luận: Vẫn còn nhiều cuộc chiến học đường ở phía trước

Các trường công lập ở Mỹ từ lâu đã trở thành chiến địa tranh cãi. Mọi người đều hiểu rằng tương lai phụ thuộc vào những gì trẻ em được dạy dỗ – và phụ thuộc vào những gì các em trải nghiệm bên ngoài chương trình học thuật. Đã qua lâu rồi cái thời chúng ta với những trò đùa ngây thơ của những năm 1950, như được miêu tả trong chương trình truyền hình “Những Ngày tháng Hạnh phúc” xa xưa.

Nguy cơ Đảng Dân Chủ đối mặt là sự phá hủy liên minh của họ. Người Mỹ gốc Phi Châu, người gốc Tây Ban Nha, và người Á Châu mặc dù phần lớn đều bỏ phiếu theo Đảng Dân Chủ, nhưng trong vấn đề này và các “vấn đề xã hội” khác thì họ thực sự có khuynh hướng bảo tồn truyền thống hơn so với người da trắng nói chung. Hãy xem cuộc bỏ phiếu năm 2008 cho Dự luật 8, dự luật này ngăn cấm chính phủ công nhận “hôn nhân” đồng giới (cho đến khi phán quyết của Tối cao Pháp viện trong vụ Obergefell năm 2015 đã bãi bỏ tất cả những lệnh cấm như vậy). Ngay sau cuộc bầu cử, hãng thông tấn AP đưa tin, “Dữ liệu thăm dò ý kiến tại điểm bỏ phiếu cho thấy cứ 7/10 cử tri Mỹ gốc Phi Châu và hơn một nửa số cử tri gốc Latinh ủng hộ dự luật tiên khởi trên lá phiếu, trong khi người da trắng và người Á Châu thì lại có nhiều ý kiến trái chiều.”

“Mặc dù người Mỹ gốc Phi Châu và người Latinh cộng lại chỉ chiếm chưa đến một phần ba số cử tri ở California, nhưng sự phản đối hôn nhân đồng giới của họ dường như đã làm đảo lộn sự cân bằng. Cả hai nhóm đều ủng hộ cựu Tổng thống (TT) Obama một cách cuồng nhiệt bất kể quan điểm của họ về dự luật tiên khởi này như thế nào.”

Và người Á Châu từng là nạn nhân của các luật hành động khẳng định (affirmative action) tại Đại học Harvard và Đại học North Carolina trước khi chính sách đó bị Tối cao Pháp viện bãi bỏ hồi tháng Sáu với phạm vi áp dụng trên toàn quốc. Các thành viên Đảng Dân Chủ hiện bị ám ảnh với việc khôi phục hành động khẳng định – thông qua các giải pháp thay thế, hoặc bằng cách đưa thêm vào tòa án này những thẩm phán cấp tiến hơn.

Trong lúc đó, các bậc cha mẹ cũng đang bảo vệ con mình trước những lời xuyên tạc cực đoan về những luân thường đạo lý; khi ấy, hệ thống đánh giá dựa trên năng lực và thành tích đóng vai trò quan trọng cho sự công bằng và xuất sắc trong toàn xã hội chúng ta.

Ai sẽ giành chiến thắng? Tôi đặt cược vào các bậc cha mẹ.

Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.Doanh Doanh biên dịch
Ông Hunter Biden bị truy tố các trọng tội về súng
Tại một tòa án liên bang ở Delaware, ông Hunter Biden đã bị truy tố các trọng tội về súng

Ông Hunter Biden, con trai của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, tham dự một sự kiện tại Tòa Bạch Ốc ở Hoa Thịnh Đốn ngày 18/04/2022. (Ảnh: Drew Angerer/Getty Images)

Tom Ozimek
Thứ sáu, 15/09/2023


Con trai của Tổng thống (TT) Joe Biden, ông Hunter Biden, đã bị truy tố các trọng tội về súng tại một tòa án liên bang ở Delaware.

Các tài liệu tòa án được đệ trình lên Tòa án Địa hạt Delaware của Hoa Kỳ (pdf) hôm 14/09 cho thấy ông Hunter Biden đã bị truy tố ba tội danh liên quan đến các cáo buộc rằng ông đã nói dối một đại lý súng để được sở hữu một khẩu súng trong khi sử dụng ma túy.

Hai trong số các tội danh liên quan đến các cáo buộc rằng ông Hunter Biden “cố tình đưa ra tuyên bố bằng văn bản sai sự thật và phi thực tế, với ý định và có khả năng để lừa dối” về một khẩu súng mà ông Hunter “đã đưa ra tuyên bố bằng văn bản trên Mẫu 4473 xác nhận rằng ông không phải là người sử dụng trái phép và nghiện đối với bất kỳ chất kích thích, ma túy, hoặc chất bị kiểm soát nào khác, trong khi trên thực tế, như ông ấy biết, tuyên bố đó là sai sự thật và phi thực tế,” bản cáo trạng viết.

Giống như hai tội danh còn lại, tội danh thứ ba liên quan đến việc ông Hunter sở hữu một khẩu súng lục ổ quay Colt Cobra 38PL trong khi sử dụng và nghiện ma túy, vi phạm các mục trong Đề mục 18 của Bộ luật Hoa Kỳ.

Tội danh nghiêm trọng nhất — thuộc điểm buộc tội số một và số ba — có hình phạt tối đa là 10 năm tù, phạt tiền 250,000 USD và ba năm quản chế.

Ông Hunter Biden đi đến một chiếc SUV đang chờ sau khi đến cùng Tổng thống Joe Biden trên chiếc Marine One tại Fort McNair ở Hoa Thịnh Đốn ngày 04/07/2023. (Ảnh: Saul Loeb/AFP/Getty Images)

Bản cáo trạng có chữ ký của Biện lý Đặc biệt David Weiss, người được Tổng Chưởng lý Merrick Garland bổ nhiệm dẫn đầu cuộc điều tra.

Theo một mẫu thông tin bị cáo (pdf), các hướng dẫn đã được đệ trình hôm 14/09 về việc ban hành trát lệnh để ông Hunter ra ra trình diện lần đầu, mặc dù không có thêm thông tin chi tiết nào về ngày ra tòa.

Nhóm pháp lý của ông Hunter chưa có phản hồi ngay lập tức về bản cáo trạng này.

The Epoch Times đã liên lạc với luật sư của ông Hunter để yêu cầu bình luận nhưng không nhận được phúc đáp nào trước thời điểm phát hành bản tin này.

Một thỏa thuận trước đó, theo đó ông Hunter sẽ nhận tội hai khinh tội về thuế và tham gia vào một chương trình nhằm tránh bị truy tố về các tội danh liên quan đến súng đã bị bác bỏ trong phiên điều trần hồi tháng Bảy trong một bước ngoặt đáng kinh ngạc.

Bản cáo trạng được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Đảng Cộng Hòa tại Hạ viện mở cuộc điều tra đàn hặc TT Biden liên quan đến các giao dịch kinh doanh ở ngoại quốc của con trai ông.

Chủ tịch Hạ viện McCarthy mở cuộc điều tra đàn hặc Tổng thống Joe Biden
Lawrence Wilson

Hôm 12/09, Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy loan báo rằng Hạ viện sẽ điều tra đàn hặc về sự dính líu có thể có củ...

Ủy ban Giám sát Hạ viện đã công bố hơn 20 ví dụ về bằng chứng liên kết TT Biden với các giao dịch kinh doanh của con trai ông.
‘Muối bỏ biển’

Capitol Hill và những nơi khác đã nhanh chóng phản ứng với bản cáo trạng này.

Chủ tịch Ủy ban Giám sát Hạ viện James Comer (Cộng Hòa-Kentucky), người đang dẫn đầu cuộc điều tra tham nhũng đối với gia đình ông Biden, nói với phóng viên Jackson Richman của The Epoch Times rằng bản cáo trạng này chỉ là một diễn biến nhỏ so với bối cảnh lớn hơn của cuộc điều tra của ủy ban.

“Đây là tội nhẹ nhất trong số những trọng tội mà cậu ta đã phạm và là tội duy nhất mà quý vị không thể liên kết với cha cậu ta,” ông Comer nói và cho biết thêm rằng cuộc điều tra của ủy ban tập trung vào TT Biden.

“Thế còn trốn thuế thì sao? Còn rửa tiền thì sao? Còn vi phạm Đạo luật Ghi danh Đại diện Ngoại quốc thì sao? Và danh sách này vẫn tiếp tục,” ông Comer tiếp tục, liệt kê các cáo buộc khác chống lại con trai tổng thống.

Một vụ kiện gần đây được đệ trình chống lại Bộ Tư pháp và ông Garland cáo buộc rằng họ đã không thực hiện nghĩa vụ yêu cầu ông Hunter ghi danh là đại diện ngoại quốc trong khoảng thời gian ông ấy giữ một vị trí trong hội đồng quản trị của công ty năng lượng Burisma của Ukraine.

“Chúng ta sẽ xem ông Weiss sẽ giải quyết những cáo buộc này, nhưng tôi ra sao không nghĩ rằng bất cứ ai theo dõi cuộc điều tra mà muốn thấy sự thật được phơi bày sẽ bị ấn tượng bởi bản cáo trạng này,” ông Comer nói thêm.

Chủ tịch Ủy ban Giám sát và Trách nhiệm Giải trình, Dân biểu James Comer (Cộng Hòa-Kentucky) nói chuyện trong phiên điều trần với những người tố cáo IRS về cuộc điều tra hình sự đối với ông Biden tại Quốc hội Hoa Kỳ ở Hoa Thịnh Đốn ngày 19/07/2023. (Ảnh: Madalina Vasiliu/The Epoch Times)

Ông Comer cũng chỉ trích thỏa thuận nhận tội đã thất bại hồi tháng Bảy, nói rằng các công tố viên đã trao cho ông Hunter Biden “quyền miễn trừ toàn diện” và việc điều tra của Đảng Cộng Hòa tại Hạ viện về gia đình ông Biden có thể đã đóng một vai trò nào đó trong thỏa thuận nhận tội vốn đã bị thẩm phán bác bỏ.

“Nhưng một lần nữa, đây chỉ là một hạt muối bỏ biển khi quý vị xem xét những hành vi phạm tội mà người đàn ông này đã gây ra,” ông Comer nói thêm, đề cập đến cáo buộc sử dụng súng.

Phản ứng trước bản cáo trạng này, Dân biểu Nicole Malliotakis (Cộng Hòa-New York) nói với The Epoch Times rằng “rất nhiều người trong chúng tôi nghi ngờ điều đó sẽ xảy ra,” đồng thời đề cập đến thỏa thuận nhận tội bị thất bại rằng “không còn nghi ngờ gì nữa, thỏa thuận ưu ái mà họ đang cố gắng đạt được là không thỏa đáng.”

“Có lẽ tất cả những gì mà Đảng Cộng Hòa đang làm để phơi bày ông Hunter Biden về mặt tinh thần và gia đình đang khiến họ phải xem xét kỹ hơn một số hành vi phạm tội mà ông ta đã phạm phải,” bà nói, và đưa ra lập luận tương tự như ông Comer rằng sự giám sát kỹ lưỡng của Đảng Cộng Hòa đối với gia đình ông Biden đang khởi tác động rộng rãi.
‘Gây tổn hại cho Tổng thống về mặt chính trị’

Các nghị sĩ Đảng Dân Chủ than phiền rằng bản cáo trạng này có thể sẽ gây tổn hại về mặt chính trị cho TT Biden.

Dân biểu Adam Schiff (Dân Chủ-California) nói với các phóng viên của The Epoch Times tại Capitol Hill rằng: “Tôi nghĩ rằng điều đó gây tổn hại cho tổng thống về mặt chính trị nếu con trai ông ấy sẽ phải trải qua điều gì đó như thế này.”

Tuy nhiên, ông Schiff cho biết ông hy vọng cử tri sẽ “phân biệt giữa tổng thống và con trai ông ấy” và đánh giá TT Biden dựa trên thành tích của ông thay vì bị lung lay bởi những vụ bê bối đang nhấn chìm ông Hunter Biden.

Dân biểu Alexandria Ocasio-Cortez (Dân Chủ-New York) nói với các phóng viên tại Capitol Hill rằng bản cáo trạng này cho thấy hệ thống tư pháp đang hoạt động bình thường.

Bà Ocasio-Cortez nói: “Tôi nghĩ chúng tôi có một hệ thống tư pháp hoạt động hiệu quả” và cung cấp “trách nhiệm giải trình.”

Bà nói thêm: “Tôi nghĩ điều đó cho thấy chúng ta có một hệ thống tư pháp đối xử bình đẳng với mọi người.”

Dân biểu Adam Schiff (Dân Chủ-California) nói trong phiên điều trần của ông John Durham trước Ủy ban Tư pháp Hạ viện ở Hoa Thịnh Đốn ngày 21/06/2023. (Ảnh: Madalina Vasiliu/The Epoch Times)

Dân biểu Chip Roy (Cộng Hòa-Texas), một cựu công tố viên, cho biết ông chưa xem kỹ chi tiết bản cáo trạng này nhưng dựa trên các báo cáo trước đó, các cáo buộc này có vẻ “có căn cứ.”

Phản ứng trước các báo cáo về bản cáo trạng này, Phó chủ tịch cao cấp của Hiệp hội Các chủ sở hữu Súng Mỹ (GOA) Erich Pratt nói với The Epoch Times trong một tuyên bố gửi qua thư điện tử rằng ông nghĩ là con trai của Tổng thống nên được đối đãi như bao người khác trước pháp luật.

“Các chủ sở hữu Súng Mỹ phản đối mọi biện pháp kiểm soát súng, nhưng chừng nào vị Tổng thống này còn tiếp tục sử dụng mọi công cụ theo ý mình để quấy rối và hình sự hóa súng, chủ sở hữu súng và đại lý súng, thì con trai ông ấy sẽ phải nhận được sự đối xử và giám sát giống như tất cả chúng tôi,” ông nói.
Thỏa thuận nhận tội

Ban đầu, các công tố viên đồng ý cho phép ông Hunter tham gia một thỏa thuận chuyển hướng trước khi xét xử mà có thể giúp ông tránh được mọi án tù, nhưng thỏa thuận đó đã thất bại.

Các luật sư của ông Hunter đã cung cấp một bản sao của thỏa thuận chuyển hướng mà thân chủ của họ sẽ phải tuân theo.

Thỏa thuận quy định ông Hunter phải tuân thủ một số điều kiện nhất định, bao gồm việc không mua hoặc sở hữu súng trong 24 tháng.

Trong một tuyên bố kèm theo thỏa thuận, ông Hunter thừa nhận đã sử dụng ma túy đá và ma túy dạng bột bắt đầu từ năm 2016 và trở thành “người sử dụng thường xuyên” vào năm sau đó.

Ông Hunter sử dụng những loại ma túy này “thường xuyên và liên tục” cho đến tháng 05/2019.

Tháng 10/2018, ông Hunter thừa nhận đã mua một khẩu súng sau khi đánh dấu vào ô trên biểu mẫu liên bang mà ghi khống rằng ông không phải là người sử dụng hoặc nghiện ma túy bất hợp pháp.

Theo tuyên bố, ông Hunter sở hữu khẩu súng này từ ngày 12/10 đến ngày 23/10 trước khi ném nó vào thùng rác bên ngoài một siêu thị ở Delaware.

Trước đó, Tòa Bạch Ốc đưa ra tuyên bố nêu rằng TT Joe Biden luôn sát cánh bên con trai mình khi ông Hunter phải đối mặt với những rắc rối pháp lý.

“Tổng thống và Đệ nhất phu nhân yêu quý con trai của họ và ủng hộ cậu ấy khi cậu ấy tiếp tục làm lại cuộc đời,” phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Ian Sams nói với The Epoch Times trong một thư điện tử. “Chúng tôi sẽ không bình luận gì thêm.”

Trong một tuyên bố trước đó với các hãng thông tấn, ông Clark, cựu luật sư của ông Hunter Biden, cho biết thân chủ cũ của ông muốn tiếp tục cuộc sống của mình.

“Tôi biết ông Hunter tin rằng điều quan trọng là phải chịu trách nhiệm về những sai lầm mà ông ấy đã mắc phải trong giai đoạn hỗn loạn và nghiện ngập trong cuộc đời mình,” ông Clark nói. “Ông ấy mong muốn được tiếp tục hồi phục và tiến về phía trước.”Bản tin có sự đóng góp của Jackson Richman và Zachary Stiber


Nguyễn Lê biên dịch

MHP

Không có nhận xét nào: